• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

"Xích Bát Vô Tình Tiêu" là trác hiệu của một nhân vật giang hồ.

Thông thường những người chuyên hành khứ giang hồ đều có một trác hiệu, có khi do người đó tự đặt, nhưng cũng có lúc do người khác đặt ra, cứ gọi mãi rồi quen đi, thậm chí không ai nhớ tên họ thật là gì nữa.

"Xích Bát Vô Tình Tiêu" là người như thế Thực ra vẫn còn một số người nhớ được tên họ người đó là Tiêu Kỳ Vũ, nhưng hầu như không ai dùng tên họ để xưng hô Binh khí tuỳ thân của "Xích Bát Vô Tình Tiêu" là một chiếc ngọc tiêu bằng thúy ngọc được chạm khắc hết sức công phu Theo tuyên ngôn trong giang hồ thì mỗi khi chiếc ngọc tiêu này xuất thủ, đôi phương không chết cũng bị thương, Xưa nay chưa có trường hợp ngoại lệ.

Trác hiệu của nhân vật này có lẽ được căn cứ vào chiếc ngọc tiêu dài vừa đúng một thước tám Nhưng ba chữ sau cùng là "Vô Tình Tiêu" không biết lây từ binh khí hay tự họ của vị lãng tử này, bởi vì chữ "Tiêu" trong họ và chiếc ngọc tiêu là hai từ đồng âm.

Thực ra Tiêu Kỳ Vũ đã tự đặt cho mình một ngoại hiệu khác là "Bát Tuyệt Thư Sinh " Quả tình Tiêu Kỳ Vũ tự cho mình "Bát Tuyệt" cũng không đến nỗi quá tự kiêu vì chàng ta tinh thông cả bảy môn cầm, kỳ, thư, hoạ, thi, tửu và y lý Cộng thêm chiếc ngọc tiêu thước tám là thứ binh khí thần kỳ nên được coi là tuyệt học thứ tám !

Trong giang hồ rất ít người biệt đền "Bát Tuyệt Thư Sinh " Nhưng nghe nói tới "Xích Bát Vô Tình Tiêu" thì bất luận người ta đã từng gặp nhân vật đó hay chưa thì đều tỏ ra nể sợ.

Chiếc tiêu dài thước tám thì đúng sự thật, nhưng vị "Xích Bát Vô Tình Tiêu" có vô tình hay không thì còn nhiều tranh cãi Tiêu Kỳ Vũ thường răn mình bằng hai câu sau:

"Chi cần mình thấy tâm an lý đắc là đủ Còn "Xích Bát Vô Tình" thì cứ cho nó là "Xích Bát Vô Tình".

Ngoài cửa Tây thành Tô Châu, ngay bên đường thông tới Hồ Khâu có một ngôi tửu lâu trước cổng đề "Vị Nhã Lâu " Hôm ấy trước lúc hoàng hôn Trong tửu lâu chi mới lác đác năm bảy tửu khách, tất cả đều ngồi riêng tựa lan can uống rượu một mình, ngắm ráng hồng chiếu xuống dãy núi Thiên Bình Sơn phía xa và hoàng hôn phủ bóng xuống Thái Hồ.

Đột nhiên từ cuối quan đạo bụi cuộn mịt mù, lát sau mới thấy rõ một kỵ mã phóng tới như bay Tới trước "Vị Nhã Lâu" thì con tuấn mã dựng hai vó trước lên hý vang rồi dừng lại, ngay lập tức một vị cô nương từ trên lưng ngựa nhảy xuống Vị cô nương chi mới mười bảy mười tám tuổi, bận y phục màu tím bó sát người, đầu chít tấm vải hoa, vai đeo một bộ cung tên, một tay cầm bảo kiếm, tay kia cầm roi ngựa, đích thực.

là một nữ khách giang hồ.

Y phục và mặt mũi thiêu nữ bám đầy bụi đường, đôi mày liễu nhíu chặt vỏ lo lắng, hiển nhiên là có việc gì rất khẩn cấp mà phải vượt qua quãng đường xa tới đây.

Thiếu nữ nhảy xuống ngựa xong tháo từ sau yên ra một túi vải nhỏ rồi bước nhanh vào tửu lâu, nhưng Chưa tới cửa thì lảo đảo ngã vật xuống !

Một tên tiểu nhị chạy ra đón khách, thấy vậy hốt hoảng kêu lên Lập tức tửu khách, chủ quán đều chạy ùa ra vây lấy tử y thiêu nữ Theo lẽ thường trong những thường hợp tương tự người ta bắt đầu chẩn đoán nguyên nhân Một người nói :

- Rõ ràng cô nương này là người trong giang hồ Chắc là bị thương.

Người thứ hai phản bác :

- Sao không thấy thương tích gì. Ngay cả khoé miệng cũng không có máu.

Chắc là cảm nắng hay trúng phong, vị tửu khách thứ ba tiếp - Không loại trừ khả năng cô ta bị chứng bệnh cấp tính nào đó bộc phát.

Mỗi người một giả thiết không ai chịu kém ai Nhưng sự chẩn đoán như vậy là tạm ổn Bây giờ tới việc cần kíp hơn là bàn biện pháp giải quyết Có người đề nghị mời thầy thuốc, nhưng lại có kẻ chủ trương báo quan phủ.

Cả bọn cứ đứng vây quanh tử y thiếu nữ mà mồm năm miệng mười như thế nhưng không ai có bất cứ hành động nào Chợt phía ngoài vòng người có ai cao giọng nói:

- các vị! xin đứng giãn ra một chút.

Mọi người vừa giãn ra một lối vừa quay lại nhìn Một vị trung niên văn sĩ rẽ vòng người bước tới bên tử y thiêu nữ cúi xuống xem xét một lúc rồi đứng lên gọi :

- Chủ quán !

Lão chủ quán lật đật chạy tới Cúi người cung kính hỏi:

- Tiêu gia có gì sai bảo.

Vị trung niên văn sĩ được gọi là "Tiêu gia" ra lệnh:

- Mau cho người chuẩn bị cho ta một cỗ xe ngựa.

Lão chủ quán "dạ" một tiếng nhưng vẫn chưa chịu đi ngay, ngập ngừng hỏi:

- Tiêu giai Ngài định.

vị trung niên văn sĩ ngắt lời :

- Cô nương này bị bệnh cấp tính, cần phải lập tức chữa trị ngay Có phải ngươi định chần chừ giữ cô ta lại đây để đi báo quan không.

Giọng nói đanh, sắc có phần đe dọa Tên chủ quán sợ toát mồ hôi, cúi mình "dạ" một tiếng rồi quay ra sai một tên tiểu nhị chuẩn bị xe ngựa Chi lát sau, cỗ xe kiệu khá đường hoàng với một con tuân mã được đánh tới dừng ngay trước tửu lâu.

Trung niên văn sĩ nhặt bảo kiếm và túi vải giắt vào người rồi thận trọng bế tử y thiếu nữ đặt vào xe, tự mình ngồi lên ghê xà ích Trước khi đánh xe đi, vị trung niên văn sĩ còn quay lại ném cho lão chủ quán một đinh bạc :

- Hãy chăm sóc con ngựa cho cô nương này cho đến khi có người đến lấy Đây là tiền rượu của ta, còn chiếc xe sẽ tính sau.

Lão chủ quán tiếp lấy đinh bạc, ngập ngừng nói:

- Tiêu gia để lại nhiều thế.

Trung niên văn sĩ gạt đi:

- Dư ra một chút thưởng cho ngươi.

Dứt lời giật cương, chiếc xe ngựa lập tức chuyển bánh phóng ra quan đạo rồi chạy băng băng theo hướng tử y thiêu nữ phi ngựa tới, chỉ chốc lát đã khuất trong bóng hoàng hôn.

Bọn tửu khách nhìn theo bằng ánh mắt ngờ vực Một người tỏ vẻ băn khoăn:

- Tên hủ nho đó là ai? Chỉ sợ vị cô nương mỹ miều đó sẽ bị hắn.

Lão chủ quán ngắt lời:

- Không đâu.

Tửu khách vừa nói nhìn Chủ quán nghị hoặc hỏi:

- Căn cứ vào đâu mà ngươi dám khẳng định như thế.

Lão chủ quán trả lời bằng giọng tin tưởng:

- Đương nhiên tiểu nhân có căn cứ Bởi vì trung niên văn sĩ đó chính là "Xích Bát Vô Tình Tiêu".

Bọn trong quán nghe nói đều biến sắc.

.

Bên đầm nước lọt sâu giữa khu rừng trúc rậm rạp có một trang viện nhỏ. Lúc đó đã khuya lắm rồi, nhưng từ cửa sổ một gian nhà phía đông trang viện vẫn còn có ánh đèn chiếu ra Trong phòng sáng ánh đèn này, có một thiêu nữ nằm trên một chiếc giường tre kê sát tường.

Tử y thiêu nữ với mái tóc đen nhánh óng mượt như tơ phủ loà xoà xuống gối. Đó chính là thiêu nữ bị bệnh cấp chứng mười lúc chập tối ngất đi trước cửa tửu lâu ở ngoại thành Tô Châu.

Thiêu nữ nằm khép mắt, hơi thở điều hoà giống như đang ngủ chứ không phải ở trạng thái hôn mê, xem ra đã được vị trung niên văn sĩ chữa lành bệnh.

Có một phụ nhân ngồi lúi húi ở góc phòng bên bếp lò, trên lò bậc một siêu thuốc đang sôi tỏa mùi thơm dễ chịu Trên chiếc bàn kê gần cửa sổ, ngọn nên cháy gần tàn Chảy xuồng đầy chân nến, chứng tỏ trời đã sắp sáng.

Quả nhiên từ xa xa nghe văng vẳng tiếng gà. Tử y thiêu nữ chợt cất tiếng rên rồi mở mắt.

Lão phụ nhân quay lại nhẹ giọng hỏi:

- Cô nương tinh rồi ư?

Tử y thiếu nữ không đáp, ngỡ ngàng nhìn khắp phòng với ánh mắt ngơ ngác rồi chợt ngồi bật dậy hỏi:

- Bà bà Tôi đang ở đâu thế này ?

Lão phụ nhân chưa kịp trả lời thì có người đẩy cửa phòng bước vào thay lời đáp:

- Đây là Tiêu gia ở gần Thái Hồ, Cô nương đang mệt mà phải phi ngựa đường trường lại phóng gấp nên sinh cấp chứng, ngất đi trước cửa một tửu lâu gần cửa Tây thành Tô Châu. Vừa may ta tình cờ ở đó thuê xe ngựa đưa về đây chữa trị.

Người đó chính là trung niên văn sĩ được gọi là "Tiêu gia " Thiếu nữ vội nhảy xuống đến trước trung niên văn sĩ chập tay thi lễ :

- Đa tạ ân công đã cứu mạng.

Trung niên văn sĩ xua tay cười nói:

- Ta là Tiêu Kỳ Vũ, có biết y thuật. Tình trạng của cô nương lúc đó rất có thể nguy hiểm đền tính mạng ít ra là bị tàn phế nếu không được Chữa trị kịp thời, bởi thế ta không thể khoanh tay đứng nhìn mà không cứu.

Chàng ta dừng một lúc rồi nói tiếp:

- Nhưng cô nương là nhi nữ, lại chi có một mình nên hành vi của ta có phần nào mạo muội Vì thế dùng hai chữ "ân công" thì khách sáo quá.

Tử y thiêu nữ liền đổi cách xưng hô:

- Đa tạ ân cứu mạng của Tiêu bá bá.

Thiêu nữ xưng hô là "bá bá" quả thực là không được xuôi tai, vì trung niên văn sĩ mới chừng ba lăm ba sáu tuổi, hơn nữa trông rất anh phong tuấn tú.

Thế nhưng vị trung niên văn sĩ tự Xưng là Tiêu Kỳ Vũ hình như còn lấy đó làm hãnh diện, khoát tay cười đáp:

- Thôi, chỉ ba tiếng "Tiêu bá bá" đã nói lên tất cả rồi.

Lúc đó lão phụ nhân rót từ trong siêu ra một chén thuốc mang đến cho Tiêu Kỳ Vũ. Vị này bưng chén thuốc, lại nhìn tử y thiếu nữ :

- Cô nương họ Thẩm đúng không.

Nhưng không chờ đối phương trả lời, liền nói tiếp:

- Bây giờ cô nương uống chén thuốc này vào, mọi chuyện khác nói sau Mãi lúc đó tiểu nữ mới có điều kiện bày tỏ băn khoăn của mình:

- Tiêu bá bá làm sao biết tiểu nữ họ Thẩm.

Tiêu Kỳ Vũ cười đáp :

- Không những ta biết cô nương họ Thẩm mà còn biết lệnh tôn là hảo thủ dụng khoái đao Thẩm Kính Sơn, một trong hai vị được mệnh danh là "Nam Bắc Lưỡng Đại Danh Đao ".

Tử ý thiêu nữ há hốc mồm miệng kinh ngạc nhìn trung niên văn sĩ.

Tiêu Kỳ Vũ nói tiếp :

- Cô nương có rất nhiều điều muôn hỏi đúng không? Nhưng trước hết hãy uống chén thuốc này vào đã. Cô nương là người luyện võ, vì thế hãy dùng phương pháp vận Công điều tức để giúp dược chất thấm vào cơ thể nhanh hơn Sau đó hãy nói những việc khác.

Tử y thiêu nữ gật đầu đáp:

- Đa tạ Tiêu bá bá!

Nói xong hai tay bưng lấy chén uống một hơi rồi ngồi lên giường xếp bằng lại nhắm mắt vận công điều tức Thiêu nữ nhập vào trạng thái vong ngã, đến khi tỉnh lại mặt trời đã lên cao Trong phòng vắng ngắt, cả lão phụ nhân lẫn trung niên văn sĩ đã không còn ở đó nữa.

Cô ta nhảy xuống giường vươn vai hít sâu vào một hơi, cảm thấy trong người vô cùng sảng khoái Thiếu nữ chưa bao giờ cảm thấy thể lực và tinh thần mình sung mãn như lúc này, trong lòng rất biết ơn vị "Tiêu bá bá ".

Bên ngoài phòng chói chang ánh nắng Tử y thiếu nữ bước ra cửa cất tiếng gọi:

- Tiêu bá.

Nhưng chưa kịp hết câu, Cô ta chợt im bặt bước lùi vào cửa nhìn ra. Giữa tiền viện Tiêu Kỳ Vũ đứng quay lưng vào nhà Đôi diện với chàng ta là một lão hoà thượng mập ú bận tăng y màu vàng, cổ đeo chuỗi niệm châu to bằng chén uống trà.

Lão hoà thượng mày thô mặt lớn, đôi môi dày trịch, tay cầm một chiếc thiền trượng to bằng bắp tay, tướng mạo và dáng diện trông rất hung dữ.

Vừa trông thây lão hoà thượng, tử y thiếu nữ đã bốc hỏa lên đầu Tuy vậy cô ta cố ghìm cơn giận để nghe xem song phương nói chuyện gì. Lão hoà thượng béo mập cất tiếng oang oang như chuông vỡ:

- Lão nạp đã nói hai lần rồi Nha đầu đó với ta không thù không oán Ta chỉ làm giúp người khác mà thôi! HỌ Tiêu Chỉ vì nha đầu đó mà ngươi xen vào chuyện không phải của mình để chuốc lấy oán thù thì thật không đáng.

Tiêu Kỳ Vũ bình tĩnh đáp:

- Ông biết tôi họ Tiêu, tất cũng biết tôi là một thầy thuốc. Cô nương đó hiện là bệnh nhân của tôi, làm sao lại bảo là xen vào việc không phải của mình được. Chữa trị và bảo vệ bệnh nhân là hai việc liên quan chặt chẽ với nhau. Hành động đó là sứ mạng và lương tâm của người thầy thuốc.

Lão hoà thượng chợt ngửa mặt cười to một tràng cười nghe đinh tai nhức óc, khiến cho đàn bồ câu đang đậu trên mái nhà hoảng sợ bay vụt đi. Tiêu kỳ vũ chờ đối phương cười xong mới chậm rãi nói:

- Lời nói và cử chỉ của ông chẳng giống một người xuất gia chút nào Đối với thứ sói lang đội lốt cừu dê như các ngươi chẳng bao giờ ta có chút hảo cảm nào đâu Hãy mau cút khỏi đây ngay, trong lúc ta còn chưa nổi giận.

Đôi mắt thô lỗ của lão hoà thượng phát ra những tia lửa thù hận nhìn Tiêu Kỳ Vũ một lúc như muốn xác định bản lĩnh của đối phương Đột nhiên lão nhảy chồm tới vung thiền trượng đánh ra.

Lão hoà thượng dáng người to béo nhưng độngtác lại hết sức linh hoạt. Khoảng cách giữa song phương lúc ấy chừng hơn một trượng nhưng chỉ chớp mắt lão đã tới ngay trước mặt Tiêu Kỳ Vũ, thiền trượng đâm, bổ, quét liền ba chiêu.

Công lực của lão hoà thượng thật kinh nhân. Chiếc thiền trượng to bằng bắp tay, dài gần một trượng được lão múa vun vút nghe như tiếng cuồng phong gầm thét. Tiêu Kỳ Vũ bình tĩnh chờ đối phương đến gần, nhẹ nhàng lách mình sang trái tránh hai chiêu đầu rồi nhảy bật lên tránh chiếc thiền trượng quét ngang hạ bàn, từ trên không xuất chỉ điểm tới cổ tay phải lão hoà thượng "Bình" một tiếng, cây thiền trượng thoát khỏi tay lão hào thượng bắn ra xa hai trượng làm tung lên một đám bụi đất mù mịt Tiêu Kỳ Vũ đáp mình xuồng chỗ cũ đứng khoanh tay như không có biến cố vừa xảy ra, ung dung nói:

- Tuy ngươi có căn bản không phải là đệ tử của Phật môn nhưng nể chiếc cà sa trên mình ngươi nên ta chỉ trừng phạt nhẹ thế thôi Nếu không lập tức cút khỏi đây, rồi xảy ra hậu quả thế nào thì đừng trách ta không nói trước.

Lão hoà thượng kinh hãi kêu lên:

- Xích Bát Vô Tình Tiêu.

Tiêu Kỳ Vũ hừ một tiếng :

- Nếu ta đúng là "Vô Tình" thì hôm nay giả hoà thượng ngươi phải bỏ thây bên bờ Thái Hồ này rồi.

Lão hoà thượng không nói gì, dùng tay trái để nhặt chiếc thiền trượng, còn tay phải bị đánh gãy vẫn còn rủ xuống có nén đau thất thểu rời khỏi trang viện không dám ngoái đầu lại.

Tử y thiếu nữ chứng kiến sự việc từ đầu đền cuối, không ngờ vị trung niên văn sĩ có võ công cao cường đến thế, trong lòng vừa mừng rỡ vừa thán phục Cô ta chạy ra khỏi phòng phẫn khích gọi:

- Tiêu bá bá..

Tiêu Kỳ Vũ khoát tay cười nói:

- Ta chờ cô nương dậy để dùng trà sáng, nhưng lại bị tên giả hoà thượng kia quấy.

rầy Bây giờ thì chúng ta đi uống trà thôi.

Tử y thiếu nữ còn cố hỏi:

- Tiêu bá bá có biết tên hoà thượng đó là ai không.

Tiêu Kỳ Vũ xua tay nói:

- Là ai cung mặc hắn, Ta còn có nhiều việc cần nói với cô nương, bây giờ hãy tới phòng ăn đã, vừa uống trà vừa nói chuyện.

ông chợt nhìn thiếu nữ :

- Nhưng trước hết, cô nương hãy nói xem tên gì.

Thiêu nữ đỏ mặt ngượng nghịu đáp:

- điệt nữ lơ đễnh quá, Xin bá bá thứ lỗi, đến bây giờ mà vẫn quên chưa nói cho bá bá biết tên điệt nữ là Thẩm Lăng Yến.

Tiêu Kỳ Vũ lẩm bẩm nhắc lại:

- Thẩm Lăng Yến.

Rồi không hiểu vì sao, chàng ta loạng choạng tưởng chừng sắp ngã Thẩm Lăng Yến vội chạy tới đỡ lấy, kinh dị hỏi:

- Bá bá có sao không.

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu, miệng nở nụ cười lạnh nhạt đáp:

- Không sao đâu.

Rồi vùng ra khỏi tay Thẩm Lăng Yến bước nhanh lên trước.

Phòng ăn khá rộng, trong đó có một bàn bát tiên đã bày sẵn một mâm chén và hai đĩa bánh ngọt, hai bộ bát đũa và một liễn cháo còn bốc khói Trước cửa sổ có đặt mấy chậu hoa trong đó có một chậu trồng hồng mai. Bây giờ tuy không phải là tiết hồng mai nhưng không hiểu vì sao cây hồng mai đó lại có bốn năm bông đang nở.

Thẩm Lăng Yến đăm đăm nhìn cây hồng mai, vẻ mặt đột nhiên ảm đạm hẳn đi.

Tiêu Kỳ Vũ nhẹ giọng hỏi:

- Thẩm cô nương sao thế.

Thẩm Lăng Yến ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn Tiêu Kỳ Vũ nói:

- Mẹ cháu trước đây rất thích hồng mai, vì thế vừa thấy chậu mai này, điệt nữ bỗng nhớ tới mẹ. Lão nhân gia đã.

Tiêu Kỳ Vũ bỗng ngắt lời, dễ dàng nói:

- Thẩm cô nương Chốc nữa ăn cơm xong chúng ta sẽ nói đến những chuyện này được không, Cô nương hiện còn chưa khoẻ hẳn, nên tránh xúc động để ăn sáng cho ngon miệng, điều đó có lợi cho sức khoẻ hơn. Đã hơn một ngày đêm cô nương còn chưa ăn gì.

Hai người liền ngồi xuống bàn Tuy không có cao lương mỹ vị gì, chỉ nồi Cháo miến nấu với thịt gà và mấy chiếc bánh ngọt nhưng Thẩm Lăng Yến cảm thấy rất ngon miệng Đặc biệt là ấm trà xanh La Xuân là thứ danh trà Hàng Châu nổi tiếng thơm ngon.

Uống trà xong, Tiêu Kỳ Vũ lấy trong người ra một túi gấm, cẩn thận mở túi lấy ra một cuộn giấy rồi nhìn Thẩm Lăng Yến nói:

- Thâm cô nương.

Thẩm Lăng Yến vội nói:

- Xin bá bá cứ gọi điệt nữ là Lăng Yến.

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu, đổi cách xưng hô:

- Thê cũng được. Lăng Yến, cháu có biết vì nguyên nhân nào mà ta cứu cháu từ "vị Nhã Lâu" đem về đây không.

Thẩm Lăng Yến mở to đôi mắt đen láy ngơ ngác nhìn Tiêu kỳ Vũ một lúc mới trả lời:

- Thì chẳng phải bá bá nói hồi đêm đó sao Do lão nhân gia tinh thông y thuật lại thâm nhuần y đức không thể thấy chết mà không cứu.

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu nói:

- Cái đó chi đúng một phần Nói thật tình, cho dẫu thâm nhuần y đức thế nào cũng không thể không nghĩ đến bản thân Chỉ nhìn cách ăn mặc và trang bị thì dễ dàng nhận ra cháu là người giang hồ Hơn nữa, căn cứ vào Chứng bệnh do bị kiệt sức mà sinh ra cấp chứng, có thể phán đoán là bị những kẻ nào đó rất lợi hại truy đuổi Bất cứ một thầy thuốc kinh nghiệm nào trong trường hợp đó đều phải cân nhấc, không dễ.

dàng chuốc tai họa vào thân.

Thẩm Lăng Yến liền nhớ lại lão hoà thượng béo mập và hung ác vừa rồi, điều đó chứng minh lời nói của Tiêu bá bá quả không sai Vậy thì lý do nào mà Tiêu bá bá biết nguy hiểm vẫn cam tâm gánh tai hoạ vào mình.

Tiêu Kỳ Vũ chỉ vào cuộn giấy trên tay mình tiếp :

- Việc đó liên quan đến bức hoạ này!

Nói xong từ từ mở cuộn giấy ra, nguyên là một bức chân dung Thẩm Lăng Yến vừa trông thấy đã kinh hãi kêu lên một tiếng Đó là chân dung một thiếu nữ, nét vẽ rất sinh động trông như người thật.

Điều khiến Thẩm Lăng Yến kinh hãi không phải do bút pháp tài tình của người vẽ, mà người trong tranh giống cô ta như đúc.

Bức hoạ đã úa màu, chắc rằng vẽ đã lâu, nhưng nếu bỏ qua tình tiết đó thì nhất định ai cũng nghĩ rằng đó chính là chân dung của cô.

Trố mắt nhìn bức hoạ đến thất thần hồi lâu, Thẩm Lăng Yến mới trấn tĩnh lại thốt hỏi:

- Tiêu bá bá! Bức chân dung này.

Nhưng cô ta ngập ngừng dừng lại không dám nói hết câu Tiêu Kỳ Vũ chậm rãi cuộn bức hoạ lại cất vào túi gẩm như cũ, đưa mắt nhìn ra cửa sổ hồi lâu mới thở dài nói:

- Bức chân dung này do chính tay ta vẽ mười mấy năm trước.

Mười mấy năm trước, Thẩm Lăng Yến chỉ mới là cô bé lẫm chẫm tập đi thôi, hơn nữa Tiêu Kỳ Vũ chưa từng trông thấy cô ta, như vậy hiển nhiên đó không phải là chân dung của Thẩm Lăng Yến rồi! Cô ta ngập ngừng hỏi:

- Bức hoạ. Cháu chỉ hỏi. người trong bức hoạ.

Tiêu Kỳ Vũ chợt quay lại nhìn thẳng vào mặt khách :

- Lăng Yến! Cháu có muốn nghe một cố sự không?

Thẩm Lăng Yến vội gật đầu Tiêu Kỳ Vũ róc thêm trà nữa, bưng lên nhưng chưa uống ngay mà đăm đăm nhìn vào chén trà đang bốc khói hồi lâu như đang tìm về ký ức xa xăm nào đó, có lẽ cũng mờ nhạt cuốn vào quên lãng như khói thoảng của chén trà này.

Cuối cùng chàng ta đặt Chén xuống, thở dài một tiếng rồi cất giọng mở đầu:

- Chuyện xảy ra đã hai mươi năm trước.

Thẩm Lăng Yến buột miệng nói:

- Ô. Hai mươi năm trước, diệt nữ còn chưa ra đời !

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu cười - Đương nhiên! Nếu không sao gọi là cố sự được?

Thẩm Lăng Yến cười ngượng nghịu không đáp.

Tiêu Kỳ Vũ cũng không nói gì, chừng như đang chìm vào ký ức.

Hồi lâu, chàng ta mới châm rãi kể :

- Hồi đó gần một con uối nhỏ dưới chân núi Thiên Bình sơn ngoại thành Cô Tô có một thôn trang nhỏ, trong đó có hai nhà ở kề bên nhau vốn có mối thâm giao từ nhiều đời trước Trong đó có một nhà suốt ba đời nay chỉ có một độc tử đơn truyền, còn nhà kia cũng duy nhất một thiên kim ái nữ Cả hai hài tử tuổi tác Xấp xỉ nhau, suốt thời thơ ấn là đôi bạn thanh mai trúc mã sơm tối không rời Thời gian thẩm thoắt thoi đưa, đôi trẻ lớn dần Nam nhân bắt đầu tỏ ra nặng tình với người bạn gái của mình.

Thẩm Lăng Yến buột miệng hỏi:

- Tiêu bá bá! Tên họ của hai người bạn thanh mai trúc mã đó là gì?

Tiêu Kỳ Vũ chỉ cười mà không đáp Thẩm Lăng Yến lại hỏi:

- Nếu nam nhân đã nặng tình như thế tất cũng nên thổ lộ với người bạn gái của mình chứ?

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu:

- Tiếc rằng nam nhân kia đã không thổ lộ tình cảm.

Thẩm Lăng Yến nhíu mày hỏi:

- Vì sao chứ? Đã là bạn thanh mai trúc mã thì có điều gì mà phải khó nói với nhau đâu?

Tiêu Kỳ Vũ ôn tồn nói:

- Lúc nhỏ tuy là bạn thanh mai trúc mã nhưng khi lơn lên, mỗi người phải giữ gia phong, dễ gì có cơ hội để thổ lộ tình cảm của lòng mình? Cho dù có chăng, những chuyện như thế đâu dễ thẳng mặt nói ra được?

Thẩm Lăng Yến lại hỏi:

- Rốt cuộc thì vị cô nương đó có biết tình ý của thiếu niên đối với mình không?

Tiêu Kỳ Vũ trầm ngâm đáp:

- Theo lý thì vị cô nương nên biết mới phải Bởi tình ý giữa nam và nữ thì chẳng cần phải nói bằng lời mà biểu hiện qua mỗi nụ cười, mỗi ánh mắt Chỉ cần tinh ý một chút là nhận ra ngay.

Thế mà thiếu nữ kia có vẻ như không biết, và thiếu niên đã không trực tiếp thổ lộ nỗi lòng mình:

- Nếu đã khó nói như vậy thì sao thiếu niên đó không tìm người mai mối nói giúp?

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu:

- Thế mà thiếu niên đó lại không làm việc đó !

Thẩm Lăng Yến ngạc nhiên hỏi:

- vì sao?

- Vì lúc đó cả hai mới mười bảy tuổi, với nam nhân mà nói đến chuyện lập thân lúc đó thì còn quá sớm.

Thẩm Lăng Yến "à" một tiếng Tiêu Kỳ Vũ trầm giọng kể tiếp :

- Đâu ngờ do cố chấp như vậy mà để tuột mất cơ hội.

Thẩm Lăng Yến vội hỏi:

- Thiếu nữ đã lấy người khác mất hay sao?

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu:

- Nếu chuyện xảy ra đơn giản như vậy đã không có gì đáng nói.

Chàng ta thở dài một tiếng rồi lại kể:

- Ngay đêm ba mươi tết Cuối năm đó, đúng giao thừa vị thiếu nữ kia một mình đến Đông Nhạc miếu cách tiểu thôn năm dặm để đốt hương đầu.

Thẩm Lăng Yến hỏi:

- Thế nào gọi là "đốt hương đầu?".

Tiêu Kỳ Vũ giải thích:

- Người đốt hương đầu tiên ở Đông Nhạc miếu kể từ lúc giao thừa gọi là "đốt hương đầu " Tương truyền rằng người đốt hương đầu nếu nguyện cầu điều gì sẽ rất linh nghiệm.

Thẩm Lăng Yến sốt ruột :

- Vị cô nương đó muốn cầu nguyện điều gì, sau đó có linh nghiệm không?

- Cũng không có gì quan trọng Cô ấy chỉ chúc phúc cho cha mẹ mà thôi Và chủ yếu là cầu xin cho mẫu thân qua khỏi cơn trọng bệnh đã nằm liệt giường gần một nửa năm:

- Nhưng trước đó đã mời thầy thuốc chữa trị rồi chứ?

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu:

- Đã từng rước về khá nhiều thầy y chữa chạy nhưng không khỏi :

- Việc cô nương đi đốt hương cầu nguyện về sau có kết quả gì không?

Tiêu Kỳ Vũ thở dài nói:

- Cô ấy đã không thể thực hiện được ý nguyện của mình.

Thẩm Lăng Yến mở to mắt hỏi:

- vì sao thế?

- Khi thiếu nữ còn chưa tới miếu thì gặp một bọn người xấu. Thấy thiếu nữ đi một mình giữa đêm khuya, dung nhan lại xinh đẹp tuyệt trần liến khởi tính hung đồ cướp cô ấy đem đi.

Thẩm Lăng Yến kêu lên:

- Úi chao ! Thế là tiêu mất thanh bạch một đời của vị cô nương đó còn gì?

Tiêu Kỳ Vũ trầm ngâm kể tiếp :

- Nhưng may rằng lúc đó trong Đông Nhạc miếu lại có một hiệp khách lỡ đường ở lại Nghe có người kêu cứu liền xống ra ngăn cản bọn bất lương kia.

Thẩm Lăng Yến lo lắng :

- Nhưng vị hiệp khách lại chỉ có một mình thì làm sao đương nổi với bọn du đãng.

đông như thế?

Tiêu Kỳ Vũ rầu giọng đáp:

- Tuy chỉ một mình nhưng vị đại hiệp khách có thân thủ phi phàm, chỉ dùng quyền đủ đánh bọn kia tan tác ôm đầu tháo chạy Thế nhưng lúc đó vị cô nương sợ quá nên đã ngất đi rồi.

Trong tình cảnh đó, vị hiệp khách cũng không câu chấp tiểu tiết, bế cô ta về thôn đưa đến tận nhà.

Thẩm Lăng Yến thở phào :

- May quá! Thế là xong.

Rồi hỏi tiếp:

- Sau đó thì sao?

- Bọn du đãng vẫn chưa chịu cam tâm Ngay sáng hôm sau, tức hôm mùng một tết chúng gọi thêm đồng đảng, cả thảy tới hơn hai chục tên mang theo đao kiếm hùng hổ kéo đến nhà vị cô nương kia đòi người, dọa rằng nếu không đưa vị Cô nương và chàng hiệp khách cho chúng thì sẽ triệt hạ cả thôn.

Thẩm Lăng Yến hỏi:

- Vị hiệp khách kia phản ứng thế nào?

Tiêu Kỳ Vũ đáp :

- Còn may là chủ nhân cố giữ vị hiệp khách đó lại Thấy bọn côn đồ đều lăm lăm binh khí vị đó cũng lấy ra một thanh bảo đao sáng loáng xông vào bọn kia Thanh bảo đao tả xung hữu đột, đao pháp của vị đó quả là linh diệu tuyệt luân, chỉ qua một lúc, tặc đảng thụ thương gần hết hốt hoảng chạy đi, từ đó không dám bén mảng tới nữa.

Thẩm Lăng Yến thốt lên thán phục:

- vị hiệp khách đó thật là một bậc anh hùng !

Tiêu Kỳ Vũ thêm:

- Không những anh hùng mà lòng dạ cũng rất nhân từ nữa. Bọn côn đò kia hung ác như vậy, dù có giết cũng đáng và vị hiệp khách dư sức làm việc đó, thế mà chỉ làm bị thương chứ không giết tên nào Trong tình Cảnh đó mà hạ thủ lưu tình như vị hiệp khách, quả là hiếm có !

Thẩm Lăng Yến hỏi:

- Sau đó phụ thân của cô nương đó đem gả nữ nhi mình cho vị hiệp khách, đúng không?

Tiêu Kỳ Vũ trầm mặc :

- Lăng Yến! Cháu nghĩ như thế sao?

Thẩm Lăng Yến trả lời:

- Việc này. Nếu vị anh hùng hiệp khách đó đã có thê tử thì thôi, nếu không tài tử giai nhân do duyên trời phối hợp, có gì là không đúng?

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu nói:

- Không sai! Xưa nay anh hùng cứu mỹ nhân rồi từ đó kết thành lương duyên không thiếu, và cũng là sự thường Lần đó cũng không ngoại lệ Thực ra phụ thân của vị cô nương gả nữ nhi mình cho vị hiệp khách là do ba nguyên nhân :

- Ba nguyên nhân?

- Không sai! Thứ nhất, tuy là bất đắc dĩ nhưng một trinh nữ bị một nam nhân lạ mặt bế đi năm dặm đường vắng vẻ vào lúc nửa đêm, điều đó cũng là một vấn đề bất lợi cho cô nương sau này Thứ hai, đương nhiên việc đó cũng là một cách báo ân Thứ ba, giữ vị hiệp khách bảo vệ cho tiểu thôn khỏi tai hoạ Mặt khác vị hiệp khách đó mới hai mươi lăm tuổi, cũng là một trang tuấn kiệt, lòng dạ thiện lương, võ công xuất chúng. Thẩm Lăng Yến tỏ ý tán đồng:

- Thế là một đôi trời xe đất tạo còn gì?

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu:

- Đúng thế! Cư dân trong hôn ai ai cũng đồng tình như cháu, chỉ có một người là ngoại lệ mà thôi.

Thẩm Lăng Yến "à" một tiếng nói:

- Phải rồi! Đó chính là vị thiếu niên thanh mai trúc mã của cô nương đó chưa kịp tìm người mai mối, lòng thầm yêu mà không dám thổ lộ, nay gặp hoàn cảnh đó đành lặng lẽ ôm hận nhìn người trong mộng của mình sang thuyền khác chứ gì?

Tiêu Kỳ Vũ nhíu mày :

- Cháu không đồng tình với người đó chút nào sao?

Thẩm Lăng Yến đáp:

- Việc đã thế, giống như tạo hoá khéo sắp đặt.Hơn nữa ai bảo thiếu niên không Chịu bày tỏ lòng mình trước? Đồng tình thì vẫn đồng tình, thế nhưng chuyện đã thế biết làm sao được?

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu, trầm mặc một lúc rồi chậm rãi :

- Cháu nói không sai Mọi việc được tạo hoá sắp đặt sẵn, biết làm thế nào? có Chăng thì thiếu niên kia chỉ biết hận bản thân mình mà thôi !

Thẩm Lăng Yến phản đối:

- Thiếu niên đó có làm gì sai đâu mà lại tự trách mình?

Tiêu Kỳ Vũ lắc đầu:

- Không đơn giản như thế Thiếu niên cho rằng dẫn đến kết cục đó chỉ do hắn vô dụng mà ra.

Thẩm Lăng Yến vẫn chưa đồng ý:

- Nói thế là không công bằng! Trong trường hợp này thiếu niên biết làm gì được?

Tiêu Kỳ Vũ nói:

- Thiếu niên lý luận rằng nếu mình tinh thông y thuật thì có thể chữa lành cho mẫu thân cô nương kia, tránh xảy ra biến cố ở Đông Nhạc miếu Thêm nữa, nếu y có thân thủ cao cường thì cũng tự mình cứu được cô ta và bảo vệ cho thôn hương mình :

- Nhưng lúc đó mọi việc đã muộn rồi, có tự trách mình cũng có ích gì đâu?

Tiêu Kỳ Vũ trầm giọng kể tiếp :

- Thiếu niên vốn mồ côi cha từ nhỏ Mùa thu năm đó thì mẫu thân cũng qua đời. Thế là còn lại một thân một mình, thiếu niên quyết chí lưu lãng giang hồ tầm sư học nghệ.

Thẩm Lăng Yến hỏi:

- vị đó Có thành công không?

- Người ta vẫn nói "Không có việc gì khó, chỉ sợ thiếu chí quyết tâm ".

Nhưng thiếu niên là người rất quyết chí, cuối cũng cũng tìm được danh sư Suốt hai mươi năm miệt mài học nghệ đã luyện thành nhất thân võ công và cũng học được y thuật vào hàng kiệt xuất Sau đó chàng ta trở về cố hương nhưng người xưa đã vắng bóng.

Hai mươi năm trời đằng đẵng, tất cả đều đã đổi thay rồi.

Tới đó, Tiêu Kỳ Vũ lại buông tiếng thở dài Thẩm Lăng Yến chợt đứng lên nói:

- Tiêu bá bá! Vị cô nương hai mươi năm trước mà bá bá vừa kể họ Cát, còn vị hiệp khách họ Thẩm, sau này giang hồ tôn xưng là một trong "Nam Bắc Lưỡng Đại Danh Đao" Thẩm Kính Sơn Nhân vật thứ ba, vị thiếu niên với nỗi lòng tan nát bỏ đi lưu lãng giang hồ tầm sư học đạo chính là Tiêu bá bá.

cô ta dừng một lát, đổi cách xưng hô:

- Không, điệt nữ nên đổi lại là Tiêu thúc thúc mới phải Không sai chứ?

Tiêu Kỳ Vũ không trả lời, nước mắt trực ứa ra nhưng chàng ta nhìn lại được một lúc sau mới gượng nói:

- Hôm qua lúc ở "Vị Nhã Lầu," mới trông thấy cháu ta đã ngẩn cả người, không tin rằng trên thế gian lại có người giống mẫu thân cháu đến như vậy! Quả là như hai giọt nước.

Chàng ta mân mê túi gấm đựng bức chân dung, lại nói :

- Bức hoạ này thúc thúc vẽ lại theo trí nhớ cách đây hai mươi năm, lúc đó đang lưu lãng giang hồ Bây giờ trao lại cho cháu.

Thẩm Lăng Yến hai tay cung kính cầm lấy chiếc túi, nước mắt chợt trào ra! Tiêu Kỳ Vũ nhìn cô ta một lúc rồi chợt hỏi:

- Lăng Yến! Cháu hãy kể cho thúc thúc nghe xem? Đã xảy ra chuyện gì vậy? Sao cháu một mình lưu lãng giang hồ? Song thân cháu có tráng kiện không? Bây giờ gia đình cháu ở đâu?

Thẩm Lăng Kính chợt khóc nấc lên Tiêu Kỳ Vũ đặt tay lên vai thiếu nữ, dịu dàng nói:

- Hài tử đừng khóc nữa! Có chuyện gì kể đi.

Hồi lâu, Thẩm Lăng Yến mới ngước mặt lên nói:

- Tiêu thúc thúc ! Quả là trời xanh có mắt mới khiến diệt nữ gặp được thúc thúc !

Nếu không giang hồ bao la này chẳng biết phải đi đâu nữa.

Tiêu Kỳ Vũ buông lời an ủi :

- Lăng Yến! Đừng sợ! Hôm nay đã gặp Tiêu thúc thúc rồi, mọi khó khăn nào đã Có thúc thúc giải quyết Thúc thúc nay đã gần bốn mươi tuổi, lẽ ra không xúc động về chuyện ngày xưa Thế mà không hiểu sao lại sinh ra ngẫu hứng kể chuyện với cháu. Có lẽ đó cũng là thiên ý! Bây giờ cháu hãy nói đi, đã gặp phải biến cố gì?

Thẩm Lăng Yến gật đầu :

- Tiêu thúc thúc ! Hơn mười năm nay gia đình cháu chuyển đến một tiểu thôn yên tĩnh và hẻo lánh dưới chân núi Lư Sơn. Gia phụ nói rằng trong giang hồ ân oán không bao giờ thôi Vì thế nên tìm nơi yên tĩnh để tránh xa mọi điều ân oán.

Tiêu Kỳ Vũ gật đầu:

- Lệnh tôn nói thế không sai Người nào khi đã dấn thân giang hồ rất khó thoát khỏi vòng ân oán.

Thẩm Lăng Yến nói tiếp:

- Từ khi diệt nữ bắt đầu hiểu được chuyện đời thì gia đình cháu cũng từng có một thời gian yên bình và hạnh phúc Nhưng kể từ một tháng nay, tất cả đã đổi khác rồi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang