Ban ngày ta chăm lo việc nhà, hiếu kính cha mẹ chồng, thân mật với em chồng, cử chỉ đứng đắn, mắt không đong đưa, không hề lắm mồm. Không lâu sau, láng giềng đều biết con dâu Trương gia rất ngoan hiền.
Ta thích nhất là ban đêm, chỉ có ta cùng Trương Giới Thụ, ta thật dễ chịu. Ta rúc vào trong ngực hắn, muốn nói gì thì nói, không lo làm hắn kinh động. Trương Giới Thụ bây giờ gặp “biến” không còn sợ hãi (=]]), muốn hôn thì hôn. Sau khi kinh ngạc ban đầu qua đi, Trương Giới Thụ ngược lại thích ta không che dấu nhiệt tình.
Hắn nhận ra ta ban ngày chỉ là tuân thủ những lễ nghĩa xơ cứng, chấp hành những quy phạm trong xã hội, kỳ thật nội tâm cũng không có nhiều lý giải cùng yêu thích (rất kì quái! Lại có người không cần A Mộc hỗ trợ mà vẫn có thể hiểu nội tâm người khác). Hắn thương tiếc ta ngây thơ, nguyện ý dung túng ta trong thế giới nhỏ của chúng ta.
Hắn ôm ta, hôn ta, trong lòng nghĩ, ai có thể tin được một con người đoan trang trầm tính ban ngày lại xinh đẹp quyến rũ như vậy! Thiệt là quá may mắn! Phải đem nàng một mình hưởng!
Trương Giới Thụ rất yêu thương ta, đúng vậy, là yêu thương, hắn yêu ta giống như thương một tiểu hài tử.
Có một đêm, hắn hỏi ta: “Thanh Mai, ngày trước, mỗi ngày của nàng trôi qua như thế nào?”
Ta trả lời: “Học”
“Ngoài học tập ra?”
“Vẫn là học tập.”
“Vậy nàng không chơi đùa sao?”
“Muốn học thì nhiều lắm, ta lại không đủ thông minh, thời gian luôn bị thiếu.”
“Không, nàng rất thông minh, là bọn họ quá nghiêm khắc.” Trong đầu hắn hiện lên hình ảnh ta còn nhỏ đã mất đi mẫu thân (hắn tự kết luận rằng năm ta sáu tuổi thì mẫu thân qua đời), bị nhóm hồ tiên khi dễ. Cả ngày chìm trong đống sách vở để vật lộn, vậy mà không sánh nổi với những hồ tiên tu luyện ngàn năm kia, cuối cùng bị một cước đá về thế giới loài người. Hắn còn nghĩ về mình hồi trước đây, dù cuối cùng cũng chỉ đọc sách, nhưng được bố mẹ sủng ái, hồi bé nhàn hạ đi chơi cùng bạn bè, bắt cá ném chim. So sánh mà nói, tuổi thơ ấu của Thanh Mai thật thê lương và đáng thương! Hắn mặc dù đối với thế giới hồ tiên có chút tò mò, song sợ gợi lại thống khổ cho ta nên không hỏi nữa.
Sau này, hắn rất muốn giúp ta hưởng thụ lại thời thơ ấu. Mỗi lần về nhà, sẽ mang về một món đồ cho ta, có lúc là mặt nạ, có lúc là châu chấu bằng lá mây tre, có lúc lai là một hòn đá cuội xinh đẹp… Sau đó ta hình thành thói quen, hắn vừa ra khỏi cửa ta liền đoán xem hắn sẽ mang gì trở về, chờ hắn về ta liền khẩn cấp theo hắn vào phòng, mở túi hắn tìm quà. Vài ngày sau ta đều sẽ thật cao hứng.
Khi nhìn thấy ta cao hứng, Trương Giới Thụ càng đau lòng thay cho ta, nghĩ: “Ta thương Thanh Mai, những vật nhỏ như vậy cũng có thể khiến nàng vui mừng, không biết thời thơ ấu của nàng thê lương tới mức nào.”
Hắn tặng ta những thứ rất nhỏ, không đáng bao nhiêu tiền nhưng đều là hắn cố ý tìm cho ta. Lần đầu tiên có người để tâm đối đãi với ta như vậy, ta thực thích, cũng thích lây những thứ kia. Ta chứa chúng trong một cái hộp nhỏ, không có việc gì liền lấy ra xem. Ta nhớ kỹ lai lịch của mỗi món đồ.
Thứ khô héo giống như chạc cây kia là hoa quế, hắn đi ngắm trăng nhà Lưu Sinh ở Nam Thành thì ngắt cho ta. Lúc ấy hương thơm ngào ngạt, qua lâu rồi mà trong buồng vẫn lưu hương
Đêm đó, ngửi mùi hoa quế, hắn ôm ta đứng trước cửa sổ ngắm trăng, giảng cho ta nghe tích xưa chị Hằng lên cung trăng, đọc câu “Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm” ( biển biếc trời xanh đêm đêm nhớ – tạm nha). Ta liền an ủi hắn, nói với hắn rằng trên mặt trăng không có Hằng Nga, chi là một tảng đá xấu xí.
Trong lòng hắn nghĩ ta nhất định bị hồ ly tinh nói dối (từ khi biết ta bị đối đãi hồi nhỏ như thế nào, hắn liền gọi mẹ ta từ hồ tiên miệt thị thành hồ ly tinh). Nếu hồ ly tinh có thể tồn tại, Hằng Nga cũng có thể. Từ trước đến nay tiên yêu không cùng đường, nhóm hồ ly tinh kia khẳng định đã che mắt ta.
Về sau hắn chỉ vào bóng mờ trên mặt trăng nói với ta, nơi đó có cây quế hoa thụ, dưới thân cây có một lỗ do Ngô Cương cầm búa khảm vào, nhưng mà chưa khảm xong. Ta chuẩn bị sửa lại cho đúng là trên mặt trăng hoàn toàn chỉ có dãy núi hình cánh cung, nhưng bị A Mộc cảnh cáo: không được làm rối loạn sự phát triển của khoa học trong tiến trình của lịch sử. Vì thế ta từ bỏ, tùy theo thời cuộc bắt đầu mê tín.
Sau khi ngắm trăng, Trương Giới Thụ phát hiện rằng ta không hiểu gì về thi (thơ) từ, không hiểu sâu những ngụ ý trong đó. Hắn bắt đầu giảng giải thi từ cho ta.
Hắn đọc:
Chu tước kiều biên dã thảo hoa,
Ô y hạng khẩu tịch dương tà.
Cựu thì vương tạ đường tiền yến,
Phi nhập tầm thường bách tính gia.
( Hoàng tước lượn trên cánh đồng hoa
Quạ khoang quang quác lúc chiều tà
Chẳng vào Vương, Tạ nếm tiệc yến
Lại đến tầm thường bách tính gia)
Hắn nói: “Thanh Mai, nàng hãy xem, thi nhân (nhà thơ) không hề nói ra một câu cảm thán, chỉ dùng chim én để đối chiếu giữa xưa và nay, vậy mà cũng không khỏi làm cho người ta phải bùi ngùi trước cảnh bể dâu, thói đời biến đổi. Cũng khó trách Bạch Hương Sơn làm cho phải quay đầura sức ngâm nga, rồi khen ngợi thật lâu”
Ta nói rất khoa học: “Vương, Tạ là nhân sĩ Đông Tấn, thơ này tác giả là Lưu Vũ tận Đường triều, thời gian cách nhau 400 năm, làm sao chim én có thể sống dài như vậy? Rõ ràng là tác giả đang nói láo.”
“Nàng, nàng…” Trương Giới Thụ dở khóc dở cười: “không thể nói vậy được,đây là thủ pháp ví von, không phải mỗi câu đều là thật.”
Hắn lại đọc: “Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước vu sơn bất thị vân” ( Từng qua biển bạc khổ vì nước, sao tại Vu Sơn chẳng có mây”, Vu Sơn: Mây mưa ở Vu Sơn là chỉ XXX, nay hết mây thì khỏi mưa).Ý là tác giả đối với người vợ đã mất rất thâm tình, viết thơ để nhớ thương vợ.
Ta bĩu môi nói: “Người này nhân phẩm thật không tốt, ngươi xem hắn viết “Truyện Thôi Oanh Oanh”, Trương Sinh đối với Oanh Oanh bội tình bạc nghĩa, đã làm điều thất đức lại còn dương dương tự đắc đem việc này khoe khắp mọi nơi thì càng không thể đáng coi trọng. Còn nói cái gì mà “Hết thẩy vưu vật trời sinh, nếu không lẳng lơ với mình thì tất hớp hồn kẻ khác. Có thừa đức cũng không thắng nổi yêu nghiệt, đành phải nhẫn tâm”. Đã thế còn trốn tránh trách nhiệm, thật là vô sỉ! Đều nói văn chính là người, Nguyên Chẩn đối với người ta như vậy mà còn khen cái đó là “Làm điều tốt để đền bù”. Có thể thấy được chính hắn chả phải người tốt lành gì.”
“Nàng sao lại xem loại sách như vậy?” Trương Giới Thụ lại một lần nữa cứng họng, nhưng không thể không thừa nhận rằng ta nói cũng có vài phần đạo lý.
“Chính là vào buổi tối trước khi thiếp tìm chàng, thiếp không biết làm sao để câu dẫn chàng liền xem qua sách này.”
“Nàng nàng…” Trương Giới Thụ không biết nên nói ta là tốt hay xấu “Nàng” nửa ngày mới nghẹn ra được câu: “Nàng về sau đừng như vậy nữa.”
“Uh.” Ta nhu thuận (dịu dàng, ngoan ngoãn) đáp ứng: “Thiếp sẽ vâng lời cả đời. Có điều nếu có nam nhân khác không để ý mà đụng chạm đến thân thể thiếp, thiếp sẽ không bắt chước nữ nhân trong “Liệt nữ truyện”, chém đứt cánh tay chính mình làm gì? Chỉ tổ biến thành tàn tật khiến gia đình thêm gánh nặng.”
“Đương nhiên không cần bắt chước các nàng, thường dân như chúng ta cũng không đến mức thảm như vậy. Nàng chỉ làm tốt vai trò nương tử bình thường là đủ.” Trương Giới Thụ cười khổ, không biết đang đọc thơ lại chuyển sang đề tài này.
Sáng sớm ta ngồi trang điểm, hắn lại dạy ta đọc:
Trang bãi đê thanh vấn phu tế,
Họa mi thâm thiển nhập thì vô?
(Trang điểm nhỏ giọng hỏi ông xã
Tô mày đậm nhạt hợp thời chăng?)
Ta nói: “Thiếp thấy trang phục thiếp chuẩn bị mặc đẹp lắm, còn hỏi làm chi?”
Trương Giới Thụ mặt cứng lại, tức giận nói: “Nàng đúng là đầu gỗ!” Hắn thổi phì phì xuyên qua cả cây trâm trên đầu ta, nghĩ: “xem ra ta cùng nương tử nói chuyện yêu đưong, chỉ có thể “thẳng như ruột ngựa””
Tiếp theo, hắn chọn một bài từ của An Toàn
“Giang nam hảo, phong cảnh cựu tằng am. Nhật xuất giang hoa hồng thắng hỏa, xuân lai giang thủy lục như lam, năng bất ức giang nam?”
(Giang Nam đẹp, phong cảnh cũ đã rành. Mặt trời mọc ở Giang Hoa đỏ hơn lửa. Xuân về Giang Thủy xanh như trời. Có thể không nhớ lại Giang Nam sao?)
Ta nói: “Thiếp mới chỉ đến nhà của đường thúc với nhà chàng, chưa từng đến Giang Nam.”
Hắn vừa nghe lại đau lòng vô cùng: “Về sau ta sẽ dẫn nàng đi.”
Việc giảng dạy thơ từ cứ như vậy không giải quyết được gì. Hắn vẫn ngâm thơ cho ta nghe, cảm thấy việc ta xuyên tạc rất
Hắn mang ta đi Tôn Lăng (Tôn Lăng : lăng mộ họ Tôn) cương nơi có mối tình sâu sắc ngày xưa của Tư Cổ. Hắn nói cho ta biết đó chính là mộ Tôn Quyền (xem thêm:http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Quy%E1%BB%81n). Tôn Quyền là một trong ba kiêu hùng đời Tam quốc. Tào Tháo từng cảm thán “Sinh tử như Tôn Trọng Mưu”. Mà ta chỉ nhớ trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Quan Vũ từng mắng hắn là thằng nhãi mắt xanh. Trải qua sự kiểm nghiệm của đời sau thì đó là tác giả hư cấu để thể hiện sự khác thường của đấng anh hùng.
Lại đọc cho ta những bài thơ có liên quan đến thời Tam quốc. Ta chỉ chú ý đếm một câu này:
Đông phong bất dư Chu lang tiện,
Đồng tước xuân thâm tỏa nhị kiều
Gió đông không đáng Chu lang nhận
Đồng Tước hưởng xuân nhốt nhị kiều.”
Ta hỏi hắn: “ Vì sao đàn ông các chàng đi đánh giặc, lại muốn nữ nhân gánh vác hậu quả? Chàng xem, trong nhiều sự kiện lịch sử, cuối cùng nữ nhân luôn gặp xui xẻo, nữ nhân càng xinh thì càng xui. Đánh không lại dị tộc, lại là nữ nhân đi hòa thân như Vương Chiêu Quân (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_Chi%C3%AAu_Qu%C3%A2n), quốc gia diệt vong thì trách hồng nhan họa thủy như Muội Hỉ(http://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%99i_H%E1%BB%89), Đát Kỷ (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1t_K%E1%BB%B7)
Ngôi báu chẳng có gì khác ngoài mưu mẹo chính trị. Nam nhân nếu nắm giữ thiên hạ, nên vì nữ nhân mà chống đỡ một mảnh bầu trời. Bảo vệ đất nước không phải là trách nhiệm của nam nhân sao? Sao có thể chỉ hưởng thụ quyền lợi mà không thực hiện nghĩa vụ. Về phần họa thủy vừa nói, thật vớ vẩn! Nắm giữ triều chính đều là nam nhân, phi tần trong thâm cung sao biết được? Các nàng chỉ muốn lấy lòng quân vương. Quân vương nếu anh minh, hậu phi tất hiền đức, quân vương hoang dâm, hậu phi cũng sẽ hợp ý, yêu yêu mị mị. Hưởng dụng sắc đẹp, khoái hoạt là nam nhân, xảy ra việc, gánh vác tội danh lại là nữ nhân, nam nhân đúng là được tiện nghi còn khoe mẽ a!!”
Ta hùng hồn nói chỉ sau chớp mắt, liến thấy sắc mặt Trương Giới Thụ trắng đỏ bất định, liền nói thêm: “Thiếp biết chàng là một nam nhân trách nhiệm, thiếp chỉ là luận sự.”
“Ân, những lời nàng nói chỉ có thể nói trước mặt ta, không được nói bên ngoài,” Trong lòng hắn có chút buồn bực “chẳng lẽ ta lại dung túng nàng nữa rồi? Những lời này mặc dù cũng có chút đạo lý, còn chút kinh thế hãi tục. Chả trách lão tổ tông nói nữ tử không tài là có đức, nếu nữ nhân đều có tư tưởng này, uy nghiêm của nam nhân ở đâu ra?”
Lần nọ đến đài Vũ Hoa không khí rất hoàn hảo, chúng ta cầm xẻng nhỏ đào đất tìm đá vũ hoa. Khi đó đá vũ hoa (http://thvl.vn/?p=17208) chưa bị loài người khai thác quá độ, cho nên chúng ta đào được mấy khối đá nhỏ nhắn xinh đẹp.
Ta đào được một tảng đá màu đen, bên cạnh có hoa văn màu trắng, bên trên có vết bớt tròn do đồng kết lại. Trương Giới Thụ nói nó có hình ảnh của “Trường hà lạc nhật viên” (mặt trời chiều trên sông).
Trương Giới Thụ cũng đào được một khối đá có đường vân, hắn nói là đá khổng tước xòe đuôi hiếm thấy. Theo A Mộc phân tích, đây là hóa thạch loài dương xỉ cổ thụ.
Chúng ta đến hồ nước rửa sạch tảng đá, so sánh hoa văn của mỗi tảng. Tảng này có hoa văn Lạc Anh rực rỡ, mệnh danh là ” lạc anh tân phân” (hoa rơi lả tả), tảng kia lại giống như “phi lưu trực hạ, hào ngân hà lạc cửu thiên” (sông trời đổ xuống, dòng Ngân Hà trút từ chín tầng mây). Trong đó đẹp nhất đúng là hình khổng tước xòe đuôi.
Trương Giới Thụ tặng nó cho ta, nói với vẻ có lỗi: “Ta không có cách mua cho nàng châu báu ngọc thạch, chỉ có thể tặng nàng cái này.”
Ta yêu thích không buông tay: “Thứ này so với châu báu còn đẹp hơn!”. Ta đem tảng đá Trường Hà Lạc Nhật cho hắn: “Thiếp cũng chỉ tặng chàng thứ này, hy vọng chàng không ghét bỏ.”
“Với ta mà nói nó còn trân quý hơn cả ngọc thạch, ta sẽ luôn mang nó theo người.” Trương Giới Thụ tươi cười tiếp nhận, thầm nghĩ “đây có thể coi là trao đổi tin vật? Ta với Thanh Mai dường như dần dần có chút tình cảm”.
Sau đó, ta tìm túi vải đựng rượu để làm thành hai cái bao đựng hai khối đá nhỏ. Cái của Trương Giới Thụ bên ngoài thêu hoa Nhất Chi Mai, ngầm chỉ tên ta. Trương Giới Thụ rất thích, trân trọng mang theo. Trên túi của ta thêu mãnh hổ, bởi vì Trương Giới Thụ cầm tinh con hổ, nhũ danh cũng kêu Hồ Đầu.