Nằm khuất sau mấy nhánh cây khô, một túp liều tranh xiêu xiêu vẹo vẹo nhìn giống như là bất cứ lúc nào cũng có thể sập. Bởi vì trời mưa bên trong bị dột khắp nơi.
Trong nhà có ba người phụ nữ, hai người co ro nhỏ giọng ngồi nói chuyện, một thiếu nữ khoảng 9 tuổi, khuôn mặt hốc hác đỏ bừng đắp trên người hai cái áo khoác đã sờn vải nằm yên lặng ngủ.
"Em là nói thiệt!" Giọng nói này là của Trần Thị Lan Phương. Nàng giọng nói có vẻ gấp gáp: "Lúc đầu em cũng tưởng đâu em bị hoang tưởng. Hai người họ có nhà trụ, có thức ăn, chị nhìn xem cháo cùng thuốc này cũng là họ đưa cho em."
Đối diện nàng, người phụ nữ khuôn mặt cũng vô cùng hốc hác nghe nàng nói.
Nàng nội tâm rung động, lại có người sống, nhưng cũng mau phục hồi lại.
"Chị có thể tin em, nhưng còn việc em nói chúng ta tới nhờ họ giúp đỡ thì chị không chắc lắm."
Trần Thị Lan Phương gấp gáp: "Chị Châu, bệnh của Thiên Kim nếu không có thuốc sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Mưa đang càng ngày càng to cứ đà này chẳng mấy chốc nhà tranh đều sẽ bị ngập."
Cô gái tên Châu trầm mặc không nói nhìn về phía thiếu nữ bị sốt tới mặt đỏ bừng.
Trần Thị Lan Phương nói rất đúng, cứ đà này, trong tình trạng thiếu thuốc thiếu lương thực, thiếu nữ thật sự có thể chết. Nàng đành phải thỏa hiệp.
"Em nghĩ họ có chịu giúp đỡ chúng ta không?."
"Ngày mai chúng ta tới gặp họ đã."
___________.
Ngày mới lên đã trưa nhưng trời vẫn âm u mưa lất phất lất phất.
Từng mảng khói bay ra từ ống khói của nhà bếp, mưa cũng không chặn được, khói cứ thế bay bay lên tận trời.
Đang kéo bò và dê thả rông ăn cỏ xa nhà cả một đoạn Nguyễn Thị Bạch Kiều đều nghe mùi cơm thoang thoảng bay tới tận đây.
Cô không biết Nguyễn Thị Tuyết Nhi trồng ra loại lúa gì, mỗi khi nấu cơm, ngửi rất là thơm.
Bụng cũng đã kháng nghị, đem bò dê bài trí xong cho tụi nó tự ăn cỏ, cất bước chân về nhà cùng chó mực về nhà.
Con chó này giữa đêm trở về, người bị ướt như chuột lột.
Về tới nhà cô tự động đi rửa tay, vào nhà bếp. Nguyễn Thị Tuyết Nhi đã dọn cơm xong, một nồi cơm, thịt gà kho gừng, thêm một tô canh rau dại tàu hủ.
Tàu hủ là hôm qua làm, Nguyễn Thị Tuyết Nhi đem một ít nấu canh, một ít đem đi chiên vàng.
"Về rồi? lại ăn cơm."
Nguyễn Thị Bạch Kiều ừ một tiếng phụ nàng lấy chén đũa.
Cô chuẩn bị cho chó mực cơm đem để vào chén nó.
Hai người ngồi xuống chưa kịp bắt đầu động đũa đã nghe bên ngoài tiếng ồn.
Nguyễn Thị Bạch Kiều để xuống chén ra ngoài xem. Nguyễn Thị Tuyết Nhi lùa vội hai đũa cơm cũng chạy ra.
Hai bóng người lại gần đây, một cao, một thấp. Bởi vì thấy người lạ đi vào lãnh thổ, bò và dê đều kêu lên, Chó mực thấy thế cũng sủa lên, hai người kia hoảng sợ mà ngừng lại.
Nguyễn Thị Bạch Kiều la chó mực, đi tới kéo bò, dê về lại trong chuồng, múc nước bỏ vào máng cho tụi nó.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi chạy lại gần hai người kia, thấy là hôm qua Trần Thị Lan Phương liền đem các nàng vào nhà.
Bên cạnh Trần Thị Lan Phương là một phụ nữ khoảng ba mươi tuổi, tóc cũng thực dài được nàng thắt đuôi chệt, dùng dây cỏ cột lại. Cô lại quan sát trên lưng nàng, Nguyễn Thị Tuyết Nhi kinh ngạc, đây là một cô bé, mới khoảng 6,7 tuổi.
Cô bé hơi thở yếu ớt, trên người nóng bừng. Liền biết ngay là người hôm qua Trần Thị Lan Phương nói bị bệnh.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi lo lắng hỏi Trần Thị Lan Phương: "Hôm qua thuốc đem về có uống lên chưa?".
"Có, đã uống hết. Nhưng nàng có dấu hiệu giảm bớt, còn nóng hơn lúc trước." Trần Thị Lan Phương nâng lên cô bé.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi chau mày nói: "vào nhà trước đã."
Hai người thấp thỏm đi sau phía sau cô.
Phụ nữ đi cùng Trần Thị Lan Phương khi đi tới đây đã bị cảnh tượng làm cho kinh ngạc. Nàng nhìn thấy một ngôi nhà, một ngôi nhà khắc sâu trong trí nhớ. Nàng đi vào nhà thời điểm đã là lệ nóng đã tràn ướt mi.
Vào nhà Nguyễn Thị Tuyết Nhi dẫn Trần Thị Lan Phương vào phòng mình, phân phó nàng đặt cô bé lên giường. Để cho nàng cởi ra đồ cô bé, cô đi ra gặp Nguyễn Thị Bạch Kiều nhờ nàng nấu một chút cháo cùng thảo dược, chính mình đem một thao nước cùng da thú đi lại vào.
Trần Thị Lan Phương cùng cùng cô gái kia đã làm xong việc.
Đưa cho nàng thau nước: "Cô mau lau người trước cho cô bé, đang nấu cháo và thuốc."
"Cảm ơn". Trần Thị Lan Phương.
"Không có gì, cô bé bị sốt mấy ngày rồi?"
"Đã mau ba ngày." Là nữ nhân kia trả lời.
Bị sốt đã ba ngày, nếu cứ tiếp tục sốt không chỉ bị hỏng đầu, còn gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi: "Cô bé làm sao bị sốt?"
"Là bị mắc mưa." Trần Thị Lan Phương.
"Chỉ bị mắc mưa thôi phải không?"
"Ừm."
"Nếu chỉ mắc mưa thì không cần lo lắng quá."
Trần Thị Lan Phương gật đầu, lại gần định lau mình cho cô bé nhưng đã bị cô gái dành lấy, nhỏ giọng nói để nàng làm. Trần Thị Lan Phương cũng không nói gì liền chuyền qua thau nước.
Trong chốc lát trong phòng chỉ còn âm thanh vắt nước.
Không quá nửa tiếng Nguyễn Thị Bạch Kiều bưng mâm thuốc cháo đi vào. Trần Thị Lan Phương tiếp được lại nhẹ giọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi: "Đút xong cho nàng, hai người cũng ra cùng chúng tôi ăn cơm."
Trần Thị Lan Phương: "Được."
Hai người các nàng lui ra ngoài trước. Nàng vào bếp hâm lại cơm đồ ăn, Nguyễn Thị Bạch Kiều thì đi lấy thêm chén đũa.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn thức ăn có vẻ không đủ, bắt tay xào thêm một mớ nấm. Giờ không kịp làm thịt bỏ vào thêm, chỉ đành xào nấm chay.
Nấm này là hôm qua hái được, cô định phơi khô từ từ ăn.
Nấm được rửa sạch, mỗi cây cắt ra làm hai làm ba, đem nồi bắc nóng, cho mỡ heo rừng rồi bỏ nấm vào xào lên, nêm muối, đường, cô còn cho vào thêm một ít tóp mỡ. Sau khi chín đem bỏ ra dĩa.
Nguyễn Thị Bạch Kiều đã lấy xong chén đũa đặt trên bàn ăn, chó mực đã ăn xong cơm của nó, đang vào chuồng bò đùa giỡn với bò, dê. Ra phía trước nhà lấy thêm một cái cọc cây, bởi vì nhà hiện tại chỉ có ba cái ghế nhưng lại có bốn người nên đành lấy đỡ ngồi.
Cô đem phủi sạch bụi lót thêm da thú rinh vào phòng bếp chính mình ngồi lên.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn nàng ngồi trên cọc cây có chút buồn cười: "Để em ngồi cho, chị ngồi như vậy không thoải mái đâu."
Cô chỉ có 1 mét 57 nhưng Nguyễn Thị Bạch Kiều lại tới 1 mét 67, nàng ngồi trên cọc gỗ có chút cố sức vì cọc gỗ chỉ tới 40 cm bàn lại cao gần 90cm.
Nguyễn Thị Bạch Kiều: "không sao, tôi ngồi vẫn tốt."
Cô lại biết không thể khuyên nàng cũng thôi, định lát nữa làm thêm mấy cái ghế.
Cô quay vào phòng kêu lên: "Lan Phương ra ăn cơm thôi"
Ở bên trong truyền ra tiếng trả lời.
Hai người từ trong buồng vén màng đi ra, trong tay đều cầm đồ vật, là thau cùng cái mâm. Hai người ngượng ngùng nhìn hai cô.
Vốn dĩ các nàng đã nghe mùi đồ ăn từ sớm, bụng đã sớm cồn cào.
Phòng của Nguyễn Thị Tuyết Nhi trụ là phòng dùng để sơ cua, nên nàng không làm cửa chỉ làm màng che lại bên trong nên lúc cô nấu đồ ăn mùi thơm đã bay vào tận đây rồi. Hai người từ trong phòng đã sớm bị mùi đồ ăn làm chảy nước miếng.
Đã lâu lắm rồi mới nghe được âm thanh kêu ăn cơm quen thuộc.
"Đừng đứng đó nữa, đồ để đại đâu đó đi, mau lại ăn cơm."
Trần Thị Lan Phương để xuống đồ trong tay, chầm chậm dắt theo nữ nhân qua ngồi xuống ghế.
Nhìn trên bàn ăn có cơm có canh, không tự chủ lại nuốt nuốt nước miếng.
Đêm qua là các nàng hai người quá đói húp cháo là nhanh như chớp, tuy cũng nghe một chút hương thơm như là cháo gạo nhưng không dám chắc chắn giờ lại nhìn thấy trên bàn ăn có nguyên một nồi cơm hai người suy nghĩ đều trống rỗng.
Hạt gạo này, từ khi các nàng cai sữa mẹ, đã bắt đầu ăn chúng, mấy mươi năm cuộc đời đều nhờ chúng nuôi lớn tới chồng nghồng, làm sao có thể mà quên được.
Hai người khóc nức nở, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng Nguyễn Thị Bạch Kiều cũng không có ngăn cản mặc các nàng giải phóng cảm xúc.
Qua hồi lâu nhận thấy cơm canh đã sắp bắt đầu nguội. Cô mới lên tiếng: "Ăn cơm xong rồi khóc tiếp, đều đã nguội."
Hai người nghe nàng nói cảm xúc cũng dần ổn định, ngượng ngùng lau nước mắt, phủng chén cơm tràn đầy bắt đầu động đũa.
Hai người chỉ lo lùa cơm không nghĩ đụng tới đồ ăn.
Lê Thị Bích Châu còn có chút nhã nhặn, nhưng Trần Thị Lan Phương bên cạnh đã ăn tới chén thứ hai.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn thấy lên tiếng: "Đừng ăn cơm không, còn có đồ ăn nữa". Liền lấy muỗng sạch múc cho hai người một ít thịt gà kho.
Hai người nhấm nuốt đồ ăn, ăn lên một miếng gà sau đôi mắt liền trợn tròn.
Trần Thị Lan Phương chỉ nghĩ đồ ăn được các nàng chế biến kĩ càng một chút, vị cũng sẽ giống như khi các nàng nấu, vô cùng lạt lẽo. Nhưng không, gà được nêm nếm vô cùng vừa miệng, mặn ngọt hòa chung là điển hình của thịt gà kho bên kia. Các nàng không tin liền cắn thêm một ngụm nữa.
Hai nhìn nhau lại nhìn các nàng thản nhiên ăn cơm.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn các nàng động tác tưởng đâu hai người bị nghẹn bỏ chén xuống lật đật hỏi: "Làm sao vậy, bị nghẹn sao?"
Trần Thị Lan Phương lắc đầu: "Tôi nghĩ tôi bị ảo giác."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Nguyễn Thị Bạch Kiều: "???"
"Chứ sao tôi có thể nếm ra có gia vị trong gà."
Hai người dở khóc dở cười.