Đàn ông già trẻ Chu gia hai vai gánh bông vải, đi bảy tám dặm đường đến bắc đường tập, rồi đi hơn trăm dặm ngồi thuyền đến lâm cửu khúc giang. Ở đây tàu hàng, thương thuyền lui tới nên sở hữu hàng hoá rất nhiều, bởi vậy bến đò Thượng Ngư Long rất hỗn tạp, ồn ào, náo nhịp.
Chu Lai Thuỷ cùng huynh đệ Chu gia ở bến đò đem đặt đòn gánh xuống, lúc đang đợi thuyền thì gặp được không ít hương thân cùng thôn đi phía sau, đều gánh bông vải cùng đi trấn Nguyên Xương, các hương thân này thấy người nhà Chu gia thì thân thiết cười nói trò chuyện, đoàn người cùng giúp đỡ nhau nâng đỡ đòn gánh bông vải lên thuyền.
Con thuyền chậm rãi xuôi chèo, dọc đường đi các hương thân nói giỡn không ngừng, Chương Vân ngồi tựa vào bên người Chu Lai Thuỷ, tuỳ ý nghe đoàn người nói chuyện, nhìn ra xa bờ sông thưởng thức phong cảnh tự nhiên, từng cơn gió phảng phất đi qua thực có chút thoải mái, vui thích.
Chờ thuyền đi vào đậu bờ đê trấn Nguyên Xương, các hương thân lại giúp đỡ nhau nâng gánh bông vải xuống thuyền đi lên bờ, Chu Lai Thuỷ mấy ngày trước đã đến đây một chuyến, bởi vậy rất quen thuộc đường, vừa lên bờ thì các hương thân liền đi theo ông.
Chu Lai Thuỷ phân phó Chương Vân theo sát sau ông, đi ước chừng tầm thời gian uống chén trà nhỏ thì đến nơi, ở xa có thể thấy phía trước người đến người đi tấp nập, mọi người nhanh bước chân đi qua thì thấy hàng dài đội ngũ người bán bông.
Chương Vân đi phía sau ông ngoại dừng lại ngồi nghỉ, nhìn phía trước thấy đội ngũ hàng dài, một bên là tốp người gánh bông vải nghỉ ngơi, với những chiếc sọt đầy tràn bông vải xếp chật kín dưới đất, lại đi thêm một đoạn phía trước sẽ thấy những đòn cân tầm bảy tám thước được các công nhân làm thuê giúp nâng đỡ cân bông vải, có người giám sát ghi chép con số, bàn dài cho mọi người đăng ký danh sách, chờ nhóm người nông dân đăng ký cân xong thì đi đến bàn lĩnh tiền tại chỗ, đương nhiên không thể thiếu quan sai, nha dịch canh gác, còn có một bộ phận nha dịch đi tuần giám sát trong ngoài. Ở trong đó còn có một chiếc bàn khắc hoa dài ngồi đó là quan sai đầu đội ô sa quan viên thảnh thơi uống trà tán gẫu.
Chương Vân chỉ tuỳ ý nhìn qua một chút rồi thu hồi ánh mắt tò mò, lại nhìn thấy bên trên treo bảng mộc thanh thư"Diệt tạo cục thu miên tại chỗ", trong lòng Chương Vân nhất thời sáng tỏ, nguyên lai bông vải đều được triều đình thu mua, chẳng trách quan viên trên dưới cấu kết với nhau khó trách miên giới ngày càng sa sút.
Cục diện chính quyền làm việc mờ ám thế này thì những tiểu nông dân như Chương Vân trong lòng thầm mắng vài câu rồi thôi chứ cũng không thay đổi được gì.
Chương Vân trong lòng nói thầm một hồi, lại nhìn đằng trước nhóm người hoạt động rất nhanh, mắt thấy cũng sắp đến phiên Chu gia rồi đột nhiên phát sinh việc khác, nàng ngẩng đầu lên nhìn chỉ thấy không biết từ khi nào phía trước có một đội quan sai đi tới, đứng đầu là quan viên ước chừng năm mươi tuổi mặt lạnh bình tĩnh đi vào, nhìn phong thái rất uy nghiêm.
Người nhà Chu gia cùng Chương Vân cách đám người trò chuyện với quan viên một khoảng, chỉ nghe loáng thoáng thấy vị quan viên hướng người nông dân trồng bông hỏi cái gì, cũng nghe không rõ ràng, chỉ nghe thấy tiếng nghị luận tốt, tốt, rất nhỏ.
Quan viên đi vào trong bàn cùng mấy giám sát, quan sai thảo luận ước chừng tầm hai khắc, đám người nông dân trồng bông xếp hàng phía dưới xôn xao, trong lòng bất an không thôi, không biết tình huống trước mắt là cái gì, có ảnh hưởng tới giá tiền, số lượng thu mua bông vải hay không.
Bất quá đáp án rất nhanh được công bố, cũng là một tin vui, vị giám sát quan viên thông báo năm nay bông vải chưa tách hạt một lượng năm trăm văn tiền , bông vải đã tách hạt là hai lượng tám trăm văn tiền, thông báo vừa tuyên xong thì nhóm người nông dân reo hò, kích động vui mừng không thôi, người Chu gia cũng không ngoại lệ, Chương Vân cũng cao hứng vui vẻ tươi cười.
Trong không khí vui vẻ, quá trình cân bông lại bắt đầu triển khai với khí thế hừng hực, rất nhanh đến phiên người nhà Chu gia đến cân bông vải, hai mươi tư cái sọt chất đầy bông vải đã tách hạt , sau khi đăng ký cân xong được nhiều hơn tám trăm cân, vốn xuống dưới hoạch toán có thể được hai mươi hai lượng bốn trăm văn tiền, nào đâu biết rằng thừa nhiều ra số lẻ nên được cấp hai mươi hai lượng năm trăm văn tiền.
Người Chu gia cầm bạc tràn ngập phấn khởi, " Cha, giờ này còn sớm, chúng ta đi dạo đường trấn đi". Chu Bình vẻ mặt tươi cười mở miệng nói.
"Tam đệ, có phải nàng dâu phân phó cho đệ mua vải may quần áo mới a". Chu Sơn chính là yêu thích đùa vui, hôm nay gặp được việc vui, càng hưng trí mở miệng trêu ghẹo.
Chu Bình cười vò đầu nói:" Nhị ca, có phải huynh nằm sấp ở cửa sổ nhà chúng ta nghe lén hay không".
Lời này vừa nói ra khiến tất cả mọi người cười vang, phía sau các hương thân cũng đi đến trước mặt bọn họ cười nói, trong đám người có người trẻ tầm hơn hai mươi tuổi nhảy ra kéo bả vải Chu Bình cười nói:"Bình tử, đừng để ý đến hắn, việc này có gì mà phải ngại, ta đi cùng ngươi, nàng dâu ta cũng phân phó sau khi được lĩnh tiền thì mua nguyên liệu, chúng ta đi sớm về sớm, đừng trì hoãn làm tốn thời gian". Nói xong liền kéo Chu Bình rời đi.
Các hương thân lại được một trận cười vang, bất quá cười cũng đã cười, cũng có nhiều người phải đi mua cái này cái nọ nên tách ra từng tốp trên đoạn đường.
"Lão đại, lão nhị các ngươi cũng mang bọn trẻ đi dạo đi, muốn mua gì thì mua rồi trở về, ta không giống bọn trẻ các con, phía trước có quán trà của lão vương ta vào ngồi uống một ngụm trà, đợi các con về sang bên quán tìm ta là được". Chu Lai Thuỷ phân phó vài câu với con trai xong cùng vài lão nhân gia trong thôn đi vào quán trà lão vương bên kia ngồi.
Chương Vân tự nhiên là đi theo đại cữu, nhị cữu, các biểu ca, đoàn người đi hướng đường Tả bình trấn đi dạo.
Tả bình phố là ngã tư náo nhiệt nhất của trấn Xương Nguyên, bên này sở dĩ náo nhiệt là ở đây có chợ, hôm nay vừa khéo là mồng mười ngày họp chợ, người Chu gia chọn ngày này nghĩ cũng nhân cơ hội đi dạo, chọn mua ít đồ dùng hằng ngày trở về.
Chương Vân hồi nhỏ ở nông thôn, cũng đã đi theo bà, mẹ đi chợ phiên, chợ náo nhiệt nàng tự nhiên cũng hiểu được, hôm nay lại được đi dạo chợ, phá lệ có cảm giác thân thiết lạ thường.
Chương Vân đi theo các cữu, nhóm biểu ca nhốn nháo xuyên qua đám người, trong lòng thầm nghĩ thật không thể xem thường thời cổ đại, một đường đi xem đến nay có rất nhiều người nông dân bán rau dưa, trái cây, lương thực dư, còn có trứng gà, vịt nhà, các món ăn dưới sông, trên núi đều có hết. Có dầu cải, thịt khô, đa số là hàng thổ sản đầy màu sắc của người nông dân.
Các quán tiểu thương cũng khá nhiều, có thể thấy được có bán vải dệt, giấy vẽ, trang sức nhỏ, bình, bàn dụng cụ, hương, nến, còn có các gánh hàng rong, rao bán khăn hoa, son phấn, sạp bán nặn các hình người, động vật, cũng có bà mang theo rổ bán giầy thêu tự làm, hương túi, hầu bao khá tinh xảo, nhiều nhất là các mặt quán trà, quán đồ ăn vặt.
Đại cữu, nhị cữu một đường phân phó bảo Chương Vân cứ việc chọn mua đồ, nhưng nàng phần lớn là tiến lên nhòm ngó các mặt hàng của tiểu sạp có gì mới không, chứ cũng không mua gì, bất quá một đường đi ăn không ít đồ ăn vặt, ăn đến miêng đầy dầu mỡ, bụng nhỏ chống đỡ tròn xoe.
Một đường đi xuống, nhóm biểu ca giống nhau cũng không mua gì, còn đại cữu, nhị cữu chủ yếu mua vật dụng hàng ngày tỷ như chén sứ, cây kéo, hương nến....Đặc biệt đại cữu còn mua cho đại cữu mẫu một chiếc lược, nhị cữu cũng mua trâm cài mang về để tạo niềm vui bất ngờ cho các nàng dâu.
Thời điểm bọn họ mua đồ, Chương Vân phát hiện có bán bột đánh răng, hỏi thăm giá thì một hộp nhỏ cư nhiên hết tám mươi văn tiền, nàng có chút tắc lưỡi cảm thấy rất đắt, quý, nhưng đại cữu nhị cữu thấy nàng thích, gì cũng chưa nói tranh nhau mua cho nàng.
Mắt thấy các cữu tranh nhau trả tiền, Chương Vân vội nói không cần phải mua đâu, nhưng cuối cùng đại cữu cũng kiên quyết mua cho nàng, nghĩ sau này có bột đánh răng miễn bàn có bao nhiêu vui vẻ.
Đi dạo chợ thời gian không sai biệt lắm, nên mua gì cơ bản cũng mua cả rồi, đại cữu lên tiếng nói, "Vừa rồi ta có thấy bán mầm mống, ta qua bên kia nhìn một cái, xem có loại lương thực đồ ăn gì mới không mua một chút rồi trở về".
Nhị cữu lập tức đồng ý, đoàn người liền tiến đến sạp bán mầm mống, đến trước sạp, người đứng người ngồi chọn xe mầm mống, Chương Vân cũng đến sạp xem xem các loại mầm mống, sạp bán đa dạng các loại giống, chủ sạp là lão nhân thân thiện đón tiếp bọn họ," Đều đến xem đi, ta cũng không phải ba hoa chứ ta bán mầm mống hai mươi mấy năm rồi nên có đầy đủ, đa dạng các loại mầm mống".
Chương Vân nhất thời cũng hưng trí, trong lòng thầm nghĩ xem có thể hay không giúp đại cữu chọn mầm giống hữu ích, mặc kệ là loại nào, chỉ cần người nông dân trồng là đem đến lợi ích rồi.
Nhân cơ hội các cữa chọn mầm mống, Chương Vân liền hỏi đông hỏi tây , cơ hồ đem các loại mầm mống trong sạp đều hỏi hết một lần, lão nhân có thể thấy nàng còn nhỏ nên cũng không thấy phiền nhất thời trả lời hết cho nàng, nhưng hỏi một vòng trên dưới nàng có chút thất vọng, chỉ thấy có các loại mầm mống cơ bản, không có loại nào mới mẻ lạ lẫm cả nên cũng không có mấy giá trị.
Bởi vậy Chương Vân không khỏi có chút mất hứng, liền hỏi ông lão:" Chỗ người không có loại mầm mống đặc biệt hiếm lạ nào sao ạ".
Lão nhân có chút ngoài ý muốn nhìn Chương Vân, suy nghĩ một hồi liền đứng dậy đi đến chỗ góc đem bao bố đến chỗ nàng mở ra rồi nói:" Tiểu cô nương muốn hiếm lạ, ta thực có giống này, hai tháng trước có một gã du tăng mang đến, ta cũng chỉ được một bao nhỏ này, nghe du tăng kia nói đó là mọi rơ, kêu hạt mắt phượng liên, hiếm lạ chính là không hiểu có tác dụng gì, tiểu cô nương ngươi có cần không".
Lão nhân nói xong cười tủm tỉm nhìn Chương Vân, trong lòng lão lúc đầu chỉ muốn khoe khoang một chút cũng không nghĩ tới có thể bán được, cũng không biết có tác dụng gì nên cũng không có người nguyện ý mua, nào đâu biết tiểu cô nương này không một hai lời đòi mua, :" cái này ta muốn, bao nhiêu tiền".
Lần này lão nhân trố mắt một hồi, bất quá người làm ăn buôn bán tự nhiên linh động, có người mua tự nhiên sẽ vui vẻ, liền lấy hai mươi đồng tiền một bao nhỏ.
Đại cữu, nhị cữu cũng không hỏi Chương Vân nhiều, thấy tiểu cô nương thích cái mới liền trả tiền cầm bao nhỏ mầm mống, mua mầm mống xong đoàn người lại đi về phía quán trà lão vương tìm Chu Lai Thuỷ , rồi chờ đợi Chu Bình ở bến bờ rồi một đại gia đình lên thuyền một đường trở về.