Mục lục
Nữ Tướng Quân Cùng Trưởng Công Chúa
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết:

Tam sắc vi duật, hồng hi vân tập. Nay có nghĩa đệ Bình Đông tướng quân Lâm Phi Tinh năm nay mười tám. Tính tình ôn hòa, hiểu biết lễ nghĩa, thệ quân bốn năm, chưa từng bại trận, tiết tháo tố lệ, trung chính liêm ngung, tận hết chức vụ, thiếu niên anh tài. Trưởng công chúa của quả nhân thục thận tính thành, cần cù nhu thuận, ung cùng túy thuần, nết tốt ôn lương, khắc nhàn nội tắc, thục đức Hàm Chương. Quả nhân xem xét đã lâu, hai người này quả thật giai ngẫu thiên thành, nay đặc biệt cho phép hai người kết vi liên lí, đại hôn chi kỳ quyết định vào tết Thượng Nguyên, Nguyên Đỉnh năm 31.

Nhân đây chiêu cáo tứ hải, khâm thử.

Chiếu thư vừa ra, truyền triệu sử từ kinh thành ra roi thúc ngựa xuất động 36 lộ, đem chiếu thư của Lý Chiêu truyền đến các nơi.


Bá tánh kinh thành sôi nổi nghị luận Lâm Phi Tinh này đến tột cùng là người phương nào.

Lâm Vãn Nguyệt ở Bắc Cảnh đã có danh vọng nhất định, nhưng những tin tức đó tựa hồ còn không đủ vang để truyền tới kinh thành. Các bá tánh chỉ có thể từ trên chiếu thư suy đoán ra Lâm Phi Tinh là nghĩa đệ của Bình Đông tướng quân Hạng Kinh Nghĩa, tòng quân bốn năm, chưa từng bại trận......

Lâm Phi Tinh vốn tưởng rằng đại hôn là một sự kiện vui sướng, lại không nghĩ rằng chờ đợi nàng quả thực có thể gọi là ác mộng.

Làm phò mã hoàng gia không phải dễ dàng như vậy, đặc biệt thân phận của Lý Nhàn vẫn là đích trưởng nữ được sủng ái nhất.

Sau khi chiếu thư vừa hạ xuống được một ngày, bốn vị cô cô giáo tập liền đi tới dịch quán, trời còn chưa sáng liền đem Lâm Vãn Nguyệt từ trên giường kéo dậy. Lâm Vãn Nguyệt chỉ mặc một trung y, vẻ mặt hoảng sợ nhìn bốn vị phụ nhân đứng trước giường, cong thân mình ôm cánh tay, một bộ dáng như bị xâm phạm.


Mà bốn vị cô cô giáo tập như thường lệ đối với Lâm Phi Tinh hành lễ theo tư thế phi thường tiêu chuẩn, làm lơ hết thảy phản kháng cùng khuyên bảo của Lâm Phi Tinh, kéo đôi tay nàng ra, hai vị khác ước lượng vóc người Lâm Phi Tinh, ghi lại để cung tì cầm đi đăng báo nội đình dệt tư.

Ác mộng của Lâm Vãn Nguyệt bắt đầu rồi......

Trước tiên bắt đầu học tập từ cách nói chuyện: Nói chuyện với bệ hạ như thế nào, nói chuyện với Thái Tử như thế nào, nói chuyện với các hoàng thân khác như thế nào, nói chuyện với trưởng công chúa điện hạ trước mặt ngoại nhân như thế nào, hai người một chỗ nên nói chuyện như thế nào......

Đi đường, tư thái phong lưu như thế nào?

Còn có cách dùng cơm, toàn bộ đều phải học......

Thời điểm Hạng Kinh Nghĩa đi tìm Lâm Phi Tinh, nhìn thấy Lâm Phi Tinh đang đứng ở trong sân, đỉnh đầu đội một cái bát nước. Những binh lính cùng Lâm Phi Tinh đến từ Bắc Cảnh cùng ở trong dịch quán đều là chỗ quen biết, có người tránh ở trong phòng nhìn lén, có người thậm chí trực tiếp liền dọn ghế ngồi vào một bên vui cười xem kịch.


Nhưng khổ cho Lâm Vãn Nguyệt, lại phải hoàn thành yêu cầu của cô cô giáo tập, lại phải da mặt dày thừa nhận ánh mắt của tất cả mọi người.

Hạng Kinh Nghĩa từ rất xa liền thấy được tư thái buồn cười kia của Lâm Phi Tinh, nhịn không được cười ha ha lên.

Lâm Vãn Nguyệt nghe được tiếng cười thân mình run lên, bát chứa đầy nước trên đỉnh đầu lệch về một bên, "Xôn xao" một tiếng tràn xuống khuôn mặt của Lâm Vãn Nguyệt.

Lâm Vãn Nguyệt không dám động, thẳng thân mình, mắt nhìn phía trước, chỉ là những giọt nước kia còn theo cằm tích táp chảy xuống, trông thập phần chật vật.

Cô cô giáo tập lạnh mặt đi tới bên người Lâm Vãn Nguyệt, Lâm Vãn Nguyệt xấu hổ cười cười, bắt lấy cái bát ở trên đỉnh đầu. Cô cô giáo tập đem ấm nước tới "xôn xao" đem nước rót tràn đầy, Lâm Vãn Nguyệt chậm rãi đem cái bát một lần nữa đặt lên đỉnh đầu.
Hai người phối hợp phi thường ăn ý, chắc hẳn Lâm Vãn Nguyệt đã phải trải qua quá rất nhiều lần.

"Các vị cô cô."

"Gặp qua Bình Đông tướng quân."

Hạng Kinh Nghĩa nhìn khuôn mặt đau khổ của Lâm Phi Tinh, bộ dáng như chịu đủ tàn phá, nhịn không được cong cong khóe miệng, hoãn một hồi lâu mới đem ý cười đè ép xuống, nói với cô cô giáo tập: "Các vị cô cô, bản tướng quân phụng chỉ đón phò mã tương lai. Bệ hạ có chỉ, trước khi đại hôn Lâm Phi Tinh tạm thời ở tại Bình Đông tướng quân phủ."

"Tuân chỉ."

Hạng Kinh Nghĩa gật gật đầu, đi đến bên cạnh Lâm Phi Tinh, cuối cùng nhịn không được nở nụ cười: "Tinh đệ, bệ hạ có chỉ, trước khi đại hôn ngươi tạm thời ở lại trong phủ ta. Chúng ta đi thôi, xe ngựa đã đợi sẵn ở bên ngoài."

"Cảm ơn đại ca."

Lâm Vãn Nguyệt như trút được gánh nặng bắt lấy bát nước trên đỉnh đầu, giật giật cổ cùng bả vai đã cứng đờ. Học lễ nghi này quả thực so với thao luyện một ngày còn khiến người mệt mỏi hơn!
Lâm Vãn Nguyệt ở trong tiếng cười trêu ghẹo của đông đảo binh lính Bắc Cảnh mang theo tay nải lên xe ngựa, tới Bình Đông tướng quân phủ. Trong lòng Hạng Kinh Nghĩa biết Lâm Phi Tinh vất vả, cùng cô cô giáo tập xin nghỉ nửa ngày.

"Hạng tướng quân, hôm nay bọn nô tỳ liền để Lâm tướng quân nghỉ nửa ngày. Nhưng đại hôn chi kỳ như lửa sém lông mày, mong rằng sau này Hạng tướng quân cũng phải toàn lực phối hợp mới phải."

Hạng Kinh Nghĩa bày ra vẻ mặt cười làm lành. Các vị cô cô giáo tập đều có tiếng là người bảo thủ, tuy rằng thân phận không cao, nhưng Hạng Kinh Nghĩa cũng không dám dễ dàng đắc tội.

"Bốn vị cô cô yên tâm, bản tướng quân chỉ là sợ các vị cô cô ngựa xe mệt nhọc, huống hồ hôm nay cũng qua buổi trưa, sau đó truyền cơm. Nhị đệ ta ngu dốt, sau này còn phải nhờ các vị cô cô lo lắng."
"Vậy bọn nô tỳ liền cáo lui."

Bốn vị cô cô giáo tập xếp thành một loạt, dưới ánh nhìn chăm chú của hai người Hạng, Lâm dùng tư thái đoan trang nhất đi ra ngoài.

Người vừa đi, Lâm Vãn Nguyệt lập tức nằm liệt trên chỗ ngồi, Hạng Kinh Nghĩa nhìn nàng cười ha ha.

Bên này, Lâm Vãn Nguyệt mông còn không có ngồi nóng, người trong cung lại tới, là tiểu đồng quan thiên tư lấy sinh thần bát tự Lâm Vãn Nguyệt đi.

Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chinh, thỉnh ngày, đón dâu.(*)

(*) Tam thư, lục lễ: Nạp thái (lễ đặt vấn đề hôn nhân, dạm ngõ), Vấn danh (lễ hỏi tên tuổi, thân thế), Nạp cát (lễ tiếp nhận xem tuổi hai bên, đính hôn), Nạp chinh (lễ nhận lễ vật), Thỉnh kỳ (lễ định ngày cưới), Thân nghênh (lễ rước dâu).

Bởi vì hôn kỳ gấp gáp, chưa nạp thái trước lại tới vấn danh. Ở Ly Quốc đều là nhà trai đến hỏi bát tự nhà gái, còn Lâm Vãn Nguyệt thì ngược lại.
Sau khi quan thiên tư đem bát tự của Lâm Phi Tinh cùng Lý Nhàn hợp lại, thế nhưng phát hiện bát tự hai người trùng hợp lại là đại cát chi số, hơn nữa mệnh cách Lâm Phi Tinh sẽ trợ vượng cho Lý Nhàn, quan thiên tư lập tức đem tin tức này trình báo cho Lý Chiêu. Sau khi Lý Chiêu xem qua tâm tình cũng tốt lên một ít.

Nạp thái cùng các lễ khác trong "ục lễ" phần lớn không giống nhau. Chỉ là đưa một chút lễ vật, lễ vật lớn nhỏ thì dựa theo tình huống kinh tế gia đình nhà trai mà định.

Nhưng điểm đó, trong đoạn hôn nhân này lại không thích hợp. Hạng Kinh Nghĩa cũng minh bạch, Lâm Vãn Nguyệt không cha không mẹ, một nghèo hai trắng. Người làm đại ca như hắn, trưởng huynh như cha, trong thời gian ba ngày, Hạng Kinh Nghĩa vận dụng nhân mạch của Bình Đông tướng quân phủ ở kinh thành, vì Lâm Phi Tinh chuẩn bị: Huyền phiêu, dương, nhạn, thanh tửu, bạch tửu, canh, tắc mễ, bồ vĩ, quyển bá, gia hòa, trường mệnh lũ, giao tất, ngũ sắc ty, hợp hoan linh, Cửu Tử mặc, Ngũ Đế tiền, Lộc Đắc hương thảo, phượng hoàng, xá lợi thú, uyên ương, thụ phúc thú, cá, lộc, ô, cửu tử phụ, dương toại,...(**) hơn ba mươi loại lễ nạp thái. Danh mục quà tặng vừa trình báo lên, trước bị Đông Cung đè ép xuống, Lý Châu xem qua danh mục quà tặng, bĩu môi, cảm thấy thật sự quá keo kiệt, thật sự là quá ủy khuất trưởng tỷ của mình, lại sai người suốt đêm vơ vét, kiếm thêm cho đủ 9981 loại.
(**) Huyền trân, dê (nguyên vẹn, thiên kinh địa nghĩa, hòa thuận, tốt đẹp), chim nhạn (luôn hướng về nhau), rượu gạo, rượu trắng, lúa, lúa tắc (giống lúa quý nhất), cỏ bông lau (mềm mại, uyển chuyển, nhu hòa mọi mặt), quyển bá (hay còn gọi thanh tùng, quyển bá trường sinh, trường sinh thảo), lúa tốt, sợi tơ trường mệnh, keo sơn (keo, nhựa của cây Sơn, chỉ sự gắn bó từ trong tâm hồn), lụa ngũ sắc (sự lâu dài, bền bỉ), chuông hợp hoan (vui vẻ, hòa hợp), mực Cửu Tử, tiền Ngũ Đế (giàu sang, tươi sáng), những loại thảo mộc có hương thơm (mang đến sự cát tường), 1 đôi phượng hoàng đực cái, xá lợi thú (thể hiện sự trung thành và khiêm tốn), uyên ương (đẹp đôi, gắp bó), thụ phúc thú (thể hiện sự tôn trọng về thể xác và trái tim nhân hậu), cá (tương kính như tân), hươu (tốt lành, nhiều phúc, nhiều lộc), ô (biết làm ăn, chăm sóc chồng), cửu tử phụ (nhiều con cái), dương toại,... (Các bạn có thể tìm hiểu thêm về 30 lễ vật này ở trong "Thông Điển" của Đỗ Hựu)
Theo trình tự, sau nạp cát là nạp chinh. Nạp chinh chính là nhà trai đưa sính lễ cho nhà gái. Đây là một phân đoạn quan trọng nhất trước khi thành thân, sính lễ nhiều ít trực tiếp thể hiện ít nhiều sự coi trọng với nhà gái. Lâm Vãn Nguyệt tòng quân đến nay đã bốn năm, tính số lượng thu vào từ Thực Ấp, Lý Mộc ban thưởng, tổng cộng của cải cũng có hơn trăm kim tệ vốn liếng, số tiền này cũng đã đủ cho gia đình bình dân sinh hoạt vài đời! Chỉ là sau khi nghe Lâm Vãn Nguyệt báo xuất gia sản, Hạng Kinh Nghĩa tức giận đến lắc đầu.

"Ta nói Tinh đệ a, ngươi chẳng lẽ muốn dùng mấy trăm kim tệ này của ngươi làm sính lễ đưa cho trưởng công chúa điện hạ?"

Lâm Vãn Nguyệt nghe xong, mặt đỏ lên, cũng phát sầu.

"Ngươi cái tên tiểu tử thúi này!"

Hạng Kinh Nghĩa biết Lâm Phi Tinh làm người thanh liêm, tính tình đơn thuần thẳng thắn, không hiểu những chuyện cong cong vòng vòng đó. Hơn nữa Thực Ấp của hắn cũng còn ít, tuổi cũng nhỏ, xuất thân bố y, không có của cải là chuyện bình thường. Lại không nói thêm cái gì nữa, liền lấy 3000 kim tệ đưa cho Lâm Phi Tinh.
3000 kim tệ này vừa báo lên, Lý Châu lại từ trong Đông Cung xuất ra 3000 kim tệ nữa. Thú vị chính là: Tề Vương, Ung Vương, Sở Vương, thế nhưng cũng xuất ra 1000 kim tệ, đem sính lễ nâng lên con số 9000 kim tệ. Danh mục quà tặng nạp thái cùng sính lễ cuối cùng được trình báo lên cho Lý Chiêu, Lý Chiêu nhìn con số gật gật đầu, từ trong quốc khố xuất ra thêm 1000 kim tệ đắp vào sính lễ, đem sính lễ vạn kim này thêm vào trong danh sách lễ vật dài đến không thể dài thêm nữa......

Sự tôn quý của Trưởng công chúa, bởi vậy có thể thấy được rõ ràng thêm một chút.

Những sự tình còn lại cơ bản liền không cần Lâm Vãn Nguyệt lo liệu, nàng chỉ cần hảo hảo học tập cung lễ chờ đợi ngày lành tháng tốt là được.

Giá y của Lý Nhàn từ khi nàng được sinh ra liền có nội đình dệt tư chuẩn bị, vải vóc, tú dạng, phối sức, đều là tốt nhất.
Hiện giờ buổi hôn lễ này, tuy là tập hợp thế lực từ bốn phương tám hướng, nhưng vẫn như cũ tồn tại rất nhiều vấn đề.

Lễ phục lúc trước của Lý Trung là từ đã hơn một năm trước kia, thánh chỉ vừa hạ xuống liền bắt đầu chuẩn bị. Đến thời điểm Lâm Phi Tinh được ban hôn thì thời gian quả thật rất gấp rút, mấy trăm vị tú nương không ngủ không nghỉ gấp gáp chế tạo.

Lễ phục nhưng thật ra lại là việc nhỏ, vấn đề lớn nhất chính là phò mã phủ. Phò mã phủ Lý Trung là được Bình Dương Hầu phủ bỏ vốn kiến tạo đã hơn một năm, chỉ kém một tấm biển liền hoàn công. Chỉ là tổng không thể để Lâm Phi Tinh ở trong phủ đệ Lý Trung, truyền ra ngoài sẽ khiến bá tánh cảm thấy thiên gia khinh người, lễ phục có thể chế tạo gấp gáp, phò mã phủ cũng không phải trong mấy ngày là có thể xây xong.
Làm sao bây giờ đây? Lý Chiêu tay áo vung lên, mệnh phò mã ở trong phủ công chúa, đợi tân phò mã phủ tu sửa xong lại dọn nhà......

Nhận được thánh chỉ này Hạng Kinh Nghĩa vui vẻ trêu ghẹo Lâm Phi Tinh diễm phúc không cạn, ngay cả bệ hạ đều tạo cơ hội cho nàng.

Ở Ly Quốc, sau khi công chúa cùng phò mã đại hôn cũng là có phủ đệ riêng. Nói như vậy phò mã có thể chủ động đến công chúa phủ bái nhập, phần lớn là công chúa truyền triệu đem phò mã đưa tới. Nhưng cho dù phò mã ngủ lại bên trong công chúa phủ, phu thê hai người cũng không nhất định cùng tẩm, phải được công chúa sai người trước đốt đèn ở trước tẩm điện, phò mã thấy đèn mới có thể đi vào.

Đương nhiên cũng không thiếu phu thê cẩm sắt hài hòa, suốt ngày dính ở bên nhau, nhưng về cơ bản cũng phải hoàn thành bộ lễ pháp này.
Sau đại hôn, hoàng đế sẽ từ trong cung điều phối đến công chúa phủ một người cô cô, chuyên môn phụ trách ký lục phò mã bái nhập, công chúa truyền triệu, cùng với số lần công chúa đốt đèn nhập lục, trình báo lại, lấy điều này mà phán đoán cảm tình công chúa cùng phò mã như thế nào.

Mà đạo thánh chỉ này của Lý Chiêu, người ở bên ngoài nhìn vào sẽ thấy xác thật là cho Lâm Phi Tinh không ít chuyện hay.

Đương nhiên, những việc này trước kia Lâm Vãn Nguyệt không biết, thẳng đến sau khi bị cô cô giáo tập "bù lại" cung đình lễ nghi mới biết được......

Nhật tử một ngày lại một ngày trôi qua, Lâm Vãn Nguyệt trong khoảng thời gian này vẫn luôn ở trong giãy giụa cùng chờ mong.

Nàng suy nghĩ thật lâu, cảm thấy vẫn là tìm cơ hội gặp mặt Lý Nhàn một lần, thẳng thắn giới tính, bày tỏ tiếng lòng. Nàng muốn nói cho Lý Nhàn, nàng bất đắc dĩ ra vẻ nam nhi, nhưng tâm tư đối với nàng là thật sự. Mặc kệ đáp án cuối cùng của  Lý Nhàn như thế nào, Lâm Vãn Nguyệt đều cảm thấy bản thân nàng hẳn là nên cảm kích, nàng cũng nguyện ý đem thân gia tánh mạng của chính mình giao vào tay của Lý Nhàn.
Chỉ là, lễ pháp lại có quy định, trước đại hôn một tháng, hai bên nam nữ không được gặp mặt.

Ở trong sự rối rắm thấp thỏm chờ mong cùng khát khao của Lâm Vãn Nguyệt, tết Thượng Nguyên, Nguyên Đỉnh năm 31 rốt cuộc tới.

Đại hôn ngày đó, Lâm Vãn Nguyệt mặc lễ phục đứng ở trước cửa trưởng công chúa phủ, thảm đỏ trải mười dặm, vẫn luôn trải từ trưởng công chúa phủ cửa đến hoàng cung nội viện.

Ở Ly Quốc, đại hôn ngày đó nhiều nam tử đại diện nhà gái đưa tân nương đến nhà trai.

Lý Châu mặc triều phục trữ quân, cưỡi trên đại mã cao, đi ở đằng trước, 24 người nâng hoàng giá kiệu liễn, phía trong là Lý Nhàn mặc một thân giá y ngồi ngay ngắn.

Theo phía sau kiệu liễn là của hồi môn của Lý Nhàn, một chiếc đầu đi theo Lý Nhàn ra khỏi cửa cung, một chiếc cuối cư nhiên còn ở đứng ở Vị Minh Cung.
Toàn bộ Thiên Đô Thành, tịnh phố sái thủy, trên đường chỉ có đưa thân đội ngũ, hàng quán ven đường toàn bộ chật ních. Chủ nhân của những tửu lâu có chút vị trí tốt đều linh mẫn, đem những chỗ ngồi tốt nâng giá bán đi, mặc dù như vậy vẫn có nhiều người sẵn sàng tốn số tiền lớn mua những vị trí dựa vào cửa sổ, để chứng kiến một màn đưa dâu rầm rộ!

Thiên Đô Thành quanh năm không có tuyết, nhưng nay là thời điểm có thể xem như lạnh nhất trong năm. Lâm Vãn Nguyệt đứng ở trước cửa trưởng công chúa phủ, lòng bàn tay đổ mồ hôi.

Hạng Kinh Nghĩa cười vỗ vỗ bả vai Lâm Phi Tinh: "Thế nào, khẩn trương đi?"

"Ân!" Lâm Vãn Nguyệt gật gật đầu, miệng lưỡi khô khốc, trái tim trong lồng ngực nhảy liên hồi.

Rốt cuộc, đội ngũ đưa thân từ rất xa đi tới!

(*) Giải thích thêm "Tam thư lục lễ" cho ai có hứng thú:
Phong tục cưới hỏi của người Trung Quốc có những nét rất độc đáo, riêng biệt góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa đất nước. Người xưa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải "môn đăng hộ đối" và thực hiện đủ "tam thư, lục lễ".

Hôn lễ truyền thống của Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa của họ. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng hoàng hôn là giờ lành, cho nên sẽ làm lễ cưới vợ vào lúc hoàng hôn, bởi vì nguyên nhân này, lễ kết hợp của phu thê được xưng là "Hôn lễ" (昏礼, chứ không chỉ đơn thuần mang nghĩa kết hôn 婚礼như ngày nay). Trong "ngũ lễ", hôn lễ thuộc "gia lễ", là sự kiện quan trọng thứ hai trong đời người, sau lễ đội mũ của con trai và lễ cài trâm (cập kê) của con gái.

Hôn nhân cổ đại Trung Quốc là chế độ một chồng một vợ nhiều thiếp, trong chế độ hôn nhân này, thiếp thất địa vị thấp hơn vợ cả (đích thê, 嫡妻). So với vợ cả, nghi thức cưới thiếp tương đối đơn giản. Nghi thức cưới vợ thì tương đối phức tạp và long trọng.
Cái gọi là Tam thư là chỉ Sính thư, Lễ thư và Nghênh thân thư. Sính thư là giấy viết định thời gian việc thành hôn, được coi như bản khế ước đính hôn. Lễ thư là giấy viết các việc khi làm hôn lễ cho nhà gái, giấy có viết số lượng và tên gọi các lễ vật. Nghênh thân thư là giấy ghi thời gian đón dâu chính thức.

Cái gọi là Lục lễ là chỉ Nạp thái (lễ đặt vấn đề hôn nhân, dạm ngõ), Vấn danh (lễ hỏi tên tuổi, thân thế), Nạp cát (lễ tiếp nhận xem tuổi hai bên, đính hôn), Nạp chinh (lễ nhận lễ vật), Thỉnh kỳ (lễ định ngày cưới), Thân nghênh (lễ rước dâu).

Tam thư lục lễ thực hiện trước lễ Thân nghênh.
Nạp thái tức là trên cơ sở hôn nhân nói trên, tức được mệnh lệnh đồng ý của cha mẹ và lời nói của người mai mối, nó là tiền đề căn bản cho để thực hiện Tam thư lục lễ. Nhà trai đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái. Sau khi nhà gái đồng ý, nhà trai tiến hành lễ Nạp thái với nhà gái. Thông thường nhà lễ vật Nạp thái nhà trai tặng là một đôi chim nhạn sống. Chim nhạn khi trời lạnh thì bay về phương nam, khi ấm lại trở về phương bắc, được coi là thuận ứng với đạo âm dương giữa trời đất. Hơn nữa chim nhạn kết đôi trung trinh không đổi thay, một con chết thì con còn lại sẽ cô độc đến già. Nạp thái tặng chim nhạn chính là biểu đạt tâm nguyện tốt đẹp thuận ứng với âm dương tự nhiên, trung trinh đối với hôn nhân.

Vấn danh thực ra không phải là hỏi tên người nữ mà là ngày, giờ, tháng, năm sinh (sinh thần bát tự). Cần xem ngày giờ sinh của người nữ hợp với người nam thì mới có thể thành hôn.
Nạp cát là lễ tiếp sau Vấn danh. Lễ này tương đương với lễ đính hôn ngày nay. Nhà trai thông báo kết quả tốt lành cho nhà gái sau khi xem tuổi sau lễ Vấn danh, đồng thời nhà trai đích thân đem lễ vật đến cho nhà gái để ký kết hôn ước. Lễ phật lúc này đa phần là đồ trang sức, khí cụ, lụa v.v.. Bày tỏ trong tương lai không xa sẽ chính thức nghênh đón cô gái.

Nạp chinh tiếp ngay sau đó. Nhà trai trong quá trình này cần phải đem tất cả những sính lễ đến tặng nhà gái, lễ tiết khá phức tạp. Sau đó nhà gái sẽ trả lại một phần sính lễ, hoặc là mua lễ vật mới tặng nhà trai, hoặc là tặng quần áo giày tất mà cô gái đích thân làm cho chàng trai. Số lượng sính lễ và hồi lễ thông thường là 8 loại, phần nhiều đều có tên gọi cát tường như ý.
Thỉnh kỳ là khâu thứ 5. Từ cái tên có thể thấy nghĩa là nhà trai tính ra ngày tốt kết hôn, mời nhà gái xem. Khâu này tuy không phức tạp nhưng lại rất thú vị. Mọi người xưa nay đều rất cầu kỳ coi trọng ngày tốt, việc hiếu hỉ cưới xin đều phải chọn ngày tốt lành thuận lợi. Nhưng kết quả bói toán từ xưa đến nay luôn luôn thay đổi theo phương pháp xem, 10 thầy bói có thể tính ra 10 ngày lành khác nhau. Sau này lưu hành phép tính theo âm dương ngũ hành, kết quả bói toán sai khác nhau ít. Tính toán ngày lành chủ yếu là tránh những ngày đại hung, thậm chí còn phải tránh những năm không tốt lành.

Thân nghênh là khâu cuối sau Thỉnh kỳ. Chú rể đón cô dâu về nhà, làm lễ hợp cẩn, bách niên hảo hợp. 

(Nguồn: Sưu tập từ nhiều nguồn trên gg và baidu)
Editor có điều muốn nói: Ulatrrrrrr cuối cùng cũng edit xong chương này rồi, nhưng cái cột sống tui nó không được ổn lắm... Đầu thì ong ong toàn quyển bá, tắc mễ, gia hòa,... Ơ ơ ban đêm có cầu vòng ... @[email protected]

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK