Chúng tôi đi tới một quán cà phê, vừa hay trong quán tổ chức kỷ niệm một năm mở quán, đưa một loại cà phê mới ra bán.
Vì loại cà phê mới có giá đặc biệt nên tôi với Sơ Hồng Đạo cùng gọi một cốc.
"Quán này thật hảo tâm." Sơ Hồng Đạo uống một ngụm xong bèn nói.
"Sao lại hảo tâm?"
"Cà phê khó uống như vậy, may là một năm chỉ đưa ra có một lần, nếu ngày nào cũng uống thì chịu sao nổi?"
Anh ta lại bắt đầu bài kể chuyện cười nhạt như nước ốc của mình, tôi thà chuyên tâm uống thứ cà phê khó nuốt này còn hơn,
"Cậu có biết vì sao cậu với ông chủ lại không hợp nhau không?" Anh ta đột nhiên quay đầu sang hỏi tôi.
"Vì sao?"
"Vì hôm nay cậu mặc áo sơ mi kẻ sọc màu xanh."
"Hả?"
"Áo sơ mi kẻ sọc xanh không phải trông rất giống cách cách Blue sao?" Nói xong anh ta lại cười lên ha hả.
(Cách cách blue là cách nhìn của những người có quan điểm bất đồng dành cho nhau)
Tôi tiếp tục uống cà phê, giả chết không để ý tới anh ta nữa.
"Tiểu Kha, nói thật ra. Vừa rồi khi họp cậu nói hay lắm."
"Thật không?"
"Quan điểm của cậu rất đầy đủ, tôi coi như mở rộng tầm mắt đấy. Cho nên tôi hẳn nên cám ơn cậu."
"Hả? Đừng khách khí. Tôi cũng chỉ lý luận suông thôi."
"Ha ha! Đừng khiêm tốn như vậy." Sơ Hồng Đạo vỗ vỗ vai tôi: "Tôi muốn hỏi cậu, dánh giá mực thủy triều tăng ở cửa sông Đạm Thủy, vì sao cũng nằm trong hệ thống dự báo?"
"Dự báo nước lũ chủ yếu là căn cứ vào dự báo lượng mưa. Có lượng mưa, đổi thành lưu lượng nước sông cùng mực nước, từ đó đoán đuợc độ an toàn của đê. Đối với quy trình thiết kế đê điều mà nói, trước hết phải phân tích tần suất. Ví dụ như đánh giá tần suất lượng mưa trong một trăm năm, lại tính thành tần suất lũ lụt trong một trăm năm, sau đó mới thiết kế độ cao đê điều sao cho có thể chống được lũ lụt trong một trăm năm."
Tôi uống một hớp cà phê, tiếp tục nói: "Nhưng gió với khí áp của bão sẽ khiến do nước ở cửa sông dâng cao, loại thủy triều dâng này vượt xa so với mức thủy triều của nước biển bình thường. Còn nước biển cũng dọc theo sông Đạm Thủy chảy ngược lên, có thể tới Tịch Chỉ ở gần sông Cơ Long, bởi vậy àng khiến cho mực nước sông dâng lên. Cho dù bão không tạo thành lượng mưa quá lớn ở thượng lưu, nhưng vẫn có thể vì mức thủy triều dâng cao ở hạ lưu khiến cho nước lũ tràn khỏi đê."
"Vậy đập chứa nước Phỉ Thúy xả lũ thì sao?" Cơ Hồng Đạo lại hỏi.
"Đầu tiên phải làm rõ cái này dã, đập chứa nước nhất định là cống hiến trực diện đối với việc chống lũ. Có đập chứa nước ở thượng lưu sẽ ngăn rất nhiều nước vốn sẽ chảy xuống hạ lưu. Nhưng đập chứa nước tuyệt đối không thể để quá đầy, nếu không một khi vỡ đập có thể sẽ bao phủ hơn nửa cái Đài Bắc. Vì vậy khi đập chứa nước không chứa nổi quá nhiều nước vậy phải xả lũ. Vạn nhất phải xả lũ vậy điều phối lượng nước lũ xả ra như thế nào cũng là học vấn. Chẳng hạn như một trăm khối phân ra xả trong ba ngày với xả hết trong một ngày cũng không giống nhau. Cho dù cùng là xả hết trong ba ngày, vậy rốt cuộc là 50 30 20 hay là 40 20 40, cũng không giống nhau."
"A." Một lúc sau, Sơ Hồng Đạo lên tiếng, sau đó đứng dậy bảo: "Đi thôi, cũng phải về làm rồi, bằng không ông chủ lại bảo: 'Các cậu uống cà phê cũng mất hơn 10 phút, làm sao có thể tranh thủ thêm 10 phút cảnh báo chống lũ đây?' Loại logic này chẳng khác nào chỉ cần nhà cậu từng có hỏa hoạn, cậu sẽ không có tư cách làm nhân viên cứu hỏa, đều thật vớ vẩn."
Vẻ mặt Sơ Hồng Đạo như rất không đồng ý.
Tôi biết Sơ Hồng Đạo đang an ủi mình, cho nên khi làm việc buổi chiều tâm trạng cũng không buồn như trước.
Nhưng lúc lơ đãng tôi vẫn nhớ tới thời gian làm việc ở Đài Nam trước kia.
Lúc trước hẳn nên ở lại Đài Nam thêm một thời gian, có lẽ còn có cơ hội tìm công việc khác.
Giờ cảm thấy văn phòng hiện tại thật quá lớn, bản thân mình lại trở nên vô cùng nhỏ bé.
Sau khi tan tầm vẫn phải ngồi xe bus, bất quá thời gian tan tầm của tôi trễ hơn bình thường, vì vậy không gặp phải tắc đường, tôi chỉ phải ngồi xe bus 20 phút.
Sau khi xuống xe, trên đường trở về thấy vài đống rác sắp chất cao tới hai tầng lầu, nội thất với đồ đạc linh tinh đều ướt sũng nước.
Rất nhiều cửa hàng bật máy bơm, tiếng đông cơ vang lên rầm rĩ, cố gắng bơm hết nước trong nhà ra.
Tôi đã học công trình thủy lợi nên đương nhiên biết thiệt hại do nước lũ chỉ có thể giảm bớt, không cách nào hoàn toàn tránh khỏi.
Nhưng cảnh tượng sau cơn lũ vẫn thật khủng khiếp, khiến tôi không khỏi có đôi chút cảm giác tội lỗi.
Trở lại nhà C, mở cửa ra, mùi đồ ăn thơm nức mũi.
"Cậu đã về." Diệp Mai Quế trong phòng bếp, quay lưng về phía tôi nói.
"Ừ." Tôi ngồi phịch xuống ghế sô pha, cả người không còn chút sức lực.
"Cơm sắp nấu xong rồi."
"Cơm? Sao cô biết tôi sẽ muộn?"
"Nói nhảm. Tôi dậy rồi còn thấy cậu chưa ra khỏi cửa là biết rồi."
"Cô thật lợi hại. Đáng lẽ cô nên đến làm công trình thủy lợi, cô ước lượng thời gian tốt hơn tôi nhiều."
"Cậu đang nói linh tinh gì thế." Cô quay đầu lại nói: "Mau tới giúp tôi đem đồ ăn lên phòng khách."
Diệp Mai Quế đem món ăn cuối cùng lên phòng khách, sau đó ngồi xuống nói: "Mình cùng ăn đi."
Tôi vốn đưa tay ra định cầm chén đũa, nghe câu này xong đột nhiên ngưng lại.
"Cô có thể lặp lại lần nữa không?"
"Sao?"
"Câu nói vừa rồi ấy."
"Lời hay không nói hai lần." Cô trừng mắt nhìn tôi một cái: "Mau ăn cơm đi, thật rỗi hơi."
Không phải tôi rỗi hơi, chỉ là đột nhiên lại nhớ tới chị.
Trước kia trong góc tối quảng trường, chị luôn dùng câu: "Mình cùng nhảy đi." mang tôi khỏi bóng tối.
Hôm nay, câu nói của Diệp Mai Quế: "Mình cùng ăn đi." Không ngờ lại có hiệu quả như nhau.
"Hôm nay lại bị mắng hả?" Diệp Mai Quế nhìn tôi hỏi một câu.
"Coi như vậy đi."
"Tôi biết mà."
"Cô hình như cái gì cũng biết nhỉ."
"Đương nhiên." Cô lấy đũa chỉ vào mặt tôi: "Viết hết trên mặt cậu mà."
"Thật không?" Tôi sờ sờ hai má: "Trên mặt tôi có viết: 'tôi lại bị mắng' à?"
"Không. Trên mặt cậu viết: 'Tôi không nghe lời khuyên của người ta cho nên đi muộn bị mắng cũng đáng đời.'"
"Cô đâu có khuyên bảo? Đó gọi là cảnh cáo."
"Thật không?" Cô buông đũa suống: "Cậu có thể lặp lại lần nữa."
"Là khuyên bảo, đúng là khuyên bảo."
Tôi và một ít cơm, chuyên chú gắp thức ăn.
Chúng tôi lại im lặng, không nói gì với nhau nữa, ngay cả đũa cũng không chạm vào nhau.
Sau khi ăn no, Diệp Mai Quế gọi một tiếng, tôi mới quay sang nhìn cô.
"Trên báo có nói, đê điều của thành phố Đài Bắc có thể chống đỡ nước lũ trong hai trăm năm." Diệp Mai Quế mở miệng nói.
"Ừ."
"Vậy sao lần này lại ngập lụt nghiêm trọng như vậy?"
"Làm sao tôi biết được."
Tôi lại cúi đầu xuống ăn cơm.
"Này!" Diệp Mai Quế lại đột nhiên gọi một tiếng.
"Sao vậy?" Tôi cắn đũa, nhìn cô.
"Tôi đang hỏi cậu mà."
"Sao lại hỏi tôi?"
"Cậu học thủy lợi, không hỏi cậu chẳng lẽ đi hỏi mấy cô cho thuê sách sao?"
"Đừng hỏi mấy cô cho thuê sách, tính khí các cô ấy không tốt lắm."
"Rốt cuộc cậu có nói hay không?"
"Chờ tí nữa cô rửa chén xong tôi sẽ nói."
"Vậy quên đi." Cô quay đầu đi, không để ý tới tôi nữa.
"Cô có biết Lý Bạch không?" Tôi thử mở miệng, có điều cô vẫn không phản ứng.
"Cô có biết Lý Bạch có một bài thơ tên là 'Tương tiến tửu' không?" Cô vẫn không chút phản ứng.
"Trong 'Tương tiến tửu' chẳng phải có câu: 'Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống' sao?" Cô vẫn không chút phản ứng.
"Cô có biết vì sao Lý Bạch lại nói vậy không?"
"Rốt cuộc cậu định nói gì." Cô rốt cuộc cũng phản ứng lại, có điều lại là trừng mắt nhìn tôi: "Nói hết một lần đi."
"À. Tôi định hỏi cô có biết vài sao Lý Bạch nói: 'Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống' không?"
"Nước sông Hoàng vốn khởi nguồn từ núi Bayanhar ở Thanh Hải, chiều cao so với mặt nước biển hơn 4500 mét, cho nên Lý Bạch mới nói nước sông Hà như từ trên trời đổ xuống." Một lát sau cô mới trả lời.
"Chỉ như vậy thôi sao?" Tôi buông bát đũa, hỏi lại: "Những con sông lớn nổi danh ở Trung Quốc đều bắt nguồn từ những ngọn núi cao, vì sao Lý Bạch không nói: 'Nước Trường Giang từ trời cao đổ xuống'? Ông ấy khinh sông Trường Giang à?"
"Được, vậy mời "ngài' giải thích cho tôi. Tiểu nữ xin chú ý lắng nghe."
"Không dám không dám." Tôi nói xong lại ngầm miệng.
"Mau nói đi!"
"Tôi nói rồi, tôi không dám mà."
"Này!" Diệp Mai Quế cũng buông bát đũa xuống: "Cậu còn không nói tôi kêu Tiểu Bì cắn cậu đấy."
"Được rồi, tôi nói." Tôi nhìn qua Tiểu Bì, cười với nó một cái rồi mới nói: "Vì lượng bùn cát trong sông Hoàng rất lớn, thường xuyên lắng xuống đáy sông, khiến cho mực nước hai bên bờ sông dâng cao, vì vậy đê ở hai bên bờ sông phải không ngừng dựng cao mới chống được nước lũ. Đáy sông không ngừng bị ứ đọng nên thậm chí có khi đáy sông còn cao hơn mặt đường. Cô nghĩ thử xem, nếu đáy sông cao hơn so với những nơi khác vậy nhìn từ xa lại không phải sẽ cảm thấy nước sông như đang chảy ở trên trời à?"
"À. Thế nên Lý Bạch mới nói: 'Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống'?" DIệp Mai Quế gật đầu.
"Ừ. Lý Bạch không hổ là nhà thơ vĩ đại, sự tưởng tượng và sáng tọa của câu thơ này đều thật tuyệt vời."
"Vậy thì liên quan gì tới chuyện ngập lụt ở Đài Bắc?"
"Gần bốn mươi năm nay ở lưu vực sông Cơ Long, đất đai hai bên bờ sông đều đã được khai phá và sử dụng, trong sông cũng xuất hiện hiện tượng lắng đọng, lòng sông đã dâng cao."
"Vậy sao?"
"Ừ. Hơn nữa kế hoạch chống lũ của Đài Bắc được phác thảo từ năm 1964, tới nay đã gần bốn mươi năm. Trong bốn mươi năm này, Đài Bắc phát triển nhanh chóng, rất nhiều chỗ ban đầu chỉ là đất đai giờ đã biến thành cao ốc. Một trận mưa ở bốn mươi năm trước nếu tới ngày nay, lưu lượng nước tạo thành trên sông cũng không giống nhau."
"Sao lại không giống?"
"Nói đơn giản thì cho dù là cùng một lượng mưa, lưu lượng nước trên sông hiện giờ sẽ lớn hơn trước kia."
Tôi dừng lại một chút, tiếp đó nói: "Hơn nữa nước lũ cũng tới nhanh hơn."
"Thế thì sao?"
"Cho nên thiết kế chiều cao của đê trước kia có thể phòng chống lũ được hai trăm năm, nhưng tới giờ chỉ còn lại không tới năm mươi năm. Hơn nữa đê điều của Đài Bắc cũng không an toàn như cô tưởng."
"Vậy phải làm sao?"
"Có thể nâng cao đê, nhưng nâng cao đê không phải cách trị tận gốc. Phải kiểm soát cả sông Cơ Long, cũng phải hạn chế khai phá sử dụng đất quá mức, không được tranh đất với sông. Mặt khác, mở một nhánh chia lũ, phân tán nước lũ của sông Cơ Long cũng là một cách có thể thực hiện. Có điều làm theo cách này sẽ rất tốn tiền của, công trình cũng không dễ tiến hành."
"Thêm nhiều trạm bơm nước không được sao?" Cô suy nghĩ một chút rồi lại hỏi.
"Trạm bơm nước bình thường đều được thiết lập ở cạnh đê, bơm nước lũ trong nội thành ra sông, cho nên đối với phòng chống ngập lụt trong thành phố mà nói, trạm bơm nước đương nhiên có tác dụng. Nhưng vì trạm bơm nước không ngừng trút nước vào sông, vô hình trung lại tăng thêm gánh nặng cho dòng sông."
Tôi ngừng lại một chút, quay sang hỏi cô: "Nếu nước lũ không lớn, trạm bơm nước đương nhiên có thể nhanh chóng xả hết nước ra sông, tránh cho nội thành ngập nước.
Nhưng nếu gặp trận lũ lớn, nước sông đầy tràn, vậy trạm bơm nước phải xả nước ra đâu?"
"Cho nên mấu chốt vẫn nằm trên sông Cơ Long sao?"
"Ừ, cô thật thông minh." Tôi mỉm cười rồi nói tiếp: "Sông Cơ Long có một số vấn đề, ngoại trừ những chuyện vừa nói đến ra, còn có vấn đề của cầu Trung Sơn. Những điều đó hẳn đều nằm trong phương án kiểm soát sông Cơ Long."
"Cầu Trung Sơn thì có vấn đề gì?"
"Sông gần cầu Trung Sơn rộng chừng một trăm mét, nhưng thượng lưu chiều rộng của sông lại lên tới bốn trăm mét. Nước lũ khi đi qua cầu Trung Sơn, dòng sông lại đột nhiên hẹp lại, mực nước sẽ dâng lên, cũng làm cho mực nước ở lượng lưu dâng lên. Mực nước dâng lên, nước lữ đương nhiên sẽ dễ tràn khỏi đê hơn."
"Vậy phải làm sao để kiểm soát sông Cơ Long?"
"Cái này tôi cũng không biết."
"Vì sao?"
"Vì kiểm soát một con sông ở Đài Loan có khi không phải là chuyện công trình mà là chuyện chính trị. Cô nên hỏi chính trị gia vĩ đại chứ đùng hỏi loại kỹ sư nhỏ hay đi muộn như tôi."
Diệp Mai Quế nghe xong dường như có chút nghi hoặc, cúi đầu, không nói gì.
"Có điều nghĩ lại cũng hay, làm không tốt trăm ngàn năm sau, 'Nước Cơ Long từ trời cao đổ xuống' sẽ trở thành câu thơ nổi tiếng đấy." Tôi cười nói.
"Cậu còn vui mừng trên tai họa của người khác à?" Diệp Mai Quế ngẩng đầu trừng mắt với tôi.
"Thật xin lỗi. Tôi không nên đùa như thế."
"Đừng quên, giờ cậu cũng ở Đài Bắc, không phải ở Đài Nam."
"Nhưng mà..." Tôi thở dài một hơi: "Có lẽ tôi nên về Đài Nam."
"Sao đột nhiên lại muốn về Đài Nam?"
"Không có gì." Tôi mỉm cười: "Nói thế thôi."
Diệp Mai Quế nhìn tôi một cái, không hỏi tiếp.
Cô đứng dậy, bắt đầu thu dọn bát đũa, bê vào phòng bếp, vặn vòi nước.
"Để tôi rửa bát cho." Tôi đi theo vào trong bếp.
"Không cần đâu." Cô quay lại: "Cậu tay chân cậu nhất định rất vụng về."
"Bị cô đoán trúng rồi." Tôi cười.
Tôi đứng sau Diệp Mai Quế, không hề nhúch nhích, nhìn cô rửa bát.
Cô rửa xong, lau khô tay, quay đầu lại thấy tôi đứng sau lưng.
"Sao? Rửa bát có gì mà nhìn?"
"Tôi chỉ muốn giúp, lại không biết nên giúp ra sao."
"Hừ, thật mới lạ." Nói xong, cô trở lại ngồi lên ghế của mình, bật tivi.
Tôi cũng trở lại ghế của mình.
"Tâm trạng cậu khá hơn chút nào chưa?" Diệp Mai Quế mắt nhìn tivi, hỏi tôi.
"Tâm trạng? Tâm trạng tôi có gì không tốt."
"Tâm trạng tốt là được rồi, không tốt mới không hay. Có gì mà cứ giấu mãi."
"À. Lúc vừa về tâm trạng quả thật không tốt lắm, có điều nghe cô nói một câu xong, tâm trạng tốt hơn rồi."
"Câu nào cơ?"
"Chính là câu mà cô bảo 'lời hay không nói hai lần' ấy."
"Ừm." Cô ừm một tiếng.
"Tâm trạng anh không tốt vì đi muộn bị mắng à?"
"Coi như vậy đi."
Diệp Mai Quế rời mắt khỏi tivi, nhìn tôi: "Rốt cuộc xảy ra chuyện gì?"
Tôi nhìn cô, ánh mắt cô thật ôn nhu.
Cho nên tôi đem cuộc nói chuyện với ông chủ ở phòng họp hôm nay ra, kể với cô.
"Ừm." Nghe xong, cô lại ừm một tiếng.
"Cậu đã nói lời mình nên nên nói đúng không?" Diệp Mai Quế tắt tivi, hỏi tôi.
"Đúng vậy."
"Cậu đã làm chuyện cậu nên làm đúng không?"
"Đúng vậy."
"Vậy cậu cần gì phải phiền lòng."
"Ừm." Tôi cũng ừm một tiếng.
"Cũng như đèn xanh đèn đỏ trên đường vậy, đèn đỏ nên sáng thì đèn đỏ sáng, đèn xanh nên sáng thì đèn xanh sáng. Luôn là một cái cho phép đi, một cái ngăn cản. Nếu cậu đèn đỏ sáng đương nhiên sẽ bị những người đang vội vã ghét, nhưng đó là cậu làm việc mà cậu nên làm. Không thể vì lấy lòng mỗi chiếc xe mà đèn xanh sáng được."
"Ừ. Cám ơn cô, tôi hiểu rồi."
"Nhớ đấy, đèn đỏ nên sáng thì đèn đỏ sáng."
"Giờ tôi có thể để đèn đỏ sáng sao?" Tôi nghĩ một chút rồi hỏi cô.
"Đương nhiên có thể rồi."
"Canh cá vừa rồi vị rất lạ, uống không ngon."
"Cậu lặp lại lần nữa đi." Diệp Mai Quế ngồi thẳng dậy, nhìn chằm chằm vào tôi như muốn vượt đèn đỏ.
"Nhưng khẩu vị thật độc đáo, có vẻ đặc biệt riêng." Tôi nhanh chóng cho đèn xanh sáng.
"Hừ."
Diệp Mai Quế cầm sách lên, bắt đầu đọc.
Tôi ngồi cùng cô một lúc, mãi tới khi phải về phòng sủa sang lại tài liệng mang từ công ty về.
"Tôi về phòng trước." Tôi đứng dậy.
"Ừ."
Đi được vài bước, giọng nói của Diệp Mai Quế lại vang lên sau lưng tôi: "Kha Chí Hoành."
"Chuyện gì?" Tôi dừng chân.
"Mình cùng ăn đi."
Diệp Mai Quế nói xong, khóe miệng nở một nụ cười nhẹ nhàng.
"Ừ."
Còn tôi cũng cười rất vui vẻ.
Buông lỏng tâm tình, tay phải mang cặp công tác cũng buông lỏng theo, vì vậy cặp công tác rơi từ trên tay tôi xuống .
oOo
Tôi bước hai bước về phía trung tâm vòng tròn, sau đó ngừng lại.
Vì tôi phát hiện chị đang đứng ở chính giữa vòng tròn trong quảng trường.
"Chúng ta sẽ mời chị Ý Khanh cùng anh Mộc Qua dạy chúng ta nhảy điệu 'hoa hồng đêm' này."
Đàn an luôn mở miệng bảo chúng tôi mời bạn nhảy nói thêm câu này.
Giờ tôi mới biết hôm nay chị phải dạy nhảy, hơn nữa còn là điệu nhảy hoa hồng đêm.
Tôi vốn chẳng cần biết anh Mộc Qua là ai, thậm chí đã quên anh ta tên là Mộc Qua? Tây Qua? Hay là Cáp Mật Qua?
(Mộc qua: đu đủ
Tây qua: dưa hấu
Cáp mật qua: dưa mật)
Ánh mắt tôi, chỉ nhìn vào chị.
Chị hôm nay thật khác, mái tóc như cố tình chải chuốt.
Còn bộ quần áo trắng thanh khiết trước kia cũng đổi thành một bộ sáng màu, xuất hiện màu đỏ hiếm thấy.
Lần đầu tiên thấy chị như vậy, tôi không khỏi ngơ ngác nhìn, chẳng cử động nổi.
Tới lúc tôi hoàn hồn, mọi người đã từ từ tạo thành hai vòng tròn, nam trong nữ ngoài.
Nam nữ quay mặt vào nhau, đứng sóng vai. Hai tay hạ xuống, không nắm tay nhau.
Tôi nhanh chóng lui lại vài bước, rời khỏi điệu nhảy này.
Chị giải thích điệu nhảy này rất cẩn thận, khi nhảy làm mẫu cũng cố ý làm thật chậm.
Tôi cố gắng ghi nhớ mỗi câu nói, mỗi động tác của chị.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, sư phụ trước khi lâm chung luôn đem võ học cả đời ra, dùng khẩu quyết truyền cho đồ đệ.
Tôi cũng như tên đồ đệ kia, dụng tâm ghi nhớ mỗi câu khẩu quyết.
Chân ngoài đặt chéo trước chân trong (bạn nhảy đối mặt), chân trong bước tại chỗ, chân ngoài bước chếch (quay mặt vào nhau), dừng.
Chân trong đặt chéo trước chân ngoài (bạn nhảy quay lưng), chân ngoài bước tại chỗ, chân trong bước chếch (quay mặt vào nhau), dừng.
Từ tám nhịp đầu tiên của điệu nhảy này trở đi, tôi bèn coi bước nhảy như công thức để ghi nhớ.
Chị dạy xong, gật đầu về phía loa phóng thanh.
Trong lúc chờ âm nhạc vang lên, chị mỉm cười nói: "Đây là điệu nhảy của những các đôi tình nhân, cho nên bước nhảy phải thật nhẹ nhàng, ngàn vạn lần đừng quấy nhiễu bông oha hồng nở rộ một mình giữa đêm khuya."
Sau đó tiếng nhạc vang lên:
"Hoa hồng đóa đóa nở ra
Bông bông khoe sắc kiêu sa muôn phần
Hoa hồng gợi nhớ cố nhân
Người xa hương sắc vẫn gần đâu đây
Hương thầm quanh quẩn chưa bay
Trập trùng hoa ảnh vấn vương không rời
Trăng hiền tựa nước buông lơi
Mộng hoa biết gửi chơi vơi nơi nào."
Bước nhảy của hoa hồng đêm thật ra không khó, đều rất cơ bản và đơn giản.
Cho dù là bưới chéo, bước chuyển, hay là bước Yementine.
Nhưng nam nữ phải không ngừng thay đổi vị trí, khi thì đối mặt, khi thì sóng vai.
Thỉnh thoảng còn phải tự xoay một vòng.
Khi âm nhạc chuẩn bị đến đoạn "Hương thầm quanh quẩn chưa bay", nam nữ mới nắm tay.
Nếu vẽ lại quỹ tích của các đôi nam nữ trong quảng trường thành các đường cong, vạy có thể sẽ vẽ ra một đóa hoa hồng.
Còn chính giữa, chị đang ở, đó là nơi đóa hoa nở mỹ lệ nhất.
Tôi rốt cuộc cũng hiểu, hoa hồng đêm không chỉ là một bài hát mà còn là một điệu nhảy, còn là người như chị.
Nếu thích một ai đó giống như hiện trường hỏa hoạn, đều có một điểm bắt lửa, vậy đây là điểm bắt lửa khiến tôi thích chị.
Sau đó nhanh chóng bùng cháy, không thể dập tắt nổi.
"Trăng hiền tựa nước buông lơi
Mộng hoa biết gửi chơi vơi nơi nào."
Tiếng nhạc ngừng lại.
oOo
Đã có kinh nghiệm đi muộn hôm đó, buổi sáng khi bị đồng hồ báo thức dựng dậy, tôi không còn co co kéo kéo với Chu công nữa.
Cho dù Chu công có níu chặt ống tay áo của tôi, mong tôi ngừng lại vài phút, tôi cũng sẽ một cước đá văng hắn ra.
Cứ như vậy, qua vài ngày, người điều khiển xe bus ở Đài Bắc đã dần quen với những người đi xe chúng tôi.
Còn đường tuy cũng có khi tắc, nhưng đã không nghiêm trọng như ngày đó.
Sau vài ngày thích ứng, tôi phát hiện nếu tôi đồng thời giời rường cùng Diệp Mai Quế, vậy sau khi tôi ra khỏi giường 15 phút chính là thời cơ tốt nhất để lên đường đi làm.
Tôi phải ra ngoài sớm hơn cô, cho nên trước khi đi ngoại trừ câu nói với Tiểu Bì: "Tiểu Bì ngoan, anh sẽ về nhanh thôi."
Còn phải nói với cô một câu: "Tôi đi đây, tối gặp lại."
Hơn nữa trước tiên phải tạm biệt Diệp Mai Quế, sau đó mới tạm biệt Tiểu Bì, trình tự không thể thay đổi.
Nếu không tôi sẽ thấy gai hoa hồng đêm.
Tôi với Diệp Mai Quế đều có một thói quen mới, duy trì hình thức ra ngoài đi làm này.
Duy nhất không chịu quán triệt, một mực cố chấp, là thói quen cắn ống quần tôi của Tiểu Bì.
Khi cắn ống quần tôi nó vẫn kiên trì y như trước.
Còn Diệp Mai Quế luôn vui sướng khi thấy tôi gặp họa.
Nhưng hôm nay khi ra ngoài đi làm, Tiểu Bì vừa tới gần chân trái tôi lại lui ra.
Thật giống như ma cà rồng thấy thập tự giá.
Tôi rất ngạc nhiên, không khỏi cúi xuống nhìn ống quần chân trái, hình như thấy có cái gì đó màu vàng.
Tôi giơ chân trái lên gác trên đùi phải, tay phải tựa vào vách tường, nhìn kỹ một lần nữa.
"Á!" Tôi kinh hãi hét lên.
Sau đó tôi nghe thấy tiếng cười của Diệp Mai Quế ở phòng khách.
"Đây là do cô làm à?" Tôi giơ chân trái lên, chỉ vào ống quần, hỏi cô.
"Đúng vậy. Đẹp đấy chứ." Tiếng cười của Diệp Mai Quế vẫn không ngừng.
"Này."
Tôi không biết nói gì vì ống quần tôi có khâu bảy ngôi sao nhỏ.
Bảy chấm màu vàng dán trên quần dài màu đen, tuy ở tít bên dưới nhưng nếu nhìn kỹ vẫn thấy rất rõ.
"Chẳng phải cậu bảo bảy cái lỗ nhỏ xếp thành hình giống như thất tinh bắc đẩu trên trời sao?"
Diệp Mai Quế rốt cuộc cũng nhịn được cuời: "Cho nên khi giúp cậu khâu quần tôi bèn đính thêm sao."
"Cô khâu lúc nào thế?"
"Đêm qua, lúc cậu ngủ rồi." Cô lại cười tiếp: "Tôi thấy quần cậu treo ở hành lang sau nhà nên cầm xuống khâu . Khâu xong lại treo lại."
"Sao cô lại khâu quần giúp tôi?"
"Tiểu Bì cắn rách quần cậu, tôi có trách nhiệm sửa lại giúp cậu."
Tôi lại cúi xuống nhìn qua mấy ngôi sao trên quần. Sau đó nói: "Nhưng khâu thành thế này, chẳng phải quá..."
"Sao? Khâu xấu quá à?"
"Không phải chuyện xấu hay đẹp, mà là..."
"Mà là cái gì?" Cô nghiêm mặt nói: "Nếu cậu không thích tôi tháo ra là được."
"Đây không phải chuyện tôi thích hay không, mà là..."
"Sao nào? Không thích thì cứ việc nói thẳng."
Diệp Mai Quế hừ một tiếng rồi quay đầu đi.
"Tôi không có ý đó." Tôi nhanh chóng xua tay: "Toi chi lo là mình mặc cái quần này có thời trang quá không?"
"Mới khâu có bảy ngôi sao nhỏ thôi, có cái gì mà kêu thời trang."
"Nhưng khâu khéo hơn trời cao, khó mà nhầm được."
"Nhầm cái đầu cậu."
"Ài..." Tôi thở dài một hơi: "Tôi rất lo lắng."
"Lo cái gì?"
"Tôi sợ mình sẽ tạo thành mốt ở Đài Bắc này, mọi người đều mặc loại quần thất tinh bắc đẩu này."
Diệp Mai Quế lại hừ một tiếng, sau đó nói: "Cậu thật rỗi hơi. Còn không mau đi làm."
"Nói thật nhé, cái quần này thoạt nhìn rất tuyệt."
"Đừng nói nhảm nữa, đi làm mau đi." Cô cất cao giọng.
"Ừ. Tôi đi đây." Tôi mở cửa, đi ra ngoài hai bước sau đó lại trở về phòng khách: "Nếu có người hỏi tôi quần bắc đẩu thất tinh thời trang này mua ở đâu, tôi nên trả lời ra sao?"
"Nếu cậu còn không đi tôi sẽ cho đống sao đó xuất hiện trong mắt cậu." Diệp Mai Quế đứng dậy.
Tôi nhanh chóng mở cửa, ra ngoài, đóng cửa, khóa cửa, một loạt động tác liền mạch lưu loát.
Đứng trên xe bus, tôi cảm thấy rất mất tự nhiên, rất sợ ai đó nhìn vòa quần tôi.
Tôi đem chân trái đặt chéo lên chân phải, che đống sao đi.
Khi xuống xe, không tự giác dùng tư thế nảy nhảy xuống xe.
Sau đó mới giật mình nhớ ra đây là bước nhảy dân gian cơ bản trước kia.
Trong điệu nhảy hoa hồng đêm khi tiếng nhạc đến đoạn "Hương thầm quanh quẩn chưa bay" phải nhảy như vậy.
Tôi còn nhớ rõ gợn sóng lưu chuyển tỏng mắt chị khi đó.
Tôi không ngờ lại nhớ tới điệu nhảy dân gian hoa hồng đêm cùng hoa hồng đêm của chị ngay sáng sớm, trên xe bus chật chội.
Điều này khiến tôi suýt nữa bỏ lỡ trạm dừng.
Tôi cuống quít xuống xe, đứng tại chỗ tẩy đi bóng dáng hoa hồng đêm trong đầu.
Lại vào công ty đi làm.
Bão Nạp Lị đi rồi, lượng công việc của tôi rõ ràng nhiều hẳn lên.
Cho dù khi ăn cơm trưa cũng thường cùng Sơ Hồng Đạo vừa ăn vừa trò chuyện.
Sơ Hồng Đạo viết một báo cáo nhỏ, ghi lại tình hình ngập lụt trong thành phố.
Khi nước sâu hơn một mét, còn có thể có những âm thanh xuất hiên: "Mẹ ơi, nước lũ tràn vào rồi, mau chạy thôi."
"Anh, anh đi trước đi. XIn hãy giúp em chiếu cố tới Tiểu Huệ và Tiểu Lệ, tiểu Ly sẽ không để ý đâu."
"Nước lũ ơi, mi thật vô tình. So với các cô gái từ chối xem phim với ta còn vô tình hơn!"
Câu chuyện thật nhàm chán, nhưng Sơ Hồng Đạo hiển nhiên rất đắc ý.
Tôi thu thập số liệu của sông ngòi, đê điều, trạm bơm nước cùng cống thoát nước trong nội thành, thử nghiên cứu xem có cách nào nhanh chóng xử lý nước lũ, tránh cho nội thành ngập lụt.
Vốn thời gian tan tầm cũng có thể hoãn lại nhưng tôi thà chất đầy cặp đem tài liệu mang về nhà làm cũng không muốn thay đổi thời gian ra về của mình.
Vì tôi biết, ngoài hành lang luôn có đèn sáng đợi tôi.
Thật kỳ lạ, khi tôi ở trong công ty, cho dù trong đầu nhồi một đống lớn phương thức và bản đồ công trình, tôi vẫn không khỏi nhớ tới Diệp Mai Quế.
Có khi thậm chí còn tìm một lúc nào đó cố ý nhớ tới cô.
Tôi không biết vì sao lại như vậy, tôi chỉ biết làm vậy có thể khiến tôi thả lỏng.