- Thanh! Anh gọi tên em! Trong muôn vàn nỗi nhớ! Gọi mãi không nguôi...!
- Gia đình ông nhạc sĩ và thi sĩ bóp cổ anh chết bây giờ.
Ở đó mà nhại lại bài "Hương" của hai ổng!
"Hương" là một ca khúc mang âm điệu phá cách rất bắt tai.
Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Nhật Ngân phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nguyễn Long, và không biết tự bao giờ nó đã trở thành thương hiệu "độc quyền" của ca sĩ Nguyễn Hưng.
- Thanh ơi Thanh, Thanh biết, biết không Thanh? Khi con tim yêu đương là sống với đau thương.
Khi con tim yêu đương là chết với u sầu.
Thì Thanh đã biết cớ sao Thanh buồn?
Bản nhạc "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi" do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác mà hắn từng nghe qua giọng ca của Như Quỳnh nay bị cha nội này đổi thành tên của hắn.
Cô gái trong bài hát này tên là Kim Lệ Thi, vì trót yêu một gã Sở Khanh khi tuổi đời hãy còn quá trẻ nên đã dẫn đến chuyện mang thai ngoài ý muốn mà không được cha của đứa trẻ thừa nhận.
Cái chết của cô không thi vị như những câu hát trong bài nhạc được tác giả họa nên, cô chết trong lúc phá thai trên bàn mổ.
Cảm thương cho kiếp sống yêu đương đến lầm đường lạc lối của cô vũ công nữ trẻ người non dạ, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mới phổ ra khúc nhạc này và "cổ tích hóa" chuyện tình của cô để an ủi vong linh hai mẹ con vắng số.
Rất nhiều hiện tượng kỳ bí đã diễn ra sau cái chết của người thai phụ trẻ tuổi, tới mức nhạc sĩ và mọi người trong đoàn vũ công phải lập bàn thờ cúng kiến, hương khói đủ đầy thì những tai nạn bí ẩn ấy mới không phá rối họ khi tập dượt cũng như khi đang trình diễn trên sân khấu.
Ngoài bài hát trên, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ còn sáng tác thêm cho Kim Lệ Thi hai nhạc phẩm: "Mối tình bất diệt" và "Rong chơi cuối trời quên lãng".
Rất nhiều danh ca nổi tiếng đã trình bày hai ca khúc này, họ gieo rắt vào lòng người những cung bậc oán thán về chữ "Tình".
Yêu là gì? Yêu là như thế đó...!
- Cớ sao buồn này Thanh? Cớ sao sầu hoài Thanh? Ai yêu em hơn anh mà tìm?
Bây giờ thì là "Kim" của ông Y Vũ!
- Shut up!
Cấp Trên gào thét nãy giờ chắc đã thấm mệt, nên ngừng lại làm vài hớp nước tăng lực.
Vệ Thanh không biết thằng cha này trên giường có vừa làm tình, vừa uống thứ nước giàu caffeine đó không?
Bỗng gã lôi tuột hắn vào trong chiếc xe hơi sang trọng, rồi tốt bụng cài giúp dây đai an toàn.
Nhạc phẩm "Điệp vụ Tình Yêu" do ca sĩ Nguyễn Hưng trình bày vang lên trong không gian hào nhoáng của chiếc xe Ferrari.
Cấp Trên lái xe bằng tay trái điêu luyện đến nỗi nếu như không lén để ý gã ta bấy lâu, Vệ Thanh ắt hẳn đã tin sái cổ rằng gã ta thuận tay trái.
- Hủ tíu chạy đầy đường.
Đâu phải trên Tây Thiên đâu mà ăn không được.
- Vệ Thanh ngó đồng hồ đeo ở cổ tay.
Đã hơn hai mươi ba giờ, không biết thằng Út có thương tình mà chừa bún riêu cho anh ta ăn không đa?
- Em trai tôi nấu bún riêu ăn ngon lắm.
Muốn về làm thử một tô không?
- Thôi, hổng ăn.
Hôi lắm!
- Lấy cái kẹp kẹp mũi lại rồi ăn.
- Chết sao?
- Anh mà chết thì tôi được yên hai cái lỗ tai...!
"Từ bấy lâu nay đi tìm Tình Yêu
Mà vẫn cô liêu đêm ngày quạnh hiu
Đường tình nguy khó trắc trở trăm chiều
Mà ta cứ vẫn mang trái tim liều
Dấn thân vào Yêu..."
Cấp Trên chợt quàng tay trên vai Vệ Thanh.
Nụ cười của anh ta không nhếch lên như mọi khi, mà đơn thuần là một nụ cười vui vẻ, thân thiện.
Sắp Rằm rồi, ắt hẳn nhờ thế mà tâm tình gã đàn ông ấy tốt lên nhiều.
"Xịch."
- Tới nhà rồi.
Bao nhiêu tiền taxi để tôi trả luôn?
- Giận nha.
Thay vì cảm thấy Cấp Trên ngớ ngẩn và có dấu hiệu tâm thần nặng, Vệ Thanh lại cố nuốt xuống những mối nghi ngại về mục đích của gã khi cứ làm hồn ma bóng quế bám theo mình suốt vài tháng nay.
Anh ta đã mua chuộc được một nhân viên an ninh nghèo túng giao thước phim ghi hình Cấp Trên ở trong đại sảnh khách sạn, nói cụ thể hơn thì đó là cái hôm gã đương đứng chờ hắn xuất hiện để mời đi xem phim hoạt hình.
Tuy không nhìn thấy cặp mắt, nhưng qua cách hành xử và sự khép nép của đám đàn em, hắn liền hiểu tên này cố tình giả điên để hắn lơ là cảnh giác mà buộc miệng nói hớ.
Quả thật vậy, hắn đã nói hớ rất nhiều lần, nhưng thật may, không có lần nào là chuyện quá quan trọng, chỉ là mấy lời lẽ tầm phào tầm phớ, vô thưởng vô phạt mà hầu như ai cũng từng thốt lên trong đời.
Vệ Thanh bất thình lình hôn lên môi Cấp Trên.
Lập tức, hắn cảm nhận được vật cưng cứng đang kề sát nơi mạn sườn mình.
Dưới ánh trăng bàng bạc, nửa thân hình của con dao bấm nằm ẩn trong bóng tối do cái bóng của hai người chồng lên nhau.
Đôi mắt của gã, hình như, hình như thôi, trong một thoáng giây ngắn ngủi, chúng hiển hiện rõ vẻ xa cách và tàn bạo khôn cùng.
Hai người nhếch miệng nhìn nhau cười cùng một lúc.
Vệ Thanh mở cửa xe, còn Cấp Trên thì chỉnh trang lại quần áo.
Rừng nào thì cọp nấy.
Chẳng có ai là bạo chúa đứng đầu trong thế giới ngầm cả.
Ý Đại Lợi thì có Mafia.
Xứ Phù Tang thì có Yakuza.
Trung Quốc thì có hội Tam Hoàng.
Đài Loan thì có Trúc Liên bang.
Ấy là chưa liệt kê tới đám giang hồ ở Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ, Nam Phi, Đại Hàn, El Salvador, Trung Đông, Thái Lan,...!Nên cái chuyện đến xứ người nghênh ngang và coi Trời bằng vung như trong một số tiểu thuyết mà hắn từng vứt sọt rác sau khi đọc được vài trang là việc hoàn toàn hoang đường.
Tuy rằng rất có "số má" ở đây, nhưng đi đâu hắn cũng ngụy trang thành một doanh nhân trí thức, nhũn nhặn và có phần khiêm nhường để tránh xảy ra xung đột không đáng có.
Tính tình của thằng Minh thì nó khoái hành hiệp trượng nghĩa, nên dễ gây ra mấy vụ xô xát không mong muốn.
Nhưng bù lại, cũng nhờ thế mà nó nắm trong tay kha khá mối quan hệ với những người có "thớ" trong chính quyền.
Điển hình là cặp vợ chồng Vân Lãng và tên pháp y "Độc Nhãn Long".
- Mai đi ăn hủ tíu nghen? - Vừa sờ mông Vệ Thanh, Cấp Trên vừa cợt nhả trêu.
- Ừ...!- Vệ Thanh rít chữ "Ừ" qua kẽ răng nghiến trẹo.
- Nghiến coi chừng đứt lưỡi đó.
Đứt lưỡi sao...!
- Tôi về đây...!
"Rầm."
"...!Em ơi nhớ thương, thương nhớ cả đêm...!Làm sao quên được phút giây êm đềm...!Chờ mong sao cho trời sáng...!Đúng giờ mình hẹn họ, là đời quên hết sầu lo..."
Giọng ca Tuấn Vũ trong bài "Thao thức vì em" vẳng bên tai hắn như một đoạn chú ngữ mà Đường Tăng niệm khi cần trấn áp Tôn Ngộ Không.
Lối vào biệt thự của em trai hắn vừa vặn dẫn thẳng ra nơi mà gã đểu cáng ấy đương đậu xe.
Vừa chờ người bảo an mở cổng, anh ta thầm khấn đứa em trai đừng nghe thấy tiếng của Cấp Trên; gã sợ hắn không nghe rõ giọng hát vịt đực của mình nên đã trang bị sẵn cái micro, hiện giờ gã đang nghêu ngao trình bày lại những ca khúc mà ban nãy đã hát cho anh ta nghe.
Mấy tay bảo an ráng lắm mà không nhịn được, nên đã thi nhau bật cười khùng khục, mặc kệ tháng sau có bị trừ lương hay bị đuổi việc ngay bây giờ không, trước mắt cứ cười cho vơi bớt cơn đau bụng do cố gắng nén tiếng cười cái đã.
"Cạch."
Mùi nước lèo của nồi bún riêu thơm nức mũi.
Vừa rửa mặt, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, anh ta vừa mường tượng đến tô bún riêu có khoanh giò heo mềm mụp, lại giòn giòn.
Nước miếng bỗng dưng tứa ra liên tục.
- Anh Hai! Ở ngoải bán kẹo kéo nãy giờ sao không mua giùm em một bịch?
- Cậu có thấy cha nào bán kẹo kéo mà hát dở như hạch vậy không?
- Nhiều khi mới vô nghề thì sao? - Dạo gần đây giới trẻ ưa chuộng món ăn ngoại quốc, nên những gánh quà rong bình dân dần rơi vào trong quên lãng.
Muốn kiếm được một xe bán kẹo kéo, thường thì cậu phải ghé qua các con đường có mấy quán nhậu um sùm và ngập ngụa mùi cồn mà mình rất ghét để tìm mua.
Vệ Minh cũng không lằng nhằng lâu.
Cậu nhanh nhẹn trở vào bếp trụng bún, rồi xoay sang vặn ga hâm nóng lại nồi nước lèo.
Cậu thích dùng nồi điện để trụng các thức như hủ tíu, bánh phở, miến dong, bánh canh, nui sò, mỳ vắt,...!hơn là bắc nồi thông thường lên bếp nấu.
Cổ Tường Quang đã thay sang bộ pijama bằng lụa thoáng mát.
Ông mang đôi dép bông giữ ấm màu xám lông chuột mới cáu, đôi dép cũ kia ông đã "say goodbye" từ tuần trước.
Vệ Lô Địch thì đương giúp sắp nhỏ ôn Toán để chuẩn bị cho kỳ thi của Học kỳ Hai.
Bài vở dễ ụi, nên anh không biết đường đâu mà lần vì cảm thấy khỏi cần học cũng biết.
Nhưng trí khôn của sắp nhỏ khác anh, do đó ông cậu lười chảy thây phải quay lại dạy tiếp.
Rất mau chóng, trên đảo bếp đã có chín tô sứ đựng đầy những bún, giá trụng, rau muống và bắp chuối bào.
Vệ Minh còn luộc cả cật heo và ốc bươu để ai muốn ăn thêm thì cứ việc gắp ăn.
Uông Trác giờ mới tắm xong.
Cả chiều nay anh ta mắc bận đi theo Cổ Tường Quang sắp xếp công việc nên chẳng có dư thì giờ để vệ sinh thân thể.
Mái tóc của anh ta vừa hớt lại, vẫn kiểu đầu đinh lính Mỹ ấy, trời sắp sang hè nên nhìn rất gọn và mát mẻ, chắc cậu cũng phải dẫn sắp nhỏ ra tiệm hớt y chang vậy quá! Chỉ hiềm một nỗi Boo mỡ cắt tóc xong sẽ trông rất tức cười.
Cuộc chuyện gẫu với người thương có vài điều khiến Vệ Minh hơi phiền muộn.
Ấy là anh đã sử dụng chữ "bõ công" khi nhắc đến việc cậu học nấu bún riêu đến nỗi thương tích đầy tay.
Cậu đâu có "bõ công", cậu chỉ "bỏ công" để học cách nấu món ăn mà người thương khoái khẩu, nên chẳng cảm thấy thiệt thòi gì sất.
oOo
Ca khúc "Vó ngựa trên đồi cỏ non" do An Kỳ hát theo tông giọng của nghệ sĩ Hùng Cường.
Ngoài bác ấy ra, còn có ca sĩ Elvis Phương và Tuấn Vũ trình bày, nhưng cá nhân anh cảm thấy không hợp giọng lắm.
"Em dấu yêu ơi, anh đang quay về mười năm xa vắng
Anh đã đưa em, đưa em đi tìm một giấc mơ đời
Mười năm lạc loài, phải không em?
Mười năm hận thù, trĩu trong tim
Ta trót vong thân, ta trót vong ân, mang tuổi hoa niên làm kiếp lưu đày..."
Vệ Minh cụng trán vào màn hình Laptop, tiếng hát của người thương văng vẳng bên tai mà cậu cứ ngỡ vọng về từ cõi thiên thai nào đó.
Họ xa cách nhau vừa vặn mười năm lẻ mấy tháng.
- Thích không?
Vệ Minh trề môi.
Rồi bật cười khanh khách.
Cười đến chảy nước mắt.
- Cũng đường được.
Rồi bất chợt cậu cất giọng hát.
Ca khúc ấy mang tên "Người từ đâu tới" từng được ca sĩ Ngọc Lan trình bày rất hay, tiếc là ít người biết quá.
"...!Người từ trong cõi khát khao của kiếp người
Từ mộng mơ cũ đã nuôi từ cõi đời
Người về khi ta hắt hiu vì lẻ loi
Để ta biết thêm lần nữa sẽ yêu ai
Để lòng ta vẫn mãi yêu ai..."
Tiếng gõ cửa phòng vô duyên kia đã cắt ngang buổi tâm tình của đ̀ôi vợ chồng son.
Người đứng ngoài hành lang cố tình không bấm chuông, mà dùng cách gõ cửa với mục đích giục An Kỳ ra mở cửa đón mình vào.
"Cụp."
Cất chiếc Laptop vào dưới gầm giường, rồi cẩn thận miết tấm drap trải giường sao cho nó thật thẳng thớm, xong xuôi mọi việc An Kỳ mới bước tới mở cửa.
Không biết Sói Rừng kiếm mình có chuyện chi không?
"Cạch."
- Đi hộp đêm chơi không chú Ba?
- Không gái, không gú nhé?
- Có mình Sói Lửa nó ham cái thứ đó chứ bọn tôi thì...!Có cũng được, không có cũng chẳng chết chóc gì.
Hộp đêm nằm gần đường Long Beach, được cách âm rất tốt nên bên ngoài chẳng nghe thấy một tiếng động nào.
Nhưng khi hai người bảo vệ mở cửa cho họ vào, màng nhĩ của hai người lập tức bị một cơn sóng âm thanh do giai điệu ca khúc "Two of us" do ca sĩ Chae Yeon trình bày bủa vây.
Bài hát này vô cùng sôi động và có đôi chỗ gợi dục, trên sàn đã có vài nhóm bạo dạn lên nhảy nhót đủ kiểu.
Nể mặt chú Ba, Sói Rừng lựa bàn trong góc khuất nhất.
Đoạn hai vị bang chủ Thiên Sơn môn gọi bồi bàn bưng rượu và hai dĩa mồi nhắm.
Mồi nhắm cũng không có gì đặc biệt, chỉ là một dĩa hạt rang đủ loại và một dĩa khô bò thượng hạng cỡ chừng hai pound.
- Hồi nãy mấy gã gác cổng làm khó tôi đủ điều rồi mới cho vô gặp mặt chú, nhưng là sau khi được sự cho phép của Thất Cầm.
Đã lâu không gặp Thất Cầm, ông ta vẫn khó đoán và khó ưa như xưa.
- Vẫn đỡ hơn phải chạm mặt "Thanh - Kiếm - Bạch - Ấn".
"Thanh - Kiếm - Bạch - Ấn" là tên của một gia đình độc một tên Phong.
Ông nội tên Triệu Thanh Phong.
Ba của hai người bang chủ ấy tên Triệu Kiếm Phong.
Và tên của hai người đó lần lượt là Triệu Bạch Phong và Triệu Ấn Phong, nhưng để cho thuận miệng, trong giấy khai sinh đổi chữ "Ấn" thành chữ "Ẩn".
Để tiện cho việc xưng hô, thường thì mọi người sẽ gọi tên đệm để phân biệt các thành viên trong gia đình họ.
- Bạch Phong thì Okay.
Chỉ hiềm mỗi gã Ẩn Phong thôi.
Anh cũng biết tánh nết hắn mà.
"Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún", hắn lãnh gọn ơ cái thứ ba.
- Chẳng qua anh ta bị bắt buộc kham lấy cái chức bang chủ, nên thần kinh mới đâm ra không bình thường.
Đời trai mà bị nhốt trong một xó thì ai cam cho nổi? Chưa nói đến là trình độ học vấn của anh ta quá cao thì dễ dầu gì chịu nai lưng theo hầu cho đứa dốt hơn mình chứ?
Sói Rừng hướng mắt nhìn về phía sàn nhảy.
Một cô gái Mỹ Latin đang thực hiện một điệu lắc hông cuồng nhiệt với người bạn trai Tây Âu.
Khuôn mặt ai nấy đều hết sức rạng rỡ và tươi tắn, cả những người đương nhảy xung quanh họ cũng một sắc diện hệt thế, tất cả cùng hòa chung bầu không khí của tuổi trẻ tràn trề nhựa sống, như thể ngày mai là ngày tận cùng của thế giới.
Vũ nữ và làm gái là hai loại hình hoàn toàn khác nhau.
Vũ nữ không bán thân xác, họ dùng điệu nhảy gợi cảm của mình để làm kế sinh nhai, muốn được vào xem họ biểu diễn phải mua vé, xin nói thêm, vé vào cửa rất đắt, dân lao động nghèo đừng có hòng rớ nổi; đây cũng là một nghề nghiệp hợp pháp ở các nước tư bản.
Còn ngược lại, làm gái thì bán thân xác và "phục vụ" khách hàng từ A đến Z, rất nhiều Quốc gia trên thế giới không công nhận đây là nghề nghiệp hợp pháp và đã, đang bài trừ nó một cách quyết liệt.
Dẫu có giàu sang cách mấy, nhưng nếu cô vũ nữ đó không chịu "đi đêm" với mình thì thách ông nhà giàu đó dám cưỡng ép hay đe dọa.
Cho nên, nghề nghiệp này không tới nỗi bần cùng hay thấp kém như nhiều người lầm tưởng.
Trái ngược lại, theo quy tắc của thế giới ngầm, ai được vũ nữ đẹp nhất câu lạc bộ chọn "đi đêm" hoặc hẹn hò sẽ vô cùng vinh dự vì khẳng định được đẳng cấp của mình với mọi người.
Cũng bởi thế mới xảy ra đủ thứ chuyện như thanh toán lẫn nhau, xả súng, ám sát,...!vì giành "đào".
Có lẽ đúng như Nguyễn Hưng đã từng hát trong bài "Đàn bà" do nhạc sĩ Song Ngọc sáng tác:
"Ôi đàn bà là những niềm đau
Đàn bà là làm tim rỉ máu..."
An Kỳ không thích "con đàn bà" nào mặc dù anh là Bi.
Mà nói đúng hơn, anh chưa từng có cảm tình rồi chuyển sang yêu đương với bất kỳ ai trước khi gặp vợ cưng.
Nhiều người hay trêu anh là "Đồ liệt dương", anh cũng không đính chính hay cự cãi lại, bởi lúc đó anh cũng tưởng mình bị vậy thật!
- Chú Ba!
- Hả?
- Chán à?
An Kỳ gật đầu.
- Vậy tôi với chú đi ăn bò bít-tết nhé? Có nhà hàng ở gần đây mở đến ba giờ sáng mới đóng cửa.
Chúng ta mau đi thôi kẻo muộn.
Vả lại, tôi có chuyện muốn nói với chú...!
- Về việc chọn người kế thừa chức Đại bang chủ của Thiên Sơn môn?
- Phải.
Sau khi thanh toán hóa đơn, hai người đàn ông ấy lái xe tới một nhà hàng có lối bày trí theo phong cách cao bồi Texas, phía trước nhà hàng còn dựng tượng con bò tót hung hãn, trên nóc nhà treo Quốc kỳ Mỹ và lá cờ in logo của bổn tiệm - Lá trước đặt cao hơn lá sau.
- Ngựa Vằn kìa...!
"Ngựa Vằn" là biệt danh mà tổ chức hai người tham gia đặt cho giới cảnh sát Mỹ, vì chiếc xe của họ sơn hai màu đen - trắng như con ngựa vằn.
Hai viên cảnh sát đang tiến hành tra xét giấy tờ của những người vô gia cư và những người có bộ dạng khả thi trong con mắt họ.
Ánh đèn trên nóc xe tỏa ra ra hai màu ánh sáng xanh dương và đỏ đậm theo chu kỳ nhấp nháy liên tục.
Văng vẳng thật xa là tiếng còi hụ của một xe cảnh sát đương lao vun vút trên đường phố thưa người.
- Nhắc mới nhớ, chú Ba đã mua bảo hiểm y tế chưa?
- Rồi.
Mua tận một quý lận.
- Nhiều người qua đây du lịch hay làm ăn tiếc tiền không chịu mua bảo hiểm y tế, để rồi khi bị gởi thư yêu cầu thanh toán hóa đơn viện phí với số tiền cao ngất ngưởng lại cất giọng chê trách Hoa Kỳ vô nhân đạo...!
- Tôi cũng chẳng hiểu nổi những kẻ bình thường ăn xài phung phí thì được, nhưng hễ khuyên họ mua bảo hiểm y tế phòng hờ thì lại mặt nhăn mày nhó, một hai khẳng định mình khỏe như vâm thì mua làm chi cho tốn tiền.
Rồi khi đụng chuyện lại nhảy dựng lên, còn biên bài trên Facebook tố khổ...!
- Mà ai khuyên chú Ba đúng đắn vậy?
- Luật sư của vợ tôi...!
Trước sự ngạc nhiên của An Kỳ, Sói Rừng không hề đả động gì đến người vợ ẩn danh của anh.
Anh ta giục người huynh đệ chi binh mau xuống xe để còn kịp giờ thưởng thức các món bò tuyệt hảo nơi đây trước khi nhà hàng đóng cửa.
oOo
- Thưa thầy, làm cách nào để nhận biết người ngu ạ?
- Rất đơn giản, hễ thấy kẻ nào đọc xong quan điểm của em mà chỉ nhắn lại một câu cụt ngủn, đại để như, "Xàm", "Tầm phào", "Làm gì có chuyện đó", "Đồ phản quốc",...!thì tuyệt đại đa số là một kẻ vừa dốt, vừa cả tin, lại còn mang lòng tự ái cao ngút ngàn.
- Nguồn tin từ báo chính thống có đáng tin cậy một cách tuyệt đối hông thầy?
- Báo chính thống bảo em ăn phân bổ dưỡng lắm thì em có ăn không? Bill Gates còn dám uống nước lọc được xử lý từ phần nước dơ nhất trong hầm cầu để chứng minh lập luận về giải pháp lọc nước của mình là đúng, mà thầy còn nhìn ông ta bằng con mắt nửa tin nửa ngờ.
Chứ đừng nói chi là mấy dòng chữ in trên giấy.
Phan Hoài Việt đút hai tay vào túi quần, nhìn các sinh viên đang nhốn nháo vì phật lòng mà hơi nhếch miệng cười.
Rồi nói tiếp:
- Không phải tự dưng Đấng Thế Tôn lại kêu gọi mọi người không được tin lời Ngài ấy nói, mà phải tự mình kiểm chứng, mắt thấy, tai nghe, và thực hiện thành công hành động đó thì mới rút ra cái kết luận trên, chính là tin vào lời Ngài ấy.
Một cậu sinh viên trẻ tuổi toan giơ tay phát biểu, nhưng nghĩ sao đó lại rụt tay lại để chờ thầy giảng tiếp nhằm tránh bị hớ.
- Không giữ được chính kiến của mình, thấy ai thân cô thế cô thì xúm vào chửi hùa như lũ chó cắn càn trong khi đầu cua tai nheo chỉ mới nghe loáng thoáng từ một phía, ai đứng lên đóng góp ý kiến cho Quốc gia thì chửi người ta là "Đồ phản quốc", "Chê quá thì cút qua nước ngoài sống",...!
Tiếng cười giòn tan của Phan Hoài Việt khiến đám sinh viên không rét mà run.
Sắc mặt đứa nào đứa nấy bắt đầu ngả màu tái mét.
- Các em có biết để được định cư tại Hoa Kỳ cần bao nhiêu tiền không? Hơn một triệu Mỹ kim đấy.
Chưa kể đến là còn mấy vòng sát hạch để họ xét xem người ghi danh có đủ tiêu chuẩn lấy thẻ xanh không.
Nếu đi dễ thì người ta đã đi từ rất lâu rồi, không cần phải đợi đuổi đâu.
"Xạch."
Đặt ghế ngồi ngay trên bục giảng và nằm giữa màn hình plasma, Phan Hoài Việt thong thả ngồi xuống.
- Mà nếu người ta định cư ở bển rồi, chúng lại nói, "Ở bên đó thì biết gì về bên này mà nói như đúng rồi." Ô hay nhỉ! Sao cũng lật lộng, trả treo được.
Thay vì lắng nghe ý kiến của đối phương để cùng nhau xây dựng Quê Hương, Đất Nước, chúng lại chụp lên đầu lên cổ họ những cái gông xiềng gớm ghiếc và đầy rẫy định kiến, miệt thị.
- Nhưng đúng là như vậy mà thầy?
Tiếng nói nhỏ xíu như muỗi kêu ấy lọt vào tai Phan Hoài Việt.
Anh ngẩng đầu nhìn tấm bảng đề "Tổ Quốc trên hết" treo phía trên màn hình.
Rồi hướng mắt về phía cậu sinh viên đó, và nói:
- Tại sao các trò không dám lên tiếng khi thấy quan tham chuyển tiền ra nước ngoài và có cuộc sống định cư phè phỡn bên đó bằng tiền thuế của nhân dân, mà lại xúm vào chửi những người nói ra Sự Thật về các vấn đề liên quan đến chính trị nước nhà? Và tôi cũng không thể nào hiểu nổi, rằng tại sao chúng lại không dám chụp lên đầu đám tham nhũng ấy những "mỹ từ" mà chúng thường dùng khi tranh cãi với những người đóng góp ý kiến cho đất nước? Hèn hạ với bọn giàu làm phi pháp, côn đồ với những người bình dân yêu nước...!
Sau màn điểm danh, Phan Hoài Việt quay về với chủ đề đương nói dở:
- Các em bầu họ lên để kiến thiết và phát triển nước nhà, chứ không phải để bọn chúng tiêu pha tiền thuế lãng phí vô độ, rồi còn hỏi vặn lại một câu Trời ơi Đất hỡi kiểu, "Các người đã làm gì cho Tổ Quốc chưa mà lên tiếng?" Ờ, ngoài đóng thuế từ mọi sinh hoạt nhỏ nhất trong cuộc sống ra, các trò không tham nhũng, không đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, không phân biệt đối xử với hiền tài bằng cách hất cẳng họ đi để thay bằng con em trong dòng họ nhà bọn chúng, không vẽ ra dự án để nuốt chửng tiền thuế của nhân dân,...!Chưa kể đến các trò còn nuôi sống chúng tôi bằng những khoản học phí đã đóng cho ngôi trường này nữa.
Và một số trò ở đây đã từng đi hiến máu cứu người, sau giờ học thì tới các quán cơm từ thiện đỡ đần miếng ăn cho người nghèo, hoặc quyên tặng nhu yếu phẩm và tri thức cho trẻ em vùng cao...!Bây giờ các trò đã hiểu mình rất có ích cho Tổ Quốc này rồi phải không? Chứ không như những kẻ đã xuyên tạc và hạ thấp các trò bằng cách lấy đời sống và nhân cách thấp hèn của chính bản thân chúng ra hòng làm các trò mất niềm tin và chính kiến của mình.
Vài cánh tay giơ lên, tỏ ý muốn phát biểu ý kiến, nhưng đã bị bạn đồng học ngăn lại vì họ muốn nghe ông thầy nói tiếp.
- Lấy một ví dụ hết sức dễ hiểu: Em thấy ba em ngày nào cũng hút thuốc lá nên rất sợ ông ta đổ bệnh về phổi, vì thế liền lựa lúc lên tiếng can ngăn.
Không những không chịu nghe ý kiến của trò, ông ta còn nạt vào mặt và chửi rằng, "Tao làm lụng cực khổ thì tao có quyền." Tới chừng gặp chuyện lại đi than Trời trách Đất, còn vu cho trò là trù ẻo ông ta nữa.
Thì những kẻ khước từ quan điểm về tình hình Đất Nước cũng y hệt vậy, cũng lý sự cùn, cũng ăn nói tục tằng mỗi bận đuối lý hòng chống chế sự kém cỏi về mặt tri thức của mình.
Và cũng xài đi xài lại có mấy chữ được chủ thuê "mớm" sẵn từ trước, nên mỗi bận buồn buồn, tôi thường click vào để xem con bò nói tiếng người như thế nào, chứ không thèm bỏ thời gian đi tranh luận với những kẻ dốt đặc cán mai ấy.
Song rất đáng tiếc, phần đông toàn là rống đi rống lại có mấy chữ ấy, chứ chẳng nêu lên được một quan điểm hợp tình hợp lý nào để xứng đáng được tôi bỏ chút thì giờ ra biện luận cả.
- Vậy nếu họ nói thầy chỉ giỏi "cào phím" chứ không giúp ích gì cho đất nước thì sao? - Một giọng nói bỗ bã vang lên từ phía hàng ghế cuối lớp.
Có vài tiếng cười nho nhỏ bật lên sau lời nhận xét ấy.
- Khoảng thời gian tôi lên mạng "cào phím" là đã đóng góp một phần tiền điện, tiền cáp quang, tiền thuế giá trị gia tăng cho Tổ Quốc rồi đấy.
- Phan Hoài Việt cất giọng hóm hỉnh.
- Trò nghĩ tôi "xài chùa" được sao? Dẫu mua của tư nhân hay của chính phủ, tôi đều phải trả thêm một khoản tiền thuế cho họ.
Nên sẽ là sai lầm, nếu như phán tôi không đóng góp và giúp ích gì cho đất nước.
- Tại sao thầy không chọn nghề luật sư?
- Tại vì tôi muốn "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" cho các trò như tâm nguyện của cụ Phan Châu Trinh.
Vậy thôi!
Kết thúc hai tiết học, Phan Hoài Việt rời trường, rồi bắt xe buýt tới một quán cơm bình dân ăn trưa.
Anh thích dùng món tép rang và canh chua, nhưng được bà chủ quán cơm dặn trước rằng hôm nay có món cá rô đồng kho tộ với tóp mỡ rất ngon nên quyết định trưa nay sẽ thay đổi thực đơn.
Ngồi đối diện với Phan Hoài Việt là ký giả Đặng Xương Tuyết.
Anh nhớ mặt anh ta qua lần chàng trai này chỉ thẳng mặt một ông "nhà văn" bưng bô chế độ mà gằn:
"Thằng khốn nạn! Viết sách sai Lịch Sử lẫn Sự Thật vậy mà còn dám lên đây giả vờ khóc rưng rức hả?"
Có một chi tiết khiến cả hội trường cười rần rần, đó là chi tiết người má nuôi hàng ngày giao cơm cho cậu con trai nuôi làm cách mạng, mà khoảng cách trên thực tế của hai vùng đất lại này cách xa nhau những ba mươi cây số! Má giao cơm bằng trực thăng hay hỏa tiễn mà chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ thế hử? Hoặc chắc má phải là "Wonder Woman" hay "Black Widow" mới có thể đi bộ phăng phăng suốt ba mươi cây số?
Ông "nhà văn" toát mồ hôi hột, nhưng vẫn cố chống chế là mình nhớ sai địa điểm, chứ những sự kiện ấy tuyệt đối có thật.
Rồi rốt cuộc những "Sự Thật" ấy dần dần bị phơi bày theo năm tháng, càng lúc càng bộc lộ rõ hơn sau khi ông ta qua đời.
Nhưng một số độc giả vẫn tin sái cổ những gì ông ta viết, trong khi có vô số người cung cấp bằng chứng chứng minh ông ta chưa từng ghé thăm hay cư ngụ ở vùng đất ấy vào thời điểm đó thì biết đách gì mà kể với chả lể.
Chưa nói tới là tuyến nhân vật "oai hùng" mà ông ta phác họa ra cũng đã chết trước khi ông ta lọt lòng mẹ, thì bằng cách thần kỳ nào mà ông ta hiểu được nết ăn ý ở của từng người rành rọt trong khi chưa từng ở chung nhà vậy?
- Cho tôi một phần cơm vịt kho gừng.
Với thêm một tô canh tập tàng...!Tôi uống gì à? Một lon Monster lựa loại nào không có đường và một cái tẩy là được rồi.
Giọng nói của Đặng Xương Tuyết rõ ràng, rành mạch, rất dễ nghe.
Chỉ có điều cặp mắt mang hình tướng chim loan ấy đã khiến người đối diện có cảm giác e dè, ngài ngại, không dám bước tới làm quen.
"Roạt."
Đặng Xương Tuyết giở sổ tay để đọc lại nội dung mà mình vừa ghi trong chuyến hành trình về miền Tây.
Anh thuê một chiếc xe hiệu Nissan cũ xì để làm chân đi lại.
Tuy có bằng lái xe bốn bánh, nhưng vì kiếp nghèo nên anh chẳng dư dả gì mấy để sắm sửa cho mình một chiếc riêng.
- Xin lỗi vì đã làm phiền...!Nhưng tôi có thể dùng cơm với anh được không? - Phan Hoài Việt đánh bạo ngỏ lời.
Đặng Xương Tuyết gật đầu thật nhẹ, rồi làm động tác mời người đàn ông mặc com-lê ngồi xuống.
Anh không sợ người này lấy mình làm điểm tựa để có cớ ăn quỵt, bởi dù sao cũng chỉ là một món tiền nhỏ thôi mà.
- Tôi là Phan Hoài Việt, giảng viên Học viện Chính Trị Quốc gia Đại Việt.
- Phan Hoài Việt chìa bàn tay phải ra.
- Rất hân hạnh được làm quen với thầy.
- Đặng Xương Tuyết nhã nhặn bắt tay lại.
Tay của họ đều hơi ẩm chứ không khô ráo mấy.
- Í! Ông thầy đổi bàn hả? Mèn đét ơi, mém chút nữa là tui trách lầm thằng nhỏ chạy bàn rồi.
- Vừa bưng khay cơm sang bàn bọn họ, bà Tư vừa đả đớt nói.
Phan Hoài Việt thấp giọng xin lỗi, rồi đứng dậy giúp bà Tư dọn bàn.
Đặng Xương Tuyết ngó thấy trong khay có một dĩa cơm trắng, một tô canh chua chay và một khứa cá rô đồng kho tộ.
Cậu chạy bàn kiếm được bàn của ông thầy, liền mừng húm mà co giò chạy đến như muốn nhào tới ôm hôn ông thầy hàng chục cái cho thỏa.
- Cụ Trịnh Công Sơn tự dưng nổi hứng sáng tác nhạc phẩm "Đàn bò vào thành phố" làm gây xôn xao dư luận trong suốt thời kỳ đó quá chừng.
- Đặng Xương Tuyết chợt gợi chuyện.
Một nhạc phẩm khác mang tên "Anh giải phóng Tôi hay Tôi giải phóng Anh" do nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác cũng nối gót ra đời sau thời kỳ đó; tuy giờ ít ai biết đến, nhưng ai đã trót nghe nó một lần sẽ cảm thấy dư âm của nó mãi mãi đọng lại trong tiềm thức của mình.
Thay vì chỉ trích và dùng những lời lẽ thô tục để nhận xét các ca khúc mang hơi hướm chính trị như trên, thì xin những người đang mang tư tưởng "Nhất bên trọng, Nhất bên khinh" hãy hiểu cho câu nói này: "Nghệ thuật không bị cầm tù và giam hãm bởi áp lực và sự chi phối của nhà cầm quyền thì mới có thể thăng hoa và xứng danh với hai chữ Nghệ Thuật."
- Tôi sợ người này quá.
Trắng cũng ổng, mà Đen cũng ổng.
- Phan Hoài Việt nhếch miệng cười.
- Cứ như ông Nguyễn Văn Đông hay ông Lê Dinh thì tốt hơn.
Rõ ràng, rành mạch, sắc nét, không "tè le".
Hồi đầu xem lại tác phẩm do em gái sáng tác, Đặng Xương Tuyết giận run cả người vì cốt truyện quá tệ hại và cách hành văn không thể nào chấp nhận được.
Biết rằng mạo danh em gái chẳng tốt lành gì, nhưng để tạo lại chút bầu không khí như khi nó còn sống, anh buộc lòng phải cầm bút viết tiếp.
Thay đổi một đống tình tiết vụng về được diễn đạt bằng những câu văn ngô nghê và đặt dấu câu "búa lua xua", chưa nói tới phải soát lại những lỗi chính tả và học cách "Tâm tình" với độc giả sao cho giọng điệu giống nó nhất có thể, những điều đó đã khiến anh có cảm tưởng như mình vừa già thêm năm chục tuổi, mái tóc đen nhánh bạc đi mười phần.
Tới tận bây giờ ắt hẳn bạn đọc của nó vẫn nghĩ rằng sau nhiều năm chú tâm viết lách, cách hành văn của nó đã tiến bộ hơn xưa, chứ không hề nghĩ là...!
"Cạch."
- Dạ, thầy kêu món này ạ?
- Ừm, để xuống đi cậu.
- Phan Hoài Việt vừa nói, vừa đẩy dĩa phá-lấu lòng heo nướng thơm nức mũi về phía Đặng Xương Tuyết.
- Cưa hai hén?
- Cưa hai.
- Đặng Xương Tuyết bật cười, lặp lại.
Đây là lối nói quen thuộc của người dân miền Tây sông nước, thay vì nói "chia đôi" thì họ lại dùng chữ "cưa hai".
Ý của chữ này chỉ đơn thuần mang hàm nghĩa đùa vui một cách thân tình, chứ khi viết thì rất hiếm thấy dùng hai chữ này.
- Anh ở miệt nào?
- Miệt Kiến Hòa - Bến Tre.
- Cũng xa dữ hén?
- Cũng hổng xa lắm đa.
Đặng Xương Tuyết chợt phì cười.
Đợi vài phút tĩnh tâm, anh mới thủng thẳng kể lại chuyện hài về việc dốt lại hay đi sửa lưng:
- Có một con suối ở địa phương nọ bị một nhóm người tới từ vùng khác đến đây làm bản đồ tự tiện sửa lại thành suối Cam, trong khi tên trước đó của nó là suối Can.
Họ chê bôi dân địa phương dốt chữ nên viết sai chính tả, "Cam" mới đúng, chứ "Can" thì "Can ai" mà đặt tên là "Can".
Người dân trong vùng tức muốn sùi bọt mép, họ cắt cử người cao tuổi nhất trong làng ra giải nghĩa cho đám dốt nát ấy biết: "Sở dĩ gọi là suối Can, vì những viên sỏi trong lòng suối có màu sắc như lá gan, nên bọn tôi mới đặt tên cho nó như vậy."
- "Đau tận tâm can", "Đau thấu tim gan".
Cái chữ "Can" này tôi thấy đâu có cao siêu tới mức nhầm lẫn đâu nhỉ?
- Cũng giống như họ xuyên tạc Đạo Dừa và sự tích các cồn Tứ Linh quê anh vậy.
Người dân địa phương nghe xong chỉ biết cười khẩy vì sự láo toét và đặt điều của đám làm truyền thông, chứ chẳng buồn đính chính chi cho mệt thân, lại còn có thể bị bắt bớ vô cớ nữa.
- Thuở còn sinh thời, Đức Thầy Nguyễn Thành Nam thường để cho trẻ con nghèo hay làm biếng nấu cơm trong vùng tới ăn cơm chay và uống nước đậu xanh rang do chùa nấu.
Đứa nào sang hơn thì mua một tô hủ tíu chay vài cắc để lấy đó làm tiền cúng dường.
Ông Hai còn tổ chức các lớp xóa mù chữ và giúp bà con tản cư từ Bắc vào Nam có công ăn việc làm ổn định.
Người nào hay chữ thì Ông Hai nhờ đứng lớp giùm.
Vậy mà...!Bây giờ đám khốn nạn ấy lại ra rả vu oan giá họa cho Ông Hai là tà đạo, còn phịa ra đủ thứ chuyện kinh tởm để bôi tro trét trấu lên đầu Đức Thầy.
Anh có biết quả báo của chúng là như thế nào không?
Đặng Xương Tuyết khẽ khàng lắc đầu.
- Hễ đứa nào đẻ con thì con của đứa đó đều bị điên khùng, suốt ngày la hét, đập đồ đập đạc, động tác giống hệt lúc họ phá chùa và sỉ nhục Ông Hai.
Kỳ quái ở chỗ, chỉ cần xuất gia quy y thì bệnh tình khỏi ngay lập tức.
Nhưng chỉ cần mới rời chùa vài ngày là bệnh tình tái phát.
Câu chuyện này ai sống ở đó trên năm mươi tuổi mà không biết...!
Văng vẳng bên tai hai người là nhạc phẩm "Em đi trên cỏ non" do ca sĩ Hoàng Oanh trình bày.
- Bọn chúng có thể thủ tiêu Đức Cha Trương Bửu Diệp, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ông Hai Đạo Dừa,...!nhưng vĩnh viễn không thể hủy hoại hay tiêu diệt được tôn giáo mà các Ngài ấy tin kính.
- Nếu hôm nào thầy không đi dạy, có thể tới nhà tôi để giải đáp một số thắc về Đạo Dừa được không?
- Rất sẵn lòng.
Bất cứ khi nào có cơ hội minh oan cho Ông Hai Đạo Dừa, tôi đều sẵn lòng thực hiện ngay.
Đặng Xương Tuyết mời Phan Hoài Việt quá giang xe mình về trường.
Người thầy giảng viên cương nghị cũng không khách sáo, dầu rằng trong bụng đang đánh lô-tô vì không biết khả năng lái xe của người chuyên cầm bút này như thế nào.
Chiếc xe Nissan tuy cũ nhưng lớp nước sơn hãy còn rất đẹp, ắt hẳn đã được sơn phết lại kỹ càng.
Tiếc là đồ nội thất đã cũ nên dù được đánh bóng và lau rửa sạch sẽ nó vẫn còn có mùi đặc trưng của chiếc xe qua thời.
Phan Hoài Việt mở bản nhạc "1954 Cha bỏ quê, 1975 Con bỏ nước" do ca sĩ Khánh Ly trình bày lên nghe, anh chàng ký giả kia biểu anh cứ tự nhiên chọn nhạc.
Có những Sự Thật bị chôn vùi dưới bãi cát chính trường, cũng có ngày Sóng và Gió sẽ lật tung chúng lên và phơi bày chúng dưới muôn vạn ánh sáng Tự Do của vầng dương cao vời kia.
Cũng như việc ông Thi Nại Am dựng chuyện vu khống vợ chồng Võ Đại Lang, giờ thì sao, rốt cuộc con cháu "hưởng" hết "cái quả ngọt" mà ông cố tổ nhà họ gieo ra.
- Anh lái xe...!hơi yếu nhỉ?
- Năm thì mười họa có công chuyện cần mới cầm vô-lăng thì hỏi sao không tệ hả thầy?
Cũng may cho Phan Hoài Việt là học viện chỉ cách quán cơm chừng ba trăm mét nên anh không sợ lìa đời vì lên cơn đau tim bất tử.
- Ha...!Cảm...!cảm ơn anh.
- Thầy bị một phen hú hồn hú vía hửm?
- Biết rồi mà còn nỡ chọc tôi.
- Phan Hoài Việt vỗ vỗ vai Đặng Xương Tuyết.
Khuôn miệng anh ta cười tươi hết cỡ.
Mồ hôi ướt đẫm vầng trán cao rộng.
Nói thêm với nhau vài câu chúc tốt lành, hai người mới chịu chia tay nhau.
- Trời ơi thầy!
Lạc Tương Giang đã thay bộ đồ "Cái Bang" sang một bộ suit đen hiệu Louis Vuitton, trên tay mang cặp táp cùng hãng nặng trĩu.
Nom bộ dáng giống tổng thống còn hơn cả ông chú họ Hác!
Đêm hôm qua, Hác Đăng Khánh đã tới tìm ông cụ xin chỉ dạy.
Đôi chân ông chú quỳ trên mặt đất.
Trong giọng nói tha thiết và bi tráng khôn cùng ấy bộc lộ một nỗi đau non nước tột độ, song những lời mà ông chú thưa với cựu cố vấn của cố tổng thống Bàng Đông Quân đã khiến ông cụ nổi trận lôi đình.
Sẵn có cây đòn gánh của con nhỏ bán chè vứt lại gần đó, cụ liền cầm lên vụt vào người tổng thống đương nhiệm những nhát roi mạnh bạo.
Nhờ thế mà ông chú mới hiểu tên của vở tuồng cải lương "Chín đường tuyệt kiếm" là như thế nào.
Thật là hèn hạ khi rút súng bắn một ông lão đã quá thất tuần thân sơ thất sở, nên đám cận vệ chỉ bước tới xúm lại can và tách hai người ra mà thôi.
Một tên còn cố sức khuyên nhủ ông cụ đánh nhẹ nhẹ tay xíu; hắn rút lấy kinh nghiệm này là vì còn bé, mỗi bận cha hắn khuyên mẹ hắn đừng đánh, thì bà càng đánh mạnh hơn, nhưng nếu không khuyên thì mức độ nhẹ đi một tí.
Sau khi ăn đủ chín roi, nhìn thấy mặt mày của đứa học trò anh Quân bầm dập và tay chân sưng vù, cơn giận của Lạc Tương Giang mới nguôi ngoai đi một chút.
Vẫn với thái độ hầm hầm, Lạc Tương Giang chỉ thẳng mặt ông chú mà gằn từng tiếng một:
"Tội thứ Nhất: Tham quyền cố vị.
Tội thứ Hai: Độc tài độc tôn.
Tội thứ Ba: Thanh trừng nội bộ khiến lòng dân oán thán..."
Đợi mãi mà không nghe ông thầy nói tới sáu tội còn lại, Hác Đăng Khánh thắc mắc hỏi:
"Còn tội nào nữa không thầy?"
"Tao chưa có nghĩ ra..."
"Vậy...!vậy thầy đánh con lố hết sáu roi rồi?"
"Lố hồi nào mà lố? Mỗi tội tao nhân ba."
Hác Đăng Kháng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, không dám hé răng một lời.
Mùi rượu thuốc do gã cận vệ xức giùm thoang thoảng trong không khí nặng mùi rác chợ ngột ngạt.
Mùi nào cũng hôi hết, chẳng có mùi nào dễ ngửi.
- Gặp trò ở đây tôi mừng quá, chỉ sợ trò nói đúng quá nên bị ám sát thôi.
- Tiếc là con giờ mới thấy thầy, chứ nếu không...!
- Có thấy cũng không đi ăn cơm chung được đâu.
- Lạc Tương Giang nhìn "cái mỏ" bóng loáng của cậu học trò năm cũ liền biết ngay nơi mà cậu ta vừa ghé.
Vừa lấy khăn ướt lau miệng, Phan Hoài Việt vừa nhìn thầy đầy ngường ngượng.
Đôi khi thông minh quá cũng khổ.
- Nghe lời thầy khuyên.
Một câu thôi.
Nó sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trò đấy.
Nên phải lắng tai nghe cho thật kỹ.
- Dạ, thầy giảng sao, con xin nghe.
- Người nào muốn biết Sự Thật thì họ phải tự cất công đi tìm hiểu, chứ đừng mớm sẵn cho họ hoài.
Ngộ nhỡ chúng cố tình gài bẫy để bắt con về tội chống chính quyền...!
- Con không sợ đâu thầy.
Con muốn sống như Phan Bội Châu, hành động như Nguyễn Trung Trực, và giữ lấy cái chí ấy đến khi chết như Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Khắc Hiếu.
Họ có thể cầm tù con về mặt thể xác, nhưng mãi mãi không thể lay chuyển hay giam giữ tâm tưởng của con.
- Thầy biết thằng nớ là người tốt, nhưng thầy e nó đã thay lòng đổi dạ từ khi nhậm chức.
- Lạc Tương Giang cố nuốt nước mắt vào trong.
"Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách", đạo lý ấy ngàn đời bất biến.
Biết mỗi bận người thầy đáng kính chuyển sang giọng Huế là tâm tư ông đương nặng gánh, nên Phan Hoài Việt vội cất giọng trấn an thầy.
Nhưng ông cụ gạt phắt đi:
- Con mần răng thì mần.
Bây chừ mọi chuyện vẫn yên.
Biết đâu mai nì thay đổi thì con liệu đằng mô?
Cuộc nói chuyện giữa hai thầy trò tạm thời bị gián đoạn, vì sự có mặt của hai gã cận vệ làm việc cho Hác Đăng Khánh bước đến thông báo đã tới giờ rước cụ về dinh Đại Việt.
Phan Hoài Việt hấp tấp đưa danh thiếp cho thầy để hai người tiện bề liên lạc.
Những tiếng trống trường giục giã như hối thúc bước chân anh ta mau về lại lớp của mình.
Học viện này lấy tiếng trống thay cho chuông reng báo hiệu để lưu giữ tiếng vọng của hồn thiêng dân tộc ngàn đời.
Nhắc tới Hác tổng thống mới nhớ, ông chú từng phát biểu rằng, "Không muốn biến người dân thành "những con bò vui nhộn", mặc sức cho chính phủ "dắt mũi".
Nên tôi muốn khuyến khích đồng bào nêu lên ý kiến của mình, và cam kết không lấy cái cớ tung tin giả để bắt phạt những ai bất đồng chính kiến với chính phủ..."
Và quả thật vậy, Hác tổng thống đã làm đúng những gì đã nói ở buổi tuyên thệ nhậm chức.
Đều đặn mỗi năm, ông chú tổ chức một phiên chất vấn để người dân được thỏa sức đóng góp ý kiến của mình trước mặt tổng thống đương nhiệm là chú.
Hệ thống tàu điện ngầm trên cả nước đã hoàn tất hơn năm mươi phần trăm tuyến đường trong dự tính.
Đường cao tốc, trường học, nhà thương, viện dưỡng lão, khu công viên vui chơi miễn phí và trung tâm cai nghiện tháng nào cũng có công trình xây mới.
Thay vì lấy án phạt tù, ông chú lại đổi thành bắt họ đi trồng cây gây rừng, nhặt rác, tái chế phế liệu, xây dựng trường học và nhà thương cho gia đình bà con miền núi; hạn chế các mức án tù đối với những tội nhẹ và dung thứ được như vi phạm luật lệ giao thông, trộm cắp vặt, đánh lộn,...!thành chuyển sang lao động khổ sai như trên.
Chỉ có một khuyết điểm duy nhất, vỏn vẹn hai chữ: "Độc tài."
oOo
"Đ* má! Bọn tao là lính chứ có phải là heo đâu mà phải sống trong cái chuồng mục nát này? Không chỉnh trang nó lại, bọn tao kéo quân đi biểu tình.
"
Sau lần nạt nộ ấy, Hác Đăng Khánh lật đật đi chỉnh trang quân khu nhằm xoa dịu ông tướng già "Mác-tăng-xít".
Nhờ thế mà đám Lục Quân mới có một nơi đồn trú tiện nghi và khang trang đến nhường này.
Người lính già khe khẽ hát theo nhạc phẩm "Đường xưa lối cũ" do ca sĩ Như Quỳnh trình bày.
Lần hồi hương này y hệt như những gì mà ca khúc miêu tả.
- Cậu "Bông bưởi" ăn gì? - Cụ bà dịu dàng hỏi.
Thằng nhỏ con nhà ai mà đẻ khéo quá chừng, vừa trắng trẻo, lại vừa đẹp trai hết sức.
Tào Việt Bân quay qua nhờ Mạnh Cường chọn giùm.
Hắn bèn thay mặt cậu chọn mấy món.
Một dĩa tôm kho Tàu, một dĩa lạp xưởng chiên và một dĩa sườn xào chua ngọt.
Xong đâu đấy, hắn liền dẫn cậu về bàn của cả nhóm ngồi đợi.
Đoàn Chí Viễn đặc biệt yêu thích những ca khúc viết về lính nhảy dù của cố nhạc sĩ Y Vân, như "Lính dù", "Lính dù lên điểm", "Thiên thần mũ đỏ",...!Nên hắn xoay tua bằng cách cài mỗi ca khúc làm nhạc chuông vài tháng.
Những bài hát này đều do nghệ sĩ Hùng Cường trình bày.
Nay nghe lại những bài hát ưa thích trong một quán cơm miền Tây sông nước, tâm tình hắn chợt xốn xang lạ lùng.
Quán cơm phần của người lính già được các bạn hữu chiếu cố rất nhiều nên cuộc sống không đến nỗi khó khăn.
Về sau còn được chính sách bảo trợ cựu chiến binh của Hác tổng thống giúp đỡ nên gia cảnh của cụ càng ngày càng tốt đẹp; chính sách này là di nguyện của cố tổng thống Bàng Đông Quân truyền đạt lại trước khi từ trần vì bị ám sát.
Vừa đi bới cơm cho khách, cụ vừa nhân tiện bật ca khúc "Nắng đẹp miền Nam" do ca sĩ Hoàng Oanh.
Nhưng suy đi nghĩ lại, cụ bèn bật nhạc phẩm "Cô bạn học" do ca sĩ Thái Châu trình bày để tạo không khí vui tươi cho quán nhỏ; cụ phải gõ nhóm chữ "Cô bạn học Nhạc sĩ Anh Thy" mới tìm thấy phần trình bày tuyệt hay của ca sĩ Thái Châu, chứ còn những ca sĩ khác hát thấy trớt quớt.
Cũng theo cú pháp trên, chỉ cần đổi tên bài hát sẽ ra nhạc phẩm "Mộng ước mai sau Nhạc sĩ Anh Thy" do đôi song ca Tuấn Vũ - Hương Lan trình bày hết sức ngọt ngào.
"Anh thường nói, nếu con mình là gái
Sẽ giống em từ sóng mắt, môi cười
Em bảo rằng, nếu con mình là gái
Đừng như em, dối mẹ đến thăm anh
Là con trai anh cho làm thủy thủ
Vượt trùng dương mang áo trắng yêu thương..."
Nhạc sĩ Anh Thy là sĩ quan Hải Quân nên phần đông sáng tác của bác đều liên quan tới biển và thủy thủ.
Rất nhiều người nhầm lẫn cái tên Anh Thy là một trong những bút hiệu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Bởi thế để biết đâu là bút hiệu của nhạc sĩ họ Trần, hễ cứ nghe bài nào bác ấy hát có sửa lời đôi chỗ thì đích thị là bài của bác, còn nhạc phẩm của các nhạc sĩ khác thì bác hát thường đúng lời.
Điều đặc biệt là chữ ký của nhạc sĩ Anh Thy giống hệt như đường nhấp nhô của sóng biển, vừa đẹp vừa vô cùng độc đáo.
Ắt có lẽ nét chữ của bác đã dự báo trước rằng, cuộc đời của bác sẽ nổi danh với nghệ thuật nhiều hơn là con đường binh nghiệp.
Không yêu lính, không thương lính, không là lính, không có người thân là lính thì không thể nào viết về họ một cách chính xác và đong đầy yêu thương như những người nhạc sĩ thuộc dòng nhạc Vàng trước đây đã làm.
- Cuốn lịch in hình Đức Giáo Hoàng treo trong nhà ông bà Tần là quà của đối tác.
Họ không rành về đạo Tin Lành, cứ nghĩ Công Giáo và Tin Lành như nhau, nên mới xảy ra chuyện dở khóc dở cười cho đôi bên.
Ông bà Tần không dám vứt đi vì sợ mang tội bất kính, nên đành đem ra treo trong phòng khách.
- Viên Thùy nở nụ cười khổ, thay cho cha mẹ Tần Chính Hòa.
Nói xong, anh bới một muỗng cơm có lẫn nước sốt kẹo của món cánh gà chiên mắm nhĩ.
Hôm nay bọn họ xuống đây nhằm tìm kiếm người thân của nạn nhân trong vụ thảm sát do bộ đôi Mắt Quắc - Downy gây ra.
Nhưng để tránh gây náo động miền quê êm đềm này, bọn họ ngụy trang thành một nhóm khách du lịch từ thành đô về đây ngắm cảnh.
Đoàn Chí Viễn có chiếc xe Hummer rất "xịn", nên họ vừa mượn xe, vừa mượn luôn người; khả năng lái xe lẫn lái máy bay hay trực thăng của anh ta thì miễn chê, chỉ có điều mỗi khi hứng chí, anh ta chạy "hơi nhanh" một chút.
Tào Việt Bân mân mê cái "hộp" bện từ xơ dừa dùng để giữ nóng bình trà trên bàn.
- Thích hả cậu? Nhà tui còn dư một cái.
Cứ lấy về xài đi.
- Dạ, con cảm ơn bà.
- Í, đồ xài rồi sao lấy tiền cho đặng? Nếu cậu thích, để tui chỉ chỗ bán để mua một cái mới toanh về xài cho đã tay.
- Ngó thấy cậu "Bông bưởi" toan móc tiền túi ra trả, cụ bà lật đật can ngăn.
Viên Thùy đang tính tiền, nghe thế, quay lại nhìn họ, nụ cười trên môi anh đơn sơ như loài hoa mười giờ tim tím.
Rời khỏi quán cơm thấm đẫm tình người và đong đầy nhạc Vàng, Mạnh Cường dẫn cậu bạn Đại Hàn ra chợ mua bình ủ.
Chợ quê miền Tây nhỏ xíu xiu, đi từ đầu này tới đầu kia không quá mấy trăm mét.
Chủ sạp với khách mua đều biết mặt nhau, có khi đôi bên là bà con trong họ, hoặc cháu dâu - cháu rể.
Ghé mua bó rau có thể xin thêm trái ớt hiểm hay mấy cọng hành, sự sẻ chia không nhiều nhặn gì nhưng nhờ thế mà dân nghèo vừa có được tô canh rau mát lành, vừa tiết kiệm được vài đồng bạc.
Sạp bán bánh bột tôm đông nghẹt khách chờ mua.
Tào Việt Bân tò mò đứng ngó cách làm một đỗi, rồi mới cùng anh bạn tên Cường tới cửa hàng quà lưu niệm mua đồ.
"Em xin anh đưa về
Về Quê Hương ta đó
Em xin anh đưa về
Về Quê Hương tuyệt vời
Đèn trăng treo tuốt trên cao
Ánh sao như muôn ngọn nến
Lập lòe đom đóm hoa đăng
Rước dâu em đi vào làng..."
Khúc hát ngọt ngào "Rước tình về với Quê Hương" do đôi song ca Tuấn Vũ - Sơn Tuyền trình bày vang bên tai hai kẻ lữ thứ.
Họ đã gần tới cửa hàng chuyên bán quà lưu niệm và đồ tủ công mỹ nghệ địa phương.
Bà chủ cửa hàng đang ngồi xì xụp ăn bún gỏi và.
Còn ông chủ cửa hàng đương đánh cờ tướng với người bạn thân - Ông là thầy giáo về hưu non vì bị chứng đau cột sống quái ác hành hạ.
- Vô coi tự nhiên nghe mấy cưng.
- Vừa dứt lời mời chào hai người, bà lập tức gọi con trai lên bán đồ giùm má.
Tào Việt Bân nhìn cậu con trai mặt mày "anh hùng" mà da dẻ trắng hơn bông bưởi thì suýt bật cười thành tiếng, bởi cậu ta bỗng dưng liên tưởng tới hình ảnh con gấu Bắc Cực.
Song ngó kỹ tía má anh ta, thì mới thấy khuôn mặt anh ta giống ba và nước da thì y khuôn mẹ.
Sự kết hợp trớ trêu này đã tạo nên một ngoại hình vừa dễ mến, vừa có đôi chút nét "hoạt họa".
- Dạ, hai anh cần chi?
Tào Việt Bân trỏ tay vào dãy kệ để các loại bình ủ bện bằng xơ dừa rất khéo.
Rồi khẽ khàng hỏi giá:
- Bao nhiêu vậy anh?
- Dạ, mười đồng một cái.
Mạnh Cường toan mở miệng trả giá, nhưng Tào Việt Bân nháy mắt bảo đừng, rồi mở bóp đưa bốn mươi đồng cho anh ta.
- Dạ, anh mua bốn cái hả? Bốn cái thì tôi lấy ba mươi lăm đồng...!- Nói đoạn, anh ta lẹ làng chạy tới quầy thu ngân để mở ngăn tủ soạn tiền thối.
Trong lúc này, Tào Việt Bân đã lựa xong bốn cái ưng ý nhất, cậu và anh bạn tên Cường mỗi người giữ hai cái.
Rời khỏi cửa hàng, đi được một quãng ngắn cách đó chừng mấy mươi mét, Tào Việt Bân mới cất giọng thổ lộ:
- Công sức người ta sao mà rẻ mạt vậy? Qua tay các showroom bên nước khác thì hét giá trên trời, còn trong nước thì...!Tiền thành phẩm nhận được không biết có đủ mua thuốc trị đau khớp khi luống tuổi nữa không...!
Mạnh Cường thoáng thấy mắc cỡ vì ý tưởng "cò kè bớt một thêm hai" của mình.
Hắn hối lỗi bằng cách mời Tào Việt Bân một chầu bánh bột tôm giòn rụm ngon tuyệt.
Song cậu chàng lại nói muốn ăn bánh cống, rồi hỏi anh "bánh cống" hay "bánh cóng"?
- "Bánh cóng" mới đúng.
Vì bà con đổ bột và nhưn bánh vào trong cái cóng để tạo hình.
Nhưng về sau lại gọi chệch đi thành "bánh cống".
Quán bánh cóng nằm ẩn sau lũy tre làng xanh mát.
Hai quầy hàng dựng sát vách cũng đông đúc không kém cạnh quán này, một quán bán cháo lòng và một quán bán cơm tấm.
Mấy quán khác nhờ khách du lịch trong nước ghé ăn nên làm ăn cũng rất khấm khá.
Hai người đợi cho một nhóm gia đình gồm sáu thành viên rời khỏi, mới thong dong lại ngồi.
Nhác thấy Viên Thùy đương đứng nghỉ chân dưới bóng mát của cây đa già, Mạnh Cường bèn chạy tới mời viên pháp y vào quán ăn xế với họ.
Tuy rằng thức ăn trong buổi cơm trưa chưa tiêu hóa hết, nhưng nể lời mời của anh bạn đồng nghiệp, anh bèn gật đầu đồng ý.
- Ơ, thím cho con hỏi dạo gần đây xóm mình có còn xảy ra mấy vụ ma trơi nữa không?
- Không.
Tụi tui nghĩ đó là do bọn giết người gây ra, chứ chả phải ma cỏ gì hết.
Viên Thùy phỏng đoán anh ta là phóng viên đến đây viết bài.
Hoặc tồi tệ hơn là một trong những hung thủ đi dò xét tình hình.
Nếu giả thuyết thứ hai là đúng thì thật là mệt.
Có tiếng của Mạnh Cường vang lên, anh ta nhắc anh ăn bánh cóng.
Chiếc bánh cóng có nhân đầy ụ đậu xanh, giá trụng, tôm sú, thịt và gan heo bằm nhuyễn.
Rổ rau sống xanh mướt, nhìn thôi cũng đủ thấy mát mắt, khỏe người.
Chén nước mắm chua ngọt rải rất nhiều ớt bằm, lại điểm thêm mấy cọng dưa chua giòn rụm, gắp từng miếng nhỏ chấm vào hay lấy muỗng chan lên chiếc bánh đều ngon cả.
Kha Ngạn đã đi khám nghiệm tử thi cùng Bạch Lãng.
Phùng Bác Văn thì đã không còn.
Mắt của Viên Thùy đã bị tổn thương nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quan sát của anh.
Mạnh Cường và Tào Việt Bân, trình độ chuyên môn của hai người hơi kém một chút.
Còn Đoàn Chí Viễn, anh ta là lính nhảy dù chứ nào phải điều tra viên?
Trời chưa vào hè hẳn mà vầng dương đã níu mãi trên bầu trời tới tận sáu giờ tối mới chịu lặn xuống.
Màu sắc ráng chiều tà biến bầu trời đẹp như cảnh Tiên.
Vài cánh vịt trời, le le hối hả bay về tổ.
Nơi thinh không cao vời vợi, những cánh diều no gió của đám trẻ chăn trâu điểm những chấm màu ước mơ vào nền trời tráng lệ.
Tuy là một cái xóm nghèo, nhưng khái niệm "homestay" đã trở nên quen thuộc với đại đa số bà con.
Chính vì vậy mà bọn họ không tốn bao nhiêu công sức và thì giờ để tìm được một căn homestay vừa ý và rộng rãi.
Chủ nhân của những căn homestay này phần đông đứng tên giùm thân nhân ở nước ngoài, một số là tài phiệt đô thành dư tiền, dư của nên lấy việc kinh doanh trên để đồng vốn "không đứng yên một chỗ" mà sinh lời hoài.
Căn homestay mà bọn họ thuê có diện tích ước chừng hơn hai trăm mét vuông, bao gồm một trệt, một gác lửng và một khu bán tầng hầm.
Ở đây có ba phòng ngủ trên gác và một phòng ngủ dưới tầng trệt, nên mỗi người không ngại phải chung đụng và mất tính riêng tư.
Tuy nhiên, chỉ có hai phòng có nhà tắm, loại phòng này thường gọi là "master bedroom", còn hai phòng kia phải sử dụng chung một nhà tắm xây ở ngoài phòng.
Vì thế, Mạnh Cường và Đoàn Chí Viễn nhường hai phòng tốt nhất cho hai người bạn đồng nghiệp, còn họ thì vốn quen nếp sống trong quân đội nên chẳng hề chi sất.
Đoàn Chí Viễn đi đổ xăng sau khi dùng cơm trưa.
Kế đó, hắn trở về nhà tắm rửa một chập cho mát mẻ.
Trong lúc tắm rửa, hắn thu gom quần áo và đồ lót bỏ vào máy giặt giặt luôn một thể.
Trên mình độc một cái quần đùi, hắn cứ thế tự nhiên đem đồ đi phơi.
Nơi phơi phóng là khoảnh sân kiêm giếng trời của căn homestay, nắng và gió thi nhau hong khô trang phục, hương nước xả vải và bột giặt ngòn ngọt, thơm thơm lan tỏa khắp hành lang ngôi nhà sống kiếp cho người đời ở tạm.
- Đi hóng gió với bọn tôi không thượng sĩ?
- Mặc vầy đi luôn càng tốt.
- Một câu nói đùa hiếm hoi của Viên Thùy.
Anh ta rất ít khi đùa.
Ngay cả khi đương trong chốn tiệc tùng náo nhiệt.
Tào Việt Bân không tham gia cuộc bông đùa của họ.
Cậu ta đang mải mê ngó theo từng đường chuyển động của hai con chuồn chuồn ớt rất đẹp, những bông cỏ lau đỏ rực phất phơ trong cơn gió lãng du, vô định.
Những dây khoai lang bò ngổn ngang khắp mặt đất khô ran, không biết những củ khoai hình thù lớn nhỏ ra sao ha? Tự dưng cậu muốn nán lại ở đây cho đến khi nào đám khoai này xuất hiện, để được ngồi lùi khoai trong ánh trăng bàng bạc, dịu hiền trên cao, và lắng nghe tiếng sáo diều muộn của những đứa trẻ con ham chơi.
Khi ấy, buồng ngực cậu sẽ căng đầy mùi khoai lang chín thơm dẻo, mùi đất đai xứ người như lạ như quen, mùi cỏ cây đồng nội ngai ngái và mùi thanh sạch của bầu không khí lác đác sương đêm.
Bất chợt đôi mắt cậu hướng về phía một người, người đó đen thui như củ khoai lang bị bỏ quên trong bếp lửa, và cậu mỉm miệng cười thật dễ thương một mình.
Đoàn Chí Viễn chỉ cần "xọt" cái quần lính và mặc một cái áo thun ba lỗ màu trắng vào là xong.
Cái quần lính này gắn bó với anh ta suốt "Sáu tháng quân trường" - Một bài hát mà hắn từng nghe qua giọng ca của nghệ sĩ Duy Khánh.
Thuở còn là một tân binh, hắn thường nghe ca khúc "Anh về một chiều mưa" do bác ấy trình bày để đỡ nhớ nhà, nhạc phẩm này do bác đồng sáng tác với nhạc sĩ Anh Thy tài hoa nhưng bạc mệnh.
Họ đi được một đoạn, bỗng từ gốc cây đa ven đường vang lên một tiếng rên rỉ:
- Ối giời ơi! Khổ thân tôi quá mà!
Là người miền Bắc.
Không cần nhìn thấy tận mặt cũng biết.
Liền sau đó là những tràng cãi cọ giữa đôi bên, có thể là về chuyện tiền nong hay đặt xe không đúng ý.
Nhóm người đi điều tra cảm thấy không có gì khả nghi, nên ra hiệu cho nhau đi tiếp.
Trăng thanh, gió mát.
Trăng mà sáng rỡ thế thì dễ chừng mai nắng to.
Cái lưỡi cày của chòm sao Đại Hùng nằm vắt vẻo nơi góc trời Đông Bắc, nằm giữa nó và chòm sao Tiểu Hùng là chòm sao Cassiopeia.
Tiếng lá tre cọ xát vào nhau nghe như thể tiếng sóng vỗ bờ, những chiếc lá tre rơi lả tả khắp con đường làng mới trải nhựa phẳng phiu còn nồng hương nhựa mới.
Bất giác, họ như đang thấy lại cảnh tượng trong ca khúc "Đường xưa lối cũ" do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác.
Nhưng lần này là qua giọng hát của ca sĩ Kim Anh:
"Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi..."
Để bản thân không trở thành phường trộm cướp hay mấy tay khả nghi trong mắt người dân địa phương, bọn họ vừa đi vừa bàn luận sôi nổi với nhau về chủ đề ở đâu bán đồ ăn đêm ngon nhất.
- Ê...!- Tào Việt Bân ra hiệu cho cả bọn ngừng bước.
Mấy tay tự xưng nhà báo mà xế chiều họ từng gặp (trừ Đoàn Chí Viễn) đương tụm năm tụm ba dưới gốc cây đa chơi cầu cơ gọi hồn! Bộ hết đề tài viết báo rồi hay sao mà phải viện đến cách này nhỉ?
- Mày có chắc không đó con? Hay coi "Conjuring" riết bị nhiễm rồi?
- Chắc như bắp rang.
- Người đàn ông nở nụ cười đủ sức được mời đi quảng cáo kem đánh răng với đám bạn.
Đôi tay của anh ta vẫn không ngừng thoăn thoắt bày biện "đồ nghề".
- Mẹ! Ma nó không ra mà cảnh sát tới hốt về phường vì tội đánh đề là tao đánh mày bỏ bu! - Một gã có cái miệng móm sọm bực mình càu nhàu.
Nhóm người đi điều tra bụm miệng nhịn cười.
Người bày ra cái trò này đương nhảy tưng tưng như bị giựt kinh phong, trên tay cầm ba nén nhang trầm thoảng mùi Âm giới, điệu bộ chẳng khác nào cố diễn viên Hồng Kông Lâm Chánh Anh khi đóng vai pháp sư trừ tà.
- Ơi, mấy anh ơi...!
Tiếng nói ngọt như mật và thanh âm trong văn vắt, nếu Viên Thùy đoán không lầm thì sức khỏe của cô ta rất tốt và hãy còn ở ngưỡng cửa thanh xuân.
- Có...!có chi không cô?
- Dạ, sao mấy anh lựa ngay trước cửa nhà em mà làm ồn "dậy"? - Cô gái vừa trách cứ, vừa chỉ tay vào ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa khu vườn um tùm và xanh tốt.
Từ chỗ của họ lại đó không quá một trăm mét.
Đám nhà báo ngượng nghịu ngó qua ngó lại, nhưng không một ai muốn nhận lỗi trước.
Sắc diện hai bên xem chừng rất kém, cơ hồ như muốn xô xát với nhau.
Tự dưng không hẹn mà gặp, nhóm người đi điều tra đều cảm thấy ý nghĩ đó thật buồn cười, vì cô gái kia đâu có vẻ gì nanh nọc hay dữ dằn đến độ lại thích bỏ phí thì giờ cho những kẻ xa lạ tầm phào đó chứ? Vả chăng thân gái làm sao địch nổi mấy gã đàn ông mà cứ phải đứng hùng hổ hoài nhỉ? Cô gái này cũng kỳ lạ thật đa!
Bỗng nhiên ba người phát hiện sắc mặt Đoàn Chí Viễn tái mét, họ tức tốc tranh nhau hỏi thăm anh ta, vì sợ bị "Tào Tháo rượt" ngay trong thời điểm này thì nguy ngập lắm.
- Các anh cho tôi hỏi, con người mà không có cái bóng thì sẽ trở thành con gì?
Tới tận giờ phút này, ba người kia mới trông thấy, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, trên mặt đất không in hằn cái bóng của cô gái.
Bóng của nhóm nhà báo ấy thì hết sức rõ nét và "nằm" đúng theo hướng dạ của mặt trăng vào lúc bây giờ.
Hình như có một cậu nhà báo cũng đã biết, nên sắc mặt cũng trắng xanh như Đoàn Chí Viễn.
Cậu ta huých vai anh bạn làm chung tòa soạn, rồi trỏ về sau lưng cô gái trẻ măng; thân hình cậu ta run lên từng cơn như bị sốt rét:
- M...!M...!M...!
- Làm gì mà y như đứa con nít bập bẹ đòi bú sữa vậy? M...!M...!Là cái gì? Là...!Ma!!!
Một cơn gió lạnh kéo màn sương mờ phủ khắp khoảng đất trống.
Hình như người nào cũng nghe thấy tiếng cười lanh lảnh của cô gái trước khi tan biến vào hư không.
"Hú..."
Tiếng chó tru từ lò mổ heo gần đấy vọng vào tai mỗi người thoạt nghe như tiếng tru tréo, than oán của người đàn bà bị sẩy thai.
"Loạt soạt..."
- Các anh rình rập gì bọn tôi đấy?
- Anh bạn tôi bị tái phát chấn thương cũ, nên mới kiếm chỗ dừng chân nghỉ một lát.
Thành thật xin lỗi vì đã làm phiền các anh.
- Mạnh Cường lịch sự trình bày.
Thái độ hiền hòa và tác phong bặt thiệp của hắn đã gầy dựng được cảm tình cho đám nhà báo.
Quả tình khuôn mặt lấm tấm mồ hôi và bờ môi tím tái của Đoàn Chí Viễn đã làm vơi đi nỗi nghi ngại trong lòng của họ.
Sau đó, lại còn chứng kiến tận mắt cánh tay phải của anh ta hãy còn quấn băng vải nẹp cố định nên mọi sự đề phòng mau chóng biến mất.
Vừa mở hộp thuốc giảm sưng - chống viêm, Đoàn Chí Viễn vừa nương theo câu nói của Mạnh Cường để đưa ra một cái cớ hợp lý:
- Cũng tại ham đánh tennis quá nên mới ra cơ sự như vầy.
- Ủa, chơi tennis sao mà tới nông nỗi này hở anh?
Đoàn Chí Viễn đáp tỉnh rụi:
- Tại vì trận đó tôi đang thua đậm, nên thấy cơ hội ăn điểm gỡ gạc thể diện trước mắt thì hăng máu quá, bất chấp xương cốt vốn không mấy khỏe mà cố sức nhào người, rướn tay để đánh trả.
Rồi thì, "Phựt", ban đầu tôi tưởng đứt dây thun quần, ai ngờ độ khoảng mươi - mười lăm giây sau, cánh tay phải của tôi xụi luôn, không thể nhấc lên, co lại hay cầm nắm được.
Lúc đó vẫn chưa cảm thấy đau dữ, chừng đâu tôi nghe trong đầu mình vang lên một tiếng "Tăng", đột nhiên, cơn đau nơi cánh tay tôi lan ra khắp cơ thể, khiến tôi ngã lăn ra đất, rồi nằm quằn quại và ôm lấy cánh tay phải theo phản xạ mà rên la ầm ĩ.
Nói cho rõ hơn thì phản xạ đó cũng giống như khi bị đứt tay, anh sẽ nâng ngón tay bị đứt lên xem xét, dẫu biết rằng ngoài việc phải sát khuẩn, cầm máu và băng bó vết thương cho nó, thì anh chẳng còn cách nào cứu vãn nó hết...!
Lời kể của Đoàn Chí Viễn sinh động đến nỗi khiến cho vẻ mặt của đám nhà báo biến chuyển theo từng lời kể của hắn.
Khi thì họ nghiến răng xuýt xoa, lúc thì nhăn mặt và nhắm tịt mắt, tưởng đầu mình đang trực tiếp trông thấy cảnh tượng đau đớn khôn tả ấy.
- Ui chu choa mạ ơi! Anh kể chuyện còn hay hơn tôi viết phóng sự nữa...!
- Tôi thì bị đứt dây chằng, thằng bạn đối thủ...!- Đoàn Chí Viễn trỏ tay vào Viên Thùy.
-...!tự dưng hứng chí leo lên nóc nhà gắn lại máng xối cho hai bác nhà, rồi bất cẩn vuột chân...!
- Ây dà...!Suýt...!- Người nói giọng đặc sệt miền Trung khẽ rên lên mấy tiếng khá lớn khi ngắm kỹ vết vẹo lồi vắt qua nửa khuôn mặt Viên Thùy.
- Bởi thế mấy anh mới rủ nhau đi chơi xả xui hả? Đừng hiểu lầm nghen! Bọn tôi cũng xui không kém gì mấy anh đâu, viết bài nào cũng bị ông chủ biên bác, nên giờ...!
- Nên giờ phải đánh bài liều bằng cách cầu hồn gọi người chết về để có tài liệu viết báo.
Ai dè bả "ra" thiệt.
- Cậu nhà báo trẻ nhất trong bọn làm động tác thè lưỡi, rụt cổ, ý chừng vẫn còn rất sợ.
Đám nhà báo khẩn khoản mời nhóm của họ đi ăn khuya.
Vì địa điểm không xa lắm nên mọi người chọn cách đi bộ.
Những cái bóng người lố nhố dưới ánh trăng Rằm sáng tỏ trông như thể một đám rước kiệu ma.
Đằng này, dưới gốc cây đa già, có một con chó cũng già không kém đang bới bới gốc cây.
Nó đánh hơi thấy mùi xương người quen thuộc....
Danh Sách Chương: