Khi đến nhà Thu Mặc Thanh, lại nhìn thấy một đôi cha mẹ thương tâm đến chết. Chỉ là cha mẹ của Nhan Tịch vẫn còn có một tia hy vọng mà cha mẹ của Thu Mặc Thanh là thực sự thiếu sót, suy tàn. Người đời đều nói con cái là sự liên lụy đến sinh mệnh của cha mẹ nhưng đó cũng là một loại hy vọng, là một loại hy vọng đấu tranh với sinh hoạt và vận mệnh. Con người không sợ thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng mà chỉ sợ tồn tại mà không còn hy vọng. Bởi đó là tín ngưỡng, con người đã không còn ý nghĩa để tồn tại, cuộc đời sao có thể viên mãn?
Trong phòng là mùi khói thuốc lá nồng nặc, sương khói lượn lờ. Hai mái cha Thu đã trắng bệch, khuôn mặt tiều tụy, nếp nhăn thật sâu, trong tay kẹp một điếu thuốc đang cháy, không có sinh khí ngồi ở một góc sô pha. Mạnh Thần đã xem tư liệu, năm nay cha Thu 52 tuổi, người ngồi ở trước mặt anh ấy giống như biến thành một lão nhân tóc bạc trắng qua một đêm.
Mạnh Thần nhìn trái nhìn phải, rất cẩn thận hỏi: “Mẹ Thu đâu ạ? Bà ấy… còn ổn chứ?” Cha Thu dùng tiếng nói khàn khàn trả lời: “Vừa rồi bà ấy lại khóc ngất đi rồi, đang nằm trong phòng ấy.”
Mạnh Thần dịch người về phía trước, nói: “Chú Thu, cháu biết bây giờ hỏi chú vài việc không thích hợp. Nhưng mà cháu muốn mạo muội hỏi chú mấy vấn đề, có được không?”
Cha Thu hút một hơi thuốc lá, gật gật đầu.
“Chú từng nghe thấy cái tên Nhan Tịch này hay chưa?”
“Chưa từng.”
“Mấy năm nay có cô gái nào xa lạ đến nhà hoặc là… con trai chú có nhắc đến cô gái nào hay không?”
Cha Thu trầm ngâm trong chốc lát, nói: “Không có. Mặc Thanh hơn ba mươi tuổi vẫn luôn không tìm đối tượng. Tôi và bà nhà giới thiệu cho thằng bé vài đối tượng xem mắt, thằng bé đều không đến gặp. Tháng trước bỗng nhiên lại nói với tôi là muốn kết hôn. Mẹ nó bảo là ai, mang người về gặp mặt. Mặc Thanh bảo chờ một thời gian. Đến bây giờ cũng chưa gặp được… con trai cũng đã không còn.” Cha Thu lau mặt, hung hắt hút vài hơi thuốc, chỉ vào mà không ra nên bị sặc ho khan không ngừng.
Mạnh Thần vội vàng đứng lên đi đến bên cạnh cha Thu, vỗ vỗ sau lưng ông ấy. Lại đi đến phòng bếp rót một ly nước ấm đưa cho cha Thu. Cha Thu cầm ly nước nhìn Mạnh Thần chằm chằm, ánh mắt kia giống như muốn nhìn xuyên thấu anh ấy vậy. Cha Thu chậm rãi nhắm mắt lại, run rẩy nói: “Con trai tôi giống y như cháu vậy… hiếu thuận, nghe lời. Tôi ở bên ngoài có khổ có khó hơn chỉ cần nghĩ đến Mặc Thanh tôi đều cảm thấy xứng đáng, trong lòng đều là vị ngọt. Từ nhỏ đến lớn tôi cũng không nỡ đánh nó một cái, nhiều nhất thì cũng chỉ nói hai câu, cháu nói sao thằng bé có thể buông xuôi mà bỏ lại chú với mẹ nó chứ?”
Mạnh Thần nửa ngồi xổm bên cạnh cha Thu không biết nên nói gì. Nỗi đau khi mất con thì lời nói an ủi có vẻ tái nhợt vô lực, hoặc là có chút vui sướng khi người gặp hoạ. Mạnh Thần chưa từng trải qua việc mất đi người thân, nhưng giờ phút này anh ấy cảm thấy chỉ có yên tĩnh lắng nghe mới là sự lựa chọn tốt nhất.
“Mặc Thanh khi còn nhỏ tuy cũng nghịch ngợm gây sự nhưng nó vẫn còn coi như là nghe lời, dễ bảo. Tôi và bà nhà cũng không có tốn nhiều việc. Lúc đi học thì thành tích không tốt lắm nên chúng tôi cũng không yêu cầu thằng bé phải như thế nào. Lúc thi Đại học thằng bé muốn học tiếp nhưng tôi và mẹ nó không muốn, cảm thấy học xong cũng không làm gì được. Chỉ có lúc này là chúng tôi không làm theo ý nó. Cuối cùng Mặc Thanh vẫn đi học ở một trường cấp ba bình thường. Nhưng mà càng ngày càng không theo kịp, vừa lúc năm ấy quân đội chiêu binh nên tôi thương lượng với bà nhà đưa thằng bé tham gia quân ngũ.”
“Sau khi tòng quân trở về, chúng tôi lại tìm người sắp xếp cho thằng bé đi làm ở cục Công An. Nghĩ cuối cùng cũng có thể buông xuống. Nhưng vậy mà nó lại không đi. Chính mình tìm một công ty kiến trúc để đi làm, làm mẹ nó tức giận đến mức nằm viện nửa tháng. Hình như thời gian không phản ứng lại với thằng bé. Hai người chúng tôi còn nói, con trai làm sao càng lớn lại càng làm người không bớt lo đi, còn không bằng hồi còn nhỏ nữa. Sau đó lại tự mình suy nghĩ, con trai lớn rồi tự có chủ ý của chính mình, thằng bé vui vẻ là được…”
“Tuổi của Mặc Thanh càng lúc càng lớn, tôi và mẹ nó muốn nó tìm một cô vợ, có một ngôi nhà, chúng tôi sẽ không bận lòng vì nó. Nhưng mà nói rất nhiều lần mà đứa nhỏ này không nói là bận làm việc thì cũng nói mình không muốn tìm, dù sao cũng ra sức từ chối, tìm các loại lý do. Còn về đối tượng thì đến gặp cũng không đi. Tức quá không có cách nào nên chúng tôi cũng mặc kệ nó. Nhưng chúng tôi muốn quản nó… thì người cũng đã không còn nữa, không còn nữa… lòng chúng tôi cũng trống không.”