Tài xế Trịnh được Tây Trừng thuê vào năm ngoái vì sức khỏe bà ngoại kém, thường xuyên ra vào bệnh viện. Tài xế mà Đường Tuấn tìm trước đó rất lề mề nên cô đã tìm một người khác làm dài hạn. Theo dì Chu nói là người rất đáng tin cậy, trong năm qua luôn giúp đỡ mọi việc ở nhà. Tây Trừng tăng lương cho ông ấy bắt đầu từ tháng này.
Tài xế Trịnh đưa cô về nhà, dì Chu đã chuẩn bị bữa trưa, biết cô sắp về nên bày một bàn ăn thịnh soạn.
Ăn tối xong Tây Trừng ngủ một giấc, buổi chiều ngủ dậy nhìn trong sân mấy cây mai vàng. Bà ngoại cũng tới, chân bà đã đỡ hơn trước rất nhiều, tự chăm sóc bản thân cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên mặt đất rất ẩm ướt, Tây Trừng đỡ bà, nghe bà nói: "Năm đó ông ngoại cháu đã trồng cây mai vàng này."
Bà ngoại không thể nhớ những sự việc gần đây, nhưng bà nhớ tất cả những việc rất lâu về trước.
Nói xong, bà hỏi Tây Trừng: "Bố cháu có biết cháu về không?"
Tây Trừng ra hiệu bằng ngôn ngữ ký hiệu: "Cháu chưa nói."
Sau đó bà dặn dò: "Ngày mai đến thăm bố cháu đi."
Chiều hôm sau, Tây Trừng đi ra ngoài, một chiếc taxi đưa cô đến tòa nhà trụ sở Tư Dương, mặt trước tòa nhà có chữ "Tư Dương Sya" rất lớn màu trắng.
Tây Trừng đứng ở ven đường quan sát một lúc rồi băng qua đường, đi đến cửa chính của tòa nhà. Cô ngồi xuống khu vực sảnh đợi ở tầng một và gửi tin nhắn cho Đường Tuấn nhưng không có hồi âm. Cô không vội, tiếp tục ngồi.
Khoảng mười phút sau, điện thoại vẫn không có động tĩnh gì, nhưng từ thang máy có người quen đi ra.
Du Hân Mi, mẹ kế của cô.
Phía sau bà ta còn có một bóng người khác, hai người bước vài bước về phía đại sảnh.
Du Hân Mi rất tự nhiên kéo tay áo người bên cạnh, dừng lại giúp chỉnh cà vạt, người khác nhìn vào như vậy sẽ cảm thấy bọn họ rất tình cảm. Mà cũng đúng là như vậy, mối tình từ thuở thơ ấu đã bên nhau nhiều năm, chỉ riêng sợi dây tình cảm thôi cũng có thể khiến tất cả những người khác trong cuộc đời họ trở thành phông nền.
Chính lúc này Tây Trừng bước tới.
Đường Tuấn và Du Hân Mi đồng thời rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cô.
"Tây Tây về rồi à?" Du Hân Mi mở lời trước, một nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt được chăm sóc cẩn thận của bà ta. Giọng nói của bà ta rất nhỏ nhẹ, dù đã năm mươi tuổi nhưng giọng điệu của bà ta vẫn mang theo vẻ nũng nịu trời sinh.
Khóe môi Tây Trừng hiện lên một nụ cười. Trong mắt Du Hân Mi, nụ cười của cô có vẻ ảm đạm, không có chút nịnh nọt, nhưng lông mày lại giống Dương Anh đến mức khiến bà ta không thể cảm thấy thoải mái.
"Con về khi nào?" Đường Tuấn hỏi.
Tây Trừng ra hiệu: "Hôm qua." Cũng không chắc ông ta có thể hiểu được hai chữ này không, nhưng ông ta vẫn gật đầu, nói: "Ta và dì có buổi xã giao, cuối tuần con có thể về nhà ăn cơm."
Tây Trừng gật đầu, rời đi trước.
Cô không về nhà mà đi dạo quanh con phố gần đó, sau đó bắt tàu điện ngầm đến nơi Trâu Gia làm việc và ở quán cà phê tầng dưới đợi cô ấy tan làm. Trước sáu giờ, Trâu Gia vội vàng tới, xinh đẹp trí thức trong bộ trang phục chuyên nghiệp, vừa bước vào cửa đã mỉm cười với cô: "Em đợi lâu rồi hả?"
Tây Trừng mỉm cười đứng dậy.
Cô ấy tiến lên ôm Tây Trừng: "Đi thôi, chị đã đặt chỗ ăn lẩu rồi."
Lúc tới nhà hàng ngồi xuống, Trâu Gia dụi mắt, Tây Trừng dùng ngôn ngữ ký hiệu hỏi cô: "Bận lắm ạ?"
"Gần đây hơi bận, cuối năm nhiều việc mà."
Năm nay Trâu Giai ba mươi hai tuổi. Lần đầu tiên Tây Trừng gặp khi cô ấy mới tốt nghiệp thạc sĩ, đảm nhận công việc tư vấn tâm lý. Sau này cô ấy nhận thấy mình không phù hợp nên chuyển nghề, làm việc cho một công ty Internet để xây dựng sản phẩm, cô ấy làm việc rất chăm chỉ ở đó trong nhiều năm.
Tây Trừng hỏi cô ấy: "Sếp mới của chị thế nào?"
"Cứ vậy thôi. Chả có ưu điểm gì. Mỗi ngày chị vẫn tiếp tục chịu đựng khi nhìn thấy bản mặt của anh ta."
Tây Trừng: "Đẹp trai có thể coi là một ưu điểm."
"Đáng tiếc, dù có đẹp trai đến mấy thì hiện tại chị cũng không có hứng thú với anh ta."
Họ luôn duy trì thói quen liên lạc qua email và biết khá rõ hoàn cảnh của nhau. Trâu Gia hỏi Tây Trừng: "Thầy Lương của em có về nước ăn Tết không?"
Tây Trừng lắc đầu.
"Vậy đó là lý do tại sao tâm trạng em không vui à?"
"Không, em cũng không muốn gặp chú ấy lắm."
Tây Trừng nhấp một ngụm nước ép dưa hấu, nhìn Trâu Gia, ra hiệu: "Chú ấy có bạn gái, em nên giữ khoảng cách."
"Khi nào?" Trâu Gia kinh ngạc.
"Có lẽ đã lâu rồi nhưng em chưa nói cho chị biết thôi."
Trâu Giai chú ý đến vẻ mặt của cô: "Có vẻ như em đã tiếp nhận chuyện này rồi." Cô ấy còn nhớ năm Tây Trừng 13 tuổi, cô viết trong sổ đối thoại của bọn họ là cô ghét nhiều người nhưng chỉ thích một người.
"Đương nhiên rồi."
"Nhưng em ghét việc chú ấy không nói cho em biết, cứ như thể em vẫn còn là một đứa trẻ mười tuổi, không cần biết chuyện của người lớn vậy."
Tây Trừng chính là phiên bản thành thật nhất của chính mình khi ở trước mặt Trâu Gia.
Trâu Gia nói: "Có lẽ bởi vì khi chú ấy gặp em, em vẫn còn nhỏ."
Lúc đó Tây Trừng đã hơn mười tuổi, Lương Bạc Thanh là học sinh cưng của ông ngoại cô, tuần nào cũng đến dạy kèm cho cô.
Trâu Gia hỏi nàng: "Vậy bây giờ em nghĩ thế nào?"
"Không nghĩ gì cả. Em không phải kiểu không có chú ấy thì không sống được. Không có gì tồn tại mãi mãi. Em chưa bao giờ tin điều đó." Động tác tay kết thúc của cô rất gọn gàng, Trâu Gia đọc xong chỉ mỉm cười dịu dàng. Nhớ lại lần đầu gặp nhau, cô đang ở trong tình trạng rất tồi tệ, tình trạng chứng mất ngôn ngữ của cô không có dấu hiệu chữa khỏi. Cô không thể hòa nhập, cô bị tẩy chay trong lớp, cô mong manh và rụt rè, thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng cấp tính. Sau này có một lần cô đánh nhau trong giờ học thể dục, giành chiến thắng với lợi thế áp đảo, từ đó mọi chuyện có hơi khác một chút.
Cô dường như biết cách tự bảo vệ mình.
Nồi lẩu đang sôi, bốc khói nghi ngút.
Tây Trừng bắt đầu bỏ rau củ vào bên trong.
Bữa tối kết thúc lúc hơn tám giờ, Trâu Gia lái xe chở Tây Trừng về, hẹn gặp lại sau năm mới.
Vài ngày sau, vào ngày cuối tuần, Đường Tuấn mời Tây Trừng tới ăn tối, cô đã đi.
Hôm đó lúc cô đi trời đã nhá nhem tối. Khi vào nhà, người giúp việc ra mở cửa, Đường Tuấn đang ở phòng làm việc trên lầu. Cô trở về căn phòng trước kia của mình, ở đó cho đến bữa tối, tài xế chở Du Hân Mi và Đường Hạo về.
Năm nay Đường Hạo mười lăm tuổi và đang học trung học.
Khi Đường Tuấn và Du Hân Mi kết hôn, mọi việc được thực hiện một cách vội vàng.
Khi đó, nửa năm sau cái chết của Dương Anh, Du Hân Mi kéo Đường Nhược Linh vào, còn Đường Hạo đang trong bụng mẹ.
Một trai một gái đều thuộc về Đường Tuấn.
Khi Tây Trừng còn nhỏ, cô không hiểu ở đâu xuất hiện một người chị lớn như vậy. Sau vài năm, cô càng không hiểu tại sao Đường Tuấn lại kết hôn với Dương Anh sau khi đã có mối tình lâu năm khó quên với Du Hân Mi như vậy.
Trong tiểu thuyết lãng mạn, Dương Anh có lẽ là tình cảm nhất thời của nam chính sau khi chia tay, tác dụng của nó là khiến nam chính nhận ra rằng mình vẫn không thể quên được người đó.
Bữa cơmtối đó chỉ có bốn người, Đường Nhược Linh vẫn còn ở trường quay chưa về. Trong lời nói của Du Hân Mi mang ý xót con gái, phàn nàn với Đường Tuấn, trách ông đã đồng ý cho Nhược Linh đi học diễn xuất, làm đến gần Tết rồi mà vẫn chưa thể về nhà.
Sau hôm đó, Tây Trừng không ra ngoài nữa, chỉ ở nhà với bà ngoại và giúp dì Chu một số việc nhà.
Cuối năm tuyết rơi.
Vào ngày hai mươi bảy tháng mười hai âm lịch, Tây Trừng nhờ tài xế Trịnh đưa cô ra ngoài mua một số thứ. Khi quay lại, cô thấy một chiếc ô tô đậu trong sân với biển số lạ.
Vào nhà đi tới cửa thì nghe thấy dì Chu đi tới nói: "Ngài Lương nhờ người nhà gửi rất nhiều thứ đến, trong đó có đồ tươi sống, thực phẩm chức năng..."
"Ngài Lương" mà bà nhắc đến là Lương Bạc Thanh, vì vậy Tây Trừng đã biết "người nhà" là ai. Sau khi thay giày, cô đi đến phòng trà phía nam, nơi có một vị khách đang ngồi trên ghế sofa gỗ uống trà và trò chuyện với bà ngoại.
Cửa phòng trà mở ra, thứ đầu tiên xuất hiện trong tầm mắt của Tây Trừng chính là đôi chân dài của anh, khi đến gần hơn, cô nhìn thấy bờ vai thẳng tắp và khuôn mặt của anh.
Cảm giác được có người tới, Lương Duật Chi quay đầu nhìn sang, thấy đó là Tây Trừng, kinh ngạc nhướng mày.
Tây Trừng vừa bước vào phòng đã cởi áo khoác ngoài, mặc một chiếc áo len cashmere màu đen, cổ cao nửa bó, bó sát, mặc một chiếc quần jean đơn giản, có bờ vai và vòng eo thon gọn, lộ đường cong cơ thể rõ ràng.
Bà ngoại vẫy tay gọi "Tây Tây", cô đi thẳng đến bên cạnh nghe bà giới thiệu khách. Không ngờ bà ngoại thường xuyên mơ hồ, nhưng hôm nay bà lại biết được thân phận của Lương Duật Chi, kinh ngạc nói: "Cháu trai của Bạc Thanh trông giống nó thật." Tây Trừng hợp tác ngước mắt lên, nhìn thấy Lương Duật Chi cũng đang nhìn mình.
Cô ra hiệu cho bà ngoại: "Cháu rửa thêm ít trái cây nữa."
Cô chọn hai món trong đống hàng Tết vừa mua, rửa sạch cam ngọt rồi cắt, lại rửa một đĩa dâu.
Dì Chu đang chuẩn bị bữa tối ở gần đó, bà cụ đã căn dặn có khách ở lại ăn tối, trong lúc bận rộn, bà nói với Tây Trừng rằng bà không biết ngài Tiểu Lương thích ăn món gì.
Ngài Tiểu Lương.
Tây Trừng rất ngạc nhiên vì dì Chu quá giỏi, nghĩ ra cách xưng hô này nhanh như vậy, phân biệt rõ anh với Lương Bạc Thanh.
Tuy nhiên, dì Chu quá lo lắng rồi, vị khách này cũng không có ý định ở lại ăn tối. Tây Trừng mang lên hai đĩa trái cây, bà ngoại nói chuyện với Lương Duật Chi về nhà mẹ anh ở đâu, bà nói Tô Châu đẹp. Khi còn nhỏ, bà đến nhà dì ở Tô Châu, ngồi dưới sông bóc hạt khiếm thực.*
[*]Hạt khiếm thực: Khiếm thực (Euryale ferox Salisb) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Nymphaeaceae họ Súng. Ở Tô Châu rất nổi tiếng về loại hạt này.
undefined
Lương Duật Chi trả lời rằng anh rất tiếc vì chưa bao giờ bóc hạt này dưới sông.
Bà ngoại bật cười.
Rõ ràng nhận thấy họ đang nói chuyện rất vui vẻ.
Tây Trừng ngồi cạnh bà ngoại và liên tục ăn dâu tây.
Thấy Lương Duật Chi chỉ uống trà không ăn gì, bà bảo anh ăn bánh trái đi, có một đĩa bánh ngọt gồm nhiều miếng ghép lại với nhau, trong đó có một miếng bánh lát* lớn do chính tay bà làm. Một kiểu cải tiến so với phương pháp cũ, nguyên liệu phong phú và thiết thực, óc chó và hạt phỉ được nấu nhừ nghiền thành bột, cho vào kem bơ động vật mới. Sau khi giới thiệu, bà nói Tây Tây thích món này nhất, làm ra một đĩa mà chỉ còn lại miếng duy nhất này, bà cầm lấy đưa cho anh, bảo anh nếm thử đi.
[*] Bánh lát - 片糕: Bánh Yunpian hay còn gọi là bánh Tuyết, bánh Như Ý, bánh Poria là món ăn vặt nổi tiếng của người Hán ở Giang Tô, Triều Châu, Quảng Đông và những nơi khác. Trong số đó có huyện Lục Thành, thành phố Liễu Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là nổi tiếng nhất. Nó được đặt tên theo những lát mỏng và màu trắng. Hình dạng là hình chữ nhật, với các cạnh và góc gọn gàng và đều đặn. Kết cấu ẩm và mềm như gelatin, có thể bảo quản lâu dài mà không bị cứng. Chúng hầu hết được gói trong giấy màu đỏ hồng hoặc đỏ đào và làm thành dải dài, được chia thành hai kích cỡ, với các kích cỡ khác nhau và cùng một cách làm.
undefined
Sự nhiệt tình không thể lay chuyển được của bà, Lương Duật Chi cầm nó trong tay, đó là một miếng khá lớn.
Ngay khi anh ăn được một miếng, phần còn lại đã bị lấy đi.
Tây Trừng lấy một miếng bánh đậu xanh khác đặt vào tay anh, cô nhét gần hết miếng bánh to vào miệng, ra hiệu cho bà ngoại: "Miếng bánh này để cháu ăn cho."
Bà ngoại không ngờ cô lại bảo vệ đồ ăn như vậy, quá mất lịch sự, nhưng vì có khách nên không nói nhiều, kéo cô đến bên cạnh, vỗ nhẹ vào tay cô.
Lương Duật Chi mỉm cười.
Tây Trừng liếc nhìn, nụ cười trong mắt anh vẫn còn đó, ánh mắt sâu thẳm nhìn cô.
Bà ngoại tỏ ra có lỗi, nói lần sau bà làm lại món đó sẽ mời anh đến ăn.
Lương Duật Chi nói "Vâng ạ", ăn xong chiếc bánh đậu xanh trong tay, giơ cổ tay lên xem giờ, anh nói có việc phải làm rồi rời đi.
Bà ngoại sợ làm trễ công việc của anh, không tiện giữ anh ở lại nên tiễn anh ra cửa. Đi vào trong sân, Tây Trừng dặn bà không nên ra ngoài vì gió to.
"Để cháu ra tiễn." Cô nói với bà bằng ngôn ngữ ký hiệu, lấy áo khoác mặc vào.
Lương Duật Chi đợi cô đi xuống mấy bậc, bình tĩnh nói: "Bà ngoại của em rất tốt." Điều này khiến anh nhớ tới bà ngoại của mình.
Tây Trừng liếc nhìn anh, lấy điện thoại di động ra gõ: "Vậy nên bà cho gì anh cũng ăn à?"