Cô cùng Giản Như, Lữ Thành phải chen chúc trên một chiếc giường hai mét hai, bà ngoại chịu uỷ khuất ngủ bên cạnh giường tiện buổi sáng dậy sớm có thể rời đi trước. Để tiện rửa mặt Giản Hạnh mỗi ngày chỉ có thể ngủ phía ở ngoài cùng.
Căn phòng này là đi thuê, mặc dù Giản Như vẫn trả tiền cho chủ nhà nhưng Giản Hạnh luôn có cảm giác đây là nhà của người khác.
Cô cả ngày toàn thân cứng đờ luôn phải cẩn thận từn li từng tí, trong đầu như có một sợi dây bị kéo căng ra, càng ngày càng gấp.
Từ quê chuyển lên Hoà Huyện, trong tay Giản Như trừ chút tiền kia ra thì có cái gì? Chẳng có cái gì, vậy nên Giản Hạnh chỉ có thể đi học không? Trường tư ở đây học phí rất đắt. Nhắc tới trường tư này cũng có chỗ thật kì lạ, nằm đối diện Tam Trung, hai trường này chie cách nhau một con đường cái, ở Tam Trung học sinh đánh nhau gây sự giáo viên có quan không? Hay chỉ cần đưa chút tiền cho bọn họ mọi chuyện đều được giải quyết?
Vừa mới chuyển đến đây, chi phí sinh hoạt ở đây thực đắt đỏ, Giản Như bắt đầu liều mạng tìm việc làm, cuối cùng lựa chọn mở quầy xe bán đồ ăn vặt.
Nhưng từ trước tới nay Giản Như chưa làm qua công việc này, cô không bán ở Tam Trung hay trường tư mà tình nguyện chạy tới Nhị Trung, Hoà Trung để bán.
Thời gian dần trôi qua, Giản Hạnh cảm nhận được rõ ràng trong cơ thể có một loại ý thức chậm rãi tê liệt. Sau này Giản Như tích cóp được một ít tiền đem mua lại sân của chủ nhà Giản Hạnh mới có cảm giác đây là nhà.
Một năm sau, Giản Hạnh lên cấp hai.
Trường tư thục ở đây không cần xem xét bất kì vấn đề về hộ khẩu, miễn là đóng học phí, đều có thể nhập học.
Trường trung học cơ sở Giản Hạnh học vẫn là trường tư thục, mỗi ngày chỉ có thể dựa vào sự tiến bộ của sách giáo khoa để chứng minh rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng lặp lại.
Ngày cuối cùng của năm 2006 để bước sang năm 2007 tính theo lịch dương, hôm đó là thứ hai, Hòa Huyện có tuyết rơi, đó là trận tuyết đầu tiên của mùa đông năm ấy, trận tuyết này đến rất muộn nhưng lại vội vàng khiến cả thành phố ai cũng ngỡ ngàng khi mọi người ngủ dậy, rất nhiều bậc phụ huynh đưa con đi học, cổng trường đã chật kín người.
Nhà của Giản Hạnh nằm ở trong ngõ cạnh trường học, chỉ mất năm phút đi bộ, nhưng Giản Như vẫn đưa Giản Hạnh tới trường.
Giản Hạnh quàng chiếc khăn bà nội mới đan quanh cổ nên không cảm thấy lạnh lắm, không khí có chút ẩm, từng đợt sương mỏng dính hết lên mặt.
Lúc cô chuẩn bị chạy sang đường, đột nhiên có một chiếc xe màu đen dừng lại trước mắt.
Trên xe là một người đàn bà trông rất trẻ, đã hai năm không gặp, bà ấy dường như không thay đổi gì, thậm chí trông còn trẻ hơn.
Bà ấy mặc một chiếc áo choàng ngoài màu hồng nhạt, không cài khuy, để lộ chiếc váy ngắn màu hoa mai nhạt và đôi boot bông màu trắng, rất hút mắt.
Thì ra bọn họ là người Hòa Huyện.
Nghe thì giống như là người cùng một thế giới, nhưng nếu tinh ý sẽ nhận ra được sự khác biệt.
Suy cho cùng, quần áo của Giản Như luôn rất đơn giản, chủ đạo hai màu trắng đen đôi khi sẽ có chút xám.
Còn Giản Hạnh, bộ đồ "bình thường" nhất mà cô có có lẽ là bộ đồng phục đã mặc nhiều năm.
*bình thường: ý là bộ đồ nhìn ổn nhất.
Giản Hạnh sững người tại chỗ, mắt không chớp nhìn chằm chằm một loạt hành động của bọn họ.
Rất nhanh, cửa xe ghế sau được mở ra, một nam sinh trạc tuổi Giản Hạnh bước xuống, không rõ cậu ta cao bao nhiêu nhưng cao hơn Giản Hạnh, trên người mặc đồng phục của trường, tay cầm hộp sữa đút vào túi.
"Nhớ uống đấy nhé." Người đàn bà trẻ kia nói.
"Con biết rồi, bố mẹ mau về đi, ngoài trời rất lạnh." Nam sinh vừa nói vừa cúi người xuống giúp người đàn bà kia cài lại cúc áo.
Bà ấy mỉm cười, tay vỗ vỗ vào lưng nam sinh: "Ồ, con không thích mẹ mặc như thế này sao?"
"Con đi đây, muộn học rồi." Nam sinh xua tay, "Con vào đây."
Nam sinh băng qua con đường, từ bên cổng trường một cậu nam sinh khác cũng mặc đồng phục trường chạy lại khoác vai cậu. Chỉ trong nửa phút ngắn ngủi, Giản Hạnh đã thấy nam sinh kia được rất nhiều người chào đón.
Lúc này, điện thoại di động của người đàn bà reo lên, bà ấy lập tức nghe máy: "Em biết rồi, để em tiễn anh nhé? Con trai anh đi học rồi."
Vừa nói chuyện điện thoại vừa khởi động xe.
Chiếc xe nhanh chóng biến mất khỏi tầm nhìn.
Tuyết trên mặt đất đã bắt đầu tan bớt đi một nửa, vẫn một mảng trắng xoá, Giản Hạnh vẫn đứng ở đó, cô mất đi tầm nhìn, thẫn thờ nhìn chăm chăm ống xả xe, bỗng nhiên có một luồng hơi xộc vào chóp mũi, mùi nồng nặc của bụi.
Trộn lẫn với mùi máu.
Dù tuyết rơi dày đặc đến đâu vẫn không thể che lấp đi.
Máu dồn về đại não, đầu óc có chút tỉnh, như có thứ gì đó vừa mới đây đè lên dây thần kinh Giản Hạnh, cố gắng vũng vẫy thoát ra. Một chiếc hộp mà cô cất giấu những cảm xúc rung động dữ dội, một cơn gió đủ để thổi lớp bụi dày lâu ngày tích tụ trên bề mặt hộp chỉ cần một cú đấm mạnh mà thôi.
Dù đã lâu ngày, dù đã dính những hạt bụi của thời gian, nhưng lại cứ như là vừa mới.
Cứ như chưa bao giờ biến mất, thậm chí có cả sự khinh thường. Ngay lập tức, những nanh vuốt sắc nhọn cùng xuất hiện để báo thù.
Nanh vuốt kia cắm thật mạnh thật chặt vào tim Giản Hạnh, từng chút từng chút cắm sâu xuống khiến nhịp tim của cô đau điên lên, như muốn nói với cô rằng:
Kẻ ác không bao giờ có một cái chết nhẹ nhàng hay tốt đẹp, và kẻ trộm sẽ không bao giờ được sống như một người bình thường.
(*kẻ trộm sẽ không bao giờ sống được ở ngoài sáng như những người bình thường mà mãi mãi phải ấn nấp trong bóng tối sâu thẳm kia)
"Vậy sao? Tôi vẫn đề nghị em sau này viết văn, hãy suy nghĩ về cuộc sống của chính mình. Cái gì thuộc về người khác thì vĩnh viễn thuộc về người khác."
Tiếng chuông reo bên tai như xuyên thủng màng nhĩ, Giản Hạnh chợt hoàn hồn, theo tiềm thức, bàn tay nhỏ túm lấy khăn quàng cổ kéo lên che mặt như năm đó cũng đã làm vậy. Nhưng trong nháy mắt Giản Hạnh sực tỉnh lại hôm nay mình căn bản cô không đeo khăn quàng cổ.
Tấm vải che mặt duy nhất cũng đã biến mất.
Giản Hạnh đột nhiên cảm thấy tức ngực, cổ họng nghẹn ngào, hốc mắt sưng tấy đau nhức, cô giáo ngữ văn bước chân rời khỏi lớp, cô lập tức đứng dậy, động tác có chút đột ngột thu hút sự chú ý của mọi người. Những bạn học xung quanh nhìn cô, cô cũng không còn sức lực để quản lý biểu cảm trên gương mặt của mình, cũng không chú ý đến Hứa Lộ đang nói chuyện với mình, Giản Hạnh chỉ cám thấy càng ngày càng khó thở.
Hứa Lộ thấy Giản Hạnh sắp ngã lo lắng nói: "Cậu sao vậy? Chóng mặt à?"
Giản Hạnh không nghe được Hứa Lộ nói gì, chỉ cụp mắt xuống, giọng khàn khàn nói xin lỗi rồi chạy ra khỏi lớp.
Giờ ra chơi quy định chỉ có mười phút, nơi duy nhất có thể đi là nhà vệ sinh.
Tay Giản Hạnh run lên từng đợt, cố gắng vặn vòi nước, mùa đông lạnh nên nước cũng trở nên buốt tới tận tim gan, ngấm vào da thịt như tước đi năng lượng giác quan cuối cùng. Giản Hạnh thấy da mình có chút ửng đỏ*, nhưng cô lại không hề cảm thấy đau rát.
*bị bỏng lạnh
Những người sống trong đầm lầy dưới vực thẳm tối tăm kia, họ có bao giờ cảm thấy sợ lạnh không?
Hay thay vì sợ nó họ lại nuốt chửng nó để trở nên mạnh mẽ hơn?
Nhưng người cô thích vẫn luôn đứng dưới ánh mặt trời rực rỡ, cô chỉ mới bước tới gần cậu một bước, trên người như bị thứ ánh sáng của cậu chiếu xuyên qua.
Thứ cảm xúc kì quái cùng những kí ức mà cô cho là dơ bẩn mỗi ngày đều một lớn, như một cái cây ăn sâu bén rễ trong trí óc Giản Hạnh, càng ngày càng dữ tợn, quấn lấy não cô xiết thật chặt như muốn cho cô biết rằng cả đời này của cô mãi mãi sẽ phải sống chung với nó, mãi mãi cho đến khi cô chết đi.
Không có một ánh sáng nào lọt qua, ngay cả một ngọn cỏ cũng không thể sống sót.
(Ở một nơi mà không có ánh sáng, thì sinh vật nào có thể tồn tại được chứ?)
Một khi lớp vỏ đạo đức giả bị xé toạc, mọi sự thật ghê tởm sẽ được phơi bày.
Và cô không có lối thoát.
Nghĩ đến đây, Giản Hạnh vô thức từ trong cổ họng phát ra những tiếc nấc thút thít, cô cố căng yết hầu, gắng nuốt xuống những âm thanh mỏng manh sắp được phát ra nhưng lại phản tác dụng, những nấc to dần.
Tiếng động nhỏ gây chú ý tới nhưng người ở gần đó, bạn nữ sinh lo lắng hỏi: "Bạn học, bạn không sao chứ?"
Cơ thể Giản Hạnh co giật dữ dội hơn khi xua tay.
Những cơn co giật này giống như sự kháng cự cuối cùng của Giản Hạnh, cô cố nhổ bằng mọi cách kể cả tự đả thương chính mình chỉ để diệt đi mầm mống đang lớn mạnh trong tâm trí.
Nước mắt trào ra, Giản Hạnh gục đầu hai tay ôm lấy bụng mơ hồ nghĩ:
Nếu ngay cả rễ cũng nhổ ra thì liệu có thể không? Có thể sống không?
Giờ học lịch sử kết thúc. Từ Trường Lâm vừa bước ra khỏi cửa lớp học thì thấy Lâm Hữu Nhạc chửi: "Mẹ kiếp! Cái lớp lịch sử này đâu có nghe tôi nói? Thật sự không muốn sống à?"
Câu hỏi trong đề thi lịch sử lần này hơi thiên vị, nó giống như ra cho những thí sinh trượt kì thi tuyển sinh cấp 3.
Giờ nghỉ trưa, Giản Hạnh vốn định hỏi Lâm Hữu Nhạc có cái gì không hiểu, nhưng cảm giác mệt mỏi, bị rút hết sức lực, không hỏi nữa trực tiếp gục trên bàn.
Cô vừa nằm xuống, Hứa Lộ từ đâu chạy lại chọc chọc cánh tay cô hỏi: "Giản Hạnh, cậu làm bài này chưa?"
Giản Hạnh ngẩng đầu "Ừm" một tiếng, đưa bài thi cho Hứa Lộ, "Cậu tự xem đi."
Hứa Lộ không lấy ngay, ánh mắt dừng lại trên người Giản Hạnh vài giây, nhận ra sắc mặt của Giản không được tốt, giọng Hứa Lộ cứng ngắc nói: "Cậu không sao chứ? Có chuyện gì à?"
"Tớ..." Giản Hạnh còn chưa nói hết câu Hứa Lộ đã quay đầu, bài thi cũng không nhận, chỉ bỏ lại một câu: "Không muốn nói chuyện thì không cần nói."
Giản Hạnh há hốc mồm, nhất thời không nói được gì, chỉ đưa tay ra lấy lại bài thi, tiếp tục úp mặt xuống bàn học.
Đầu óc cả ngày hôm nay choáng váng, cái gì cũng không biết. Vì điểm số nên hôm nay cả lớp rất im lặng, thỉnh thoảng có người bàn tán xôn xao về cái tên Từ Chính Thanh rồi lại thở dài đầy ẩn ý.
Tiết tự học Hứa Lộ không gọi Giản Hạnh đi ăn, Giản Hạnh cũng không đói, cô một mình đi xuống sân trường, không đi dạo, chỉ tìm một góc để ngồi.
Nhìn quanh, ai cũng giống nhau.
Hoà Trung có quy định, thời gian ở trường tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục, đồng phục dễ dàng quỵ tụ tất cả mọi người cùng một thế giới.
Những hoàn cảnh gia đình khó khăn, hay học lực kém, tri thức kém và thậm chí là cả ngoại hình, nhiều sự khác biệt hơn nữa thường sẽ bộc lộ ngày càng rõ sau lớp quần áo đó, ngay khi trưởng thành và tự lập.
Nỗi khổ của người trưởng thành không phải là thứ mà những đứa trẻ chưa lớn có thể hiểu được, vậy nên hoài niệm thanh xuân trở thành một loại "chương trình" đặc biệt dành cho một số người.
Bởi vì đối với họ, chăm chỉ học tập ở trường là một điều dễ dàng nhất trong cuộc đời.
Ít nhất thì vấn đề này có thể từ tình yêu, sự nỗ lực có thể đổi lấy được một kết quả tốt.
Còn những thứ khác gì sao?
Giản Hạnh thầm nghĩ, yên lặng cúi đầu, duỗi chân, nửa người trên cúi thấp, lá rơi dưới bậc thềm đã khô héo úa vàng, mặt trên còn vết ướt nước do tuyết tan ra, Giản Hạnh chạm nhẹ lên, cảm giác lạnh lẽo từ đầu ngón tay truyền thẳng đến tận tâm nhĩ.
"Chính Thanh, bắt bóng!"
Một giọng nói truyền đến, Giản Hạnh theo phản xạ ngẩng đầu lên, cô thấy người đang chơi bóng rổ là Từ Chính Thanh, cậu ở trong đám người đó.
Từ Chính thanh lúc này cũng mặc đồng phục, bầu trời có màu đỏ cam bởi ánh chiều tà, sân bóng rổ có màu xanh lục, đường nhựa màu đỏ, đồng phục học sinh màu xanh lam, ít nhất trong mắt cô bây giờ có năm loại sắc màu.
Cậu đáp một tiếng, nhảy lên nhận lấy quả bóng được ném từ xa một cách dễ dàng, cậu khẽ nhấc tay, đầu ngón tay lướt qua trong không trung, bóng xoay tròn được ném vào trong rổ.
Những tràng pháo tay thưa thớt vang lên, kèm theo những lời hô hào: "Tuyệt vời!"
Tù Chính Thanh cười cười, gió đông thổi tốc tóc cậu lên, lộ ra khuôn mặt tuấn lãng, cậu không nói gì chỉ giơ tay đánh lên không trung một cái.
Thời niên thiếu làm sao có thể che giấu một nhân vật đặc biệt trong một mùa đông ngắn ngủi.
Giản Hạnh nhìn chằm chằm Từ Chính Thanh, lúc sau mới chậm rãi đứng dậy rời đi.
Từ Chính Thanh chơi một hồi liền cảm thấy nóng, tạt sang một bên chào hỏi rồi cầm áo khoác đồng phục học sinh đi đến sân bóng rổ bên cạnh.
Từ Chính Thanh có cúi người khi đặt áo khoác xuống không? Cậu tuỳ tiện ngẩng đầu nhìn thoáng qua cửa ra vào, một thân ảnh quen mắt nhoáng qua, Từ Chính Thanh nheo mắt, vài giây sau mới thu hồi lại.
***
Goo: 😭😭😭 ai đó hãy nói với nu9 cam đảm lên đi, tiếc quá đi mất...
Helu, lại là tui đây, tui đã quay trở lại đúng như lời hứa với mọi người đây🥺... cám ơn những người vẫn luôn đợi tui ra chap, mãi iu, love.
Bình chọn chương & Follow 💕