• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Theo kế hoạch Miranda sẽ ở Milan một tuần, hoàn tất các show thời trang cùng các trợ lý người địa phương, sau đó bà đến Paris vào một buổi sáng với tôi để cùng bàn thảo mọi chi tiết về bữa tiệc như hai người bạn gái thân thiết (ha ha ha). Hãng Delta không chịu dễ dàng bỏ tên Emily trên vé bay thành tên tôi, làm tôi đã bực sẵn lại càng bực thêm và đặt luôn vé mới 2.200 dollar, vì đang tuần lễ thời trang và tôi mua quá sát giờ . Tôi giật mình khi báo số thẻ tín dụng của công ty. Mặc kệ, tôi nghĩ, chỉ bằng số tiền Miranda chi mỗi tuần riêng cho giặt là.

Với chức danh trợ lý phụ cho Miranda, tôi là sinh vật cấp thấp nhất ở Runway. Ngược lại, muốn đầu xuôi đuôi lọt thì Emily và tôi là 2 nhân vật hung mạnh nhất thế giới thời trang: chúng tôi nắm quyền định đoạt , ai và bao giờ được nhận lịch hẹn (ưu tiên giờ sáng sớm, khi son phấn còn mới và quần áo chưa có lớp nhàu) tin tức của ai được chuyển tiếp (người nào không hiện tên trên bản tin, người ấy không tồn tại trên đời)

Có nghĩa là khi một trong hai chúng tôi cần hỗ trợ thì toàn bộ số nhân lực còn lại bắt buộc phải sẵn sàng. Đúng vậy, đồng thời chúng tôi lờ mờ nhận biết là cả lũ này – nếu hai chúng tôi không tình cờ làm việc cho Miranda Priestly – không ngần ngại gì dùng Limousine của công ty cán bét nhè chúng tôi ra . Hiện giờ thì khi nghe huýt sáo là họ chạy thoăn thoắt đi tha về khúc củi như những con cẩu được huấn luyện thuần thục

Công việc chuẩn bị số báo sắp ra bị dừng đột ngột. Bây giờ quan trọng nhất là tạo cho tôi một hình ảnh tử tế khi sang đến Paris. Ba cô búp bê của phòng thời trang khẩn trương tập hợp mấy bộ cánh thích hợp với những sự kiện mà Miranda đòi có sự hiện diện của tôi. Cho đến khi cất cánh, sếp phụ trách thời trang Lucia hứa sẽ lo cho tôi một sổ ghi chép với các ký họa chì than chuyên nghiệp thể hiện mọi thứ trang phục mà tôi đem theo, dựa vào đó tôi có thể kết hợp các phần trang phục với nhau theo đủ kiểu nhằm đạt phong cáhc tối đa và hạn chế sai lầm xuống tối thiểu. Tóm lại: chừng nào tôi đừng dựa vào gu lựa chọn và xếp bộ riêng của mình thì sẽ có cơ may – tuy rất mong manh – xuất hiện một cách bảnh bao.

Giả sử khi tôi theo Miranda vào một quán nhỏ và phải đứng im trong góc như một xác ướp trong khi bà nhâm nhi ly Bordeaux thì sao? Quần Theory có gấu lơ vê màu than chì, đi kèm áo cổ lọ Celine lụa đen. Đến câu lạc bộ tennis để bà tập với huấn luyện viên riêng, sẵn sàng đi lấy nước và, nếu có lệnh, đem khăn trắng nếu bà toát mồ hôi - ở đó tôi sẽ mặc đồ thể thao từ đầu đến chân: áo liền mũ có kháo kéo (hở rốn, tất nhiên) mặc trên áo lưới cắt gấu giá 185 dollar, giày da lộn – đều là đồ Prada cả. Còn nếu tình cờ - hoàn toàn tình cờ - như mọi người thề sống thề chết là tôi được ngồi hàng đầu ở một show thời trang thì sao? Lúc đó thì tha hồ lựa chon thoải mái. Cho đến nay (nhớ là bây giờ mới là chiều thứ Hai) tôi ưa nhất váy xếp kiểu nữ sinh của Anna Sui, hợp với bốt lửng Christian Labourtin rất khêu gợi và áo vest da hiệu Katayone Adeli bó chẽn đến mức gọi là dâm đãng cũng được. Từ mấy tháng nay, quần bò Express và đôi giày lười Franco Sarto của tôi nằm mốc trong tủ, và thú thật là tôi cũng không nhớ chúng lắm.

Tôi cũng phát hiện ra là Allison, biên tập viên thẩm mỹ, xứng đáng mang danh hiệu ấy trong công nghệ làm đẹp. Trong vòng 24h khi nhận thông báo là tôi cần một chút make-up và rất nhiều hướng dẫn, cô đã tập hợp trọn gói một bộ mỹ phẩm không thiếu thứ gì . Tráp mỹ phẩm Burberry ngoại cỡ mà không sân bay nào cho phép đem theo lên cabin chứa phấn đánh mi mắt, kem giữ ẩm, son bóng, kem, bút kẻ và make-up ở đủ dạng thức trên đời, son mội loại mờ, bóng, không tan trong nước, mascara sáu độ đậm nhạt từ xanh da trời đến đen như mực Tàu, kẹp long mi và hai chổi long đề phòng (lạy chúa), phấn vón cục.

Các loại phấn - tính ra chiếm đến nửa số mỹ phẩm – dùng để lót hoặc nhấn hoặc làm dịu mi mắt, da mặt hay gò má, phong phú đến nỗi mọi bảng pha màu của họa sĩ phải phát ghen: có loại để tạo nhũ, có loại chuyên gây điểm nhấn, nhiều loaị khác dùng để gây ấn tượng to ra, nhỏ đi hoặc che bớt khiếm khuyết.

Tôi được thoải mái chọn loại lỏng, rắn hay dạng bột, hoặc trộn cả ba thứ để tạo máu mới. Kinh khủng nhất là lớp lót: cứ như ai dó lột một miếng da mặt tôi và trộn thành một bát tô với màu sắc chính xác như bản mẫu. Gọi là “tạo bóng” hay “che chỗ thô”- thú thật là mỗi một lọ tí xíu trong bộ mỹ phẩm đều làm cho da mặt tôi đẹp hơn so với lúc cha sinh mẹ đẻ . Trong một cái ráp in ca rô khác, không nhỏ hơn mấy, là các phụ kiện: nắm bong, giấy thấm, que bông bọt biển, gần hai tá bàn chải, khăn tẩy trang, hai loại nước tẩy phấn mắt (giữ ẩm và không pha dầu), và không dưới một tá – MỘT TÁ – kem giữ ẩm cho da mặt, cho cơ thể, với tác dụng ngấm vào da, hệ số chống nắng 15, không làm bóng, trộn màu, có hương không hương, chống dị ứng chống nếp nhăn, kháng khuẩn và – phòng trường hơp trong tháng Mười mà ánh nắng Paris chết tiệt còn vớ được tôi – kem lô hội.

Trong túi cạnh của tráp nhỏ hơn còn có them các tấm hình cỡ lớn với những khuôn mặt in sẵn , đã được trang điểm hoàn hảo mà Allison cẩn thạn cất vào làm tài liệu trực quan. Một trong những khuôn mặt mẫu ấy mang tiêu đề khá lạ tai “KHÔNG THÍCH HỢP ĐẠI LỄ! QUÁ TẦM THƯỜNG!” Khuôn mặt tầm thường này có lớp phấn lót mỏng, dùng phấn nhũ lấy màu và kết thúc bằng hai chấm son dạng nước hay kem: hai mắt đóng viền thâm rất sexy, quầng đậm, lông mi chuốt đen thui và son ướt có màu bóng lộn tô môi rất đại khái. Tôi lẩm bẩm nói với Allison là tôi không thể làm được kiểu này, cô giận dữ đáp. “Hy vọng chị không có dịp phải làm kiểu này” cô nói gay gắt, đồng thời cũng rất bức xúc, chắc vì quá sức chịu đựng sự ngu dốt của tôi.

“Thế tại sao tôi phải đem theo ngót hai tá mặt mẫu và các hướng dẫn sử dụng khác nhau?”

Ánh mắt khinh miệt của cô giống Miranda như tạc.

“Andrea, không đùa đâu. Chỉ đề phòng trường hợp khẩn cấp thôi, nếu Miranda gọi chị đi theo vào đúng phút cuối cùng, hoặc thợ trang điểm của chị không có mặt. Á nhân tiện tôi nhớ ra là tôi định cho chị xem những mỹ phẩm làm tóc đã chuẩn bị.”

Trong lúc Allison bày tôi cách sử dụng bốn lọaị bàn chải tròn khác nhau khi sấy tóc, tôi cô gắng đóan ý nghĩa những lời cô vừ nói. Theo tôi hiể thì tôi cũng có nhân viên làm tóc và trang điểm? Tôi chỉ chuẩn bị cho Miranda, thế ai sẽ chăm sóc tôi?

“Văn phòng Paris”, Allison thở dài trả lời. “Chị đại diện cho Runway, hiểu không, và Miranda rất nhạy cảm với chuyện này. Chị sắp có mặt tại một số nơi trong các sự kiện hoành tráng nhất thế giới, bên cạnh Miranda Priestly. Chắc chị không định nói là chị sẽ tự trang điểm cho mình?”

“Không, tất nhiên là không. Nhất định có chuyên nghiệp hỗ trợ thì sẽ tốt hơn. Cám ơn chị.”

Allison còn hành hạ tôi thêm hai tiếng nữa, cho đến khi cô yên chí là nếu một trong mười bốn lịch làm việc với nhân viên làm tóc và trang điểm của tuần tới chẳng may bị lỡ thì tôi sẽ không làm xấu mặt sếp bằng cách bôi mascara lên môi, hoặc cạo trọc hai bên đầu chừa lại chỏm tóc chào mào. Khi mọi việc xong xuôi, tôi tưởng có thì giớ chạy xuống căn tin mua bát xúp béo ngây, song Allison đã vớ điện thoại của Emily – chính của cô ngày trước và gọi cho Stef bên bộ phận phụ kện.

“Chào chị. Tôi đã xong rồi, cô ấy vẫn còn đây. Chị có lên đây không?”

“Đợi đã. Tôi ăn trưa đã, trước khi Miranda quay về.”

Allison trợn tròn mắt, hệt như Emily. Tôi tự hỏi, liệu có phải vị trí công tác này khiến người ta thể hiện bất bình giống nhau: “Thôi được. Không, không tôi vừa nói với Andrea,” cô nói vào điện thoại và nhường mày – bất ngờ quá, bất ngờ quá- giống hệt Emily. “Có vẻ như cô ấy đói bụng. Tôi biết, vâng tôi biết mà. Tôi sẽ nhắn cô ấy. Nhưng cô ấy vẫn nhất định muốn... ăn.”

Trong vòng ba phút tôi đã quay lại văn phòng với bát xúp kem súp lơ xanh với pho mát cheddar và thấy Miranda ngồi ở bàn, bà giữ ống nghe cách xa tai với vẻ kinh sợ, tựa như có đ********* quấn xung quanh. Không hiểu tôi có còn sống đến tối nay để thấy bà bay đi Milan theo kế hoạch?

“Có chuông điện thoại. Andrea , nhưng khi tôi nhấc máy – vì rõ ràng là chị không quan tâm việc đó – thì không nghe ai nói cả . Chị giải thích cho tôi hiện tượng này được không ?”

Tất nhiên là tôi giải thích được, nhưng không phải cho bà. Tuy rất hiếm khi nhưng có lúc Miranda một mình ở văn phòng, và nhấc máy khi có chuông. Dễ dàng là người gọi tới sẽ bị choáng khi nghe tiếng bà và vội vàng đặt máy. Không ai chuẩn bị tinh thần được nói chuyện với bà, vì khả năng được nối máy bằng không. Trong mấy phút vắng mặt trong hộp thư của tôi có thêm hang chục email của các biên tập viên và trợ lý báo cho biết – nếu tôi chưa biết - là Miranda vừa tự cầm điện thoại “các cậu đi đâu rồi?” Là câu hỏi kinh hoàng trong tất cả các email. “Bà ấy tự nhận điện thoại đấy!!!”

Tôi lầm bầm nói đại khái là thỉng thoảng vẫn xảy ra chuyện có người gọi tôi rồi cúp máy, nhưng Miranda không còn muốn nghe. Bà không nhìn tôi nữa, mà chuyển ánh mắt qua bát xúp trên tay tôi. Một vệt chất lỏng đặc sệt rịn từ từ dọc theo thành bên ngòai bát. Nỗi ghê tởm nhận rõ ra nét mặt khi bà nhận ra rằng tôi không chỉ cầm thứ đồ ăn gì đó trong tay mà còn có dự định sẽ cho nó vào bụng .

“Chị vứt ngay đi hộ tôi!” Bà rống lên từ khoảng cách năm thước. “Chỉ ngửi thấy mùi là tôi đủ phát ốm lên rồi”.

Tôi tống thủ phạm quấy nhiễu vào sọt rác và nuối tiếc nhìn theo đồ ăn bị mất đi, trước khi tiếng bà kéo giật tôi về thực tại . “Tôi đã sẵn sàng tổng duyệt”. Bà rít lên, dựa lưng vào ghế, thanh thản hơn vì đã tống khứ được thực phẩm khỏi Runway. “Khi nào tổng duyệt xong thì chị gọi phiên họp chính”

Mỗi lời nói của bà gây ra một luồng adrenaline chạy qua thân thể tôi: chưa bao giờ tôi biết chắc chắn bà muốn gì, do đó luôn nghi ngại không rõ mình có làm đúng hay không . Kỳ thực phân lịch tổng duyệt và họp hằng tuần là việc của Emily. Nhìn vào lịch công tác, tôi biết 3 giờ chiều nay có mục Tổng duyệt chụp ảnh Sedona, Lucis/Helen. Tôi vội bấm số máy của Lucia và nói ngay khi khi thấy đầu knhấc máy.

“Sếp đợi.” tôi nói dứt khoát như truyền quân lệnh. Helen, trợ lý của Lucia, đặt máy không nói một lời, và tôi biết cô cùng Lucia đã đi được nửa đoạn đường đến văn phòng. Nếu trong vòng hai mươi lăm, tối đa hai mươi lăm giây nữa mà chưa thấy ai đến thì tôi sẽ bị cử đi để tìm họ và trực tiếp nhắc nhở điều mà thật ra họ đã biết rồi : nếu tô gọi điện và nói: “Sếp đợi” thì có nghĩa là ngay lạp tức. Về nguyên tắc chỉ có một điều làm bực mình, đó là lệnh bắt đi giày cao gót càng nhọn càng tốt . Chạy khắp văn phòng đi tìm những người chỉ rình trón biệt trước Miranda đã là việc không có gì vui vẻ cả , khổ hơn nữa là khi họ trốn vào phòng vệ sinh.bất kể việc người ta làm trong đó là việc gì nếu không được coi là cớ để xin lỗi không xuất hiện được ở thời điểm đã định – bắt buộc tôi phải tấn tới, nhiều khi phải đoán người qua giày dép lấp ló dưới cửa toa lét rồi vừa nài xin vừa ra lệnh kẻ bị túm cổ hãy nhanh nhanh chấm dứt công việc để đến trình diện ở phòng Miranda Priestly . Ngay lập tức

May mắn cho mọi người trong cuộc là Helen đến sau vài giây, cô đẩy một giá treo nặng trĩu quần áo đến nỗi lệch hẳn sang một bên, kéo theo một giá treo nữa sau lưng . Sau chút ngập ngừng, cô thấy Miranda vẫy tay lơ đãng và cô đẩy cả hai giá treo qua cửa kép lên nền thảm dày.

“Hết rồi à? Hai giá thôi?” Miranda hỏi, thoáng ngẩng lên khỏi tờ sửa bài.

Helen bị bất ngờ ra mặt khi bà hỏi cô trực tiếp, vì Miranda không bao giờ nói chuyện với trợ lý của người khác. Nhưng khi Lucia chưa hiện ra với giá treo thì chắc Miranda nói với cô.

“À, không Lucia đến ngay và đem theo hai gá treo nữa. Tôi có được phép, à, bắt đầu cho bà xem những thứ chúng tôi đã đặt không ạ?” Helen luống cuống hỏi và kéo chiếc áo quây trùm lên cạp váy.

“ Không”

Rồi thì : “Aan-dree-aa, đi tìm Lucia. Theo đồng hồ tôi là ba giờ. Tôi có nhiều việc để làm hơn là ngồi đợi cho đến khi quý bà xong” Kể ra cũng không đúng hẳn, vì bà vẫn đang sử bài, và từ khi tôi gọi điện đến giờ chưa quá ba mươi lăm phút. Nhưng tôi ngậm miệng thì hơn.

“Không cần thiết, Miranda, tôi đây rồi,” Luca vừa nói vừa hổn hển, tay kéo tay đểy hai giá treo qua trước mặt tôi khi tôi định dứng dậy đi tìm. “Xin lỗi. Chúng tôi cứ ngồi đợi bên YSL đưa đến chiếc măng tô cuối cùng”

Cô dựng các giá treo đã phân loại (theo sơ mi, áo khoác, quần và váy, áo dài) thành hình vòng cung trước bàn Miranda rồi khoát tay cho Helen đi khỏi. Sau đó Miranda và Lucia tổng duyệt từng thứ một và tranh cãi xem đồ nào đem đi chụp ảnh ở Sedona, Arizona. Lucia ủng hộ kiểu thời trang “nữ cao bồi điệu” theo ý cô sẽ rất nổi trước dãy núi đá màu đỏ phía sau, nhưng Miranda khăng khăng bác bỏ vì bà thích “điệu” thôi, bản thânn”cao bồi” và “điệu” là hai khái niệm phản nhau rõ rệt . Có lẽ bà bị bội thực món “nữ cao bồi điệu” ở bữa tiệc của em trai Mờ-Cờ-Đờ . Tôi chủ ý không góp lời nào vào cuộc tranh luận, cho đến khi Miranda gọi tên tôi, sai đi gọ những người chịu trách nhiệm tổng duyệt phụ kiện

Tôi lập tức xem lại sổ ghi chép của Emily, nhưng đúng như tôi nghĩ, hôm nay không có chương trình tổng duyệt phụ kiện.

Tôi gọi điện cho Stef, báo cho cô biết Miranda đang đợi và cầu Chúa là Emily chỉ quên ghi vào lịch thôi.

Vô ích. Họ chỉ có lịch hẹn chiều mai tổng duyệt phụ kiện; tối thiểu một phần tư những sản phẩm họ cần còn đợi bên quảng cáo đem tới.

“Không thể làm được đâu,” Stef giải thích, nhưng giọng cô yếu sức thuyết phục hơn những lời cô nói ra.

“Tôi biết nói gì với sếp bây giờ?” Tôi thì thào.

“Nói cho sếp biết sự thật: mai mới có lịch tổng duyệt, đa số hàng chưa có đây, tôi nói nhiêm túc đấy. Bọn tôi đang đợi một chiếc túi dạ hội, một ví đầm, ba chiếc ví có tua khác nhau, bốn đôi giày, hai dây chuyền, ba…”

“Okay, okay, tôi sẽ nói với sếp. Chị cứ đứng cạnh điện thoại nhé, và nhấc máy khi tôi gọi lại. Ở địa vị của chị tôi sẽ thu xếp mọi thứ sẵn sàng . Tôi cá với chị là sếp không quan tâm đến lịch tổng duyệt được bố trí lúc nào.”

Không nói một lời, Stef cúp máy. Tôi quay lại và ngoan ngoãn đợi cạnh cửa cho đến khi Miranda nhìn thấy tôi. Đợi bà nhìn sang phía tôi dò hỏi , tô nói: “Miranda, tôi vừ nói chuyện với Stef , và cô ấy nói là ngày mai mới có lịch tổng duyệt, do vậy còn thiếu nhiều thứ. Nhưng tất cả sẽ…”

“Aan-dree-aa, đơn giản là tôi không thể tưởng tượng ra các người mẫu trông ra sao nếu thiếu giày, túi hay trang sức, và ngày mai tôi đã ở Ý rồi. Nói với Stef đưa cho tôi tổng duyệt những gì đã có sẵn, và chuẩn bị những thứ khác để xem trên ảnh cũng được.” bà quay lại với Lucia và mấy giá treo quần áo.

Chuyển tin này đến Stef làm tôi nhớ tới thành ngữ”làm phúc phải tội”. Cô lồng lên.

“Tôi không phải phù thủy để hóa phép trong ba mươi giây ra đủ đồ mà tổng duyệt, chị không hiểu à? Quên khẩn trương! Năm trợ lý của tôi thì thiếu bốn, và con bé thứ năm thì thậm ngu. Chó má thật, tôi phải làm gì đây, Andrea?” Stef làm om sòm lên nhưng ở đây không có gì để xin xỏ. “Okay, tốt đấy,” tôi véo von nói trong khi liếc qua Miranda vốn có sở tài nghe hết mọi chuyện. “Tôi nói với Miranda là chị đến ngay” Tôi cúp máy trước khi Stef òa lên nức nở.

Tôi không bất ngờ khi hai phút rưỡi sau Stef xuất hiện cùng cô trợ lý thậm ngu của mình, kéo thêm hai nhân vật mượn tạm – một trợ lý thời trang và James- tất cả đều mắt mũi lấm lét và khuân các thùng ngoại cỡ đan bằng liễu gai. Họ đứng vơ vẩn trước bàn tôi trước khi Miranda khẽ gật đầu gọi vào. Do Miranda không có vẻ muốn rời phòng mình, họ phải khuân tất cả những giá treo và các thùng đựng giày và phụ kiện đầy ngập đến trước mặt bà.

Khi nhóm làm phụ kiện xếp các thứ thành hàng lối ngay ngắn trên thảm để Miranda tổng duyệt, văn phòng của bà trông như một chợ phiên ở Ba Tư – dĩ nhiên có hơi hướng Madison Avenue hơn. Một biên tập viên trình cho bà xem chiếc thắt lưng da rắn giá 2.000 dollar, một người khác đưa chiếc xắc lớn của Kelly. Người thứ ba giới thiệu áo dài Fendi, trong khi người thứ tư ca tụng các ưu điểm của nhung the. Trong vòng ba mươi giây và mặc cho mấy đồ còn thiếu, Stef đã tập hợp một bộ phụ kiện gần như hoàn hảo để tổng duyệt. Những gì thiếu bổ khuyết bằng hàng của những lần chụp ảnh trước, họ giải thích cho Miranda là không những gần giống mà còn tốt hơn. Tất cả bọn họ đều là bậc thầy trong lĩnh vực của mình, nhưng Miranda còn hơn họ một cái đầu. Bà đóng vai một khách hàng kiệm lời, lạnh lùng ngắm từ quầy này sang quầy khác, không khen một câu giả tạo lấy lệ. Rốt cuộc, ơn Chúa, khi hạ quyết định rồi thì bà chỉ tay và ra lệnh , còn các biên tập viên gật đầu kính cẩn (“Đúng đấy, chọn quá tuyệt vời,” Ôi, tất nhiên lý tưởng”). Rồi họ gói mọi thứ lại và chuồn thật nhanh về phòng mình trước khi Miranda thay đổi ý kiến.

Toàn bộ cuộc thẩm định căng thẳng chỉ kéo dài vài phút, nhưng sau đó thì nỗi kinh hoàng trong tất cả chúng tôi nhường chỗ cho sự mệt mỏi. Sáng nay Miranda đã thông báo là khoảng bốn giờ chiều bà sẽ về nhà để chơi với hai đứa sinh đôi vài tiếng trước lúc đi xa. Vậy là tôi cắt buổi họp chính, khiến tất cả thở phào. Đúng bốn giờ kém hai phút bà bắt đầu xếp đồ đạc – không có gì vất vả, vì những gì quan trọng và nặng nề thì tôi sẽ cho chở đến nhà bà tối nay, kịp trước giờ khởi hành. Nói cho cùng thì bà chẳng phải làm gì khác ngoài việc đút chiếc ví Gucci và điện thoại di động Motorola và túi Fendi luôn bị bà sử dụng sai mục đích. Mấy tuần gần đây Cassidy đã lấy chiếc túi 10.000 dollar này làm cặp đi học, kết quả là nhiều viên cườm và một quai túi bị tong. Sau đó chiếc túi đậu tên bàn tôi” theo lệnh Miranda tôi phải đem chữa hay quẳng đi nếu không chữa được. Tôi ngoan cường chống lại sự cám dỗ để đừng kể với bà là nó hỏng rồi và lấy làm của riêng. Thay vào đó tôi vừa tìm ra một hiệu sửa đồ da và nhờ chữa với gía 25 dollar bèo bọt. Đợi bà ta ra khỏi, bất giác tôi với tay tới điện thoại để khóc than cho ngày hôm nay với Alex. Nhấn được nửa hàng số thì tôi nhớ lại những gì chúng tôi đã thỏa thuận với nhau. Hôm nay là ngày đầu tiên từ ba năm nay chúng tôi không chuyện trò cùng nhau. Tôi ngồi đó, tay cầm ống nghe, mắt nhìn email anh gửi hôm trước, kết thúc với “Em yêu”. Tôi tự hỏi , liệu mình có phạm lỗi lớn khi đồng ý nghỉ lấy hơi hay không. Rồi tôi nhấn số lần nữa để nói với anh là chúng tôi lên nó chuyện với nhau lần nữa và tìm ra những gì trục trặc - và tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm phần mình cho sự xuống dốc từ từ trong quan hệ hai người. Xong trước khi đầu kia đổ chuông thì Stef đã đến trước bàn tôi, sau khi hoàn tất cuộc tổng duyệt chớp nhoáng, nay cầm trong tay kế hoạch về phụ kiện cho chiến dịch ở Paris. Bây giờ phải bàn bạc kỹ về giày và túi, thắt lưng và trang sức, tất và kính râm. Tôi đặt máy xuống và cố lắng nghe các hướng dẫn của cô.

Bảy tiếng đồng hồ ngồi tầng giữa trên máy bay, thêm vào đó là bộ cánh bao gồm quần da bó cứng, xăng đan mở buộc dây, Blazer và áo quây, chắc phải là cuộc du lịch xuống địa ngục. Nhưng không. Bảy tiếng trên không là thời gian thư thái nhất mà tôi từng biết. Sau khi Miranda và tôi cùng lúc bay đến Paris trên hai đường khác nhau – Miranda từ Milan và tôi từ New York – đột nhiên tôi rơi vào tình trạng hi hữu : bảy giờ liền, cả một ngày, bà ấy không gọi tôi được, và cũng không phải lỗi tại tôi.

Vì những lý do mà chính tôi không hiểu nổi, khi nghe kể về chuyến đi bố mẹ tôi không có vẻ vui mừng như tôi nghĩ.

“Ồ, thế à”? Mẹ tôi hỏi với kiểu rất riêng, hứa hẹn nhiều ẩn ý xa xôi hơn những chữ nói ra. “Đúng lúc này con đi Paris à?”

“Mẹ nói đúng lúc này nghĩa là gì?”

“À, thời điểm này để đi Châu u nghe chừng không lý tưởng lắm, thế thôi” bà nói mập mờ, song tôi nghe thấy lời trách cứ của bà mẹ Do Thái chất chứa đằng sau.

“Sao lại thế ạ? Bao giờ là lý tưởng?”

“Con đừng bực mình Andy. Đã mấy tháng nay con không về nhà rồi. Bố mẹ không trách con, vì bố mẹ biết công việc của con nhọc nhằn ra sao. Nhưng con có muốn nhìn mặt cháu không? Nó đã mấy tháng tuổi rồi đấy, mà con vẫn chưa thấy mặt mũi nó ra sao”

“Mẹ ơi, đừng để con cảm thấy có lỗi. Con thèm thấy Isaac đến chết đi được, nhưng dạo này không đi đâu được, mẹ biết rồi đấy…”

“Bố mẹ đã nói là cho con tiền vé đi Houston, đúng không?”

“Vâng! Bố mẹ nói đến một nghìn lần rồi. Con biết, và con cám ơn mẹ, nhưng đây không phải chuyện tiền nong. Con không rời công việc ra được một phút, bây giờ Emily lại nghỉ nữa. Không thể bỗng dưng đứng dậy mà đi được , ngay cả vào cuối tuần. Mẹ thử tưởng tượng là con bay suốt dọc nước Mỹ để rồi lại bay về ngay, chỉ vì Miranda sáng thứ bảy sai con đi lấy đồ giặt là, như thế có được hay không?”

“Tất nhiên không, Andy mẹ chỉ nghĩ, à, bố mẹ nghĩ trong mấy tuần tới con có thể đến thăm anh chị, vì Miranda không ở văn phòng. Nếu thế thì bố mẹ cũng đến cùng luôn. Nhưng đúng lúc này con lại đi Paris. Nghe giọng thì biết bà nghĩ gì khi nói câu ấy ra miệng. “Nhưng đúng lúc này con lại đi Paris” cũng có nghĩa là “Sướng nhỉ, cô bay đi Châu u, còn đếm xỉa gì đến nghĩa vụ gia đình nữa”

“Mẹ, con giải thích lần cuối cùng và không muốn nhắc lại nữa: con không đi nghỉ mát. Không phải con thích chọn đi Paris còn hơn gặp cháu. Đây không phải do con quyết định, chắc bố mẹ cũng hiểu ngay cả khi không muốn hiểu. Chuyện rất đơn giản: ba hôm nữa con bay đi Paris một tuần với Miranda, hoặc là bị đuổi việc. Mẹ có thấy cách nào khác không? Nếu thấy thì cho con biết”

Mẹ tôi lặng người mất một lát và nói: “Không, tất nhiên không, con gái của mẹ à. Con biết là bố mẹ hiểu con mẹ chỉ mong, à, mong con vui vẻ trong mọi chuyện.”

“Thế nghĩa là gì?” Tôi hỏi sẵng.

“Không có gì, không có gì,” bà vội nói. “ Mẹ không nói gì ngoại trừ là bố mẹ chỉ lo sao con sao con khỏe mạnh , vui vẻ. Hình như, à, dạo này con tự tạo nhiều áp lực cho mình. Mọi việc ổn cả không?”

Tôi dịu giọng khi thấy bà cố tỏ ra quan tâm. “Vâng, mẹ ơi, mọi việc ổn cả. Con cũng không sung sướng gì khi đi Paris, mẹ biết rồi mà. Đó sẽ l2 một tuần địa ngục, từ sang sớm đến tối mịt . Nhưng năm làm việc của con sắp xong, sau đó là có thể xoa tay bỏ mọi thứ sau lưng được rồi.”

“Mẹ biết, con gái yêu ạ. Mẹ biết là con có một năm vất vả. Mẹ cũng mong là kết quả xứng đáng với công sức con bỏ ra. Vậy thôi”

“Vâng con cũng thế”

Chúng tôi đặt máy trong sự đồng cảm, tuy rằng tôi không bỏ được cảm giác là bố mẹ thất vọng vì tôi.

Nơi lấy hành lý ở Paris là một cơn ác mộng, nhưng qua khỏi cửa hải quan là tôi thấy ngay một tài xế ăn mặc lịch sự, tay vung tấm biển đề tên tôi, và vừa đóng cửa xe là anh ta đưa tôi một chiếc điện thoại di động.

“Bà Priestly nhắn là chị gọi ngay cho bà khi xuống đến sân bay. Tôi đã tự cho phép mình ghi nhớ số điện thoại khách sạn vào nút gọi nhanh. Bà ấy ở phòng Coco Chanel.”

“À vâng, okay, cám ơn anh, thế thì tôi gọi điện luôn nhé,” tôi nói như thừa. Trước khi tôi kịp nhấn nút gọi nhanh thì điện thoại đã réo chuông và bật sang đỏ. Không có lái xe và ánh mắt suốt ruột của anh ta thì tôi đã tắt chuông và lờ đi mấy giây, nhưng tôi không tránh được cảm giác là anh ta được cử giám sát mình. Có gì đó trong vẻ mặt anh cảnh báo là sẽ không hay ho gì cho tôi nếu không bắt điện thoại.

“Alô, Andrea Sachs đây,” tôi nói rất chuyên nghiệp như vốn có thể, đồng thời tự cách với mình, liệu có thể ai ngoài Miranda.

“Aan-dree-aa! Đồng hồ đeo tay của chị đang chỉ mấy giờ ?” Đây là câu bẫy à? Câu tiếp theo sẽ là trách tôi đến chậm?

“À để tôi xe. Bây giờ là 5 giờ 15 sáng, nhưng tất nhiên tôi chưa chỉnh lại giờ Paris. Nghĩa là thật ra đã 11 giờ 15 mới đúng” Tôi vui vẻ nói, hy vọng là đã bắt đầu tử tế cuộc tò chuyện thứ nhất trong tuần lễ lê thê sắp tới.

“Cám ơn chị về bài tường thuật dài dòng, Aan-dree-aa. Cho phép tôi được hỏi, chính xác là chị đã làm gì trong ba mươi lăm phút vừa rồi?”

“Vâng, Miranda, máy bay xuống chậm mấy phút, sau đó tôi còn phải…”

“Tôi đọc trong tờ chương trình mà chị viết cho tôi là máy bay của chị xuống lúc 10 giờ 35 sáng”

“Vâng, theo đúng chương trình thì thế, nhưng bà thấy đấy…”

“Tôi không cần chị dạy mình thấy gì , Aan-dree-aa. Dứt khoát đó là cách làm việc không thể chấp nhận được trong tuần tới chị đã hiểu tôi chưa?”

“Vâng, tất nhiên. Tôi xin lỗi” Tim tôi có lẽ đập đến một triệu một phút, và tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên vì xấu hổ. Xấu hổ vì người ta nói với tôi bằng cái giọng ấy, nhưng còn xấu hổ hơn khi tôi phải chấp nhận cho người ta đối xử với tôi như thế. Tôi vừa xin lỗi -thực sự- là đã không làm cho chuyến bay quốc tế hạ cánh đúng giờ, đã thế còn dốt nát đến nỗi không đi thẳng tuột qua cửa hải quan Pháp.

Tôi áp mặt vào cửa kính xe nhìn ra cuộc sống hối hả trên đường phố Paris. Phụ nữ ở đây có vẻ cao hơn, nói chung ai cũng ăn mặc đẹp, thon thả và dáng điệu quý phái. Không phải lần đầu tiên tôi tới Paris, nhưng nhìn từ ghế sau chiếc Limousine sang trọng, các cửa hiệu nho nhỏ và quán quán cà phê vỉa hè gây ấn tượng khác hẳn như hồi còn vác ba lô du lịch và trọ ở khu phố xa trung tâm. Cũng thích đấy chứ , tôi nghĩ bụng. Lái xe quay lại chỉ cho tôi chỗ để mấy chai nước, nếu tôi cần.

Xe đỗ trước cửa khách sạn, một người đàn ông lịch thiệp (tôi đoán là mặc complê may đo) chạy ra mở cửa cho tôi.

“Chị Sachs, rất hân hạnh là rốt cuộc được thấy mặt chị. Tôi là Gerard Renaud.” Giọng ông nhẹ nhàng và đáng tin cậy. Mái tóc bạch kim và những nếp nhăn sâu trên khuôn mặt cho thấy ông lớn tuổi hơn tôi vẫn đoán khi gọi điện cho lễ tân.

“Ông Renaud, rất vui mừng có ngày được gặp mặt ông!” Bất chợt tôi chỉ mong được lăn ra một chiếc giường êm ái và ngủ cho qua cơn mệt mỏi vì lệch giờ, nhưng Renaud đã nhanh chóng làm tôi tỉnh mộng.

“Chị Andrea. Tôi sợ là chị chưa có thì giờ nhận phòng riêng đâu. Bà Priestly muốn gặp chị tại phòng mình, ngay lập tức. Mặt ông hiện rõ vẻ hối lỗi, trong một thoáng tôi thương hại ông hơn cả chính mình. Rõ ràng ông không vui vẻ gì khi phải làm một người đem tin.

“Chó chết” tôi làu bàu, không nhận ra được ngay đã làm ông Renaud khó xử. Tôi nở nụ cười thân thiện và bắt đầu lại. “Xin ông thứ lỗi, tôi vừa bay một chuyến dài kinh khủng, Ông cho tôi biết tìm Miranda ở đâu được không ạ?”

“Nhất định rồi thưa chị. Bà ấy đang ở phòng mình, tôi có ấn tượng là bà rất vội muốn được tiếp chị”. Tôi liếc qua Renaud và có cảm giác là ông hơi nhướn mày; trong điện thoại ông gây ấn tượng cực kỳ chỉn chu, nhưng bây giờ tôi thấy ngờ ngợ. Tất nhiên là ông quá chuyên nghiệp để không lộ ra điều gì bất lợi, lại càng không lỡ miệng bao giờ. Nhưng tôi đoán là đối với ông, Miranda cũng đáng ghét như đối với tôi vậy. Không phải là tôi có chứng cứ nào trong tay, song đơn giản là lấy đâu ra một người nào mà không ghét bà ta.

Thang máy mở ra, ông Renaud mỉm cười đưa tôi vào. Ông nói tiếng Pháp với người phục vụ đưa tôi lên tần rồi chia tay. Người phục vụ dẫn tôi đến phòng của Miranda rồi biến vội sau khi gõ cửa, để mặc tôi một mình đương đầu với Miranda.

Tôi hơi ngạc nhiên khi Miranda tự ra mở cửa. Trong mười một tháng trời đi ra đi vào ở nhà bà, tôi chư thấy bà động chân động tay làm bất cứ việc gì – kể cả những cử động đơn giản như trả lời điện thoại, lấy áo trong tủ ra hay tự rót cho mình cốc nước. Tựa như bà đã theo đạo Do Thái chính thống và ngày nào cũng là Shabbat, còn tôi, tất nhiên, là đứa hầu trong ngày lễ ấy. Một cô gái xinh xắn mang đồng phục mở cửa và đưa tôi vào phòng, mắt cô rưng rưng buồn bã và nhìn cắm xuống sàn.

“Aan-dree-aa!” Có tiếng gọi từ đâu đó vọng ra trong phòng khách lộng lẫy nhất mà tôi từng thấy trong đời. “Aa-drea-aa, bộ Chanel của tôi phải đem ủi gấp vào tối nay. Đồ gửi máy bay hỏng hết cả. Cứ tưởng nhân viên Concorde phải biết vận chuyển hành lý tử tế chứ, đồ đạc của tôi trông khiếp quá. Xong việc thì chị gọi cho trường Horace Mann xem hai đứa bé có đi học đúng giờ không. Từ giờ trở đi sang nào chị cũng làm việc ấy – tôi không tin con bé Annabelle. Mỗi tối chị nói chuyện với Cassidy và Caroline và lập danh mục tất cả bài tập về nhà và bài kiểm tra. Mỗi sang, trước giờ ăn sang tôi muốn có báo cáo viết. À, gọi điện ngay cho thượng nghị sĩ Schumer, rất khẩn. Cuối cùng thì tôi muốn chị gặp thằng cha Renaud ngu xuẩn, nói với hắn là trong thời gian tôi ở đây tôi cần nhân viên có trình độ, nếu đòi hỏi đó cao quá thì tôi tin là ông giám đốc khách sạn sẽ phải nhảy vào. Con bé đần độn mà họ gửi đến đây có vấn đề về tâm thần .”

Tôi nhìn sang cô gái đáng thươg run rẩy đứng gần cửa như con chuột bị dồn vào góc nhà và cố nuốt nước mắt. Tôi đoán là cô hiểu được câu tiếng Anh vừa rồi và ném cho cô ánh nhìn than thiện nhất, nhưng cô vẫn tiếp tục run lẩy bẩy. Tôi nhìn quanh phòng và cố nhớ hết những việc Miranda bắn ra như súng.

“Xong ngay ạ” tôi nói vu vơ về phía tiếng bà vọng ra, đâu đó sau chiếc piano cánh và mười bảy bình hoa phân tán trong khắp căn phòng to như cái nhà.” Tôi quay lại ngay với những việc bà giao”. Tôi nhìn lại lần nữa phòng khách hoành tráng. Không nghi ngờ gì nữa, về mặt nguy nga và xa xỉ thì nó vượt trên tất cả những gì tôi đã thấy : rèm gấm, thảm dày màu kem, khăn tơ tằm dầy phủ trên giường ngoại cỡ và những bức tượng nhỏ mạ vàng trên đế gỗ gụ đỏ. Riêng chiếc tivi màn hình mỏng và dàn stereo màu bạc tiết lộ rằng phòng này không được bàn tay bậc thầy của thế kỷ trước trang hoàng. Tôi né người tránh cô hầu phòng đang run rẩy bước ra ngoài. Ngoài hành lang tôi gặp lại nhân viên phục vụ nhát gan. “Phiền anh chỉ phòng của tôi ở đâu được không ạ” tôi hỏi thật lịch sự như có thể, nhưng chắc anh ta nghĩ sắp bị tôi đá ********* nên đi trước thật nhanh. Cách đó hai mươi mét anh ta mở một phòng không có số trên cửa.

“Đây ạ, hy vọng bà sẽ hài lòng.”

Tôi vào một phòng gần như bản sao của phòng Miranda, duy nhất phòng khách bé hơn và thay vì chiếc giường ngoại cỡ là một giường đôi. Ở vị trí bàn piano là một bàn viết vĩ đại bằng gỗ gụ đỏ, kê sẵn hệ thống tổng đài điện thoại máy tính, máy in laser, máy quét và fax. Phòng ở đây rất giống nhau về trang trí xa xỉ và ấm áp.

“Thưa bà, cửa này dẫn ra hành lang riêng nối thẳng với phòng của bà Priestly” anh ta nói và định mở cửa.

“Không! Rất tốt, tôi không cần xem, biết thế là đủ,” tôi liếc xem phù hiệu khắc tên anh ta gắn trên ngực áo đồng phục là lượt rất cẩn thận. “Cám ơn… Stephane,” tôi thọc tay vào túi lấy tiền boa và sực nhớ là quên đổi tiền Euro và cũng không đỗ lại rút ở máy ATM nào. “Xin lỗi, tôi chỉ có dollar Mỹ, được không ạ?”

Mặt đỏ lựng, anh dài dòng kiếm lời thanh minh. “Ô, không, thưa bà, đừng bận tâm mấy chuyện vặt. Bà Priestly sẽ lo mấy chi tiết này khi rời khách sạn. Còn nếu bà cần tiền địa phương khi ra khỏi khách sạn thì tôi chỉ cho”. Anh ta đi ra chiếc bàn khủng long, kéo ngăn kéo trên cùng và lấy đưa tôi một phong bì có logo chi nhánh Pháp của Runway. Trong đó là một xấp tiền Euro tương đương với 4.000 dollar và tấm thiệp của Briget Jardin, bà tổng biên tập, đồng thời là người gánh đau khổ trọng trách chính về lập kế hoạch và điều phối chuyến đi cũng như bữa tiệc của Miranda:

Andrea yêu quý, rất vui thấy chị nhập hội! Chỗ tiền Euro này để chị dùng khi ở Paris. Tôi đã gọi điện thống nhất với ông Renaud là ông ấy 24/24 sẵn sàng phục vụ Miranda. Phía dưới là các số điện thoại để tìm ông ấy trong khách sạn và ở nhà, ngoài ra có số của bếp trưởng, phụ trách đội xe phục vụ và dĩ nhiên cả số của giám đốc khách sạn. Họ đều đã có dịp chăm sóc Miranda trong những dịp làm Show thời trang, chắc chắc sẽ không có vấn đế gì. Tất nhiên tôi luôn có mặt ở văn phòng, khi cần thì có số di động, fax, máy nhắn tin hoặc qua điện thoại riêng. Nếu mình không gặp nhau trước thì vui mừng đón chị ở dạ hội lớn tối thứ Bảy. Thân mến. Briget.

Dưới xấp tiền là một tờ giấy viết thư của Runway gấp tư, ngót một trăm số điện thoại cho mọi chuyện có thể xảy ra ở Paris, từ hàng hóa thời thượng nhất cho đến bác sĩ cấp cứu. Đúng danh mục điện thoại mà tôi ghi trong lịch trình chi tiết cho Miranda dựa trên những dữ liệu được Briget cập nhật hàng ngày và fax cho. Đến giờ phút này thì chỉ cuộc chiến tranh thế giới thứ ba bung nổ mới cản được Miranda Prietly đến xem bộ sưu tập thời trang mùa xuân với lượng stress, bực mình và lo lắng tối thiểu.

“Rất cám ơn, Stephan” Tôi vẫn rút mấy tờ trong xấp tiền đưa anh, nhưng anh lịch sự ra vẻ không nhìn thấy và lui ngay ra hành lang. Tôi hài long thấy anh có vẻ bớt kinh sợ so với mấy phút trước đó. Sau khi tìm ra hết những người mà Miranda cần, tôi nghĩ đã đến lúc vùi đầu vào chiếc gối mịn màng. Nhưng đúng lúc tôi nhắm mắt lại thì chuông điện thoại vang lên.

“Aan-Dree-aa! Đến ngay phòng tôi” Bà quát lên và vứt ngay máy xuống.

“Vâng, tất nhiên, Miranda, cảm ơn bà đã nói ngọt ngào như vậy, làm tôi sướng cả lỗ tai,” tôi nói vào không khí. Tôi nhấc tấm thân đau nhừ ra khỏi giường, tập trung không móc gót giày vào thảm ngoài lối đi nối sang phòng bà. Tôi gõ cửa, lại một cô hầu phòng ra mở.

“Aan-dree-aa! Một trợ lý của Briget vừa gọi điện cho tôi, hỏi bài diễn văn của tôi ở bữa điểm tâm dài bao lâu,” bà cho biết. Bà đang giở xem tạp chí Thời trang phụ nữ Hằng ngày do ai đó ở văn phòng fax sang – chắc là Allison, chưa quên kỷ luật cũ ở văn phòng Miranda. Hai chàng trai đẹp trai ngất trời đang làm tóc cho bà, và trên chiếc bàn cổ cạnh bà là một đĩa pho mát.

Diễn văn? Diễn văn nào nhỉ? Ngoài các show, chương trình hôm nay chỉ duy nhất có một buổi trao giải gì đó và sau đó điểm tâm. Thường là Miranda không ở quá mười lăm phút vì ngán đến tận cổ.

“Xin lỗi bà vừa nói tới bài diễn văn?”

“Đúng.” Miranda cẩn thận đóng tờ báo, chậm rãi gấp đôi rồi giận dữ ném xuống sàn, suýt trúng vào một trong hai chàng trai đang quỳ trước mặt. “Tại sao không đồ quỷ nào báo cho tôi biết ở buổi tiếp khách trưa nay tôi được trao một giải thưởng ngớ ngẩn nào đó?” Bà rít lên, chưa khi nào tôi thấy mặt bà méo xệch vì giận dữ như vậy. Không vui? Đúng. Không hài lòng? Lúc nào chả vậy. Bực mình , chán chường, khó chịu chung chung? Chẳng có gì lạ, chuyện hằng ngày hàng giờ. Song chưa bao giờ tôi chứng kiến bà điên tiết đến như thế.

“Miranda, tôi xin lỗi, nhưng thư mời kèm đề nghị hồi âm cho bữa hôm nay do văn phòng Briget gửi, và họ không bao giờ…”

“Im đi! Chị im ngay đi! Cứ mở mồm là chỉ biết xin lỗi. Chị là trợ lý của tôi, chị là người tôi ủy nhiệm tổ chức mọi việc ở Paris, chị là người thường xuyên cập nhật tình hình cho tôi.” Giọng bà ngày càng lớn. Một trong hai người trang điểm khẽ hỏi tiếng Anh, liệu chúng tôi có muốn nói chuyện riêng một lát, nhưng Miranda phớt lờ. “Bây giờ mười hai giờ đúng. Bốn mươi lăm phút nữa tôi đi. Cho đến lúc đó phải xong một bài diễn văn ngắn, súc tích và mạch lạc, đánh máy sạch sẽ và nộp tại phòng này. Nếu chị không làm được thì lên đường về nhà luôn. Vĩnh viễn. Chấm hết!”

Tôi lao về phòng với tốc độ kỷ lục mà đôi xăng đan cao gót cho phép, chưa đến cửa phòng đã mở chiếc di động quốc tế. Tay run lẩy bẩy, khó khăn lắm tôi mới nhấn được số văn phòng Briget. Một trợ lý bắt máy.

“Tôi cần Briget!” Tôi gào lên, lắp bắp không ra tên bà. “ Bà ấy đâu? Bà ấy đâu rồi? Tôi cần nói chuyện. Ngay lập tức!”

Cô trợ lý sững người ra, không nói ra lời. “Andrea? Chị là Andrea?”

“Vâng, tôi đây, và tôi cần Briget. Trường hợp khẩn cấp! Bà ấy biến đâu mất rồi?”

“Bà ấy đang ở show, nhưng không lo, bà ấy không bao giờ tắt di động. Tôi sẽ bảo bà ấy gọi lại cho chị.”

Chỉ mấy giây sau có chuông điện thoại bàn, nhưng tôi thấy lâu như một tuần. “Andrea,” Bà véo von giọng Pháp dễ thương “Có gì vậy hả cô bé yêu? Monique nói là chị rất cuống,”

“Cuống? Nói khá đúng đấy Briget, tại sao bà đối xử với tôi như vậy?

Văn phòng bà tổ chức buổi đón tiếp trưa nay và chẳng ai thèm báo cho tôi là Miranda không chỉ nhận giải, mà còn đọc một diễn văn nữa?”

“Andrea. Bình tĩnh nào. Chúng tôi đã báo..”

“Và tôi phải viết bài này. Bà có nghe rõ không đấy ? Tôi chỉ còn bốn mươi lăm phút nữa để viết một bài diễn từ cảm ơn sau khi nhận cái giải mà tôi không biết, bằng một ngôn ngữ mà tôi không nói, không làm được thì dựa cột. Tôi làm gì bây giờ?”

“Được rồi, bình tĩnh, tôi sẽ giúp chị qua khỏi. Trước tiên, buổi lễ diễn ra ngay trong Rits, trong một salon”

“Một gì cơ? Salon nào?” Tôi chưa có thì giờ ngó nghiêng xem khách sạn, nhưng tôi đoán là không ai kê salon ra đây để làm lễ.

“Salon là tiếng Pháp, chà, dịch là gì nhỉ? Khán phòng! Miranda chỉ việc đi xuống tầng dưới. Hội đồg thời trang Pháp là một tổ chức ở ngay Paris này, nhân dịp Tuần thời trang hàng năm mở lễ trao giải vì đằng nào mọi người cũng có mặt đông đủ ở thành phố. Runway được giải về phóng sự thời trang. Không phải chuyện ghê gớm, như một thủ tục thôi.”

“Hay thật, ít nhất thì tôi cũng biết nó là gì. Vậy tôi phải viết gì đây? Hay là: bà đọc cho tôi một bài bằng tiếnng Anh, rồi tôi nhờ ông Renaud dịch thành tiếng Pháp, okay? Bà bắt đầu đi, tôi sẵn sàng rồi.” Giọng tôi đã tự tin hơn mồt chút, nhưng tay vẫn chưa cầm chặt được cây bút. Mệt mỏi, căng thẳng và đói, tất cả cộng lại làm mắt tôi mờ đi không trông rõ tập giấy viết thư của khách sạn đặt trên bàn.

“Andrea, chị lại gặp may rồi”

“Thật à? Briget, hiện tại tôi không thấy thần may mắn trốn đâu cả.”

“Những buổi lễ này luôn luôn dùng tiếng Anh, không cần dịch đâu chị viết nhé?”

“Vâng, vâng, tôi viết, đây,” tôi lẩm bẩm rồi đặt máy. Thực ra đây là dịp đầu tiên để tôi chứng minh cho Miranda biết rằng mình còn làm nhiều việc lớn lao hơn là chạy đi mua cà phê.

Sau khi đặt máy và gõ với tốc độ sáu mươi từ một phút – đánh máy là môn hữu dụng nhất mà tôi học được ở trung học – tôi nhận ra Miranda đọc cả bài này mất hai, ba phút là cùng. Còn đủ thì giờ để làm mấy ngụm San Pellegrino và vài quả dâu tây mà ai đó đã chu đáo để vào Minibar. Một cái hamburger chắc tốt hơn, tôi nghĩ. Tôi nhớ là còn một thanh kẹo Twix trong hành lý xếp ngay ngắn ở góc phòng, nhưng không còn thì giờ đi tìm nữa. Chính xác bốn mươi phút đã trôi qua từ khi có lệnh xuất quân. Đến lúc xem trận thử lửa này kết quả ra sao.

Lại một cô hầu phòng khác, tuy vẫn mang vẻ mặt khiếp hãi không kém, ra mở cửa phòng Miranda và đưa tôi vào phòng khách. Lẽ ra tôi lên dừng chân, nhưng chiếc quần da mà từ hôm qua tôi vẫn mặc trên người đã dính nhem nhép, và những dây quai xăng đan – trên máy bay chưa có vấn đề gì – đang dần dần biến thành lưỡi dao cạo dài và dẻo cứa vào gót và ngón chân. Vậy nên tôi quyết định ngồi xuống chiếc ghế đệm êm ái. Song đúng lúc đầu gối tôi dãn ra và mông dính vào gối dựa thì cửa phòng ngủ của bà mở toang và tôi, theo bản năng, đứng bật dậy.

“Bài diễn văn của tôi đâu?” Bà hỏi tức khắc khi thấy tôi. Theo sau bà là một cô hầu phòng, tay cầm một bông tai quên chưa cài. “Chị đã viết được gì rồi chứ?” Bà mặc một bộ Chanel kinh điển (“Phụ nữ mặc váy và khoe chân, chứ quần thì che hết”), một dây lưng thắt eo như nịt lót khiến chân bà trông như dài ra đến hai mét.

“Tất nhiên, Miranda” tôi kiêu hãnh nói. “Tôi nghĩ thế này là hợp”.

Thấy bà không giơ tay lấy tờ giấy, tôi tiến về phía bà, nhưng đột ngột bà giật tờ giấy ở tay tôi. Mãi đến khi mắt bà không lướt trên những dòng chữ nữa, tôi mới nhận ra là mình nín thở suốt thời gian ấy.

“Tốt, tốt đấy. Chắc chắn không phải một tác phẩm rung chuyển thế giới, nhưng tốt. Ta đi thôi.” Bà đeo một chiếc túi Chanel chần nổi lên vai.

“Xin lỗi, gì cơ ạ?”

“Tôi nói ta đi thôi. Cuộc họp mặt ngớ ngẩn này sẽ bắt đầu trong mười lăm phút nữa , và nếu may mắn thì hai mươi phút sau là ta đã ra được khỏi đó rồi. Tôi ghét cay ghét đắng mấy trò này.”

Tôi nghe không nhầm được : bà ấy nói “ta,” nghĩa là cả tôi nữa. Tôi nhìn dọc người xuống chân và nghĩ, nếu bà ấy không bất bình vì chiếc quần da và áo Blazer (chắc vậy, nếu không thì bà ấy đã nói), thì việc gì tôi phải suy nghĩ? Tôi đoán cả đàn trợ lý tung tẩy xung quanh sếp của mình, và nói cho cùng chẳng ai thèm để ý chúng tôi mặc gì.

“Salon”, đúng như Briget miêu tả, là một khán phòng đặc trưng, với mấy chục bàn nhỏ và một thềm cao. Tôi lẩn ra tận phía sau và ngồi đó xem cùng các đồng nghiệp khác một bộ phim video nhạt nhẽo chán phè về tác động của thời trang vào cuộc sống mọi người. Nửa tiếng sau đó dành cho một số cá nhân chuyền nhau micro phát biểu, sau đó, trước khi phát giải thưởng đầu tiên, một đoàn bồi bàn bưng bát ăn xa lát và ly vang vào phòng. Tôi chăm chú nhìn về phía Miranda, bà có năng khiếu tỏ ra vừa ngán ngẩm vừa bực mình. Tôi trốn đằng sau chậu cây đã hỗ trợ tôi trong cuộc chiến chống lại buồn ngủ. Không rõ tôi đã chợp mắt đi bao nhiêu lần, cho đến khi cơ cổ rốt cuộc đầu hàng và tôi gục cằm xuống ngực. Tiếng Miranda đưa tôi trở về thực tại.

“Aan-dree-aa! Tôi không có thì giờ cho trò khỉ này,” bà nói khẽ, nhưng đủ cho mấy con búp bê thời trang ở bàn bên nghe thấy.

“Người ta không báo trước và không chuẩn bị cho tôi chuyện trao giải. Tôi đi đây” bà quay lưng đi ra phía cửa.

Tôi lập cập chạy theo, ít nhất cũng nhớ ra là không được vỗ vai bà.

“Miranda? Miranda?” Bà không hề để ý đến tôi. “Miranda? Ai sẽ nhân danh Runway lên nhận giải? Tôi thì thào đủ cho bà nghe thấy.

Bà quay lại nhìn thẳng vào mắt tôi. “Chị nghĩ là tôi bận tâm chuyện đó à? Chị đi vào đấy mà nhận đi.” Rồi bà biến mất trước khi tôi kịp lên tiếng.

Lạy chúa. Chuyện gì thế này. Tôi sẽ thức dậy ngay trên chiếc giường tầm tầm trải ga rẻ tiền của mình và nhận ra rằng cả ngày hôm nay, ừ, cả năm nay chỉ là một cơn mê khủng khiếp.

Chẳng lẽ Miranda lại thực sự sai tôi, trợ lý phụ của bà, đi lên bục nhận giải thưởng cho phóng sự thời trang xuất sắc nhất?

Tôi cuống quýt nhìn quanh xem có ai có ai ở Runway gần đây không. Không một bóng. Tôi thả người xuống một chiếc ghế và suy nghĩ, có lên gọi điện hỏi ý kiến của Emily hay Briget không? Hay đơn giản cũng chuồn luôn, khi chính Miranda cũng chẳng đoái hoài gì tới buổi trao giải trang trọng này? Tôi vừa bấm số văn phòng Briget trên di động (biết đâu bà ấy kịp đến nhận cái giải thưởng khốn nạn này) thì nghe tiếng “… chúng ta trân trọng nghiêng mình trước ban biên tập Runway ở Mỹ đã có những phóng sự chuẩn xác, tươi vui và luôn luôn phong phú kiến thức thời trang. Xin kính chào vị chủ bút nổi tiếng thế giới, một trong những tượng đài sống của giới thời trang, bà Miranda Priestly!”

Tiếng vỗ tay ran ran làm tim tôi đứng lại. Tôi chẳng có thì giờ để suy nghĩ hay nguyền rủa Briget, Miranda hoặc – xứng đáng nhất – chính bản thân tôi (vì tôi, con lừa ngu xuẩn, đã gánh lấy công việc chết tiệt này). Chân tôi tự bước đi, trái-phải-trái-phải, và leo ba bậc lên bục mà không gặp phải sự cố gì. Chắc tôi đang trong tình trạng sốc, nếu không thì đã nhận ra xung quanh tôi tiếng vỗ tay rầm rầm đã câm bặt, vì không ai biết tôi là ai. Tôi không nhận ra thật. Nhưng thay vào đó là một thế lực siêu nhiên ép tôi mỉm cười đưa tay nhận tấm kim loại từ tay ông chủ tịch với vẻ mặt cau có và đặt nó xuống bục diễn thuyết trước mặt mình. Mãi đến khi tôi ngẩng lên nhìn thấy hàng trăm ánh mắt xoáy về phái mình – tò mò, dò hỏi, ngơ ngác, và mọi trạng thái cộng lại – lúc đó tôi biết rõ là giờ tận số của tôi đã điểm.

Tôi nghĩ là mình đứng đó không lâu hơn mười hay mười lăm giây, nhưng sự im lặng bao trùm, đè bẹp tất cả, tôi tự hỏi phải chăng mình đã chết rồi. Không một lời nói. Không một tiếng dao dĩa chạm lên đĩa, không tiếng ly lanh canh. Không người nào thì thào với bên cạnh hỏi ai lên thay Miranda Priestly. Họ nhìn tôi, từng giây trôi qua, đến khi tôi không cách gì khác là phải cất tiếng. Tôi quên tiệt những gì mình đã viết trong diễn văn cách đây một tiếng. Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu.

“Xin chào” tôi cất giọng và nghe tiếng mình vang vang trong tai. Tôi không rõ do micro hay mạch đập thình thình trong đầu, nhưng không quan trọng, chỉ biết là tôi không làm chủ được giọng mình nữa. “ Tên tôi là Andrea Sachs, tôi là trợ…à, tôi làm việc ở Runway. Tiếc rằng Miranda, à, bà Priestly phải ra ngoài một lát. Nhưng tôi xin đón nhận giải này nhân danh bà, và tất nhiên, nhân danh tất cả nhân viên Runway. Xin cám ơn, à..” tôi quên tên tổ chức và cả tên ông chủ tịch, “ cám ơn nồng nhiệt, à, về vinh dự đặc biệt này. Tôi xin nói hộ tất cả chúng tôi rất vinh dự” . Ngu thật, tôi đã ề à, lắp bắp, và mặc cho tâm trạng luống cuống tôi không thể không nhận ra tiếng xì xào lan ra khắp phòng. Không nói thêm một lời, tôi cố nghiêm trang đi xuống bục, và ra đến cửa sau tôi mới nhận ra là mình để quên tấm bằng. Một bà nhân viên khách sạn đem nó theo ra tận tiền sảnh và ấn vào tay tôi. Đợi bà ta đi khỏi, tôi nhờ một người bảo vệ quăng đi hộ. Ông nhún vai, đút nó vào túi.

Đồ quỷ cái! Tô thầm nghĩ, quá căm phẫn và mệt mỏi để nghĩ ra cái tên nào hoặc biện pháp nào hay ho hơn đưa bà ta xuống địa ngục. Điện thoại đổ chuông, tôi biết là Miranda gọi và tắt chuông đi. Tôi gọi một ly Gin pha Tonic. “Xin lỗi, ngay bây giờ, vâng, nhanh lên.” Cô phục vụ liếc nhìn tôi và gật đầu. Tôi dốc hai ngụm cạn ly rồi lên tầng xem bà muốn gì. Mới hai giờ chiều. Ngày đầu tiên của tôi ở Paris và cảm giác muốn chết đi cho rảnh. Nhưng, cái chết không phải thứ để chọn.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK