• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Văn khoa thi hội được cử hành ở trường thi, sáng sớm khi trời còn chưa tỏ, ta liền mang theo một chiếc làn đựng thức ăn đi tới, lúc này ngoài cửa đã có thanh âm ồn ào. Bên trong sắp xếp một loạt hào đồng, mặt hướng theo phía Nam thành đường dài, mỗi hào đồng không biết thuận theo trình tự mệnh danh bản kinh thư nào, chỉ dùng chữ để đánh số, phía trước có rào cửa, cạnh mép cửa trên tường có đại bản thư đề tên. Sau khi vào trường, mỗi cửa hào đồng đều khóa lại, đồng thời đại môn cũng phong bế, tiếng pháo bắt đầu vang.

Chỗ ta ngồi là tự hào chữ “Thiên”, khi đề thi phát xuống. Ta đại khái nhìn qua một chút, khảo chính là kinh nghĩa, đề dã man quá, bất quá vẫn không dã man bằng “đề thi toàn quốc cuối cùng của Thanh triều” năm đó ta nhìn trên mạng.

Đề thứ nhất lấy một câu trong << Quốc Ngữ >>, đại khái ý tứ giống như bài giảng << Đại Đồng >> xã hội và những thứ vân vân ta từng học. Một đề này ta làm thật tốt, nhớ đến năm ấy, << Đại Đồng >> chính là đại học ngữ văn năm thứ nhất của ta. Khoa cử nơi này cũng không yêu cầu cổ văn linh tinh, ta ngay đầu bài thi đã đem Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử cùng << Đại Đồng >>, << Thượng Đồng >> linh tinh kết hợp, hơn nữa ta còn thêm vào chút đặc thù của chủ nghĩa xã hội, cả một thiên viết rất lưu loát, đại khái vài ngàn từ. Cuối cùng, ta kinh hỉ phát hiện, nguyên lai trình độ cổ văn của ta cũng không tồi!

Đề thứ hai là một câu chẳng biết có phải câu thơ hay không, đại khái nói thắng cực tất suy, vật cực tất phản [1]. Một đề này thật đơn giản, đem ý nghĩa căn bản của phép biện chứng duy luận, thêm một ít ví dụ thông thường, sau đó nói rõ lý do suy cùng phản, biểu đạt cảm thái. Chẳng qua từ bạch thoại văn chuyển sang cổ đại văn có điểm khó khăn, dù ta viết đến vài ngàn từ, nhưng e chuyển chưa đủ.

Ngày mười tháng hai, ta bắt đầu viết đề thứ ba, xuất một câu trong << Lễ Pháp >>, đại khái ý tứ về tầm quan trọng của thủ lễ. Ta dùng phép phản chứng, trước viết nếu không tuân thủ lễ nghi phép tắc ở những trường hợp bất đồng sẽ gặp phải chuyện gì, có những sự tình ta viết phi thường buồn cười. Sau đó lại quay về tầm quan trọng, biểu đại vài tiếng. Vẫn lưu loát mấy ngàn từ. Buổi sáng mười một tháng hai giao quyển, trở về ngủ, chuẩn bị một chút thức ăn.

Ngày mười hai tháng hai, trình tự cũng giống lần trước, bắt đầu tiến hành trận thi thứ hai, ta ngồi ở tự hào chữ “Thanh”. Lần này khảo chính là sử luận, gồm năm câu, bao hàm năm sự kiện ý nghĩa trọng đại từng phát sinh trong Tam Quốc, mỗi cái một đoạn trình bày và phân tích. Nói thật, lịch sử trình bày và phân tích là đề mục ta thích nhất, mặc kệ trước kia hay bây giờ, ta vẫn rất thích đọc sách sử, hai vị sư phó cũng không phải người giang hồ bình thường, đối các loại chính sự, sử sự thường xuyên thảo luận. Cho nên, cảm giác ở trận thi thứ hai so với trận thi thứ nhất của ta còn tốt hơn.

Trận thi thứ ba là vấn đáp, cũng năm đề, hỏi một vài sự kiện, mời ngươi viết ra những phương pháp tốt nhất về các mặt giáo d*c, ngoại giao đàm phán, lại trị, thủy lợi, biên phòng. Những vấn để này, cổ nhân đều cho là khó, kỳ thực đối với đệ tử hiện đại trên cơ bản là những tri thức thông dụng. Với ta mà nói, khó nhất chính là dùng câu dùng chữ, không phải không biết viết cái gì, mà là bị chi, hồ giả, dã [2] lộng đến mức phiền toái. Còn có chữ phồn thể, viết đến mệt chết người.

Lúc khảo xong, ta cảm giác như mình vửa trải qua một hồi tiến hành văn khoa tổng hợp, từ ngữ văn đến lịch sử còn cả bao hàm chính trị, bất quá cảm giác không tệ lắm, hẳn có thể khảo trúng.

Ban đêm, ta tính toán đi thăm phụ hoàng, khi đến tẩm cung, ngoài ý muốn phát hiện bên trong đèn đuốc sáng trưng. Ta bay đến thượng đình nhìn xuống, chỉ thấy Thường Tịch mặc y phục nhưng không che thể, hồng y vạn phần liêu nhân ở trước giường phụ hoàng khiêu vũ. Ta không dám nhìn biểu tình phụ hoàng, nhanh chạy trốn, trong lòng đột nhiên tràn ngập cảm giác không biết thương tâm hay ghen tị, chỉ thấy quặn đau, hô hấp hỗn loạn, chân không chú tâm động phải khối ngói. Lập tức có thị vệ phát hiện, la lớn: “Bắt thích khách!”

Ta cười tự giễu, không nghĩ tới có ngày mình cũng bị xem như thích khách. Bọn thị vệ tất cả chạy lại, phụ hoàng cũng đi ra, ta không dám nhìn hắn, hướng về phía ngoại ô mà tẩu. Bọn thị vệ không đuổi theo, ta chạy đến căn nhà gỗ kia, thật mạnh nằm úp xuống giường, nhịn không được nước mắt tuôn rơi.



[1] Thắng cực tất suy, vật cực tất phản: thắng đến cùng thì cũng phải thua, vật đến cùng thì cũng trở lại

Sách Tả Truyện từng viết rằng:

Vật cực tất phản, lạc cực tất bi,

Thái hợp tất ly, thế mạnh tất suy, bĩ cực thái lai.

Dịch nghĩa:

Vật đến tột cùng thì trở lại, vui đến tột cùng thì buồn,

Hợp nhau thì lìa, đời mạnh thì suy, suy rất nhanh đến.

[2] Chi, hồ, giã, dã: trợ từ dùng trong văn ngôn, để diễn tả bài văn hoặc lời nói không rõ ràng

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK