“Hôm nay chúng tôi rất vinh hạnh được mời ông Hứa Hạt và cô Hứa Diệu Nhi đến từ Công ty môi giới Trường Hưng. Ông Hứa Hạt đã kinh doanh được 23 năm và đã trải qua sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1973... “ Thang Viễn Siêu giới thiệu một số công lao to lớn của Hứa Hạt, rồi nói thêm, “Cô Hứa là hổ phụ sinh hổ tử, cô ấy hiện tại là nhân viên giao dịch thâm niên của Công ty môi giới Trường Hưng, và tài sản do cô ấy quản lý vượt quá mười triệu. ” Nếu lấy khái niệm của kiếp trước, mười triệu chẳng là gì cả. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh thu một ngày hai trăm triệu cổ phiếu ở Hồng Kông, mười triệu thực sự không phải là nhỏ.
Sau khi giới thiệu cha con Hứa Hạt, Thang Viễn Siêu nhìn Liêu Kế Khánh: “Vị này là người bạn cũ của chúng tôi, ông Liêu Kế Khánh đến từ công ty môi giới Diêu Hoa, còn có cô Phàn Kỳ, người luôn tự nhận mình là một nhà đầu tư chứng khoán nhỏ. ”
Vân Mộng Hạ Vũ
Thang Viễn Siêu quay đầu nhìn vào máy ghi hình: “Cho nên, hôm nay chúng ta có những ông chủ của công ty môi giới như ông Hứa và ông Liêu, những người đã trải qua thị trường lên voi xuống chó, cũng có một nhà môi giới chứng khoán có gia thế như cô Hứa, ngoài ra còn có cô Phàn Kỳ vừa mới gia nhập vào ngành. Chúng ta cùng nhau thảo luận xem…”
Hứa Hạt trình bày trước, ông ta phân tích thị trường năm đó, bởi vì thị trường chứng khoán đã lên sàn được cả năm, cho nên thực sự đã đến lúc phải chọn một hướng đi. Rốt cuộc, thị trường chứng khoán đã tăng gấp đôi từ 822 điểm vào tháng 7 năm 1984 lên 1698 điểm vào tháng 6 năm 1985, và toàn bộ thị trường chứng khoán d.a.o động trong phạm vi 100 điểm trong cả năm, sau khi tăng mạnh trong một phạm vi lớn, sau một thời gian giao dịch dài như vậy, kiểm soát lâu như thế, thị trường dài hạn phải giảm, ông ta cho rằng rủi ro sắp xảy ra. Quan điểm này của ông ta được nhiều người trên thị trường đồng tình.
Nhưng Phàn Kỳ cảm thấy rất ngạc nhiên, Trần Chí Khiêm tối qua nói với cô rằng anh sẽ đến nước Mỹ, và Dung Viễn đã sắp xếp ổn thỏa hành trình cho anh ấy, hai người họ đã nói về thị trường chứng khoán, Trần Chí Khiêm nói Dung Viễn cho rằng làn sóng tăng trưởng thứ nhất là từ 84 đến 85, từ 85 đến 86 là làn sóng điều chỉnh thứ hai, tiếp theo sẽ phải là làn sóng tăng trưởng thứ ba. Đây mới là tình huống thực tế ở kiếp trước, tiếp theo đó sẽ có một làn sóng thị trường giá lên kinh hoàng, và sau đó sẽ phải đón nhận một sự sụp đổ bi thảm của thị trường chứng khoán.
Chẳng phải nói mối quan hệ giữa Hứa Hạt và Dung Viễn rất tốt sao? Sao Hứa Hạt lại có thể nghĩ rằng sẽ có một sự sụt giảm lớn? Hoặc là quan hệ của họ không tốt như thế, Dung Viễn không nói với ông ta, hoặc là do Hứa Hạt quá cố chấp, tuy rằng được hưởng thụ lợi ích mà nhà họ Hứa và Dung Viễn mang lại, nhưng lại không hề tin tưởng Dung Viễn còn trẻ tuổi.
Ông ta nói xong, đến lượt Liêu Kế Khánh: “Tôi muốn thảo luận đôi chút từ một vài phương diện. Thứ nhất là tình hình kinh tế quốc tế... "
Liêu Kế Khánh từ góc độ của tình hình kinh tế quốc tế, thời kỳ cơ hội mà Hồng Kông hiện đang phải đối mặt, cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán và sự gia tăng tính thanh khoản do sự mất giá của đồng đô la Mỹ mang lại, ông ấy cuối cùng đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với Hứa Hạt: “Tôi cho rằng nó tăng trưởng mạnh mẽ hơn giai đoạn 84-85, sự trỗi dậy đang ở trong tầm mắt. ”
Hai ông trùm trong ngành đưa ra những phán đoán hoàn toàn trái ngược nhau, hơn nữa lý do của cả hai người đều rất hay, đều kiên định với chính kiến của mình, không chịu nhượng bộ nhau.
Hứa Diệu Nhi cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của ba cô ta, Liêu Kế Khánh tranh cãi với hai ba con họ, lại còn phải đối mặt với sự nghi ngờ từ những cuộc gọi liên tục của khán giả.