• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Báo

THE CITIZEN

Ngày 5 tháng Mười một, 1991

TOWNSEND KHÁNH KIỆT

“Có điện đóm gì không?” là câu duy nhất Townsend hỏi cô thư ký, sau đó ông đi về phòng.

“Tổng thống gọi điện từ Trại David trước khi Ngài lên máy bay”, Heather nói.

“Lần này, tờ báo nào của tôi làm ông ta khó chịu”, Townsend hỏi rồi ngồi xuống ghế.

"Tờ New York Star. Ngài nghe tin đồn ông sẽ cho in tròn trang nhất các báo ngày mai tuyên bố tài chính của Ngài". Heather đáp.

“Nhiều khả năng tuyên bố tài chính của tôi mới là ở trang nhất ngày mai”. Townsend nói, giọng Úc của ông nghe càng rõ. “Còn ai nữa?”.

“Margaret Thatcher gửi fax từ London. Bà ta đồng ý ký hợp đồng xuất bản hai cuốn sách theo điều kiện của ông, mặc dù Armstrong trả cao hơn”.

“Hy vọng ai đó sẽ trả tôi 6 triệu đô la khi tôi viết hồi ký của mình”.

Heather gượng cười.

“Ai nữa không?”.

“Gary Deakins lại bị kiện”.

“Lần này về chuyện gì?”.

“Ông ta tố cáo Tổng giám mục Brisbane phạm tội hiếp dâm trên trang đầu tờ Truth số ra hôm qua”.

“Sự thật, toàn bộ sự thật và không gì khác ngoài sự thật”, Townsend mỉm cười nói. “Chừng nào nó làm cho báo bán chạy”.

“Khốn nỗi người phụ nữ liên can lại là một linh mục phụ trách thánh ca nổi tiếng, và từ nhiều năm là bạn của gia đình Tổng giám mục. Hình như Gary cố tình hiểu từ “thánh ca” theo nghĩa là “tình dục”."

Townsend ngả người trên ghế, lắng nghe cả lô vấn đề mà những người khác trên toàn thế giới đang gặp phải: những lời ca thán như thường lệ của các chính khách, doanh nghiệp và cái gọi là các nhân vật nổi tiếng trong giới báo chí, những người đang hy vọng ông sẽ can thiệp ngay để cứu vãn nghề nghiệp cao quý của họ khỏi đổ vỡ. Vào giờ này ngày mai, phần lớn bọn họ sẽ trấn tĩnh lại và sẽ được thay thế bằng một loạt khác cũng cau có, cũng đòi hỏi và giận hờn chẳng kém. Ông biết rằng tất cả bọn họ sẽ hết sức thích chí khi biết rằng nghề nghiệp của chính ông mới thực sự đang ở bên bờ vực thẳm, và tất cả chỉ vì chủ tịch của một ngân hàng nhỏ ở Cleveland đòi ông phải trả món nợ 50 triệu đô la vào cuối ngày làm việc hôm nay.

Trong khi Heather tiếp tục đọc danh sách những bức điện, mà đa phần là của những người tên tuổi chẳng nghĩa lý gì đối với ông, Townsend đang nghĩ tới bài phát biểu của ông tối hôm trước. Một ngàn cán bộ điều hành của ông trên khắp thế giới đã tụ tập ở Honolulu để tiến hành một hội nghị ba ngày liền. Ông nói với họ rằng công ty Địa Cầu chưa bao giờ ở vị thế tốt như lúc này để đối diện với những thách thức của cuộc cách mạng thông tin mới. Kết thúc, ông nói: “Chúng ta là công ty duy nhất đủ sức dẫn dắt ngành công nghiệp này bước sang thế kỷ XXI”. Họ đã đứng dậy vỗ tay hoan hô ông mấy phút liền. Nhìn xuống những khuôn mặt đầy tin tưởng trong đám người nghe, ông tự hỏi không biết bao nhiêu người trong bọn họ dám nghi ngờ rằng nó chỉ còn vài tiếng nữa là đến hồi phá sản.

“Về việc Tổng Thống gọi, tôi phải làm gì?” Heather hỏi lại, lần thứ hai.

Townsend bừng tỉnh, trở về với hiện tại. “Tổng thống nào?”.

“Tổng thống Mỹ”.

“Hãy chờ ông ta gọi lại. Đến lúc đó có thể ông ta sẽ bình tĩnh hơn đôi chút. Còn bây giờ, tôi muốn nói chuyện với biên tập viên báo Star".

“Còn bà Thatcher?".

"Gửi cho bà ta một lẵng hoa to với dòng chữ Chúng tôi sẽ biến hồi ký của bà thành cuốn sách bán chạy số một từ Matxcơva đến New York."

“Tôi viết thêm London được không?”.

“Không cần. Bà ta biết nó sẽ là cuốn bán chạy nhất London”.

“Tôi phải làm gì về chuyện Gary Deakins?”.

“Gọi điện cho tổng giám mục, nói tôi sẽ cho lợp lại mái nhà thờ mà ông ta yêu cầu. Chờ sau một tháng, gửi cho ông ta tờ séc 1.000 đô la.

Heather gật đầu, gập sổ lại, hỏi thêm. “Ông muốn gọi điện thoại cho ai?”.

“Tôi chỉ gọi Austin Pierson”. Ông dừng lại, rồi tiếp. “Khi anh ta gọi, nốỉ ngay vào cho tôi”.

Heather quay ra.

Townsend xoay ghế nhìn qua cửa sổ. Ông cố nhớ lại cuộc nói chuyện với cố vấn tài chính khi ông đang ngồi trên chiếc chuyên cơ từ Honolulu trở về.

'Tôi vừa gặp Pierson”, bà ta nói. “Cuộc gặp kéo dài một tiếng nhưng lúc tôi về, ông ta vẫn chưa quyết định được”.

"Chưa à?".

“Vâng. Ông ta vẫn phải tham khảo Ủy ban tài chính của ngân hàng trước khi có thể đi tới quyết định cuối cùng".

“Nhưng bây giờ, khi các ngân hàng khác đã xong cả rồi. Pierson không thể...”

“Ông ta hoàn toàn có thể làm được điều đó. Hãy nhớ rằng ông ta chỉ là chủ tịch một ngân hàng nhỏ ở Ohio, không quan tâm tới việc các ngân hàng khác đã thỏa thuận thế nào. Và sau những tin tức không hay về ông trên các báo suốt mấy tuần qua, thì ông ta chỉ còn quan tâm đến một điều duy nhất lúc này mà thôi”.

“Điều gì vậy?”

“Không để hở sườn”.

“Nhưng ông ta không thấy là tất cả các ngân hàng khác sẽ bội ước nếu ông ta không thực hiện theo kế hoạch chung sao."

“Có thấy. Nhưng khi tôi nói điều dó, ông ta nhún vai bảo: Trong trường hợp đó, tôi đành phải phó mặc may rủi với những người khác vậy’’.

Townsend bắt đầu chửi rủa khi bà ta nói thêm: “Nhưng ông ta có hứa với tôi một điều”.

“Điều gì?"

“Ông ta sẽ gọi điện thoại cho tôi ngay sau khi Ủy ban đi đến quyết định cuối cùng”.

“Tử tế quá nhỉ? Vậy tôi phải làm gì nếu Ủy ban đó chống lại tôi?”

“Công bố thông cáo báo chí mà chúng ta đã thoả thuận", bà ta đáp.

Townsend cảm thấy choáng váng " Không còn cánh nào khác ư?”

“Không”, bà Beresford quả quyết. “Hãy ngồi đợi điện thoại của Pierson. Nếu muốn kịp chuyên bay đi New York, thì tôi cần phải đi ngay bây giờ. Khoảng trưa mai tôi sẽ gặp ông”. Sau đó bà cúp máy.

Townsend đứng dậy đi quanh phòng, tiếp tục suy nghĩ về những lời bà ta nói. Ông dừng lại kiểm tra cravát trong chiếc gương để trên nóc lò sưởi. Chỉ thoáng nhìn là biết ngay ông không có thời gian thay đồ sau khi rời máy bay. Lần đầu tiên trong đời, ông không thể không nghĩ rằng mình già hơn cái tuổi sáu mươi ba. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên sau những gì bà Beresford buộc ông trải qua trong sáu tuần vừa rồi. Ông sẽ là người đầu tiên thú nhận rằng giá như ông tìm kiếm lời khuyên của bà sớm hơn chỉ một chút thôi, thì nay ông đã không phải phụ thuộc vào cú phôn của một tay chủ tịch một ngân hàng nhỏ ở Ohio.

Ông dán mắt vào điện thoại, những mong nó đổ chuông, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì. Ông không buồn sờ đến chồng thư mà Heather để trên bàn cho ông ký. Dòng suy nghĩ của ông bị gián đoạn khi Heather đẩy cửa bước vào. Cô ta đưa cho ông một tờ giấy, trên đó là danh sách tên nhiều người xếp theo vần abc. “Tôi nghĩ cái này có thể giúp ích cho ông”, cô ta bảo. Sau ba mươi lăm năm làm việc cho ông, cô ta thừa biết ông không thuộc loại người chỉ ngồi đó mà chờ đợi.

Ngón tay của Townsend lần dọc theo danh sách một cách chậm chạp đến không ngờ. Không có tên tuổi nào có ý nghĩa đối với ông. Có ba cái tên đánh dấu hoa bên cạnh, ý muốn nói trước đây họ đã làm việc cho Công ty Địa cầu. Hiện nay ông đang thuê mướn ba mươi bảy ngàn ngưòi, ba mươi sáu ngàn trong số đó ông chưa từng gặp bao giờ. Nhưng ba người đã từng làm cho ông hiện đang là nhân viên của tờ Cleveland Sentinel, một tờ báo ông chưa hề nghe.

“Ai là chủ bút tờ Sentinel". Ông hỏi, hy vọng có thể gây áp lực với người này.

“Richard Armstrong", Heather đáp gọn lỏn.

“Vậy thì rõ rồi".

“Thực ra ông ta không kiểm soát một tờ báo nào trong vòng một trăm dặm ở Cleveland”, Heather nói tiếp, “Chỉ có một đài phát thanh nhỏ ở phía nam thành phố phát nhạc đồng quê và nhạc phim cao bồi mà thôi”.

Vào lúc này, Townsend sẵn sàng đánh đổi tờ New York Star để lấy tờ Sentinel. Ông lại liếc nhìn ba cái tên có đánh dấu hoa, nhưng chúng vẫn chẳng có ý nghĩa gì với ông. Ông ngước nhìn Heather. “Có ai trong số ba người này vẫn còn quý mến tôi không?" Ông hỏi, cố nở nụ cười.

“Barbara Bet thì chắc chắn là không”, Heather đáp. “Bà ta là biên tập viên phụ trách chuyên mục thời trang của tò Sentinel. Bị đuổi khỏi tờ báo địa phương ở Seatle ngay mấy ngày sau khi ông tiếp quản tờ báo. Bà ta phát đơn kiện vì bị đuổi việc vô cớ, nói rằng người thay thế bà ta là một phụ nữ có quan hệ tình ái với tổng biên tập. Cuối cùng, chúng ta đã phải giải quyết riêng với bà ta ngoài toà án. Trong những phiên xử đầu tiên, bà ta mô tả ông như là một người chỉ thích những trò khiêu dâm với mối quan tâm duy nhất là từ rốn trở xuống. Ông đã chỉ thị không được nhận bà ta vào làm việc ở bất cứ tờ báo nào của ông”.

Townsend biết danh sách này phải phải có đến hơn một ngàn cái tên, mà bất cứ ai trong số đó cũng sẽ vô cùng thích thú được dùng ngòi bút của mình vào máu để soạn lời báo tử cho ông trong các số báo đầu tiên vào ngày mai.

“Mark Kendall thì sao?”. Ông hỏi.

“Biên tập viên mục hình sự. Làm việc với New York Star vài tháng, nhưng chắc ông chưa bao giờ gặp ông ta".

Townsend lại nhìn vào một cái tên khác lạ hoắc và chờ Heather cung cấp những chi tiết liên quan. Ông biết cô ta bao giờ cũng nói những tin tức đắt giá nhất vào lúc cuối cùng.

"Malcom McCreedy, biên tập viên chuyên mục tin chính. Ông ta làm cho Công ty ở toà báo Melbourne Courier trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1984. Những ngày đó ông ta thường kể với mọi người trong toà soạn là ông ta và ông từ lâu vốn là bạn rượu. Bị đuổi việc vì liên tục không nộp bài đúng hạn. Hình như sau mỗí cuộc giao ban sáng, whisky là thứ thu hút sự chú ý của ông ta, còn sau bữa trưa thì là bất cứ cái gì nằm trong váy. Mặc dù ông ta nói thế, tôi không thể tìm thấy bằng chứng cho thấy là ông đã gặp ông ta”.

Townsend ngạc nhiên trước khối lượng tin tức mà Heather có thể thu thập được trong một thời gian ngắn như thế. Nhưng ông cho rằng sau một thời gian dài làm việc với ông, các mối quan hệ của cô cũng nhiều chẳng kém gì ông.

“McCreecly đã hai lần lấy vợ”, cô ta nói tiếp. “Cả hai iần đều kết thúc bằng việc ra toà ly dị, ông ta có hai con với người vợ đầu: Jill, hai mươi bảy tuổi và Alan hai mươi bốn. Alan làm cho tờ Dallas Comet của Công ty. chuyên mục quảng cáo, rao vặt”.

‘‘Không còn gì tốt hơn”, Townsend nói. “McCreedy chính là người của chúng ta. ông ta sẽ nhận được cú điện thoại của người bạn cố tri”.

Heather mỉm cười. “Tôi sẽ điện thoại cho ông ta ngay. Hy vọng là giờ ông ta vẫn còn tỉnh táo".

Townsend gật đầu và Heather trở lại chỗ làm việc của mình. Một ông chủ của 297 tờ báo, với số độc giả hơn một tỷ người trên toàn thế giới mà nay phải đợi để được gọi điện thoại cho một biên tập viên tin tức của một tờ báo địa phương ỏ Ohio với số phát hành chưa tới ba mươi lăm ngàn!

Townsend lại đứng dậy đi lại quanh phòng, đầu óc sắp xếp những câu để hỏi McCreedy và trình tự sắp xếp những câu hỏi đó còn mắt thì ông nhìn những tờ báo của ông đóng khung treo trên tường với những tít báo nổi tiếng nhất.

Tờ New York Star ngày 30 tháng Bẩy, 1963: "Kennedy bị ám sát ở Dallas".

Tờ Continent ngày 30 tháng Bẩy, 1981: “Hạnh phúc bên nhau mãi mãi" bên trên bức ảnh của thái tử Charles và Công nương Diana trong ngày cưới.

Tờ Globe ngày 17 tháng Năm, 1991: "Richard Branson đã phá trinh tôi: lời của một trinh nữ'.

Ông sẽ vô cùng sung sướng trả một triệu đô la để có thể được đọc những dòng tít lớn trên những tờ báo đó ngày mai.

Chuông điện thoại trên bàn làm việc của ông réo lên. Townsend vội vàng trở lại ghế, vồ lấy ống nghe.

“Malcom McCreedy đang cầm máy”, Heather nói rồi nối máy.

Vừa nghe tiếng tích trong máy, Townsend nói ngay: “Malcom đấy à?”.

“Đúng vậy, thưa ông Townsend”, câu trả lời nghe có vẻ ngạc nhiên và đặc sệt Úc.

“Lâu quá không gặp, Malcom ạ. Thực ra là đã quá lâu. Cậu thế nào?”.

“Khoẻ, rất khoẻ Keith ạ”, câu trả lời lần này nghe có vẻ tự tin hơn.

“Bọn trẻ thế nào?”, Townsend hỏi, mắt nhìn vào mảnh giấy Heather để trên bàn. “Jill và Alan nhỉ? Alan đang làm cho Công ty ở Dallas phải không?”

Im lặng kéo dài làm Townsend tự hỏi không biết có phải đường dây đã bị cắt hay không. Cuối cùng McCreedy nói: "Đúng đấy. Cám ơn, hai đứa nhà mình nói chung làm ăn cũng được. Còn lũ trẻ nhà cậu thế nào?". Rõ ràng ông ta không thể nhớ Townsend có mấy con và tên chúng là gì.

"Cám ơn cậu. Bọn trẻ nhà mình làm ăn cũng tàm tạm". Townsend trả lời, có ý bắt chước ông ta. “Cậu thích ở Cleveland chứ?”

“Cũng tạm được. Nhưng mình vẫn muốn trở về 0z hơn. Rất nhớ những trận bóng đội Tiger chơi vào chiều thứ bảy".

"Đó chính là một trong những chuyện mình muốn gọi và nói chuyện với cậu. Nhưng trước hết mình muốn xin cậu một vài lời khuyên đã”.

“Gì cũng được. Keith ạ. Cậu luôn có thể tin tưởng ở mình”, ông ta đáp. “Nhưng có lẽ để mình khép cái cửa văn phòng đã nhé”, ông ta nói thêm vì lúc này tất cả các phóng viên có mặt tại toà báo đều biết người đầu dây bên kia là ai.

Townsend sốt ruột chờ.

“Nào. mình có thể làm gì cho cậu hả Keith?”.

“Cậu có quen Austin Pierson chứ?”

Lại im lặng kéo dài. “Ông ta là một nhân vật quan trọng trong giới tài chính, đúng không? Hình như ông ta là chủ tịch của một trong những ngân hàng hay công ty bảo hiểm ở đây thì phải. Đợi một chút nhé; mình kiểm tra trên máy tính xem”.

Townsend lại phải đợi, thừa biết rằng nếu bốn mươi năm trước cha ông hỏi câu hỏi đó thì phải mất hàng giờ, thậm chí hàng mấy ngày mới hòng có được câu trả lời.

“Tìm ra rồi’’, một lát sau người ở Cleveland nói. Ông ta ngừng lại một chút. “Bây giờ thì mình hiểu tại sao lại nhớ cái tên đó. Bốn năm trước, chúng mình làm một phóng sự khi ông này trở thành chủ tịch của Công ty chế tạo Cleveland”.

“Cậu có thể cho mình biết gì thêm về ông ta?”, Townsend hỏi, không muốn mất thêm thời gian vào những chuyện tầm phào.

“Không nhiều lắm đâu”, McCreecly trả lời, mắt vẫn nhìn vào màn hình máy tính trước mặt, thỉnh thoảng lại bấm thêm nhiều phím hơn. “Hình như ông ta là một công dân kiểu mẫu, trưởng thành từ nhân viên ngân hàng, rồi làm thủ quỹ của Câu lạc bộ Rotary ở địa phương. Là một linh mục dòng chính thống, lấy vợ và sống với bà này suốt ba mươi mốt năm trời, ông ta có ba con và cả nhà sống trong thành phố".

“Cậu biết gì thêm về lũ con ông ta không?”.

McCreedy ấn một số phím trước khi trả lời. “Có đấy. Một người dạy sinh vật trong một trường trung học ở địa phương. Người con thứ hai là hộ lý trong bệnh viện Cleveland Metropolitan, còn người con út vừa trở thành thành viên đối tác của một công ty có danh tiếng nhất bang. Nếu cậu muốn làm ăn với ông Austin Pierson, cậu sẽ hài lòng biết rằng hình như ông này có tiếng là trong sạch, Keith ạ”.

Townsend không hài lòng khi biết điều đó. “Vậy là không có chuyện gì trong quá khứ của ông ta để có thể...”

“Theo mình thì không”, McCreedy trả lời. Ông ta nhanh chóng đọc lướt qua những ghi chép của mình trong suốt năm năm qua, hy vọng tìm được mẩu tin nào đó làm vừa lòng chủ cũ của mình. “A, có đây. Ông ta là loại mọt đục cứt sắt. Không cho mình phỏng vấn trong giờ làm việc, còn buổi tối khi mình đến nhà, cố gắng như thế nào cũng chỉ được ông ta mời một cốc nước dứa nhạt thếch”.

Townsend cho rằng chẳng lấy được tin gì của McCreedy về Pierson và tiếp tục câu chuyện cũng chẳng giải quyết được gì. “Cám ơn, Malcom”, ông nói. “Cậu đã giúp mình rất nhiệt tình. Nếu có tin tức gì về Pierson thì gọi ngay cho mình nhé”.

Ông vừa định rập máy thì người nhân viên cũ của ông hỏi: “Còn chuyện cậu định bàn là gì thế, Keith? Cậu biết đấy, mình rất hy vọng có một chỗ làm ở Oz, có thể với tờ Courier”. ông ta dừng lại. “Mình nói với cậu điều này, Keith ạ. Mình sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn nếu được làm việc cho cậu”.

“Mình sẽ ghi nhớ điều đó’, Townsend đáp. “Cậu có thể tin tưởng nếu khả năng đó xuất hiện, mình sẽ báo ngay cho cậu”.

Townsend rập máy, biết chắc đó là ngựời mà ông sẽ không bao giờ gọi lại trong đời. Cái mà McCreecly có thể cho biết về Austin Pierson là ông này là một người đầy những đức tốt, loại người không cùng hội cùng thuyền với Townsend, và ông không biết cách giao thiệp với loại người này. Lời khuyên của Beresford xem ra lại đúng, ông không có thể làm gì khác ngoài chuyện ngồi đó mà chờ. Ông ngả người trên ghế, một chân gác lên một chiếc ghế khác.

Lúc này đã là 11 giờ 12 phút ở Cleveland, tức là 4 giờ 12 phút sáng hôm sau ở London và 3 giờ 12 phút chiều ở Sydney. Vào lúc sáu giờ tốì hôm đó, có lẽ ngay ông cũng không thể kiểm soát được những hàng tít lớn trên báo chí của chính ông, chứ đừng nói gì tới báo chí của Richard Armstrong.

Chuông điện thoại trên bàn lại đổ từng hồi. Có lẽ McCreedy đã tìm thấy tin tức thú vị nào đó về Pierson chăng? Townsend luôn cho rằng mỗi người đều có những chuyện bí mật riêng tư mà họ luôn muốn đào sâu chôn chặt.

Ông vồ lấy máy.

“Tổng thống Mỹ và Austin McCreedy cùng gọi. Ông trả lời ai trước ạ?”.

Phần I: Sinh ra, thành hôn, rồi qua đời

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK