Tôi cứ như thế quỳ lạy cả trăm ngôi mộ.
Mãi đến khi bầu trời dần xuất hiện một vệt trắng, tôi mới vội vã chạy về nhà.
Sức cùng lực kiệt, trán tôi toàn là máu, muốn cầm máu cũng không cầm nổi.
Tôi dè dặt hỏi mẹ xin một ít thuốc bôi.
Thế nhưng bà ấy lại nổi giận, ấn vào vết thương của tôi mà mắng:
“Mày chỉ bị rách da một tí mà có mặt mũi đòi bôi thuốc à? Mày xem anh trai mày hiện giờ đáng thương biết bao nhiêu. Tại sao đứa ết đi không phải là mày hả?”
Sự ghê tở, chán ghét không chút che giấu trong ánh mắt của bà ấy khiến tôi hoang mang.
Đều cùng là con trai của bà ấy, cùng từ trong bụng bà ấy chui ra, tại sao lại đối đãi khác xa nhau đến thế?
Tay phải của tôi mặc dù tàn tật nhưng không hề cản trở tôi làm việc.
Tôi dùng tay trái luyện chữ, tất cả những bài tập mà anh tôi đạt điểm tối đa đều do một tay tôi làm cả.
Tối hôm diễn ra lễ cưới, trong sân nhà toàn là những hình nhân nha hoàn, chẳng biết cha tôi lấy đâu ra mười bộ bàn ghế làm từ gỗ hoè thật.
Trên bàn bày đầy những tô những đ ĩa sủi cảo, mì trường thọ được gấp từ tiền giấy.
Giờ lành vừa đến, nhiệt độ bỗng nhiên giảm mạnh, mẹ tôi cứ lẩm bà lẩm bẩm:
“Thật sự là sẽ có ma quỷ tới ăn tiệc à? Không phải vẫn trống trơn đấy sao…”
Lời vừa thốt ra, những chiếc sủi cảo giấy trên mỗi bàn bỗng biến mất từ từ từng cái một.
Trên mặt đất đã được rải một lớp bột mì từ trước, bên trên bỗng hiện lên những dấu chân to to nhỏ nhỏ khác nhau, tất cả mọi người đều như nín thở, thở mạnh chút cũng chẳng ai dám.
Cũng đạo sĩ hô lên, mời người mới bước vào.
Cha tôi vội vã giục tôi.
“Nhị Cẩu, mau đi đón tân nương.”
Tôi lấy can đảm bước đến phía trước cái kiệu, khuỵu nửa người, cõng Thái hậu ra.
So với khi còn ở trong mộ, thân thể của bà ấy đã mềm xuống không ít, mùi hôi thối thì nồng nặc hơn nhiều, hai cánh tay vắt vẻo trên vai tôi.
Thái hậu là người cao quý, không cần phải quỳ, cha mẹ tôi cũng không dám nhận.
Tôi cõng bà ấy, hướng về cha mẹ hơi hơi cúi chào.
thể đ è xuống khiến lưng tôi hạ rất thấp.
Lúc tôi cúi lạy, tôi trông thấy trước mặt ngoại trừ cha mẹ, ở giữa còn xuất hiện thêm một đôi chân nữa.
Những ngón chân đã ối rữ, má thị nhầy nhụa.
Tôi liếc mắt liền nhận ra ngay.
Đó chính là đôi giày vải rách nát mà ông nội tôi đã mang trước lúc qua đời!
9.
Ông nội cũng được mời trở về rồi.
Tôi cả kinh đến mức hét lên.
Dưới ánh trăng, mặt ông tôi trắng bệch, hai bên khóe miệng từ từ nhếch lên, cười toét đến tận mang tai.
Đạo sĩ già hoảng hốt, ma đói đến ăn tiệc, không hay!
Ông nội tiến thẳng đến bó cổ cha tôi, siế mạnh đến mức quần áo cha tôi xộc xệch, ngực bị chèn ép kịch liệt, cổ họng chỉ phát ra được tiếng a a kêu cứ.
Mãi đến khi đạo sĩ ném một lá bùa vào không trung mới có thể lôi bọn tôi ra, trở vào trong nhà.
Cha tôi thoát chết trong gang tấc, toàn thân mềm nhũn nằm bò trên mặt đất, không dậy nổi.
Tôi sợ hãi đến phát run:
“Đại sư! Sao ông nội tôi lại thành ra như thế?”
Đạo sĩ già cũng sửng sốt, đổ cả mồ hôi lạnh:
“Đó là ông của cậu sao? Trăm ma quỷ bị sát khí của ông ấy ảnh hưởng, bây giờ cũng bắt đầu làm loạn rồi.”
Từ bên ngoài vang lên tiếng hét chói tai của ông nội tôi, ông nói một hồi dài, vừa khóc lóc vừa phàn nàn:
“Con ơi, cha đói quá! Sao con nhẫn tâm đ ến thế, con ơi!”
Trăm ma trăm quỷ cũng hùa theo gào thét, từng đợt từng đợt xông về hướng trong nhà, cánh cửa gỗ bị đụng vào kêu lên cót két không ngừng.
Cha tôi quỳ xuống đất cầu xin cứu giúp, Cung đạo sĩ nghiêm túc hỏi:
“Tại sao cha của ông lại biến thành ma đói? Ông mau khai thật ra cho tôi, tôi mới giúp ông nghĩ cách được, chuyện gì cũng có giới hạn của nó.”
Mẹ tôi tự cho rằng mình thông minh:
“Do ông lão lâm bệnh lâu ngày, ăn không nổi nên mới mất. Lòng dạ ông ta ác độc như thế đó, đến con trai ruột của mình mà cũng không buông tha.”
Đạo sĩ bĩu môi:
“Con khỉ mốc! Bà nghĩ ai cũng có thể trở thành ma đói à? Các người bất hiếu, bất lương, ết không tử tế. Các người nếu sống được tới lúc trời sáng là do mạng lớn, còn lại thì tôi cũng chẳng giúp được.”
Ông ấy vừa bỏ đi, bố tôi liền hoang mang, mất hết bình tĩnh, chẳng dám bước ra khỏi phòng dù nửa bước.
“Nhị Cẩu! Mày ra ngoài xem xem. Mày là con trai, dương khí đầy mình.”
Chẳng cần thêm lí do gì nữa, ông ấy đạp tôi một phát ra bên ngoài.
Những cơn gió đầy âm khí đập thẳng vào mặt tôi cứ như có vô số những bàn tay lạnh lẽo đang cùng lúc cào xé tôi.
Da đầu tôi tê dại cả đi.
Một ma nữ với nửa thân người đã ối rữa xuất hiện ngay trước mặt tôi.
Khuôn mặt kia đã sắp chạm vào tôi.
Tôi khổ sở nhắm chặt mắt lại, cứ nghĩ mình sẽ bị lệ quỷ nhập vào.
Thế nhưng ngay sau đó, tôi lại nghe thấy tiếng hét thảm thiết của ma nữ.
Tôi ngơ ngác mở to mắt.
Dưới ánh trăng, ông nội tôi hướng về tôi cười với khuôn mặt đã ối rữa của mình:
“Nhị Cẩu, ông nội về thăm con này.”
10.
Tôi thực sự không sợ ông nội.
Theo những gì tôi có thể nhớ, tôi đã bị cha mẹ mình đem bỏ đi rất nhiều lần, nơi nhà máy bỏ hoang, chỗ chuồng lợn bẩn thỉu cả chốn rừng sâu trong núi…
Lần nào cũng là ông nội lén lút đi nhặt tôi trở về.
Một ngày cuối đông năm tôi lên mười tuổi, tôi bị anh trai mình đẩy vào một hang băng rồi mắc bệnh viêm phổi.
Cha mẹ tôi đều bảo cứu cũng không sống nổi, còn ông nội thì chẳng nói một lời, chạy sang nhà hàng xóm mượn một chiếc xe ba bánh, đạp xe suốt cả một ngày đưa tôi lên bệnh viện huyện.
“Nhị Cẩu nghe rõ cho ông, chúng ta sắp đến nơi rồi.”
Khi gặp những con dốc, ông nội dồn hết tất cả sức lực, tấm lưng còng xuống cong như con tôm.
Khi gặp những cơn gió thổi ngược hướng, tiếng ông nội hít thở nghe như tiếng cái chiêng đã hỏng.
Tôi không nhẫn tâm nhìn ông nội như thế, yếu ớt lên tiếng.
“Ông ơi, đừng đến bệnh viện, tốn tiền lắm.”
Ông nội đáp, chúng ta có tiền mà.
Ông nội mò tìm từ trong túi ra một mảnh vải đỏ rất sạch sẽ, bên trong bọc cái nhẫn vàng mà bà nội để lại lúc còn sống.
Ông đem nhẫn đi bán, trả tiền khám bệnh cho tôi.
Tôi ở bệnh viện năm ngày, bác sĩ nói nếu chậm trễ một chút nữa thôi thì cái mạng nhỏ của tôi cũng chẳng còn.
Mẹ tôi biết chuyện, bà ấy nổi giận, làm ầm ĩ hết cả lên.
“Rõ ràng có tiền nhưng thường ngày cứ giả vờ nghèo khổ lắm, sợ bọn tôi tham lam đòi tí tiền đó của ông à? Giấu giấu giếm giếm chẳng lẽ còn muốn để dành cưới mẹ kế hả? Đồ già không ra gì!”
Lúc này, bọn họ đối với ông nội càng lúc càng không hài lòng.
Thậm chí lúc ăn cơm, bọn họ cũng không cho ông cùng ngồi vào bàn.
Đôi mắt xám đục của ông nội nhìn về phía tôi, tôi hướng ông đưa tay vẫy vẫy.
Sau đó lại đến phòng của anh trai tôi.
Anh ta đang nằm trên ghế dài, vội vã hỏi:
“Nhị Cẩu! Bên ngoài có chuyện gì? Cha mẹ đâu? Mau giúp tao!”
Tôi chẳng hề vội vàng, ngồi xuống cạnh giường đáp không có việc gì.
“Chỉ là ông nội về thăm chúng ta mà thôi.”
Đúng thế, là tôi mời ông nội về đấy.
Khuôn mặt vốn đã méo mó của anh trai tôi lại càng thêm trắng bệch doạ người:
“Mày điê rồi hả?”
“Anh nói em làm đám cưới ma thì trăm ma trăm quỷ đều phải mời, nếu không mời ông nội thì còn ra thể thống gì nữa?”
Năm ấy, lúc cha mẹ tôi đi làm đồng, tôi lén trộm bánh màn thầu đem lên núi, giấu hết bọn họ.
Nhưng lại bị anh trai phát hiện.
Anh ta nhốt tôi trong nhà kho, lúc cha mẹ biết chuyện, họ khen anh ta làm rất tốt.
Mấy ngày đó tuyết rơi rất nhiều, tuyết rơi dày đặc suốt ba ngày ba đêm.
Tuyết phủ đầy khắp núi, đến lúc tôi tìm được ông nội, ông đã ết vì đói rồi.
Trong miệng ông nội toàn là vỏ cây.
Hai mắt trợn trắng nhìn lên trời.
Ông mất ngay tại nơi chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau.
Sau đó, anh trai tôi cho tôi xem đôi giày mới của mình.
“Mẹ nói, bớt đi một miệng ăn liền có tiền mua giày mới cho tao đây này.”
“Một đôi giày mới, thật là lí do hay ho đấy. Anh có biết ma đói toàn là những người ết oan hết uổng hay không? Diêm Vương gia cũng không thu nhận họ.”
Tôi nhất định phải cho ông nội một mái nhà.
Dưới ánh nhìn kinh hãi, hoảng sợ tột đột của anh trai tôi, tôi cắm nửa nén hương cháy dở lên đầu giường của anh ta.
“Anh là cháu đích tôn. Bây giờ anh cũng nên báo hiếu cho ông rồi.”