Tiểu hồ ly trừng mắt nhìn nửa ngày, oán hận mắng câu: “Quả nho kia khẳng định là chua!”
Lời tuy nói như vậy, tiểu hồ ly vẫn mỗi ngày ngồi ở ngoài hàng rào ngóng.
Nếu không nhảy qua được hàng rào, sao không đi cửa chính thử xem? Tiểu hồ ly nghĩ, hóa hình người, tóc đen áo đỏ, một đôi chân trần trắng nõn chuyển động ở cửa đạo quan.
Đi gõ cửa? Gõ cửa xong thì nói cái gì được?
Tá túc?
Đi ngang qua?
“Nhà người ta nấu đồ ăn không gia vị, có thể tá được sao?”
Đang buồn rầu, cửa kia bỗng nhiên két một tiếng, mở ra.
Chủ nhân đạo quan đi tới, muốn nói là đạo sĩ, nhìn một thân chính khí cũng không giống chỗ nào, khuôn mặt cực kỳ trẻ tuổi, một đôi mắt cười như gió xuân so với lão nhân da mồi râu bạc càng sâu thúy xa xưa.
“Tiểu huynh đệ,”
Người nọ mở miệng, thanh âm như dòng suối róc rách dễ nghe, tiểu hồ ly bị gọi vào lại bị nỗi sợ không rõ nguồn gốc làm co rụt về phía sau.
“Vị tiểu huynh đệ này chính là lạc đường? Sắc trời đã tối muộn, nếu không chê, không ngại thì vào trong nghỉ ngơi.”
“Ta mới không thèm.” Tiểu hồ ly dựng thẳng lưng bước thong dong vội vàng chạy mất.
Vô sự xum xoe, phi gian tức đạo!
Những lời này là nghe chồn nhà hàng xóm nói, chồn nhà hàng xóm lại nghe gà trống thiếu gia dưới chân núi nói, ngày đó khi chồn vác một cái đầu như bánh bao bị gà trống thiếu gia khí thế rào rạt đuổi chạy khắp triền núi, khóc hô hỏi “Vì sao chứ”, gà trống thiếu gia liền hung tợn quăng lại một câu như vậy.
Mắt thấy quả nhỏ xanh rồi lại đỏ, đỏ lại tím. Ban ngày chủ nhân đạo quan đem ghế dựa bằng trúc vào trong hậu viện, vừa đọc sách vừa tùy tay hái quả nho ăn, bộ dáng rất là hưởng thụ. Tiểu hồ ly trốn ở trong rừng cây bên ngoài nhìn thấy vậy liên tục vẫy đuôi.
––– ngươi, ngươi, ngươi, ngươi để lại cho ta một chút!
Rốt cuộc tiểu hồ ly nhịn không được, quyết định đi chui chó ––– không, lỗ hồ ly.
Thôi, dù sao y vốn chính là một con hồ ly, quản nó cái gì ––– cái gì ––– cái gì lễ cái gì tiết chứ!