Chẳng cần phải nói, độc giả cũng biết Quang Ngọc, Lê Báo và Trịnh Trực trốn
vào trong hầm ấy.
Vì hấp tấp quá, không ai nghĩ đến mang theo lương thực, nên suốt một ngày
không có gì vào bụng, ba người đói meo nằm ngủ một giấc dài.
MỞ mắt ra không thấy Lê Báo đâu, Quang Ngọc lo lắng bổ đi tìm. CÓ lẽ lúc
đó đã sang giờ Tuất, vì trong sân yên lặng tiếng dế kêu ran, và xa xa tiếng chó sủa
đêm . . .
Đến chổ cửa vào chùa, Quang Ngọc thấy Lê Báo đang đứng áp tai vào tường
nghe ngóng.
Chàng quay ra thầm bảo Quang Ngọc:
- Không ra được, chúng nó còn thức. Đương tụ họp nhau đánh bạc Ở ngay
chùa trên.
Quang Ngọc cũng lắng tai nghe, thì rõ ràng có tiếng tiền trinh đụng thành đ a
bát.
- Hay ngu để ra phía cửa tha ma vào làng mua các thức ăn mang về đây.
- Đước, để khuya hơn tí nữa, chúng ta cùng đi. Phải cẩn thận, quanh chùa đều
có lính canh giữ cả đấy.
Lê Báo chau mày tở vẻ căm tức, nắm tay giơ về phía trong chùa, đe dọa bọn
lính, mồm làu nhàu mấy câu nguyền rửa.
Khai hai người quay về chỗ cũ, thấy Trịnh Trực đương ngồi bó gối, khóc rưng
rức Lê Báo chau mày lặng thinh đứng ngắm, và Quang Ngọc mỉm một nụ cười
chua chát hỏi mỉm:
- Công tử còn khóc được ư?
Rồi chàng phàn nàn như nói một mình:
- Bây giờ ta cànt thấy lỗi ta quá nặng. Ta tưởng giao phó công việc, khi ta đi
vắng nhà, cho một viên tướng có đủ trí dũng, ai ngờ ta chỉ đem việc lớn đưa trẻ.
Một bậc thượng tướng, trong khi hành sự, có thể sa vào chỗ lầm lỡ bị thất bại, rồi
ngồi khóc thì chỉ là một đứa trẻ con. . . phải một đứa trẻ con.
Quang Ngọc nhắc lại hai, ba lần câu "một đứa trẻ con". Trông chàng vẫn bình
tĩnh, nhưng khi chàng đã có giọng mỉa mai như thế, là chàng tức giận lắm đấy.
Lúc bấy giờ, vô phúc có kẻ nào gặp chàng, không may cho một đảng viên nào cãi
lý với chàng: chàng sẽ trở nên một con sư tử dữ tợn hay một con rắn đầy nọc độc,
tàn nhẫn, ác nghiệt.
Ý chừng Lê Báo biết vậy nên chỉ đứng im thin thít, không dám chêm một câu.
Và
Trịnh Trực sợ hãi thôi khóc, quỳ xuống đất, rút thanh kiếm đeo bên sườn, ha tt
nâng lên dâng đảng trưởng, rồi vươn cổ ra mà nói rằng:
- Kính lạy đại huynh, - ngu đệ không dám dùng những chử đảng trưởng đảng
viên nữa - ngu đệ chỉ còn có cái chết để báo đến ơn sâu.
Quang Ngọc đỡ lấy thanh kiếm, ném mạnh lên giường, rồi cười nhạt, đi đi lại
lại, vừa nói dằn từng tiếng:
- Chết? Hừ? Chết? Ngày xưa đời Trần, Trần Bình Trọng chết vì nước. ĐÓ là
một cái chết. Trần Bình Trọng thua trận Đà Mặc bị Thoát Hoan bắt được. bị bắt thì
tìm chách tháo thân để đánh nữa, đánh mãi cho đến khi được, hay chết. Mà không
có cách gì tháo thân thì chết ngay. Đời làm tướng chỉ có ba kết quả: được trận,
thua trận, chết trận. Nào có gì lạ lùng mà nói những câu to tát: "Tao thà làm quỷ
nước Nam, chứ không theom làm vương đất Bắc." RÕ cũng lôi thôi? Cái chết đó,
tôi liệt vào hạng chết rất thường của ông tướng biết tự trọng, cái chết của kẻ thua
không chịu khuất phục kẻ được mình. Nhưng cái chết mà Trịnh công tử xin tôi
ban cho có giống cái chết ấy không?
"Hơn một trăm năm sau, Bình Định Vương, tức đấng Thái tổ nhà Lê khởi
nghĩa Ở Lam Sơn để đánh đuổi quân Minh đương chiếm đất nước ta. Một lần, vua
bị khốn Ở Chí Linh, khó lòng phá vòng vây mà trốn thoát được. Bấy giờ có ông Lê
Lai theo gương Kỷ Tín chịu chết thay vua Hán Cao, liều thân vì nước, xin nhà vua
cởi áo ngự bào ra cho mình mặc, rồi cưỡi ngựa ra trận đánh nhau với quân giặc.
Quân Minh tưởng đó là Bình Định vương thật, xúm nhau vây đánh giết đi, rồi yên
tâm rằng trừ xong vương, rút cả quân về Tây Đô. ĐÓ là một cái chết anh hùng,
mãnh liệt, có xuy xét, có lui tới, không có ý nghĩa kiêu sức, khoa trương, tự phụ,
vì nó là cái chết không có không xong. V~ đãi thay những hành vi kín đáo, nhún
nhường, xả kỷ, dù hành vi ấy là sự bại trận, sự thắng trận, hay chỉ là cái chết.
Nhưng cái chết mà Trịnh công tử xin tôi ban cho có giống cái chết của Kỷ Tín, của
Lê Lai không?"
Quang Ngọc ngừng lại cười, cười to đến nỗi Trịnh Trực phải sợ hãi, lo rằng
người Ở trên mặt đất có thể nghe rõ. Trịnh Trực buồn rầu lóp ngóp đứng dậy. Thì
Quang Ngọc lại nói luôn:
- Hay Trịnh công tử muốn theo gương Hưng Đạo đại vương: à? Công tử
muốn chết như đức Trần Quốc Tuấn. Trời ơi? To tát thay cái chết vì nước, vì vua?
Vua Nhân Tôn nhà Trần nghe tin Hưng Đạo Vương bại trận chạy về Vạn Kiếp,
liền ngự truyền xuống Hải Đông, rồi vời vương đến bàn rằng: "Thế giặc to, mà
mình chống với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu ra hàng để cứu muôn dân?"
Hưng Đạo quỳ xuống rút kiếm dâng vua Nhân Tôn rồi vươn cổ ra mà nói rằng:
"Bệ hạ nói câu ấy thật nhân đức, nhưng còn đất nước thì sao? Nếu bệ hạ muốn
hàng, xin trước hết chém đầu tôi đã, rồi hãy hàng."
Quang Ngọc cười gằn:
- Cử chỉ của Trịnh công tử đối với đảng trưởng thực giống cử chỉ của Hưng
Đạo Vương đối với đức Nhân Tôn, chỉ khác một chút là người xưa dùng cái chết
để khuyến khích can gián vua, còn Trịnh công tử thì dùng nói vì nhu nhược, vì
nhút nhát, vì sợ chết. Cái chết hèn nhát đến đâu? Cái chết ấy khác gì tự tử?
Nghĩ một lát, Quang Ngọc lại nói:
- Ư, thì tôi nhận công tử chết đấy. Nhưng trước khi chết, công tử hãy thi thố
một việc phi thường gì đã nào? Chẳng hạn bây giờ công tử thử nghĩ cách cứu đảng
xem. Làm thế nào cho đảng không những không bị tan nát, mà còn đương suy háo
thịnh được?
Quang Ngọc ngưng bặt vì nghe có tiếng chân chạy nện thình thịch Ở sau lưng.
Quay lại, thấy Lê Báo mặt nhợt nhạt, hai mắt tròn xoe nhớn nhác. Quang Ngọc
hỏi:
- Cái gì thế?
Trịnh Trực run lập cập, nói không ra hơi:
- HỌ phá đường hầm?
Lê Báo cố định thần, thuật lại việc vừa xảy ra. Chàng đến lối cửa tha ma nghe
ngóng để chờ tin lẻn ra ngoài, đi tìm kiếm thức ăn...
Nguyên cửa ấy Quang Ngọc xây ẩn vào trong một cái mộ giả, dùng để đảng
viên trốn thoát ra ngoài chùa khi nào bị vây (cái cửa tháp của Phổ T nh chỉ đưa từ
hầm ra đến vường chùa mà thôi.)
Lê Báo vừa nâng cái nắp mộ lên ghé mắt nhìn ra thì nghe thấy mấy người lính
canh Ở gần đấy chạy tán loạn và kêu la inh ỏi: "Ma? Ma hiện hồn?".
Quang Ngọc đứng ngẫm nghĩ tìm hiểu.
Bỗng một người đầu trùm cái mấn vải trắng dài chấm gót chân tiến đến gần,
Trịnh Trực chạy lại giường với thanh kiếm. Lê Báo rút dao đứng chặn trước mặt
đảng trưởng. Ai nấy yên lặng.
Quang Ngọc đăm đăm ngắm nghía, phì cười, giang tay cản hai người lại:
- Ta không tin có ma. Mà nếu ma biết đường vào hầm thì cũng là ma quen,
can chi phải sợ.
rồi chàng trợn mắt nhìn thẳng vào người lạ mặt và ôn tồn hỏi:
- Ngươi là ai? Vào đây làm gì?
Người mới đến, vẫn giữ vải che kín mặt, yên lặng đật xuống giường một gói
lớn, rồi thong thả mở ra: Trong có đến năm sáu nắm cơm cùng là giò chả, gà luộc,
muối vừng. Ba người vẫn kinh ngạc đứng nhìn. Nhưng Lê Báo bụng đương đói
như cào ngửi thấy mùi chả rán và mùi muối vừng rang thơm phúc, liền thì thầm
bảo hai bạn:
- Thì ta cứ ăn đã. ăn xong hãy hay.
Trịnh Trực vội gạt:
- Chết, không nên hấp tấp thế ? Nhỡ quân thù bỏ thuốc độc vào món ăn đem
xuống hầm để hại bọn mình.
Một tiếng cười Ở trong mấn đưa ra đáp lại câu ngờ vực.
Quang Ngọc vẫn chăm chú ngắm nhìn người vừa tới. Chàng tiến lên một
bước, người ấy lùi một bước, chàng lùi thì người ấy lại tiến lên. ánh sáp lờ mờ
lung lay chiếu loang loáng vào cái mấn dài, mầu trắng càng làm tăng vẻ bí mật của
người lạ lùng kia.
Hai người yên lặng đứng nhìn nhau: Bỗng một tiếng cười thé. Rồi cái mấn
trắng tung ra. Quang Ngọc và Lê Báo vui mừng cùng kêu:
- Nhị nương ?
Nhị nương ung dung rút con dao lớn đeo Ở sườn ra thái giò, chả và nói:
- Xin mời ba hiền hữu chiếu cố.
Quang Ngọc không giấu nổi sự sung sướng, âu yếm đứng mỉm cười nhìn Nhị
nương. Từ ngày hai người hộ giá Hoàng phi lên Lạng đến nay đã hơn hai tháng,
ngày ngày chàng vẫn áy náy mong đợi tin tức, nhất là tin Nhị nương. Khi Ở gần
nhau chàng không cảm thấy chàng yêu, nhưng khi xa nhau chàng mới rõ hết nỗi
hổ tâm của kẻ thương nhớ, dù có công việc đảng luôn luôn chiếm đoạt ý nghĩ của
chàng. Nhị nương lại là một viên tướng rất có giá trị, giúp chàng được nhiều việc
trong những lúc khó khăn nên sự lầm lỡ của Trịnh Trực và Lê Báo lại làm cho
chàng hiểu rõ rằng thiếu Nhị nương thực như thiếu mất cánh tay phải.
- Thưa hiền tỷ, còn Phạm huynh đâu?
Câu hỏi của Lê Báo vụt nhắt Quang Ngọc nhớ tới Phạm Thái, mà mải vui
được gập mặt Nhị nương chàng quên bẳng. Bấy giờ chàng mới kịp hỏi thăm. Nhị
nương nói cho mọi người biết rằng Phạm Thái còn tạm lưu lại trên Lạng để giúp
việc Thanh Xuyên hầu cùng Phổ Mịch thiền sư chỉ một mình nàng đã đưa Hoàng
phi về, vì Lạng sơn không phải là nơi ẩn thân: Ở chốn biên thuỳ, sự canh phòng
khám xét cẩn mật lắm, nếu lưu lại lâu ngày, thế nào tung tích Hoàng phi cũng bị
bại lộ.
- Nhưng sao hiền muội lại biết ngu huynh cùng Trịnh công tử, Lê hiền đệ bị
nhốt trong hầm này mà đem thực phẩm vào?
Nhị nương kể:
- Ngu muội vừa đưa Hoàng phi đến chùa Liên đài thì được tin Ở vùng này các
chùa đương bị sưu sách dữ lắm, mà chùa Liên đài lại chưa bị khám xét vì có tờ lý
trưởng bẩm lên phủ rằng Phổ Chiêu đi vắng đã mấy tháng nay. Ngu muội sợ nếu
để Hoàng phi Ở đó trụ trì thay Phổ Chiêu như lời Phạm Thái dặn, người ta lại
tưởng Phổ Chiêu đã về mà tới dò xét chăng, nên đã đưa Hoàng phi đến ẩn Ở nhà
một bậc Lê thần rất có thể tin cậy được.
Lê Báo nghe Nhị nương kể dền dàng mà bụng thì đói đến cực điểm rồi, liền
cáu kỉnh gắt:
- Trưởng huynh hỏi hiền tỷ làm thế nào mà vào được đây, sao hiền tỷ nói dài
dòng văn tự thế?
Nhị nương chẳng lạ gì tính nết Lê Báo, nên mỉm cười dấu dịu:
- Nhưng hãy mời công tử cùng hiền huynh, hiền đệ xơi cơm đã.
Quang Ngọc nóng ruột muốn nghe nốt truyện liền dục:
- Thì hiền muội cứ kể đi, chúng tôi chưa đói đâu mà.
- Không, mấy nắm cơm cùng các thức ăn mà chưa hết, thì ngu muội không kể
nữa.
Dút lời, Nhị nương chắp tay đứng im, dù ai hỏi cũng mặc. Lê Báo đưa mắt
nhìn nàng, tỏ lòng cảm ơn.
- Ử thì ăn, nào mời Trịnh, Lê nhị vị.
Lê Báo sung sướng đáp:
- Vâng, ăn là phải lắm rồi ?
Chỉ một thoáng, những nắm cơm và các món ăn biến hết vào trong bụng ba
người, rồi ai nấy ra chum uống nước mưa vì Quang Ngọc biết khoản nước là cần,
nên bao giờ cũng trữ sẵn Ở trong hầm.
Đoạn, Lê Báo thở ra khoan khoái bảo Nhị nương:
- Bây giờ thì xin hiền tỷ cứ việc kể, kể suốt đêm cũng được.
Quang Ngọc cười:
- ăn qua loa thế mà Lê hiền đệ no được ư? Vậy hiền muội cũng nên thuật hết
câu truyện vào hầm cho chúng tôi nghe tiêu cơm.
- Xin vâng. Ban nãy ngu muội nói đã tạm gửi Hoàng phi Ở nhà một người cẩn
tín. Thế rồi ngu muội tức tốc về đây. Lúc bấy giờ đã gần sáng. Thấy lửa đuốc rực
trởi, ngu muội kinh hoảng dừng lại không dám tiến vào chùa nữa, vì biết rằng
đảng ta đương gặp biến. Vừa nghe tin các chùa bị khám xét, mà lại thấy trong
chùa Tiêu Sơn có binh mã rộn ràng thì còn ngờ sao được nữa.
Lê Báo hỏi:
- Hiền tỷ ngờ gì thế?
- Nghĩa là chắc rằng đảng đương gặp biến. Tức thì ngu muội đến nhà các đảng
viên Ở quanh vùng báo tin cho biết, rồi chờ sáng rõ thay mặc một bộ quần áo giái
quê, - vì lúc ấy ngu muội vẫn còn đóng vai công tử như khi rời trấn Kinh Bắc để
dẫn Hoàng phi lên Lạng Sơn. BỘ quần áo ấy hiện ngu muội đương mặc đây.
Ba người ngắm nghía Nhị nương. Quang Ngọc khen:
- RÕ ràng một cô gái Lim.
- Chú sao ? Phải không ông hiền huynh? Khi mình cần làm hạng người nào, khi
mình cần theo nghề gì, thì ngôn ngữ cử chỉ cho chí y phục của mình phải hệt là
hạng người theo nghề ấy. Vậy hiền huynh thử trông xem ngu muội có hệt một cô
gái quê xinh xắn, láu lỉnh bán hàng trầu nước cho các cậu cai cơ, cai lệ không?
Quang Ngọc mỉm cười gật gù:
- Hệt lắm?
Rồi chàng quay lại bảo Trịnh Trực:
- Công tử đã thấy chưa? Chứ khi người ta nhốt tù hờ vào cũi, người ta chọn
anh đầu trọc, thì người ta phải bảo ngay rằng người ấy là sư, chứ người ta không
để mập mờ... Tôi chỉ tiếc rằng hồi ấy không có Nhị nương hay Phạm Thái Ở nhà.
Lê Báo lấy làm xấu hổ với Nhị nương, hằn học đáp lại:
- Lỗi Ở ngu đệ. Đại huynh muốn mắng thì mắng vào mặt ngu đệ có hơn không,
sao lại cứ nói bóng nói gió.
Quang Ngọc yên lặng, cái yên lặng tức giận, khinh bỉ. Thấy Nhị nương cũng
đứng im, chàng ôn tồn hỏi:
- Thế rồi sao nữa, thưa hiền muội?
- Thế rồi ngu muội quẩy gánh trầu nước, quà bánh qua cổng chùa Tiêu Sơn lên
giọng uốn éo rao lớn: "Có ai ăn trầu ngon, uống nước nóng, xơi quà, xơi bánh
không?" Chẳng đợi ngu mội rao đến hai lần, một cậu lính ra gọi: "Vào đây?" Thôi
tha hồ các cậu liếc, cùng buông những câu bỡn cợt lả lơi. Ngu muội tuy đáp
chuyện họ nhưng vẫn để mắt tìm thầy đội. Làm quen thân được với một thầy đội
còn bằng mấy mươi cậu cai, cậulính. Nhưng may cho ngu muội thầy đội đi chơi
vắng, giao cho bác cai nhất Ở lại trông coi, mà bác cai nhất lại là người có tuổi, rất
đứng đắn
"Ngu muội nghe chừng cái kế mỹ nhân chẳng có công hiệu gì lại quẩy gánh
đi Vả có làm quen với thầy cai cũng chẳng ăn thua, vì các cửa chùa trên họ đều
khóa bằng khóa sắt nặng, cùng là gián niêm phong cẩn mật lắm, khó lòng lọt vào
được
"Ngu muội quay ra đằng sau nhà chùa, thì Ở hai góc trông ra bãi tha ma họ đã
dựng xong hai cái lều tre, trong ấy đều có lính giữ.
"Suốt một ngày ngu muội ngồi tìm kế để đem thực phẩm vào hầm, vì ngu
muội đoán rằng hiền huynh cùng hiền đệ chỉ ẩn Ở trong hầm mà vội vàng hấp tấp
thì ai nghĩ đến đem thức ăn. . . "
Quang Ngọc ngắt lới:
- Có, ngu huynh có nghĩ đến nên ngu huynh đã đem theo một gói oản chuối
đây
Lê Báo chau mày hỏi:
- Thực à?
- Lại chẳng thực. Nhưng tôi muốn để hai ngài làm quen với cái đói thêm một
đêm nữa. ĐÓ cũng là một cách trừng phạt.
Nhị nương cười rồi kể tiếp:
- Mãi tối, bóng trăng suông lờ mờ mới nhắc ngu muội đến làm ma.
Lê Báo trợn mắt tròn xoe:
- ồ, giỏi nhỉ? thế ra lúc binh lính chạy tán loạn kêu "ma hiện hồn", là lúc hiền
tỷ đội cái mấn trắng này vào đầu làm ma nạt họ...
- Chính thế? Rồi nhân lúc họ kinh hoảng, quanh ra sau cái bia lớn, lần đến cửa
bí mật chui vào hầm. CÓ thế thôi. Bây giờ thì họ đương đốt đuốc tìm ma. Nhưng
đã là ma thì còn ai tìm thấy?
Quang Ngọc buồn rầu thở dài:
- Chỉ sợ chẳng bao lâu, anh em ta hoá ma thực cả thôi.
Danh Sách Chương: