12.
Dần dần Tống Niếp cũng biết nói, tính cách hoạt bát đáng yêu nhưng mỗi lần nhìn thấy Hứa Lỵ đều như chuột thấy mèo, không thể đến gần được.
Lần nào thấy vậy bố tôi cũng cười nhạo Hứa Lỵ: “Suốt ngày đi chăm sóc bản thân, đến con cũng không quan tâm. Giờ em xem xem, con bé cũng chẳng cần em nữa.”
Hứa Lỵ bị đả kích nên càng cố gắng muốn gắn kết quan hệ với em gái hơn, quyết liệt ôm hôn con bé.
Trẻ con sợ nhất là ép buộc và bóng tối, càng làm càng khiến con bé có bóng ma tâm lí. Lần nào nó cũng giãy giụa ướt cả đầu mồ hôi.
Sau đó gào khóc thật to.
Hứa Lỵ tức giận bỏ đi, dần dần bà ta càng không muốn chăm sóc con bé nữa, buồn phiền trong lòng chỉ có thể tiêu tiền để giải quyết.
Điều này khiến bố tôi càng bất mãn, dần dần bố tôi ngày càng ít về nhà.
13.
Ngoài chăm em, tôi còn chăm chỉ học hành, chẳng mấy chốc em tôi đã lớn mà tôi cũng vào cấp ba.
Nhờ gen không tệ và trí nhớ của kiếp trước, thêm một chút nỗ lực, thành tích của tôi xuất sắc ở mọi mặt.
Bà nội và bố đều rất vui mừng, thỉnh thoảng còn khiến bố tôi nhớ về người vợ tài hoa đã mất của mình.
Bố tôi thường xuyên giới thiệu thành tích của tôi với mọi người trong các buổi họp mặt gia đình và các dịp nghỉ lễ.
Kiếp trước tôi không lo học hành chỉ vì lo được lo mất tình mẹ con nên thành tích ở cấp ba không được tốt lắm.
Cùng với tính cách rụt rè, yếu đuối và em gái thường xuyên mách lẻo chuyện xấu của tôi nên bố chưa bao giờ thích tôi.
Nhưng nay cục diện đã khác, em gái luôn lẽo đẽo sau lưng tôi, tôi nói một là một, hai là hai, vô cùng tin tưởng tôi.
Nhưng nó lại sợ mẹ ruột Hứa Lỵ, nếu bị Hứa Lỵ dồn ép quá thậm chí nó còn mở miệng cãi lại.
Bà nội và bố đều rất tự hào về tôi, hai người cho rằng tôi thông minh và hiểu chuyện, đã hiếu thảo với người lớn lại còn chăm sóc cho em gái, ngay cả thành tích học tập cũng đứng đầu.
Ngay cả dì Lý đã làm việc nhiều năm ở nhà tôi bây giờ cũng hiếm khi nghe theo lời Hứa Lỵ, nếu nhà có chuyện gì mà không có bố tôi ở nhà, dì sẽ hỏi ý kiến tôi.
Tôi biết Hứa Lỵ không chờ được lâu nữa đâu.
14.
Ở kiếp trước, khi tôi sắp tốt nghiệp cấp ba.
Tống Niếp xảy ra va chạm với bạn cùng lớp trong tiết thể dục khiến gan bị vỡ phải truyền máu khẩn cấp.
Em gái có cùng nhóm máu với bố nhưng trùng hợp hôm đó bố tôi lại tham dự hội nghị học thuật ở nước ngoài nên không về kịp.
Hứa Lỵ khóc đến mức hôn mê mấy lần.
Em gái Tống Niếp được nuông chiều từ nhỏ, tính tình khó chiều cũng không thân thiết với tôi.
Nó thường xuyên bắt nạt tôi, thậm chí còn mách lẻo với bố mẹ chuyện xấu của tôi.
Nhưng tính mạng của em gái đang bị đe dọa, tôi cũng không nỡ để mẹ phải đau buồn nên đi xét nghiệm và đủ điều kiện cho máu.
Sau khi được truyền một lượng máu lớn, em gái tôi đã ra khỏi tình trạng nguy kịch, tôi yếu ớt ra khỏi bệnh viện một mình.
Đang đi trên đường, bỗng tôi thấy choáng váng đầu óc, đến khi ngẩng lên một lần nữa thì có một chiếc xe lao nhanh về phía tôi, tôi bị hất văng xuống đất.
Vì đang ở gần bệnh viện nên tôi được đưa vào phòng cấp cứu ngay lập tức, nhưng tôi vừa đi cho lượng máu lớn rồi bị ngoại lực tác động mạnh, nội tạng vỡ nát, xuất huyết trong, bác sĩ cũng không cứu nổi tôi.
Đến khi bác sĩ cho phép người nhà vào tạm biệt lần cuối, bà nội ngất xỉu ngã xuống đất.
“Mẹ” tôi thì thầm bên tai: “Nhân Nhân, mày có biết vì sao tao không thích mày không? Vì mày không phải do tao sinh ra! Mày cản đường của tao và Niếp Niếp! Tao ghét phải làm mẹ mày lắm rồi!”
15.
Hóa ra kẻ đâm tôi ngày đó chính là do bà ta thuê đế giec tôi và hắn đã cố tình đợi ở đó rồi.
Trong khi tôi cứu mạng con gái bà ta thì bà ta lại lên kế hoạch cướp đi mạng sống của tôi.
Bởi bà ta thèm muốn tài sản của Tống gia nên không muốn bỏ lỡ cơ hội này, bà ta vốn đã sắp xếp xong hết thảy, chỉ không ngờ em gái tôi lại bị thương phải nhập viện.
Nhưng khi thấy em gái chuyển nguy thành an thì bà ta lại suy tính lại, một lần nữa cầm điện thoại gọi cho hắn ta.
Cuộc gọi chấm dứt cuộc đời của tôi.
Tất là là vì một ngày nọ bà ta nghe thấy bố tôi nói chuyện với luật sư ở ngoài thư phòng.
Nhờ đó mới biết bố tôi đam mê nghiên cứu học thuật cả đời, thu nhập cũng đủ sống, không muốn tranh giành khối tài sản tổ tiên để lại. Thế nên ông đã cùng bà nội đi công chứng để lại cho các cháu gái, tôi mười tám tuổi sẽ được tiếp quản toàn bộ sản nghiệp của tổ tiên, bà nội sẽ hướng dẫn tôi quản lí. Khi nào em gái tôi lớn sẽ chia một nửa cho nó.
Với lòng dạ độc ác của bà ta, hơn nữa tôi còn không phải con gái do bà ta sinh ra, sao bà ta dám yên tâm để cả sản nghiệp khổng lồ như thế rơi vào tay tôi.
16.
Kiếp này tôi không muốn đợi nữa, tôi quyết định sẽ ép bà ta phải ra tay.
Tôi thường xuyên khiến bà ta “vô tình” bắt gặp tôi lấy lòng bà nội, dùng tiền học bổng, tiết kiệm các kiểu mua quà biếu bà, khiến bà vô cùng vui vẻ.
Sau đó tôi bắt đầu có hứng thú với con đường học tập của bố tôi, ngoài việc nghiêm túc học tập, tôi thường xuyên xin lời khuyên của bố, cùng bố thảo luận chuyện học tập trong thư phòng.
Điều này khiến ông cực kì cười vui vẻ, liên tục tán thưởng tôi, thậm chí ông còn nói: “Nhân Nhân nhà mình đúng là người nhà họ Tống chúng ta.”
Đàn ông trung niên trí thức như bố tôi rất tự mãn thích dạy dỗ người khác nên có tôi ở đây, ông cũng chăm về nhà hơn hẳn.
Tôi vẫn tiếp tục dạy em gái một số câu “đùa” bảo nó đi chọc giận Hứa Lỵ.
"Mẹ ơi, chị bảo từ nay về sau toàn bộ tài sản sẽ là của chị. Chị yêu con nhất! Sau này con muốn làm gì thì chị cũng sẽ giúp con."
“Mẹ ơi, chị nói mẹ không phải mẹ ruột của bọn con, mẹ của bọn con là tiến sĩ cơ. Mẹ không thích học hành như thế chắc chắn không thể là tiến sĩ được. Mẹ xem chị thông minh ưu tú như thế nhìn bằng đầu ngón chân cũng biết không phải do mẹ đẻ ra.”
Lần đầu tiên Hứa Lỵ nghe thấy những lời này thì tức điên người, vung tay tát Tống Niếp một cái.
Tống Niếp càng đau càng hận mẹ hơn, suýt nữa tin “lời nói đùa” của tôi.
Hứa Lỵ vừa lo vừa sợ, bà ta không biết tại sao đứa con gái vẫn luôn ngoan ngoãn nghe lời mình lại đột nhiên thay đổi.
Bà ta vừa phẫn nộ vừa chột dạ, quyết định đẩy nhanh hành động.
17.
Hôm nay là cuối tuần, tôi chuẩn bị ra ngoài mua sách.
Lúc đi ngang qua phòng Hứa Lỵ, tôi cố tình hét lớn: “Niếp Niếp, chị định ra tiệm sách Tân Hòa. Em có cần mua gì không chị mua luôn cho.”
Niếp Niếp đang bận chơi game trong phòng, nói không cần gì cả nên tôi đi ra cửa.
Đóng cửa lại, tôi gọi điện cho bà nội nói sau khi đi tiệm sách thì muốn được ăn gạo nếp ngó sen do bà làm rồi tôi xin bà cử chú Trần tài xế đến đón tôi từ hiệu sách đến nhà bà.
Đứng trong hiệu sách một lúc, tôi nhận được điện thoại của chú Trần nói đang chờ ở tầng dưới, tôi cầm hai túi sách lớn đi tính tiền rồi ra ngoài.
Tôi vừa bước ra khỏi hiệu sách liền nhìn thấy chú Trần đang vẫy tay với tôi, đúng lúc này túi sách trên tay bị đứt, tôi vội vàng cúi người nhặt lên.
Đồng thời tiếng động cơ và tiếng thắng xe chói tai vang lên bên cạnh, còn có tiếng hét lớn của chú Trần, tôi giả vờ như không nghe thấy cũng không ngẩng đầu, thuận thế lăn một vòng ngã sang một bên.
Tôi dùng hơi nhiều sức nên toàn bộ cánh tay và chân đều bị trầy xước, m..áu chảy không ngừng, trông rất đáng sợ.
Chú Trần vội vàng chạy tới đưa tôi đến bệnh viện, trên đường đi gọi điện cho bà nội liên tục.
Vừa đến bệnh viện không lâu, bà nội, bố, Hứa Lỵ và em gái đều chạy đến, chú Trần vừa lau mồ hôi vừa tự trách bản thân.
“Tất cả là do tôi thất trách nên mới khiến tiểu thư phải đau đớn như vậy. Tôi… Tôi thực sự không ngờ chiếc xe đó lại lao thẳng về phía tiểu thư. Đến lúc tôi phát hiện anh ta có gì không ổn, định nhắc tiểu thư thì đã muộn mất rồi… Lão phu nhân… tôi thật sự không thể tha thứ cho bản thân mình…”
Tôi không đành lòng để chú Trần chịu trách nhiệm thay kẻ ác nên mở miệng khuyên nhủ: “Chú Trần, chú đừng tự trách mình mà. Lúc đó chú ở xa cháu quá, xe lại không có tiếng động gì. Cháu cũng chỉ bị thương ngoài da một chút thôi mà, không sao đâu chú. Hơn nữa cũng may là lúc đầy sách của cháu rơi lả tả trên mặt đất, cháu định nhặt tập tranh đã đợi lâu lắm rồi mới tái bản nên mới thoát được kiếp nạn này…”
Nói xong tôi ra vẻ thoải mái rồi mỉm cười ngọt ngào.
Bố tôi cảm động rơi nước mắt, bà nội cũng đau lòng thở dài.
Nhưng chú Trần là tài xế lái xe chợt nhớ ra.
“Ô, thực ra cái xe đó tôi thấy rất quen, hình như đã gặp ở đâu rồi… gặp ở đâu rồi nhỉ…”
Rồi chú vỗ nhẹ vào trán mình.
“À tôi nhớ ra rồi! Lần trước lão phu nhân bảo tôi đưa tiểu thư Nhân Nhân về nhà, trên đường về tiểu thư vào tiệm văn phòng phẩm mua đồ, tôi đỗ ở ven đường chờ. Đúng lúc đó phu nhân bước ra từ tiệm làm tóc, lên đúng chiếc ô tô này. Đúng rồi, không sai đâu.”
Chú Trần không suy nghĩ nhiều nói thẳng ra, rồi còn tự hào vỗ đầu mình như thể vẫn rất hài lòng với trí nhớ của mình.
Đến khi chú tỉnh táo lại thì mỗi người trong phòng đều có vẻ mặt khác nhau, bầu không khí trong phút chốc trở nên u ám đến đáng sợ.
Hứa Lỵ lớn tiếng dọa nạt: “Vớ vẩn! Lão lái xe này vu oan cho tôi! Tôi lên xe của người đàn ông khác bao giờ? Ông đừng có mà ngậm máu phun người”!
Bà nội nghe vậy liền mở miệng nói: “Hứa Lỵ, Nhân Nhân với tiểu Trần nói chiếc xe đó là đàn ông lái bao giờ?”
Bố tôi cũng hiểu ra, tức giận nói: “Hay lắm, đồ đàn bà ác độc, chưa đánh đã khai, từ đầu đến cuối chưa ai nói là chiếc xe đó là ai lái mà tự cô đã chắc chắn xe đó là đàn ông lái chứ không phải phụ nữ. Chẳng lẽ người đưa cô đi chỉ có thể là đàn ông thôi sao?!”
“Hôm nay cô làm hại máu mủ nhà họ Tống chúng tôi, còn chưa biết được tương lai cô còn làm ra được chuyện xấu xa gì nữa! Nói đi! Thằng đàn ông kia là ai?”
Không đợi Hứa Lỵ mở miệng.
Bố tôi giật lấy túi xách của Hứa Lỵ, rút điện thoại di động giơ trước mặt bà ta để mở khóa rồi xem tất cả email, cuộc gọi, tin nhắn của bà ta.
Cuối cùng, những bức ảnh thân mật của bà ta với người đàn ông khác bị phát hiện trong thùng rác.
Khoảnh khắc đó ánh mắt bố tôi lạnh lùng như sát nhân, ông vung tay đập nát điện thoại thành nghìn mảnh, em gái tôi ở bên cạnh sợ đến mức bật khóc.
Xem thêm...