Tôi rất thích vừa làm vừa nói.
Mạch nói, Bob, Anh có hiểu người con gái nghĩ thế nào về giường không?
Mạch 5
Ngay lúc ấy tôi không nghĩ có một người đàn ông đi theo tôi. Tôi nghĩ tôi đến vì Derrida, Derrida không đến vậy tôi về. Tôi không thích vào bar.
Bạch Trạch biết tôi đến dự buổi họp mặt tại Đại sứ quán Pháp là để gặp Derrida, anh ta bảo để vài hôm nữa đi nạo thai cũng không muộn. Anh bảo, họp mặt nhất định phải kết thúc, nhất định phải đến bệnh viện. Anh úp cái mũ đỏ lên đầu tôi. Anh thích tôi đội mũ. Lần đầu tiên hai tay tôi vịn vào eo của anh, trên đầu bỗng rung động như song lúa dập dờn, rất rõ ràng. Tôi nằm trên thảm trải nhà trong phòng làm việc của anh, ánh trăng rọi qua cửa sổ trải lên lưng anh và cả cánh tay tôi đang ôm chặt lấy anh. Thỉnh thoảng anh cúi xuống, hít thật sâu vào trán tôi, rồi từ từ lùi xuống, giống như đưa ánh trăng vào trong cơ thể tôi. Ánh trăng tràn vào tấm thân không che đậy của tôi. Sau đấy người đàn ông này nói với tôi. Đấy là lần đầu tiên tôi nhận biết sự ấm áp dịu dàng pha chút sợ hãi của cái mũ màu đỏ. Hơi thở của anh mềm như mưa tuyết bay quanh. Tôi gào lên, anh Trạch, anh Trạch, anh Trạch…
Tiếng gào của tôi như nước trùm lên người tôi. Tôi muốn có đứa con với người đàn ông này, nhưng anh cứ bảo uống thuốc, uống thuốc, uống thuốc… Cả trăm lần Bạch Trạch nói, chỉ là tiểu phẫu, anh ta chi tiền, anh bảo chỉ uống thuốc là đủ, không đau đâu. Nếu chiều nay em không đi đâu, chờ anh, chúng ta cùng đến bệnh viện mua thuốc, mua thuốc giảm đau, cho đứa bé ấy ra…
Trên đời này không có gì là không đau. Tôi nghĩ, chỉ cần nắm lấy nhược điểm của đàn ông, điểm đúng huyệt của anh ta, mình sẽ trở thành người phụ nữ thành công. Nếu không, số phận của phụ nữ trên thế gian này tại sao lại khác nhau? Tại sao lại có phụ nữ nhiều tiền để treo ảnh mình trong một cuộc họp cho đàn ông ngắm nhìn? Tôi không biết Derrida có đồng ý với ý nghĩ của tôi không? Nếu có thế, tôi sẽ hỏi ông ta có nên sinh đứa bé này để rồi lấy người đàn ông ấy? Tôi còn muốn hỏi phương thức tốt nhất để giải cấu trúc tình yêu là gì, là tiền hay là hôn nhân? Tôi còn muốn hỏi phụ nữ có thể tha thứ cho sự bất mãn và thù hận đối với nam giới hay không?
Bob 7
Bob do dự theo sau Mạch. Nơi này là con đường lớn đi thẳng đến Đông Trực Môn. Một thời gian sau đấy, Bob thường nhắc lại với Mạch về buổi tối hôm ấy. Anh ta nói hôm ấy anh chỉ nhìn nhà cửa hai bên đường, nghĩ đến tình cảnh bi đát của mình, nghĩ đến cuộc sống thảm hại. Trang phục ấm êm của con gái làm anh ta đau đớn muốn chết, ánh đền làm anh ta buồn. Mạch nói, Lúc ấy em đi trên đường, hình như cũng nghĩ đến những chuyện ấy. Nhưng, phụ nữ không như vậy. Họ không giống với nam giới, họ nghĩ nhiều đến một cái giường lớn, vì họ mệt, dù ban ngày đi đâu, buổi tối mệt mỏi phải nghỉ ngơi. Một người rất bình thản, có thể trông thấy ri-đô tự tay mình mua, ri-đô có thể đỏ, có thể xanh, có thể là màu vàng, cũng có thể là màu kem, nhưng, họ thíhc những thứ đó, cái giường họ nằm phải là của mình, tự mình mua về từ cửa hiệu đồ gỗ Đông Phương hoặc Nghi Gia.
Còn nhà? Cái nhà của ai? Bob thích hỏi như thế.
Mạch cứ nhắc lại nguyện vọng của mình, nguyện vọng của một cô gái. Cô như một nhạc sĩ nhắc lại nhưng đều không giống nhau. Làm như vậy thực tế là đi sâu vào ranh giới nghệ thuật, làm cho một ý niệm nào đó được tiếp túc nâng lên.
Nhà cũng tự mình mua, đấy là tiền đề.
Một phóng viên làm thế nào để mua được nhà? Bob truy hỏi đến cùng.
Sẽ có ngày, một phóng viên hoặc một sinh viên có thể mau nhà bằng tiền của mình. Mạch không để ý đến sự tàn nhẫn của Bob, cô cứ nói cái nhà là tiền đề, nó là của mình, không thể nghi ngờ. Sau đấy, là một cái giường đôi, một cái giường thuộc về người con gái.
Vậy cô làm gì trên cái giường ấy?
Muốn làm gì thì làm.
Cô có liên tục thay đổi đàn ông và làm tình với họ không?
Mạch nhìn Bob, hỏi. Tại sao anh đê tiện thế? Đấy là việc phải làm, tại sao cứ phải hỏi?
Tôi là người như thế, rất thích vừa làm vừa nói.
Mạch nói, Bob, anh có hiểu người con gái nghĩ thế nào về cái giường không?
Bob nhìn vẻ mặt Mạch, nhìn ánh mắt của cô đang lay động, không thể không nghiêm túc, anh ta vờ chỉnh lại cái cà vạt (trước đây Bob không mặc com-lê, không thắt cà vạt), anh như đang đóng phim, chỉnh lại thật ngay ngắn cái cà vạt, rồi hắng giọng, nói, Thế này, nói tóm lại, đấy cũng là ý nghĩ của tôi, ý nghĩ của đàn ông, sau đấy, hai người ôm nhau, sau đấy làm tình. Sau khi “bắn” xong, Bob nói, Cô Mạch, cô nghe đây, bất luận thế nào, hôm nay chúng mình sẽ nằm trên cái giường của người khác.
Kiểu đối thoại ấy diễn ra nhiều lần, giống như một tác phẩm âm nhạc, ban nhạc hai người Bob và Mạch, chủ đề là cái giường.
Mạch nói, Cái giường là con gái.
Bob nói, Giường là giường.
Nhưng lúc này là buổi tối, cô đi về phía trước, những gì sau đấy chưa xảy ra. Lúc ấy Bob không biết phải làm thế nào để đi lên nói chuyện với Mạch, bởi hôm nay tại Đại sứ quán Pháp đã rõ: Mạch không để ý đến anh. Cô chỉ hứng thú với Pilison, chỉ sau khi nói gì đó với Pilison, cô mới cười. Cô chỉ một lần cười một mình, cô cũng không chú ý đến Kha.
Bob nghĩ mình bây giờ phải làm thế nào.
Mạch đi chậm lại, Bob đuổi gần kip.
Mạch không chú ý Bob, cô đang suy nghĩ chuyện của mình.
Chợt một cơn gió thổi tung mái tóc dài của Mạch, tóc như bay lên trời. Chừng như cô cảm thấy lạng, cô nhìn trời, rồi nhìn đồng hồ, điện thoại của cô đổ chuông. Mạch nhìn số điện, do dự giây lát rồi bỏ điện thoại vào túi.
Bob nghĩ, trong cái túi của Mạch đựng những gì nhỉ? Trong cái túi xách của người con gái đựng những gì? Anh có thể biết thứ gì quan trọng nhất trong đó không? Lâu lắm rồi bob chưa gần một người con gái như Mạch, bởi cô rất sạch sẽ, cao không thể với tới. Hồi học đại học, ở khoa Ngoại Ngữ, khoa tiếng Trung văn, khoa Tin học, Bob đã từng thấy những cô gái như thế này, anh đã từng chơi với các cô gái ấy, nói chuyện, hát xướng với họ, làm một vài việc vặt cho các cô, nghe các cô khóc, nói chuyện nhà ăn của trường rất kém, nhất định có người bớt xén, đúng vậy, hoặc cùng đi xem bóng đá. Trong đó có một cô, vào cái đêm xem đá bóng, đội Trung Quốc không được vào vòng trong, sau đấy cô ta cùng Bob đến sân vận động. Cô gái kia tỏ ra thanh cao, không thể biết cô đang nghĩ gì, Bob không thể xâm nhập thế giới của cô. Hình ảnh của cô như bức tranh sơn dầu, sờ vào đấy cũng chỉ có cảm giác sơn dầu.
Cái túi xách của Mạch lay động ngược chiều mái tóc đang bay.
Phía trước là một ngã tư, bỗng Mạch đứng lại.
Lúc ấy, một cô bé bán hoa xuất hiện làm thay đổi số phận của Bob.
***
Bob thấy cô bé bán hoa đuổi kịp Mạch. Mạch cho cô bé tiền.
Lại một cô bé nữa đến với Mạch.
Lần này Mạch không cho cô bé tiền, ngược lại, cô tỏ ra khó chịu. Nhưng cô bé kia vẫn đi theo, thậm chí còn kéo tay áo Mạch.
Bob theo sau, đi nhanh hơn, đuổi kịp Mạch và cô bé kia, anh còn nghe rõ hai người nói chuyện với nhau.
Mạch vừa đi, vừa ngoái lại, nói, Cháu đi đi, cô không có tiền đâu.
Cô bé vẫn bám theo, nói, Chị ơi, cho em vài đồng, mẹ em ốm, bố em ốm, em em cũng ốm, cả nhà dựa vào tiền đi xin của em.
Mạch nói, Không có là không có.
Cô đuổi cô bé kia đi.
Cô bé lại bám theo.
Bob thấy Mạch bất lực, cô vẫn không cho tiền, ánh mắt tức giận, Lúc ấy Bob nghĩ đến những người theo chủ nghĩa nữ quyền, anh nghĩ, tình cảm nữ đối với nữ rất có hạn, chỉ cho một đứa, đứa kia không cho. Hỡi chị em toàn thế giới, chị em là một nhà! Chị em nên có ngôi nhà của mình. Chị em hãy tống cổ những anh đàn ông ra khỏi vầng hào quang của mình.
Bob nghe rất rõ cô bé nói với Mạch, Con đĩ!
Mạch sững sờ. Cô đứng lại nhìn đứa bé chửi mình, không biết nói gì hơn.
Cô bé quay người, bỏ đi.
Lúc ấy Mạch quay đầu lại, trông thấy cô bé chửi mình, không hề để ý đến Bob đã đứng ngay bên cạnh, đang mình cười với cô.