Mục lục
Đồng Xu Nhuốm Máu
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Uyển ngồi thu lu bên bờ ao, nét mặt thất thần. Cô thật sựmuốn hủy diệt kiếp sống không may của mình, nhưng khi đối diện với cáichết cô lại không đủ can đảm để thực hiện.

Từ trước đến nay Uyển vẫn nghĩ sống mới là điều khó chứ chết thì dễ dàng vô cùng!

Một kẻ không hề biết bơi lội như Uyển, chỉ cần chọn lúc vắng vẻ, nhảy tòm xuống sông là coi như chấm dứt cuộc đời, có gì là khó khăn đâu.

Chẳng qua mấy người tự tử mà không chết là thật ra họ chỉ làm nư đểdọa gia đình, dọa người thân, nên lựa lúc có người lảng vảng gần đó mớiđem thuốc ra uống hoặc mới nhảy xuống sông, cố tình để người ta trôngthấy mà cứu giúp.

Một khi đã quyết định chọn cho mình cái chết thì Uyển nhất định sẽthực hiện bằng được, thực hiện một cách nhanh gọn không lằng nhằng vướng víu.

Vậy mà... Uyển đã hoàn toàn thất bại! Cô không thực hiện được ý đồ kết liễu đời mình!

Tiếng nhạc xập xình từ nhà Khiêm vang tới càng làm cho lòng Uyển đau thắt từng cơn...

Uyển và Khiêm yêu nhau đã hơn bốn năm nay. Tình yêu đó cả làng này không ai không biết.

Khiêm tuy tính tình hời hợt không biết lo lắng nhiều tới chuyện làm ăn, nhưng tình cảm của Khiêm đối với Uyển rất tốt.

Gia đình Uyển nhiều lần phân tích và ngăn cấm không cho Uyển qua lạivới Khiêm, sợ sau này Uyển sẽ phải vất vả, khổ sở vì lấy nhầm ngườichồng không biết làm ăn, không biết lo toan cho gia đình, vợ con.

Thế nhưng trái tim luôn có những lý lẽ riêng của nó. Uyển không nhìnKhiêm bằng cặp mắt giống mọi người. Cô luôn nghĩ tại còn thanh niên,chưa vướng bận gia đình nên Khiêm mãi chơi như thế, chứ một khi đã cướinhau rồi, anh ấy thương mình, thấy mình vất vả anh sẽ không chịu nổi tức khắc sẽ lao vào công việc ngay thôi.

Uyển vững tin vào tình yêu của mình, vững tin vào Khiêm, nên dù có bao nhiêu lời cản ngăn vẫn không làm Uyển nao núng.

Khiêm cũng hứa hẹn với Uyển thật nhiều điều.

Lần đầu tiên Khiêm thực hiện lời hứa với Uyển là bắt tay vào côngviệc để kiếm tiền lo cho đám cưới hai đứa. Công việc của Khiêm cũngkhông nặng nhọc lắm, mỗi tuần đi giao hàng mấy chuyến cho mẹ Uyển từ thị xã về các xã vùng ven.

Thấy Khiêm chịu khó làm việc, Uyển sung sướng lắm, cô rất tự hào muốn nói cho tất cả mọi người đều biết là tình yêu của cô đã cảm hóa đượcKhiêm, một thanh niên có tiếng lười nhác xưa nay!

Vì hai người không được tuổi nên không thể cưới vào năm nay mà phải chờ đến tháng giêng năm sau mới có thể cưới nhau được.

Uyển cũng rất vui vẻ chờ ngày đó.

Bao nhiêu năm qua, cô đã đầu tư cho Khiêm rất nhiều từ những việc lớn như giúp gia đình Khiêm sửa lại nhà, mua cho Khiêm xe gắn máy, trả mộtvài món nợ Khiêm vay lúc hai người chưa yêu nhau... đến cả những việcnhỏ như sắm cho Khiêm từ bộ quần áo, đến đôi giày, đôi vớ...

Tất nhiên những điều đó Uyển làm một cách thầm lặng không để ai biết.

Một phần vì danh dự của Khiêm, một phần vì gia đình Uyển. Uyển biếtchắc chắn ràng, một khi gia đình cô mà biết rõ sự thật đó thì cô sẽkhông thể nào yên ổn được.

Gia đình biết Uyển có tiền riêng, vì cô là người siêng năng, giỏigiang, biết làm ăn buôn bán từ lúc mới mười sáu, mười bảy tuổi, lại làngười chi tiêu dè xẻn thì năm nay cô đã bước vào tuổi hai mươi bốn rồi,thử hỏi làm gì cô không có riêng cho mình một số vốn kha khá?

Nhưng không ai biết toàn bộ số vốn liếng kha khá ấy Uyển đã giao cho Khiêm hết rồi!

Khiêm là con trai một, trước sau gì ngôi nhà đó cũng là nhà của vợchồng Khiêm, mà vợ Khiêm thì còn ai khác Uyển? Uyển tin tưởng thế nên cô đã không ngần ngại dồn một số tiền lớn vào việc sửa sang lại ngôi nhà,để đến ngày cưới cô cũng được mát mặt với dòng họ...

Rồi đến khi Khiêm đã quen với việc giao hàng, Uyển bày vẽ cho Khiêmcách làm ăn nương nhờ vào các mối quan hệ đó, và lần này cô đã vét hếtvốn của mình đưa cho Khiêm để anh bắt tay vào nghề buôn bán.

Công việc làm của Khiêm trôi chảy, Uyển càng vui hơn. Nhưng giữa lúccô đang say sưa với bao mộng đẹp thì Khiêm đã có mối quan hệ khắn khítkhác với một bạn hàng mà Uyển không hề hay biết.

Một thời gian sau, Uyển nghe người ta xầm xì, cô không tin lắm vìnghĩ Khiêm không bao giờ yêu ai ngoài cô, chẳng qua thiên hạ thấy Khiêmbây giờ tiến bộ quá nên đâm ra ghen ghét vậy thôi.

Tuy nhiên Uyển vẫn hỏi Khiêm.

Khiêm chối biến:

- Trời ơi, ai đồn đãi ác nhơn dữ vậy? Ngoài em ra anh còn biết tới người con gái nào đâu?

- Anh không được dối gạt em đấy nhé?

Uyển căn dặn.

Khiêm cười, kéo cô vào lòng hôn lên tóc cô một cách trìu mến:

- Chúng mình sắp cưới nhau rồi còn gì, em đừng có nghe người ta nóira nói vào rồi nghi ngờ anh tội nghiệp! Anh yêu em, điều đó em biết mà,tình yêu của chúng mình đã kéo dài bao nhiêu năm qua rồi chứ đâu phảiđầu hôm sớm mai, và cũng đã vượt qua bao nhiêu trắc trở mới có ngày bình yên như bây giờ, em mà không tin anh thì anh sẽ buồn lắm đó!

Nghe những lời ngon ngọt của Khiêm, Uyển hối hận:

- Em xin lỗi vì đã nghi oan cho anh! Từ nay ai nói gì mặc họ, emkhông nghe nữa đâu, em chỉ biết tin vào anh thôi đấy, anh không đượcquyền lừa dối em, anh nhé?

- Biết rồi, em mà còn nói mãi câu đó là em vẫn chưa thật sự tin anh!

Khiêm có vẻ giận.

Uyển rối rít hôn lên má người yêu:

- Em xin lỗi, em xin lỗi mà! Anh đừng giận em nha! Em sẽ không như vậy nữa đâu...

- Ừ như vầy có phải dễ thương không?

Uyển vô cùng hạnh phúc trước những cử chỉ âu yếm yêu thương của Khiêm dành cho cô, nên những lời dèm pha đã thật sự không làm cho cô lo sợnữa.

Một lần Khiêm giao hàng bị nhầm lẫn, mẹ Uyển la cho một trận. Nhữnglần trước thì Khiêm chỉ im lặng và buồn buồn vậy thôi nhưng lần này thật bất ngờ Khiêm lại đùng đùng nổi giận.

Khiêm hét to lên:

- Bà coi kỹ lại đi, toa hàng bà ghi rõ ràng như vậy nhầm lẫn là bànhầm chứ đâu phải tôi. Đừng ỷ có đồng tiền bỏ ra trả lương cho tôi mỗitháng rồi muốn ăn nói sao cũng được nghen! Đừng tưởng thằng này dễ cưỡiđầu cưỡi cổ. Xin lỗi, thằng này không phải đứa hèn thế đâu!

Mẹ Uyển tròn mắt ngó Khiêm, Uyển cũng sững sờ không tin vào mắt vào tai mình nữa.

Cô không thể nào ngờ được Khiêm lại có thể phản kháng một cách dữ dằn như vậy. Cho dù Khiêm không có lỗi, cho dù thật sự do mẹ Uyển nhầm lẫnrồi mắng oan Khiêm thì vì Uyển, vì tương lai của hai đứa, Khiêm cũngphải nói năng nhỏ nhẹ ôn hòa một chút chứ? Sao Khiêm lại có thể nói rađược những lời như vậy?

Sau mấy phút sững sờ vì mọi việc diễn ra quá bất ngờ, Uyển mới sực tỉnh, cô chạy đến kéo tay Khiêm nói nhỏ:

- Anh bớt giận chút đi, có gì từ từ nói chứ...

Uyển chưa kịp nói hết câu đã bị hất tay một cái rất mạnh khiến cô loạng choạng sắp ngã, Khiêm vừa vung tay vừa hét lên:

- Cả cô nữa! Cô cũng đừng ỷ thế mà hiếp đáp tôi! Tôi chán mẹ con côlắm rồi, ngay bây giờ tôi tuyên bố không làm cho nhà này nữa!

Uyển tức nghẹn không nói ra lời, còn mẹ Uyển thì nhảy xổ vào túm ngực áo Khiêm hất hàm hỏi:

- Mày nói thế thì phải giữ lời nhé? Tao cũng tuyên bố, việc cưới xin giữa mày và con Uyển nhà tao cũng chấm dứt kể từ lúc này!

Bà nói thế và tưởng đâu Khiêm sẽ hoảng hốt rồi xuống nước năn nỉ van xin, không ngờ Khiêm chỉ cười nhạt mai mỉa:

- Bà tưởng chỉ mình bà có con gái chắc? Xin lỗi nhé tôi không cầnđâu, bà muốn đem gả cho ai thì gả, hoặc muốn để ở nhà làm mắm cũng không ăn thua gì tới tôi đâu!

Vừa nói dứt câu Khiêm thô bạo hất tay mẹ Uyển ra rồi đi thẳng ra cửa không hề ngoảnh lại nhìn Uyển lấy một lần...

Uyển đứng chết lặng trong góc nhà. Tất cả những việc vừa mới xảy rađối với cô giống như một giấc mơ ác độc, nó nằm ngoài sự tưởng tượng của Uyển.

Tại sao? Tại sao Khiêm lại có những lời lẽ cạn tình cạn nghĩa vànhững hành vi thô bạo đến mức đó? Khiêm thật sự hết yêu thương mình rồisao?

Không, không đâu, nhất định không phải vậy đâu!

Uyển gào lên trong bụng. Có lẽ vì quá uất ức vì bị mẹ mắng oan nênKhiêm nổi điên lên vậy thôi, chỉ lát nữa khi mọi việc lắng xuống Khiêmsẽ hối hận và xin lỗi mình ngay thôi mà...

Mẹ Uyển không ngớt lời chì chiết:

- Trời ơi... con sáng mắt ra chưa con? Chưa gì hết mà nó đã hiệnnguyên hình rồi đó, liệu mai mốt cưới về rồi con có sống nổi với nó haykhông? Mẹ đã nhiều lần can ngăn mà con không chịu nghe, đúng là "cákhông ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư" mà!

Uyển ôm đầu khóc:

- Mẹ ơi, con van mẹ, con xin mẹ đừng nói gì nữa hết! Có lẽ tại anh ấy đi về mệt, người không được khỏe lại bị mẹ mắng oan nên mới thế... conxin mẹ đó, mẹ đừng nói như vậy...

Mẹ Uyển lắc đầu:

- Mày hết thuốc chữa rồi con ơi! Mày mê lậm nó rồi! Rồi đây đời mày sẽ khổ con ơi...

Uyển không chịu đựng nổi nữa, cô chạy vụt vào phòng đóng chặt cửa lại, úp mặt xuống gối nức nở khóc.

Suốt buổi chiều và cả đêm hôm đó Uyển nóng lòng chờ đợi mà không thấy Khiêm tới tìm.

Ban đầu cô nghĩ khi Khiêm nguội lại, chắc chắn anh sẽ tìm tới để xinlỗi mẹ và cô. Nhưng chờ đến tối mịt vẫn không thấy bóng dáng Khiêm đâuUyển lại nghĩ khác, có thể do sĩ diện hoặc do quá lo sợ vì đã lỡ xúcphạm đến mẹ Uyển nên Khiêm không dám tới.

Uyển đã cố gắng nghĩ ra đủ mọi lý do để bào chữa cho Khiêm.

Suốt đêm đó cô không ngủ được. Vừa tờ mờ sáng Uyển đã vội vàng tìm tới nhà Khiêm.

Vừa trông thấy Uyển, mẹ Khiêm vội nói:

- Từ nay cháu đừng đến đây nữa, đừng làm phiền thằng Khiêm nhà bác nữa...

- Bác ơi... cháu...

Uyển ngỡ ngàng, vừa mới ấp úng được mấy tiếng thì mẹ Khiêm nói một cách dứt khoát:

- Thằng Khiêm nhà bác sắp cưới vợ rồi! Cháu phải mừng cho nó chứ, nhà vợ nó giàu lắm nhưng không hề ỷ vào sự giàu sang đó mà coi thường mẹcon bác đâu...

Uyển cố nhịn nhục vì nghĩ mẹ Khiêm đang giận:

- Bác ơi, xin bác hiểu cho cháu! Có bao giờ cháu dám xem thường anhKhiêm đâu, chẳng qua là có sự hiểu lầm giữa mẹ cháu và anh ấy...

Mẹ Khiêm cười nhạt:

- Xem thường cũng được mà hiểu lầm cũng được, mẹ con bác không quantâm nữa, vì thằng Khiêm nhà bác sẽ cưới vợ trong nay mai thôi!

Uyển run bắn người, mở to mắt hỏi:

- Bác ơi, những lời bác nói là thật?

Mẹ Khiêm nhìn Uyển vẻ tội nghiệp:

- Bác nói dối cháu làm gì? Rồi cháu sẽ biết thôi. Hôm nay hai đứachúng nó dắt nhau đi sắm đồ cưới rồi, đám cưới sẽ tiến hành ngay trongtháng này...

Uyển chới với, cô gần như ngất đi nhưng cô đã cố trấn tĩnh lại. Mọiviệc phải gặp tận mặt, nghe tận tai Khiêm giải thích mới có thể tinđược! Uyển nhủ thầm như thế và lặng lẽ gật đầu chào mẹ Khiêm rồi cố lêtừng bước chân nặng nhọc trở về nhà.

Về tới nhà, Uyển buông mình xuống giường, cô cũng không còn chút sứclực nào để nhấc chân lên nữa. Cô cứ nằm nửa người trên giường nửa người ở dưới như thế đến tận chiều tối.

Tối đó Uyển tới nhà Khiêm nhưng vẫn không gặp được.

Cô cố gắng nhắn gửi nhiều lần mới được Khiêm hẹn gặp.

Chỉ mới không gặp mặt nhau hai ngày mà Uyển nhận thấy Khiêm lúc này hoàn toàn là một con người khác.

Nụ cười âu yếm, cử chỉ trìu mến dành cho cô từ bao nhiêu năm nay đãmất đi không để lại chút dấu tích nào. Trước mắt Uyển giờ đây là mộtchàng thanh niên cao ngạo, xa lạ, nhìn cô bằng ánh mắt dửng dưng đến độkhông ngờ!

- Có thật anh sẽ cưới vợ trong tháng này?

Uyển cố nuốt nước mắt hỏi.

- Ừ, chắc vậy! Cô yên tâm đi, thế nào tôi cũng sẽ mời cô mà!

Khiêm nói, vẻ mặt câng câng đáng ghét.

Uyển không dằn nổi cô hét lên:

- Còn đám cưới của chúng ta thì sao? Còn những lời hứa hẹn anh nói với tôi thì sao?

Khiêm tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Ủa tôi có hứa hẹn gì với cô sao? Sao tôi lại không nhớ nhỉ? Cô vuilòng cho tôi nghe lại băng ghi âm hoặc một vài loại giấy tờ gì có búttích của tôi để chứng thực, chứ tôi thì không nhớ mình đã hứa gì vớicô... Xin lỗi nhé, đầu óc tôi dạo này lu bu nhiều việc nên có hơi lẩmcẩm. À, còn việc cưới xin giữa cô và tôi thì hôm đó chính miệng mẹ cô đã hủy bỏ rồi mà? Có nhiều người chứng kiến lắm, nếu cô cần tôi sẽ gọihọ...

Nước mắt Uyển trào ra nhưng cô cố gắng bấu tay vào gốc cây bên đường để đứng cho thật vững.

Đáng ra Uyển muốn nhắc lại những kỷ niệm đẹp của hai người, nhưngtrước thái độ đó của Khiêm, Uyển không thể nào nói tới chuyện tình cảmđược.

Và tự nhiên cô lại nói:

- Được rồi! Anh cưới vợ cũng không sao, nhưng trước khi cưới vợ xinanh hoàn lại cho tôi toàn bộ số tiền tôi đã đưa cho anh mấy năm nay...

Khiêm bật cười hô hố.

- Ố là la... lại có chuyện đó nữa à? Cô giỏi thật, cô hay thật đấy!Cô muốn ăn vạ để bắt tôi phải cưới cô đấy à? Nè, nói thật cho tôi biếtđi, có phải cô đã lỡ chung đụng với thằng nào rồi nên muốn bắt chẹt tôiđể tôi đứng ra đổ vỏ ốc phải không?

Đến nước này thì Uyển không còn lời lẽ nào để nói với Khiêm nữa rồi,cô vung tay vả một phát thật mạnh vào mặt Khiêm rồi vùng bỏ chạy, phíasau lưng tiếng cười khả ố của Khiêm vang lên từng chập...

Uyển đau đớn vô cùng. Nỗi đau của cô không ai thấu hiểu nỗi. Có thểmọi người biết cô đau vì Khiêm bỏ cô để đi lấy vợ, nhưng không ai biếtngoài nỗi đau vì bị mất tình yêu, Uyển còn đau đớn hơn khi nhận ra suốtbao nhiêu năm qua Khiêm chỉ đóng kịch trước mặt mình để lừa đảo lấy đicủa cô tất cả: Sự trinh bạch của đời con gái, tình yêu, lòng tin và cảtiền bạc nữa...

Uyển thấy mình đúng là một kẻ đáng bỏ đi, một kẻ không ra gì! Suốttừng ấy năm gần gũi với loại người đốn mạt như vậy mà cô chẳng mảy maynhận ra điều gì. Trong mắt cô, Khiêm luôn là một người tốt nhất, hiềnnhất và đáng yêu nhất, đáng để cô hy sinh nhất...

Giờ đây Uyển còn lại gì? Không, không còn gì cả ngoài nỗi đau tê táimà có lẽ đến cuối đời cô cũng sao nguôi được, và còn lại nỗi nhục nhã êchề mà cô phải cắn răng gánh lấy một mình không thể san sẻ cùng ai...

Uyển đã sống vật vờ nhiều ngày qua, ban đầu mẹ Uyển còn đay nghiến,mắng mỏ, nhưng về sau thấy Uyển thảm hại quá bà đâm ra thương con gái,hết lời an ủi động viên.

Nhưng càng an ủi, Uyển càng đau đớn nhiều hơn. Cô giống như một cái xác không hồn sống lất lây qua ngày qua tháng.

Hôm qua nhà Khiêm rộn ràng chuẩn bị cho lễ cưới Uyển co ro trong phòng và nghĩ tới cái chết.

Sáng nay cả nhà đi vắng, đây là cơ hội tốt cho Uyển thực hiện ý đồ. Cô lê người ra bờ ao sau nhà...

Cái ao này rất sâu và rộng, chỉ cần nhào xuống đó là vĩnh viễn khôngcòn buồn khổ nữa, không còn đau đớn nữa... Tiếng nhạc xập xình, tiếng"dô, dô" vang vọng từ nhà Khiêm càng làm Uyển đau tê tái.

Giờ này chắc người ta đã đón dâu về rồi đó! Chắc Khiêm đang sungsướng đứng bên vợ để làm lễ tơ hồng. Rồi họ sẽ sống trong căn nhà đó,căn nhà mà từng viên gạch, từng tấm tôn đều làm bằng mồ hôi nước mắt của cô. Rồi mai đây họ sẽ có con, chiều chiều đứa bé sẽ chạy nhảy vui đùatrên mảnh sân trước nhà, mảnh sân mà Khiêm đã từng vẽ ra cảnh cô và anhcùng đàn con quây quần bên nhau mỗi tối để ngắm trăng...

Nước mắt Uyển nhòe nhoẹt trên gương mặt. Cô mím môi, nhắm mắt lại cố nhấc tấm thân nặng nề của mình lên để nhào xuống nước.

Nhưng thật kỳ lạ, cả người cô như bị đóng đinh, không thể nào nhấc lên được. Cô cứ ngồi đó và khóc, khóc ròng...

- Ông trời ơi, con đã làm gì gây nên tội lỗi mà ông nỡ đày đọa connhư vậy? Con đã yêu thương hết lòng sao người ta lại có thể đối đãi vớicon một cách tàn nhẫn đến như vậy hở ông trời? Những ngày tháng sau nàycon sẽ phải sống sao đây? Làm sao con sống được nữa? Khi mà giờ đây conđã hoàn toàn mất lòng tin vào con người rồi, ông trời ơi... Con xin ông, con van ông hãy tiếp thêm cho con nghị lực để con tự kết thúc cuộc sống của mình... Con không thể sống được nữa con không muốn sống thêm mộtgiây một phút nào nữa hết, ông trời ơi...

Uyển khóc lả người và cô đã gục xuống ngất đi bên bờ ao vắng vẻ...

*

* *

Không biết đã trôi qua bao nhiêu thời gian, Uyển chợt tỉnh dậy và cảm nhận mình đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ.

Mở mắt ra nhìn xung quanh, Uyển thấy mình đang nằm trên một chiếcgiường gỗ đơn sơ trong một căn phòng nhỏ. Có lẽ trời đã nhá nhem tối,trong phòng lại không có đèn đuốc gì nên Uyển chỉ thấy mọi vật một cáchmờ mờ không rõ lắm.

Cô muốn cất tiếng kêu nhưng cổ họng cô đang khát cháy, khô khốc không thể phát ra lời. Muốn ngồi dậy cũng không ngồi đậy nổi nên Uyển đànhnằm im chờ đợi.

Mãi một lúc thật lâu, khi mảng ánh sáng mờ nhạt phía bên ngoài mấthẳn cô mới nghe có tiếng chân người và thấy một ánh sáng nhỏ di chuyểnhướng vào nhà.

Uyển định thần nhìn kỹ thì thấy đó là một người đàn ông đứng tuổi, vẻ mặt khắc khổ, đang cầm trên tay một cây nến trắng tỏa ánh sáng lạnhlùng leo lét.

Thấy Uyển cố chống tay gượng ngồi dậy, người dàn ông hấp tấp tới bên cản lại:

- Ấy ấy cô cứ nằm im đó nghỉ ngơi đi! Cô yếu lắm, đừng gắng gượng sẽ không tốt đâu!

Uyển lúng túng đáp:

- Dạ... tôi... sao tôi lại ở đây nhỉ?

Người đàn ông lặng lẽ cầm cây nến tới đặt lên một chân đế có sẵn trên chiếc bàn gỗ cạnh đó, rồi từ từ nói với Uyển:

- Tình cờ tôi phát hiện ra cô bị ngất xỉu bên cạnh bờ ao và hiểu được đôi chút về hoàn cảnh của cô nên tôi đã mạo muội đem cô về đây, vì tôisợ nếu cứu cô tỉnh lại mà vẫn để cô ở lại đó, biết đâu cô sẽ không đủbình tĩnh và sẽ gây ra những điều không hay...

Uyển ngơ ngác hỏi:

- Ông nói... ông hiểu được hoàn cảnh của tôi... là sao?

Người đàn ông cười buồn:

- Rồi từ từ tôi sẽ kể cho cô nghe hết. Nhưng trước tiên tôi muốnkhuyên một điều, cô đừng dại dột hủy đi mạng sống của mình. Dù bất cứ ởvào hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt đến đâu, chúng ta cũng cần bảo vệ lấymình cô ạ!

Uyển khẽ lắc đầu. Cô nhắm mắt lại, hai hàng nước mắt lại chảy dài xuống má:

- Ông không hiểu... ông không hiểu lúc này tôi đang phải chịu đựngnhững nỗi đau đơn ê chề đến mức nào đâu! Tôi giữ lại mạng sống này đểlàm gì kia chứ? Cuộc sống còn có ý nghĩa gì với tôi nữa đâu? Giá mà ônggiúp cho tôi được chết đi chắc là tôi sẽ cảm ơn ông nhiều lắm...

Người đàn ông nhìn Uyển xót thương:

- Cô nghĩ chết đi là thoát khỏi những đau buồn sao? Sao cô không thửđặt mình vào hoàn cảnh đã chết rồi mà vẫn không thoát được vì nợ đờichưa trả hết. Lúc đó hồn phách cô sẽ vật vờ không nơi nương tựa, cô nhìn thấy mọi người mà không ai nhìn thấy cô người ta nói gì, làm gì thậmchí suy nghĩ gì cô cũng biết hết nhưng cô có níu kéo họ thì họ cũngkhông hay. Lúc đó cô còn đau đớn đến mức nào nữa? Sao cô không thử nghĩvậy đi...

Uyển tức tưởi:

- Ông đừng khuyên tôi, ông đừng dọa tôi, ông làm như ông đã từng chết rồi vậy...

Uyển lại chống tay ngồi lên. Người đàn ông tới bên giúp đỡ cô ngồitựa vào tường, rót đem lại cho cô một ly nước và thong thả nói:

- Nếu tôi bảo tôi đã từng chết rồi thì liệu cô có tin không?

Uyển uống hết ly nước, lắc đầu ngao ngán:

- Lúc này tôi thật sự không còn lòng dạ nào để nói đùa với ông đâu, xin ông đừng phiền...

Rồi nhìn ra ngoài trời, Uyển giật mình nói:

- Thôi, tôi xin phép về nhà, trời đã tối rồi!

Vừa nói, Uyển vừa bỏ chân xuống đất loạng choạng đứng lên.

Người đàn ông ngồi im nhìn cô và nói nhỏ:

- Cô chưa đi nổi đâu! Cô cứ yên tâm ở lại đây nghỉ một đêm đi, tôi đảm bảo sẽ không xảy ra chuyện gì với cô đâu!

Uyển cười khẩy:

- Ông tưởng tôi còn sợ chuyện gì? Giờ đây đối với tôi tất cả khôngcòn gì là quan trọng hết, cho nên dù chuyện gì xảy ra đi nữa cũng khônglàm tôi sợ hãi đâu, vì tôi đã nếm đủ hết rồi, đã đi tới cái tột đỉnh của khổ đau rồi ông ạ! Tôi muốn về là vì tôi không muốn ở lại đây thôi...

- Thế thì tùy cô, tôi không ép. Nhưng tôi nói trước, cô không đủ sức đi về đâu!

Người đàn ông buồn rầu nói.

Uyển không trả lời. Cô lần tay vịn vách tường lần mò ra cửa.

Đứng ở bậc cửa, Uyển không sao nhìn được ngoài kia là đâu, vì xungquanh cô chỉ là một màn đêm đen kịt, dày đặc như có ai đó lấy một tấmvải đen trùm lên hết bầu trời, không để sót lại một ngôi sao nào, dù là ở tận cuối chân trời xa thẳm đằng kia...

- Đây là đâu?

Uyển ngơ ngác hỏi.

Người đàn ông vẫn ngồi bất động trên ghế lên tiếng trả lời cô:

- Đây là cõi hư vô...

- Tôi không đùa với ông!

Uyển hét lên tức giận.

- Tôi cũng có đùa với cô đâu!

Người đàn ông điềm tĩnh nói.

Uyển quay phắt người lại, nhìn chăm chú vào mặt ông ta:

- Ông nói đi, nói cho tôi biết đi! Đây là đâu? Có cách xa nhà tôi lắm không? Ông đem tôi về đây bằng cách nào? Và bây giờ làm sao tôi mới trở về nhà tôi được?

Người đàn ông lấy ngón tay quệt ngang mấy giọt sáp đèn cầy đang nhễuxuống, ông đưa lên ngang mắt quan sát như nhà nghiên cứu đang cố tìm rađiều gì bí ẩn bên trong đó vậy. Mãi một lúc sau ông mới nói:

- Đây là một nơi không xa nhà cô mấy, nhưng cũng không phải là gần.Tôi đem cô về đây bằng cách nắm tay cô dẫn đi. Nếu cô muốn trở về nhàthì cô cứ bình thản lên chiếc giường này và ngủ một giấc, có vậy mới đủsức khỏe mà về nhà chứ!

Uyển vô cùng tức giận trước câu trả lời kiểu huề vốn của ông ta. Cômuốn hét lên, muốn đập phá cho hả giận nhưng thật sự cô không còn mấysức lực để làm việc đó.

Nước mắt trào ra, Uyển nghẹn ngào và bỗng nhiên cô thấy thật tộinghiệp cho thân mình quá! Cô đã và đang bị người đời giễu cợt. Người côyêu thương giễu cợt cô, và bây giờ đến một người hoàn toàn xa lạ nàycũng đem cô ra làm trò đùa nữa hay sao?

Chừng như đọc được ý nghĩ của Uyển, người đàn ông chậm chạp đứng lên đi ra cửa nhẹ nhàng dìu cô trở lại giường và nói:

- Cô đừng nghĩ tôi đang đùa giỡn với cô. Những gì tôi nói với cô làsự thật hoàn loàn. Đây là một nơi lơ lững giữa hai cõi âm dương, là nơimà những vong hồn vất vưởng tạm lấy làm chốn nương thân chờ ngày mãnsố...

Uyển kinh ngạc:

- Ông nói sao? Đây là nơi... là nơi của những vong hồn...?

Người đàn ông khe khẽ gật đầu.

- Vậy là tôi đã chết rồi sao?

Uyển hỏi như reo lên.

Người đàn ông lắc đầu:

- Không, cô vẫn chưa chết! Giờ này thân xác cô vẫn còn ấm nóng, tráitim cô vẫn còn đập dù nó đã rất mệt mỏi rồi. Giờ này ở nhà cô mọi ngườiđang ra sức chạy chữa để cô được sống lại... Cô hãy nghỉ ngơi đi, nghỉngơi cho lại sức rồi quay về đoàn tụ với họ...

Uyển níu lấy tay người đàn ông khóc ròng:

- Không... không...! Tôi xin ông, tôi xin ông hãy cho tôi ở lại đây,đừng bắt tôi phải trở về nơi đó... Tôi chán sống kiếp người lắm rồi ôngơi...

Người đàn ông vỗ nhè nhẹ lên bờ vai đang run lên theo từng cơn nức nở của Uyển, ông ấn cô ngồi xuống giường và nói:

- Cô có biết cuộc sống ở đây như thế nào không mà đòi ở lại đây? Ởđây không hề có ánh mặt trời, cũng không có trăng sao. Tất cả chỉ là màn đêm đen tối hoặc ánh sáng mờ nhạt âm u... ở đây không có tiếng cười,không có gì cả... Đã rất nhiều người ân hận khi tới đây. Cuộc sống ởtrần gian tuy lắm khổ đau nhưng vẫn có ý nghĩa, còn ở đây ngày tháng cứlê thê, linh hồn vất vưởng, sống không ra sống, chết không ra chết. Muốn trở về dương thế cũng không được, mà muốn xuống âm ty cũng không xong.Trở thành những kẻ vô thừa nhận, tồn tại mà như không tồn tại, hiện diện đó mà như không hề có mặt... Cuộc sống như thế đau đớn lắm cô à... Tạivì cô chưa trải qua, cô cứ nghĩ tìm tới cái chết là trốn chạy được baonhiêu niềm đau mà mình phải đeo mang, nhưng cô có biết không, nơi nàychính là nơi nỗi đau đớn hiện diện rõ ràng nhất. Cô hãy nghe lời tôi đi, cô phải quay về vôi cuộc sống của mình... Rồi tất cả những nỗi đau kiasẽ nguôi dần theo năm tháng... Không có cái gì tồn tại mãi với thời gian đâu, cô nên nhớ điều đó để đừng quá bi quan. Hết mưa chắc chắn trời lại sáng!

Người đàn ông nói thật nhiều nhưng không sao lay chuyển được Uyển.

Cô cứ khóc ròng, cứ một hai đòi được ở lại đây mà không chịu về nhà.

Uyển rất sợ cảnh ngày ngày phải chạm mặt vợ chồng Khiêm, phải chứngkiến họ bên nhau hạnh phúc, cô biết sức mình sẽ không chịu đựng nổi cảnh đó đâu.

- Tôi cũng đã lầm tưởng như cô! Tôi đã quá phẫn uất khi người vợ màtôi hết lòng yêu quí cưng chiều lại đi cấu kết với thằng bạn thân nhấtcủa tôi để hãm hại tôi. Mất vợ, mất cả gia tài, lại còn phải mang nhiềuđiều tiếng không hay, tôi đã dại dột tìm tới cái chết. Cứ tưởng thế làxong, thế là chấm dứt được mọi nỗi đau trần thế. Nhưng cô có biết không, ở đây, ngày ngày tôi lại nghe được, thấy được những cảnh âu yếm của vợtôi và người đàn ông đó, những cảnh mà nếu còn sống thì tôi sẽ khôngchứng kiến được đâu, rồi tôi còn thấy được nỗi đau của các con tôi. Tôihối hận quá, nhưng tất cả đã muộn màng rồi. Giờ đây tôi chỉ là một linhhồn nhỏ bé, nghe được, thấu hiểu được hết mọi điều nhưng lại không làmgì được, không giúp gì được cho các con tôi. Giả sử như tôi còn sống thì mọi việc sẽ khác đi. Có thể tôi mất vợ, mất gia tài, mất danh dự... mất tất cả nhưng tôi còn có thể lo được cho các con, còn có thể yêu thươngchúng... Nếu cô chết đi, ngày ngày nhìn thấy gia đình mình, thấy mẹmình, cô sẽ không chịu nổi đâu. Và ngay cả những điều mà cô muốn trốntránh, những điều mà vì nó cô mới tìm tới cái chết... cô cũng không saotrốn được. Cô sẽ phải chứng kiến nó mỗi ngày, đối diện nó mỗi ngày...

Người đàn ông vẫn kiên nhẫn phân tích điều hơn lẽ thiệt cho Uyển nghe.

Cô khóc lả người và không ngồi vững nữa mà từ từ nằm xuống rồi thiếp đi lúc nào không biết.

*

* *

Có tiếng ồn ào, tiếng chân bước vội vã làm Uyển chợt thức giấc. Vừahé mắt ra, một luồng ánh sáng chói lòa làm cô vội vàng nhắm ngay lại.Một lúc sau mới từ từ mở ra lần nữa.

- Ô kìa, lạ chưa? Đây là căn phòng quen thuộc của cô mà? Và trước mắt cô là gương mặt gầy gò của mẹ. Ôi, sao tóc mẹ lại bạc nhiều thế kia?Uyển muốn kêu lên, nhưng cô chỉ mới mấp máy môi chưa kịp phát ra tiếngđã nghe mẹ cô reo lên mừng rỡ:

- Tỉnh rồi! Nó tỉnh lại rồi!

Có tiếng người nói chuyện lao xao, rồi có vật gì đó chạm khẽ vào môiUyển. Cô nhận thấy môi mình ấm và ướt. Đúng rồi, chắc mẹ đang cho côuống nước, chỉ có mẹ mới biết Uyển đang khát cháy cả cổ đây!

Uyển hé môi cố nuốt trọn những giọt nước ít ỏi mà mẹ thấm vào môi mình rồi mở hẳn mắt ra.

Mẹ, dì và những người thân yêu đang đứng quanh cô, nét mặt ai cũng căng ra, vừa lo lắng vừa mừng rỡ.

Thấy Uyển mở mắt và có vẻ đã nhận biết được mọi người xung quanh, mẹ Uyển òa khóc:

- Trời ơi, cảm ơn trời phật thương tình! Con tôi đã tỉnh lại rồi! Hai hôm nay con làm mẹ lo sợ biết bao...

Uyển cố nhấc tay mình lên để nắm lấy tay mẹ. Nước mắt cô cũng lăndài, nhưng bây giờ không còn là những giọt nước mắt khổ đau nữa mà lànhững giọt nước mắt hối hận vô biên.

Uyển đã nhớ lại tất cả, nhớ việc tự tử không thành, nhớ lại cõi hư vô mà hồn mình đã tới và nhớ rất rõ những lời người đàn ông đã nói.

Bây giờ thì cô đã thật sự hiểu rồi!

Hai ngày sau nữa thì Uyển đã hoàn toàn tỉnh táo. Cô ăn uống và lại sức rất mau.

Dù mẹ ngăn cản nhưng Uyển vẫn nhất định bắt tay vào công việc buôn bán như bình thường.

Người xa lạ nhìn vào không thể tin được cô chính là kẻ đau khổ vìtình mới vừa suýt chết. Cô làm việc, nói cười một cách bình thản nhưchưa hề có chuyện gì xảy ra.

Một vài người tốt bụng thấy cô như thế cũng thầm ái ngại trong lòng,còn những kẻ xấu thì tò mò, muốn hiểu rõ tâm tư Uyển nên nhiều lần thửnhắc tên Khiêm trước mặt cô:

- Nghe nói vợ chú Khiêm vừa cấn bầu rồi, nhanh thiệt cô Uyển há? Mới cưới đây mà...

Uyển trả lời tỉnh bơ:

- Hai người đó cũng đâu còn trẻ tuổi gì nữa, phải để cho người tatranh thủ có con chứ, kẻo không sau này cha mẹ già nuôi con mọn thì khổ!

Người ta quá bất ngờ trước thái độ tỉnh queo của Uyển, họ không chấpnhận kết quả đó, mà cái họ muốn là phải trông thấy Uyển đau đớn hoặc ítra cũng phải tái mặt quay đi để che giấu cảm xúc. Bởi thế khi chăm chúnhìn vẫn không thấy gì khác ngoài sự dửng dưng, họ lại bồi thêm một cúnữa đau hơn để thử thách cô:

- Chú Khiêm lấy vợ rồi, bao giờ thì đến lượt cô Uyển lấy chồng đây?

Uyển phá ra cười:

- Khi nào có người đến hỏi cưới thì cháu mới lấy chồng được chứ,chẳng lẽ dì bảo cháu chạy ra đường lấy đại một người về làm chồng sao?

Chính thái độ dửng dưng và những câu pha trò tếu táo của Uyển đã giúp cô tránh được sự xoi mói của những người nhiều chuyện. Bởi vì nhữngngười đó chỉ cảm thấy thích thú khi lời nói của mình làm cho người khácđau đớn hoặc xấu hổ mà thôi! Chứ một khi không làm được điều đó thì họchán, không thèm quan tâm nữa.

Thật ra trong sâu thẳm lòng Uyển, cô vẫn chưa quên Khiêm được. Làmsao có thể quên đi một người mà mình đã hết lòng thương yêu một cáchnhanh chóng như vậy được? Nhưng Uyển đã xác định được một điều, dù côthương yêu cách mấy thì cô cũng không giữ được Khiêm, dù cô đau khổ cách mấy cũng không làm được gì hòng cứu vãn... Vậy thì thôi, cô sẽ cố gắngquên, cố gắng sống vui để ít ra mẹ cô và những người thân bên cạnh đượcyên lòng, không phải lo lắng gì thêm cho cô nữa.

Cô thầm nhủ với lòng, một kẻ khốn nạn như Khiêm không xứng đáng để cô phải rơi nước mắt. Chẳng qua cô khóc là vì tự thương lấy bản thân mìnhthôi, là vì thấy mình sao khờ khạo quá, ngây thơ quá, bị người ta lừagạt đến trắng tay mà vẫn không hay biết, chỉ biết được khi người tathẳng thừng đá cho một đá đau điếng cả người!

Thôi, tất cả những gì mất đi cô cố xem như là một tai nạn. Cô tự anủi mình: Tại phần số mình nó vậy. Không giữ được thân, không giữ đượctiền của.

Thì cứ coi như mình vừa trải qua một tai nạn thập tử nhất sinh, thânthể và tinh thần đều bị thương tổn nặng nề, bầm dập tả tơi... mình phảibỏ ra một số tiền lớn mới cứu được mạng sống. Thế đấy, hãy xem là nhưthế để đỡ phải đau buồn...

Ngày ngày, Uyển luôn nhắc nhở mình điều đó, riết rồi như một phép tựkỷ ám thị, cô cảm thấy như đó là một sự thật, thế cho nên nỗi đau cũngdần dần sớm nguôi nhạt trong cô.

Nói về vợ chồng Khiêm. Lúc mới cưới ai nhìn vào cũng cho đó là một cặp vợ chồng vô cùng hạnh phúc, xứng lứa vừa đôi.

Diễm - vợ Khiêm, là một trong những mối hàng của mẹ Uyển. Do sự giaotiếp làm ăn nên hai người thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc nhau. Khiêm lóamắt vì sự hào nhoáng bên ngoài của Diễm. Còn Diễm, cô chẳng yêu thươnggì Khiêm, chẳng qua cô có một người tình là Việt kiều, nhưng anh ta làngười đang có vợ con, nên mối quan hệ giữa Diễm và anh ta chỉ nằm trongbóng tối.

Do bất cẩn, Diễm đã có thai với anh chàng Việt kiều đó, cô lại khôngmuốn phá bỏ cái thai đó đi vì cô thật sự yêu thương người đàn ông ấy, cô muốn có với người đó một kỷ niệm không thể phai nhòa.

Nhưng đồng thời Diễm cũng không muốn thanh danh mình ô uế, không muốn mình trở thành đầu đề bàn tán của những kẻ ngồi lê đôi mách, và cô cũng muốn đứa con mà cô sinh ra sẽ được sống trong một gia đình đàng hoàngnhư bao nhiêu đứa trẻ khác.

Sau nhiều lần tiếp xúc với Khiêm, Diễm nhận thấy Khiêm là một thanhniên đẹp trai, ăn nói khôn ngoan có thể giúp đỡ cho cô trong việc buônbán. Mà quan trọng hơn cả, Diễm nhận ra được một điều, nếu có đồng tiềntrong tay thì cô sẽ rất dễ dàng điều khiển Khiêm theo ý muốn của mình!

Chính vì lý do đó mà Diễm đã chọn Khiêm làm cha cho đứa con mà cô đang mang trong bụng.

Khiêm lại không biết những điều đó. Khiêm cứ ngỡ Diễm bị khuất phục bởi vẻ đẹp tài tử và những lời ngọt ngào đường mật của mình.

Thật sự trong lòng Khiêm cũng có một chút tình cảm với Uyển chứ không phải không có. Tuy nhiên tình cảm đó không đủ lớn để đè bẹp được lòngtham của Khiêm.

Khiêm biết Uyển đã dốc hết tiền cho mình rồi, hai người cưới nhau vềsẽ phải làm lại từ đầu thôi, vì gia đình Uyển cũng đâu giàu có gì đâu,chẳng qua do Uyển biết lo xa, biết dành dụm nên mới có được số vốn đó mà thôi.

Còn nếu Khiêm lấy Diễm thì nghiễm nhiên sẽ trở thành chủ nhân củangôi nhà lầu ba tầng ở ngay mặt tiền, cộng với mấy lô đất ở toàn nhữngnơi đắc địa mà trong tương lai có thể tính từ tiền tỉ trở lên.

Khiêm tưởng thế nên đã thật nhẫn tâm đối với Uyển, có như vậy mớinhanh chóng rũ bỏ được Uyển, tránh được những lằng nhằng không tốt vềsau.

Và cũng vì tưởng thế nên Khiêm giống như người bị té từ trên caoxuống khi phát hiện ra Diễm đã có thai với người khác trước khi về làmvợ mình!

Cắn răng nuốt nhục, cố gắng nghĩ tới gia tài đồ sộ của Diễm để tự anủi mình, nhưng một lần nữa Khiêm đau điếng người khi biết toàn bộ giasản, Diễm đã rất khôn ngoan để riêng ngoài danh mục tài sản chung của vợ chồng! Có nghĩa là Khiêm cưới Diễm nhưng sẽ không xơ múi gì được vàogia tài của Diễm!

Hồi chưa cưới, đối với Khiêm, Diễm rất hào phóng. Nhưng khi cưới nhau rồi Diễm lại chi li từng đồng, kiểm soát từng đồng, hôm nào Khiêm lỡvui với bạn bè chi tiêu hơn số tiền qui định mỗi ngày là hôm đó Diễm nổi tam bành, không nể nang gì tới mẹ chồng:

- Anh đừng có tưởng tôi là cái mỏ vàng để anh đào khoét đâu nhé! Tôilàm ra tiền cũng cực khổ vất vả lắm, nuôi anh, nuôi cả gia đình ăn mặcđầy đủ vậy là quá tốt rồi, anh đừng được nước làm càn...

Khiêm chỉ biết nhịn nhục cho qua. Khiêm rất muốn quát mắng lại, nhưng biết nói sao đây? Khi biết ra sự thật người ta sẽ còn chê cười chứ đâucó ai bênh vực hay thương hại mình đâu! Nghĩ vậy nên Khiêm không bao giờ dám nhắc tới chuyện cái thai trong bụng Diễm.

Diễm được nước càng ngày càng lấn tới. Cuộc sống vợ chồng đối vớiKhiêm lúc này thật sự giống như một địa ngục ở ngay giữa trần gian.

Và hơn lúc nào hết, Khiêm cảm thấy ăn năn hối hận vì những điều mình đã làm đối với Uyển.

Đã nhiều lần vô tình gặp Uyển trên đường, Khiêm chỉ muốn gọi Uyểnđứng lại để nói với cô một lời xin lỗi nhưng tiếng nói tắt nghẹn nơi cổhọng, không sao thốt lên lời được.

Khiêm suy nghĩ, tính toán đủ mọi bề, muốn có được một số tiền kha khá để trả lại cho Uyển hòng để lương tâm mình nhẹ đi đôi chút, nhưng hoàntoàn không có cách nào khả thi.

Bời vì, sống với Diễm trên danh nghĩa vợ chồng, nhưng thực tế Khiêmchỉ là một kẻ làm công không hơn không kém. Mỗi ngày Khiêm được Diễmphát cho mấy ngàn đủ để cà phê, thuốc lá. Cơm ăn áo mặc đã có Diễm lo,Khiêm không còn cơ hội nào tiếp xúc với tiền bạc nữa.

Mà cái số vốn riêng của Khiêm trước đây do Uyển đưa cho cũng đã bịDiễm sáp nhập vào vốn của mình, nên hiện tại Khiêm trở thành kẻ trắngtay.

Đôi khi Khiêm chán nản, muốn chia tay Diễm, nhưng nghĩ lại Khiêmkhông đủ can đảm. Vì dẫu sao giờ đây cuộc sống của Khiêm và mẹ Khiêm vẫn được đảm bảo no cơm ấm áo. Nếu buông Diễm ra, Khiêm phải ra đi với haibàn tay trắng, chắc chắn Uyển không bao giờ chấp nhận Khiêm lần nữa, rồi Khiêm biết sống sao đây?

Lâu nay Khiêm đã quen sống dựa vào Uyển, vừa buông Uyển ra Khiêm đãdựa ngay vào Diễm rồi Khiêm không nghĩ mình có thể tự đứng vững một mình được.

Thế cho nên dù cay đắng lắm, bực bội lắm, nhục nhã lắm nhưng Khiêmvẫn phải cắn răng nín chịu không một lời than oán cùng ai. Và giờ đây,thỉnh thoảng Khiêm lại cười thầm mai mỉa mình: "Bụng làm dạ chịu chớ cóthan van...!"

Trong một lần cãi nhau kịch liệt với Diễm, Khiêm điên tiết muốn ratay phá hủy tất cả rồi mọi việc có ra sao thì ra. Giữa lúc hừng hực đó,có người tới trả cho Diễm một món tiền lớn. Diễm đang ở nhà sau, cũnggiống như những lúc Diễm đi đâu vắng nhà, Khiêm ký nhận thay Diễm. Những lần trước không bao giờ Khiêm dám giấu nhẹm số tiền mình nhận để tiêuxài riêng, vì Khiêm rất sợ những trận tam bành của Diễm.

Riêng lần này, Khiêm đang nổi máu điên, không còn nghĩ gì tới hậu quả nữa. Vừa đút túi số tiền gần chục triệu đồng, Khiêm nhanh nhẹn thayquần áo bỏ đi ra ngoài.

Nỗi cay đắng dâng lên ứ nghẹn trong Khiêm. Mang danh chồng Diễm, dùgì cũng là một ông chủ nhỏ vậy mà cả cái xe gắn máy của mình, do chínhUyển mua cho, mà mình cũng không được làm chủ.

Toàn bộ giấy tờ Diễm cất giữ hết, khi nào cần đi đâu phải nói rõ ràng nơi đi nơi đến, khi nào được sự đồng ý của Diễm thì cô ta mới đưa giấytờ, chìa khóa xe cho...

Khiêm vừa làu bàu đá văng một chiếc vỏ chai bên đường thì vừa lúc chiếc xe đò Sài Gòn trờ tới.

Đang chán đời, muốn bỏ đi đâu đó cho khuây khỏa mà chưa biết đi đâutrong cái địa phương nhỏ xíu này, trông thấy chiếc xe đò đang bóp kèntin tin, gọi khách, một ý nghĩ lóe lên trong đầu Khiêm. Thế là Khiêmnhảy tót lên xe, nghiễm nhiên đi Sài Gòn một chuyến, và lòng Khiêm cảmthấy lâng lâng, trong túi mình có đến chục triệu, lo gì!

Lên tới Sài Gòn, Khiêm trở nên lúng túng. Không quen ai, không biếtđường đi nước bước ở nơi đây, Khiêm cứ lớ ngớ đúng như câu "dân quê lêntỉnh".

Trời sắp tối rồi, chẳng lẽ bây giờ lại đón xe quay ngược trở về?Không, không thể được! Mình phải làm cho nó một trận để nó biết mặt mànể nang mình, không cho nó trèo lên đầu lên cổ mình nữa! Hừ, đừng tưởngông đây là con rối trong tay muốn giật kiểu nào thì giật! Tức nước sẽ vỡ bờ thôi cô ạ! Tôi phải trả thù cô, cho cô biết mặt!

- Anh Hai ơi, anh đi đâu mà nãy giờ tôi thấy anh cứ loanh quanh ở đây hoài vậy? Anh đi đâu lên xe tôi chở đi cho, lấy giá rẻ thôi mà, đừngsợ...

Một anh xe ôm rề sát bên Khiêm chào mời.

Khiêm lúng túng, nói dối:

- Tôi... à, tôi tìm nhà người quen mà bỏ thất lạc địa chỉ rồi, nên không biết đi đâu...

- Anh có nhớ nhà người quen của anh nằm ở đoạn đường nào? Phường nào, quận nào không? Tôi sẽ chở anh đến đó hỏi thăm từng nhà...

Người xe ôm nhiệt tình.

Khiêm thoái thác:

- Không... không... Tôi... tôi không nhớ đường nào cả!

- Nhưng chắc ở quận nào thì anh nhớ chứ?

Người xe ôm vẫn không thôi.

Khiêm đáp bừa:

- Nhớ, ở quận Năm!

Anh xe ôm cau mày suy nghĩ một lát rồi reo lên:

- Tôi nghĩ ra rồi, bây giờ tối rồi, anh không thể tìm được nhà ngayđâu! Để tôi chở anh đi tìm một phòng trọ nào đó nghỉ đỡ đêm nay, rồisáng mai anh ra ủy ban phường, nói tên họ, quê quán của người quen, cánbộ ở phường họ tra sổ sẽ tìm ra ngay thôi mà!

Khiêm chẳng quan tâm gì đến chuyện tra sổ tra sách nhưng nghe nói tới phòng trọ nghỉ qua đêm là Khiêm đồng ý liền, vì lúc này Khiêm cũng rấtcần một nơi để nghỉ qua đêm nay.

Anh xe ôm nhiệt tình chở Khiêm đi vòng vòng, bảo là để kiếm nơi nàovừa sạch sẽ vừa giá cả phải chăng. Cuối cùng, anh ta dừng lại trước mộtcăn nhà trông có vẻ khá sang trọng và nói với Khiêm:

- Anh vô đây nghỉ đi, ở đây người ta tính giá bình dân lắm, đừng thấy nhà cửa sang vậy mà sợ!

Rồi anh ta nháy mắt nói thêm:

- Nếu anh có nhu cầu, thì cái khoản "em út" kia cũng có sẵn, cũng rất bình dân...

Khiêm cười, trả tiền xe và nói mấy câu cảm ơn xã giao rồi lững thững đi vào.

Ngay đêm đó, sẵn có tiền trong tay, sẵn đang muốn trả thù Diễm, sẵnđang buồn tình... Rất nhiều cái sẵn ấy đã khiến Khiêm lần đầu tiên buông thả mình vào vòng tay mơn man của đám gái làng chơi đặc mùi son phấn rẻ tiền!

Khi đã thỏa mãn và ngủ một giấc ngon lành, sáng ra Khiêm bắt đầu cảmthấy hơi lo lo khi số tiền trong túi mình đã vơi đi quá nữa. Tiền xe,tiền trọ, tiền cho khoản tế nhị kia cũng không đến nỗi hao phí như vậy,chỉ là do trong lúc bốc đồng, Khiêm đã vung tay boa cho các em một cáchquá trớn để được thấy mình trở thành một người đàn ông đáng nể trong mắt các em.

Sáng, không kịp uống ly cà phê, Khiêm vội vã ra bến xe để trở về nhà, trong đầu đang vạch ra nhiều lý do để đối phó với Diễm. Khi cơn điêncủa Khiêm đã qua đi, Khiêm lại trở vê là một thằng đàn ông vô cùng hènhạ!

*

* *

Lần đó, khỏi phải nói cũng biết Khiêm phải chịu đựng những lời mắngchửi, khóc lóc và nguyền rủa đến mức nào của Diễm, và cũng từ hôm đó,Khiêm càng bị Diễm quản lý chặt chẽ hơn.

Diễm sinh con, một bé gái nặng ba ký tư xinh như một con búp bê. Mọingười xung quanh ai gặp Khiêm cũng chúc mừng, ngay cả mẹ Khiêm cũngquýnh quáng mừng vui lo lắng cho cháu nội, chỉ riêng mỗi một mình Khiêmlà thờ ơ như chuyện đó không có gì dính dáng tới mình. Mà không dínhthật! Chỉ mỗi Khiêm và Diễm biết điều đó.

Từ ngày có con, Diễm càng coi Khiêm không ra gì mẹ con Khiêm ngày càng giống những người ở đợ trong nhà Diễm.

Không chịu đựng nổi sự hà khắc vô lý của con dâu, mẹ Khiêm dù rất quyến luyến cháu nội nhưng cũng đành bỏ về ở nhà mình.

Bởi vì, mỗi lần bà bế con bé thì Diễm lại giằng lấy khi thì lấy cớcho nó uống sữa, khi thì thay áo thay quần cho nó. Bà nhận ra rõ ràngDiễm không muốn bà chạm vào con gái của cô!

Đã có đôi lần bà than phiền với Khiêm về điều đó nhưng Khiêm chẳng nói chẳng rằng, chỉ lắc đầu một cách ngao ngán.

Mãi đến một hôm, không chịu đựng nổi, bà gay gắt với Khiêm:

- Mày phải dạy vợ mày lại chứ! Dù sao con bé cũng là cháu nội của tao, phải cho tao cái quyền được bồng ẵm nó chứ!

Khiêm cười cay đắng và nói như bâng quơ khiến bà cảm thấy hết sức hoang mang:

- Thì mẹ cứ nghĩ nó không phải là cháu nội của mẹ đi, như vậy sẽ khỏe hơn! Như con vậy, mẹ có bao giờ thấy con đụng tới đứa bé chưa?

- Con nói sao? Con bé đó...

Bà mẹ hấp tấp hỏi.

Khiêm lảng đi:

- Con đâu có nói gì! Hoàn toàn không nói gì, mẹ muốn hiểu sao tùy mẹ...

Nói xong Khiêm bỏ đi ra ngoài để lại bà mẹ với thật nhiều thắc mắc trong lòng.

- Đúng rồi! Từ hồi vợ nó sanh tới hôm nay, chưa khi nào thấy nó ngóngàng tới con bé... Lẽ nào... lẽ nào đứa bé đó không phải là con của nó? Mà cũng có thể lắm chứ! Xét ra con bé đâu có nét nào giống thằng Khiêmnhà mình đâu? Trời ơi... chẳng lẽ mẹ con mình thật sự bị quả báo hay sao hở Khiêm?

Bà khóc một lúc rồi rón lén vào phòng đứng ngắm con bé, cố tìm ra một chút gì đó phảng phất giống Khiêm để lòng già được an ủi, nhưng thật sự dù có cố gắng đến đâu bà vẫn không tìm được chút gì hình ảnh con traibà trên người của đứa bé.

Buồn tủi, thất vọng, day dứt lương tâm, bà lặng lẽ cuốn gói về lạinhà mình và ngày ngày nhớ lại cái hôm thằng Khiêm vui vẻ đem tiền về cho bà sửa lại nhà:

- Uyển đưa cho con bảo sửa lại nhà, hôm rồi tới chơi thấy mưa dột ướt chỗ mẹ nằm cô ấy không chịu nổi!

Nước mắt bà lăn dài trên đôi má nhăn nheo sầu muộn...

Khiêm đã quen rồi với cuộc sống bị kìm kẹp đầy tủi nhục, và Khiêmcũng không còn mong mỏi điều chi nữa, Khiêm tự dặn mình ráng mà sống đểtrả cho đời những gì mình đã vay mượn.

Vì nghĩ vậy nên Khiêm không lần nào gây gổ với Diễm nữa. Diễm saibiểu gì Khiêm cũng làm, nói gì Khiêm cũng gật. Khiêm bắt mình phải đóngtròn vai một người máy, một con chó trung thành chỉ biết tuân lệnh chủ.

Cứ tưởng đã nhẫn nhục vậy rồi thì cuộc sống của Khiêm sẽ được bìnhyên cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Nhưng không ai biết được chữ ngờ,Khiêm lại vướng vào một căn bệnh nan y không thuốc chữa!

Mới đầu Khiêm chỉ đau ốm xoàng thôi, cũng không quan tâm tới chuyệnthuốc men gì, vì cứ nghĩ giống như những lần trước, nóng lạnh, cảm ho gì cũng mặc, bỏ thí vài hôm sẽ tự khỏi.

Nhưng lần này thì nó không khỏi mà cứ kéo dài ra mãi và còn sinh ranhiều chứng khác đi kèm. Đến nỗi Diễm đâm lo, không biết Khiêm có bịbệnh truyền nhiễm gì không, sợ sẽ lan truyền sang con gái bé bỏng yêudấu của mình, nên đích thân Diễm đã đốc thúc và dẫn Khiêm đi lên bệnhviện tỉnh để khám.

Coi bộ Khiêm không phải bệnh xoàng, vì người ta làm rất nhiều xétnghiệm, mà toàn những xét nghiệm quan trọng, không lấy kết quả liền được mà họ hẹn đến mấy ngày sau.

Khiêm thì vẫn vô tư, không hề lo lắng gì nhưng Diễm lại nơm nớp hồi hộp.

Đến ngày hẹn, Diễm đi lấy kết quả thật sớm, và đất trời như đảo lộnquanh Diễm khi cô biết Khiêm đang vướng phải căn bệnh thế kỷ mà ai aicũng đều sợ hãi. Khiêm đã bị nhiễm HIV!

Đau đớn, hoảng loạn và căm tức, Diễm lồng lộn chửi mắng Khiêm rồi tức tốc bế con đi xét nghiệm.

Những ngày chờ đợi kết quả là những ngày dài khốn khổ nhất của Diễm.

Cô có cảm giác lưỡi hái tử thần đang kề sát vào cổ cô, chỉ chờ một hiệu lệnh là nó sẽ lập tức cứa sâu vào...

Nhưng may mắn thay, cả Diễm và đứa bé đều bình an vô sự!

Diễm mừng như điên.

Ngay hôm đó, cô đã nói thẳng cho Khiêm biết chứng bệnh mà Khiêm đang mắc phải và thẳng thừng đề nghị ly hôn.

Khiêm sững sờ trước hung tin, rồi bỗng cười lên sằng sặc khi nghe lời đề nghị của Diễm.

Thấy Khiêm cười như điên loạn, Diễm đâm ra sợ hãi, cô không dám nặng lời với Khiêm nữa mà nhỏ nhẹ dỗ dành.

Cô đồng ý chi cho Khiêm một số tiền lớn để Khiêm chữa bệnh với điềukiện Khiêm đồng ý ly hôn và không bao giờ tới đây làm phiền cô nữa.

Khiêm đồng ý ngay, không phải vì số tiền Diễm hứa cho mà là vì hiệntại Khiêm đã hiểu cuộc đời mình sắp kết thúc rồi! Mình phải trả cả vốnlẫn lời cho những gì mình đã vay trước kia. Khiêm không muốn gây thêmkhó khăn cho người khác nữa...

*

* *

Tin vợ chồng Khiêm ly hôn làm nhiều người bất ngờ, nhưng Uyển vẫn bình thường, cô không tỏ vẻ gì buồn vui hay thắc mắc.

Người ta đồn ầm lên, nào là sống với Diễm mà Khiêm luôn nhớ tới Uyểnnên bị Diễm ghen tuông, nào là Diễm không chịu đựng nổi cái tính lườibiếng của Khiêm... vân vân và vân vân. Nhưng cái lý do chính yếu thìkhông ai biết được. Bởi vì Diễm đã giấu kín chuyện này. Cô sợ mọi ngườixa lánh cô và con gái, sợ mẹ con cô sẽ bị sống cô lập giữa cuộc đời.

Khiêm lại về sống với mẹ tại ngôi nhà của mình, hai mẹ con hạn chếtối đa việc giao tiếp với mọi người xung quanh vì những mặc cảm bản thân và cả vì chứng bệnh của Khiêm nữa, mặc dù không biết Khiêm mắc căn bệnh khủng khiếp đó.

Khiêm thường xuyên vắng nhà một vài tuần, ban đầu người dân quanh đócũng thắc mắc, tò mò tìm hiểu nhưng lâu dần người ta cũng quen đi, không ai còn hứng thú xoi mói nữa.

Thời gian cứ thế bình lặng trôi qua, Uyển chuẩn bị lấy chồng. ChồngUyển là một thầy giáo cấp hai, nhưng ngoài giờ dạy trên lớp anh rấtsiêng năng làm thêm đủ mọi việc.

Mẹ Uyển mừng rơi nước mắt vì thấy cuối cùng rồi con gái mình cũng tìm được một tấm chồng xứng đáng.

Với người thầy giáo này, mẹ Uyển đã vui vẻ bằng lòng ngay từ đầu, từ lúc Uyển chưa thật sự có cảm tình.

Giữa lúc gia đình Uyển bận rộn chuẩn bị cho ngày cưới thì nhà của mẹ con Khiêm chính thức bị giải tỏa.

Việc giải tỏa đã được chính quyền địa phương tiến hành từ mấy năm nay, nhưng đây là thời điểm cuối cùng để thực hiện.

Không biết với mẹ con Khiêm, điều đó là may hay rủi?

Nhận được số tiền bồi thường khá lớn, mẹ con Khiêm lặng lẽ dọn đi nơi khác mà không một lời chào giã từ lối xóm xung quanh.

Một chiều Uyển có việc đi ngang qua lối cũ, nhìn cái nền đất trơ vơmà cách đây chưa lâu lắm cô đã từng mơ đó sẽ là tổ ấm của mình, nước mắt Uyển ứa ra, không phải vì tiếc thương mối tình năm cũ mà là vì Uyểnthấy tội nghiệp cho Khiêm.

Tới ngày cưới, Uyển bất ngờ nhận được một gói quà gửi đến mà không có tên người gởi.

Tò mò, Uyển không chờ đến khi tan tiệc được, cô len lén vào phòng riêng mở thử ra xem.

Thật không ngờ, trong gói quà nhìn thoáng qua có vẻ rất đơn sơ đó lại là một số tiền rất lớn.

Vừa trông thấy xấp tiền, Uyển suýt la lên vì hoảng sợ. Cô không biếtngười gởi có âm mưu gì đây chứ chắc chắn không thể có một người nào đimừng cưới cô bằng một số tiền to tát như vậy!

Nhưng Uyển đã kịp định thần lại, cô cầm gói quà lên săm soi kỹ lưỡngthì phát hiện bên hông gói quà có một dòng chữ được ghi bằng bút chì, mà nét chữ đó hoàn toàn không xa lạ với Uyển!

"Chúc em hạnh phúc. Hãy tha lỗi cho anh. Anh xin được gởi lại cho em phần nào số tiền em đã giúp anh lúc trước".

Khiêm! Chắc chắn tác giả gói quà bí mật này là Khiêm rồi! Nhưng tạisao bỗng dưng Khiêm lại trả tiền cho cô? Khiêm hối hận ư? Sao lại hốihận vào thời điểm này mà không là thời điểm Uyển đau đớn tưởng đã chếtđi? Có chuyện gì xảy ra với Khiêm sao? Lức trước dù vợ chồng Khiêm lydị, thấy Khiêm cũng đâu có vẻ gì đau buồn quá mức?

Thật nhiều câu hỏi xoáy trong đầu Uyển nhưng cô không tìm được lời giải đáp nào cho thỏa đáng.

- Thôi kệ anh ấy, mình quan tâm làm gì nữa! Tiền này trả cho mình thì mình giữ, thế thôi.

Uyển cố xua đi những ý nghĩ về Khiêm để quay về với ngày vui hạnhphúc của mình, nhưng cô vẫn không tránh khỏi những lúc thoáng nghĩ tớiKhiêm và thắc mắc không biết điều gì đang xảy đến với anh.

*

* *

Sau đám cưới ba ngày, một đêm Uyển ngủ mơ thấy mình đi đâu đó rồi lạc vào ngôi nhà của người đàn ông kỳ lạ mà đã có lần cô gặp gỡ tại một nơi có tên gọi là Cõi hư vô theo lời ông ấy nói.

Quang cảnh vẫn âm u, tranh tối tranh sáng như lần trước, vẫn ngôi nhà nhỏ vắng tanh không gì thay đổi.

Uyển đi lần vào nhà, miệng khẽ gọi:

- Ông ơi... ông có nhà không?

Vừa dứt tiếng gọi, Uyển thấy từ trong góc nhà lóe lên một tia sángnhỏ, giống như ai đó vừa đánh một que diêm. Nhìn kỹ lại, thì ra ngườiđàn ông ấy, trên bàn tay xương xẩu của ông vẫn là ngọn bạch lạp y nhưngày trước.

- Ông à, ông vẫn còn ở đây sao?

Uyển vội hỏi.

Người đàn ông nhếch môi cười rất nhẹ:

- Cám ơn cô, tôi cũng sắp đi rồi cô ạ!

- Đi? Ông đi đâu?

Uyển ngạc nhiên.

- Tôi đi đầu thai kiếp khác. Chỉ còn hai ngày nữa là kiếp này của tôi chấm dứt, đến ngày đó thì linh hồn tôi mới được đưa đi đầu thai, tôi sẽ không còn phải sống cánh vật vờ như bao nhiêu năm qua nữa... Cô ơi, tôi vui lắm, tôi chờ đợi từng giây, từng phút...

Uyển tò mò nhìn ông:

- Ở nơi này thật sự đáng sợ như thế sao ông? Vậy mà lâu nay tôi cứnghĩ ông nói vậy để hù dọa tôi để tôi không nghĩ tới việc tự vẫn nữa...

Người đàn ông nhìn Uyển lắc đầu:

- Không, tôi không hề hù dọa cô! Tất cả những gì tôi nói với cô hômđó đều là sự thật. Nếu cô không tin, cô cứ bước ra ngoài và cố im lặnglắng nghe xem!

Không dằn được sự tò mò, Uyển quay người bước trở ra cửa. Cô đứng dựa người vào cánh cửa, mắt ngó ra màn đêm dày đặc bên ngoài, hai tai côdỏng lên nghe ngóng.

Hoàn toàn im lặng, không một tiếng côn trùng rỉ rả, cũng không mộttiếng gió xạc xào. Những âm thanh quen thuộc mà đôi lúc Uyển cảm thấychán ghét vì nó buồn bã quá, nó làm cho Uyển phải thao thức trong đêm để nhớ về quá khứ.

Nhưng lúc này Uyển mới nhận ra điều đáng sợ không phải là những tiếng nỉ non sầu thảm của giun dế, mà sự im lặng thế này mới đáng ghê sợ hơnhết.

Nó làm cho bóng tối càng thêm huyền bí, nó làm đầu óc cô căng lên, căng lên như sắp vỡ bung ra.

Rồi bỗng dưng, từ trong sự im lặng rùng rợn đó lại vang lên một chuỗi âm thanh não ruột, nghe thê lương hơn cả tiếng kèn đám tang. Âm thanhấy chỉ vẳng đến một cách rất mơ hồ nhưng đủ làm cho Uyển sởn gai ốc.

Cô vội bước giật lùi vào trong, run giọng hỏi:

- Ông... ông ơi... đó là tiếng gì thế?

- Đó là tiếng khóc của những hồn ma. Họ đau khổ, họ khóc ngày khócđêm... họ luôn chờ đợi ngày được đi hóa kiếp để trở lại làm người...

Người đàn ông bình thản trả lời.

Uyển sửng sốt:

- Làm người? Sao lạ vậy? Kiếp người của họ đã quá đau khổ, đau khổtới mức họ không chịu đựng nổi nên mới phải trốn chạy về đây. Vậy mà họvẫn khao khát được làm kiếp con người nữa sao?

Người đàn ông nhìn chằm chằm vào ngọn nến, như không hề quan tâm gì tới câu hỏi của Uyển, nhưng miệng ông ta lại ôn tồn nói:

- Khi về sống ở đây, họ mới nhìn rõ được những niềm vui, hạnh phúccủa kiếp người mà đáng ra họ cũng đã được hưởng. Nhưng vì không lúc nàocon người chịu bằng lòng với những gì mình đang có trong tay, lúc nàocũng mong muốn, mơ ước những điều mình chưa có, thậm chí không có được.Họ cứ mãi ôm ấp nỗi buồn và cuộn mình trong đó mà quên đi những niềm vui đang ở xung quanh. Ở đây họ mới hối hận cho bản thân mình, nên ai cũngthiết tha được làm người trở lại, để biết nâng niu gìn giữ từng hạnhphúc nhỏ nhoi. Nhưng có thể kiếp sau họ sẽ lặp lại những sai lầm củakiếp này vì khi đầu thai kiếp khác, họ hoàn toàn không nhớ lại đượcnhững cảm giác, suy nghĩ của kiếp đã qua... Cái vòng lẩn quẩn ấy đã làmnên cuộc đời đấy cô ạ!

Người đàn ông ngừng một chút rồi nói tiếp:

- Cô có cái may mắn hơn chúng tôi là cô đến nơi này khi cô chưa chết, nên khi trở về với cuộc sống cô sẽ không quên. Vì vậy tôi tha thiếtkhuyên cô nên biết trân trọng và gìn giữ sự sống của bản thân mình, đừng bao giờ có ý nghĩ dại dột như trước đây nữa. Tôi rất mừng vì hiện naycô đã có một gia đình hạnh phúc. Và tôi cũng xin tiết lộ với cô một điều bí mật, là vợ chồng cô sẽ sống với nhau đến tận răng long đầu bạc. Cảhai người đều có tuổi thọ rất cao. Nhưng...

Thấy người đàn ông ngập ngừng không nói tiếp, Uyển nôn nóng giục:

- Nhưng... điều gì hở ông?

Người đàn ông thở hắt ra một hơi nhẹ rồi nói:

- Nhưng vợ chồng cô hơi hiếm muộn. Nếu muốn gia đình con cái đề huề,cô nên năng làm điều phúc đức thì có thể phần số của cô sẽ được xoaychuyển theo hướng tốt hơn.

- Cảm ơn ông, tôi sẽ khắc ghi những lời chỉ dạy của ông. Nhưng... ông có thể cho tôi biết, tại sao hôm nay tôi lại đến được đây?

Uyển hỏi.

Người đàn ông nhìn cô, khẽ nói:

- Trước khi đi đầu thai, tôi muốn chào từ giã cô nên đã mời cô tới.Vì dù sao giữa tôi với cô cũng có sự quen biết mà, phải không cô?

Uyển gật.

- Thôi, giờ tôi đưa cô về nhé! Tôi cũng phải chuẩn bị lên đường rồi đây!

Người đàn ông đứng lên có vẻ muốn tiễn khách.

Uyển ngần ngừ:

- Vậy là không bao giờ tôi còn gặp được ông sao?

Người đàn ông bật cười. Đây là lần đầu tiên cô nghe được tiếng của ông:

- Cô còn muốn gặp một hồn ma như tôi sao? Nhưng biết đâu, mai kia tôi đầu thai làm một ai đó, rồi một hôm nào đó tình cờ tôi và cô lại gặpnhau... Ở đời có rất nhiều việc không thể nào biết trước được cô ạ! Vídụ như người đàn ông đã có lúc làm cho cô đau khổ tột cùng ấy, người ấycũng sắp đi đầu thai kiếp khác rồi! Cuộc đời con người cứ vay trả, trảvay...

Uyển giật nảy mình:

- Ông ơi... ông nói sao? Khiêm... Khiêm sắp chết rồi sao?

- Tôi chỉ có thể thông báo với cô điều đó thôi, không được phép nói nhiều hơn, mong cô tha lỗi. Thôi, giờ tôi đưa cô về nhé?

Người đàn ông lại giục lần nữa.

Uyển vừa lo sợ, vừa nghĩ ngợi lung tung, cô bước đi bất ngờ vấp chân vào ngưỡng cửa và ngã sóng soài ra mặt đất.

Lồm cồm ngồi dậy, Uyển bỗng nhận ra ánh sáng chói lòa đang ập vào mắt mình. Thì ra cô đang ở trong phòng ngủ của mình chứ không phải là ở Cõi hư vô!

Mình mơ chăng? Hay vừa rồi linh hồn mình đã thoát xác để đến đó chia tay một người quen?

Uyển hoang mang tự hỏi. Cô không tin việc linh hồn thoát xác cho lắmnhưng rõ ràng những việc mới xảy ra như giấc mơ còn in dấu rất đậm trong đầu Uyển, không thể có giấc mơ nào có thể thật đến như vậy!

Uyển liên hệ lại lần trước, thì cô bắt đầu tin vào giả thiết hồn mình lúc nãy đã lìa xác để đi tới đó!

Trời ơi, nếu vậy thì... Khiêm sắp chết thật rồi sao? Tội nghiệp choKhiêm, tội nghiệp cho bà mẹ già của Khiêm nữa... Ông trời ơi, nếu nhưKhiêm phải bị báo ứng vì những điều đã gây ra cho con, thì con xin ôngtrời hãy tha thứ cho anh ấy, giờ đây con cũng không còn đau khổ nữa, con cũng không hờn, trách hay oán hận gì anh ấy. Con đã bỏ qua hết rồi! Đãquên hết rồi. Xin ông trời thương con mà tha cho anh ấy đi, để anh ấyđược sống một cuộc đời bình thường mà lo lắng chăm sóc cho bà mẹ lúc xếchiều...

Uyển thầm thì van vái.

Bỗng cô nhớ rạ lời nói của người đàn ông lúc nãy, số vợ chồng cô làhiếm muộn con cái, nếu muốn xoay chuyển cần phải tích đức nhiều hơn nữa. Uyển nhẩm tính lại từ thuở nhỏ tới lớn, chưa bao giờ cô làm điều gì áchay tàn nhẫn với ai, nhưng có lẽ do tiền căn mà kiếp này cô mới phải gặp những điều trắc trở.

Thôi thì mình cũng ráng sống tốt để trước mắt là mình không bao giờcảm thấy hổ thẹn hay cắn rứt lương tâm, thứ hai là nếu thật sự có quiluật trả - vay của trời đất như người đàn ông kia nói thì coi như cô "để dành" âm đức của mình cho con cháu, cho kiếp sau...

Mải nghĩ ngợi lan man, Uyển ngủ thiếp đi lúc nào cô cũng không nhớ rõ.

Thời gian trôi qua, mọi chuyện vẫn diễn ra một cách bình thường không có điều gì đặc biệt. Uyển cũng quên dần những điều trong giấc mơ.

Vợ chồng cô tuy không giàu có gì nhưng nhờ sự vén khéo của Uyển, sựchăm chỉ siêng năng của cả hai vợ chồng nên cuộc sống dần dần cũng trởnên sung túc.

Những lúc có điều kiện, Uyển không ngần ngại trong việc giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, bởi thế, người dân càng thương yêu, quí mến và kính trọng vợ chồng Uyển.

Mỗi năm, cứ gần đến rằm tháng giêng là những người làm nghề buôn bán ở chợ và các khu vực lân cận đều rủ rê nhau đi chùa, đi núi để cầu xinmua may bán đắt, cầu sức khỏe cho cả gia đình. Thường thường thì Uyểncũng đi cùng với họ. Nhưng năm nay, tự nhiên chồng Uyển có ý muốn rủUyển đi Sài Gòn chơi, đi thăm các ngôi chùa có nuôi dưỡng các trẻ mồ côi và người tàn tật.

Uyển chạnh lòng nghĩ, chắc do cưới nhau cũng đã khá lâu mà mình vẫnchưa có con cái gì được nên anh ấy buồn, có ý nghĩ tìm xin con nuôi haysao mà muốn đến thăm trẻ mồ côi?

Uyển định hỏi nhưng rồi cuối cùng cô lại im lặng, cũng tốt thôi, đến những nơi đó cũng là tâm nguyện của Uyển bấy lâu nay.

Gần một ngày trời, hai vợ chồng ghé thăm được ba ngôi chùa, hai nơinuôi trẻ mồ côi và một nơi dưỡng lão. Đến đâu Uyển cũng muốn bật khóc vì nhận thấy những người ở đó sao mà đáng thương quá!

Có tiếp xúc với họ, Uyển mới thấy được mình hạnh phúc đến ngần nào!

Hơn ba giờ chiều, hai vợ chồng định về, nhưng bất ngờ đi ngang một nơi chồng Uyển lại rẽ vào thăm.

Đó là một ngôi chùa nuôi dưỡng những bệnh nhân Sida không nơi nươngtựa. Những người phục vụ ở đây phần lớn là người tình nguyện, nhưng cũng có một bộ phận nhỏ là những người mắc căn bệnh thế kỷ ấy nhưng còn ởgiai đoạn chưa bùng phát.

Nhìn những hình hài khẳng khiu xơ xác như chỉ còn lại bộ xương, nhìnnhững người bị lở lói khắp cả thân thể, đau đớn mà không còn hơi sức đểthan rên, vợ chồng Uyển không khỏi chạnh lòng.

Bỗng dưng Uyển có cảm giác ai đó đang chăm chú nhìn mình từ phía saulưng. Cô quay lại bắt gặp một bệnh nhân nằm dãy giường bên kia đang nhìn cô với ánh mắt thật kỳ lạ!

Ánh mắt thật quen nhưng Uyển chưa thể nhận ra người đó là ai. Nhìnvào cái cơ thể đang nằm dán chặt xuống giường ấy Uyển càng không thể nhớ được.

Bởi vì đó chỉ là một bộ xương được bọc trong một lớp da người đầynhững mụn lở loét. Hai bên má hóp lại, hố mắt trũng sâu, nhìn sơ quatrông giống như một chiếc xương sọ đã được quét lên một lớp sơn mốc meo u tối.

Uyển không chắc người đó là nam hay nữ nữa. Cái đầu bị cạo trọc, tay chân dài ngoằng như những mẩu xương...

Uyển chưa từng quen biết một ai có hình dạng trông như thế! Chỉ riêng ánh mắt người đó là thân quen quá đỗi mà thôi!

Uyển nắm tay chồng kéo anh đến bên bệnh nhân đó ân cần hỏi:

- Anh có điều gì muốn nói không? Nếu có thì anh cử nói đi, nếu giúp được anh thì vợ chồng chúng tôi nhất định sẽ giúp!

Người bệnh như cố thu hết chút sức lực còn lại để khẽ lắc đầu thậtnhẹ, rồi từ từ khép hai hố mắt lại, đẩy ra hai giọt nước mắt longlanh...

Uyển đang do dự không biết phải nói gì để an ủi thì một người đàn bàmái tóc bạc trắng đang cố lê từng bước chân nặng nhọc đi vào, trên taylà một chiếc khăn thấm ướt nước.

Vừa trông thấy người đàn bà, Uyển giật mình thảng thốt, người đàn bà cũng sững sờ khựng lại khi thấy Uyển.

Mấy phút bỡ ngỡ trôi qua nặng nề chưa từng thấy, Uyển òa khóc:

- Bác ơi... bác ơi... chẳng lẽ đây chính là...

Uyển không dám thốt ra hai tiếng "anh Khiêm" cho tròn câu hỏi. Vì côrất sợ cái gật đầu xác nhận của mẹ Khiêm! Cô còn cố nuôi một tia hy vọng rằng đây chỉ là một người bà con xa nào đó của Khiêm thôi, chứ Khiêmhiện tại vẫn đang rất mạnh khỏe.

Nhưng cái hy vọng mong manh mà Uyển cố tạo ra đã nhanh chóng vỡ tannhư bọt bong bóng xà phòng... Mẹ Khiêm lặng lẽ gật đầu, nước mắt bàthánh thót rơi xuống nền gạch hoa lạnh lẽo...

Uyển run rẩy bấu chặt tay chồng, lảo đảo suýt ngã. Cô không thể nàongờ được người đàn ông cường tráng, trẻ đẹp như Khiêm mới mấy năm đãthay đổi tới mức đáng sợ như thế này!

Chồng Uyển dìu cô tới ngồi xuống chiếc ghế đặt bên cạnh giường bệnh.

Mẹ Khiêm vừa lấy khăn lau mặt mũi cho con vừa kể trong nước mắt:

- Con Diễm biết thằng Khiêm nhà bác bị Sida nên quyết định ly hôn. Mẹ con bác đau đớn vô cùng nhưng nghĩ âu đó là sự trừng phạt mà ông trờidành cho kẻ phản bội nên cũng không dám trách hờn ai.

Bác chỉ hận một điều là mình không thể gánh lấy cái bệnh này thay cho con trai được...

- Bác ơi, vậy mà lâu nay cháu và dân làng cứ nghĩ bác với anh Khiêmđi lập nghiệp ở xa đâu đó, đâu có ai ngờ được nông nỗi này...

Uyển thổn thức nói.

Mẹ Khiêm cười buồn:

- Sau khi nhà bị giải tỏa mẹ con bác quyết định ra đi không bao giờtrở lại nơi đó để tránh đem lại những điều không hay cho những người ítnhiều có liên hệ với gia đình bác. Thằng Khiêm dành một số lớn tiền đềnbù giải tỏa để gửi lại cho cháu, nó bảo dù có bao nhiêu tiền cũng khôngtrả hết cho cháu được, nhưng nó trả được một ít như vậy thì lương tâm nó đỡ bị cắn rứt hơn... Thời gian đầu mẹ con bác tới đây làm người chămsóc bệnh nhân để trước mắt là có nơi ăn chốn ở, và sau là chia sẻ đượcvới những người đồng cảnh ngộ. Thằng Khiêm nó chỉ mới phát bệnh thờigian gần đây thôi mà đã như thế này rồi đó cháu ơi...

Tiếng khóc nấc nghẹn trong lồng ngực già nua của mẹ Khiêm càng làmcho Uyển thêm đau đớn. Cô muốn nói thật nhiều những câu động viên an ủimẹ con Khiêm nhưng thật sự cô không biết dùng lời lẽ nào cho phù hợp với hoàn cảnh này nữa...

- Bác ơi... thế Diễm đã biết anh Khiêm bệnh nặng không? Diễm có đưa con gái tới thăm ảnh không bác?

Mẹ Khiêm chua xót lắc đầu:

- Từ ngày rời khỏi làng, mẹ con bác không hề có mối liên lạc nào vớiDiễm nữa, mà nó thì cũng đâu cần quan tâm đến mẹ con bác làm gì. ThằngKhiêm chỉ là tấm bình phong nó mua về để giữ danh dự vậy thôi... Đứa béđó không phải là con của thằng Khiêm nhà bác... Chỉ tại mẹ con bác hamcái bả giàu sang, phụ tình nghĩa cháu nên giờ mới bị quả báo thế nàyđây...

Nước mắt bà rơi lả chả, cái con người - bộ xương - có tên Khiêm kia nằm im trên giường cũng nước mắt lăn dài.

Uyển nắm chặt tay chồng như muốn được tiếp thêm sức lực. Chồng Uyểncũng là người tâm lý, anh hiểu rõ hơn lúc nào hết, lúc này Uyển cần anhbên cạnh để làm chỗ dựa vững chắc cho cô. Anh nắm chặt tay Uyển ra ý nói với Uyển rằng:

- Không sao đâu, em hãy bình tâm, không có việc gì đâu...

Bất chợt giữa lúc đó Khiêm mở bừng mắt, môi mấp máy như muốn nói mộtđiều gì đó. Bà mẹ cúi sát xuống kê tai vào lắng nghe. Một lúc sau bàngước lên nhìn Uyển, nói như cầu xin:

- Thằng Khiêm nhờ bác chuyển lời tạ lỗi của nó tới cháu. Nó nguyệnkiếp sau sẽ được đầu thai lên làm trâu chó, hoặc làm con của cháu đểđược phụng dưỡng cháu sau này... Chỉ xin một điều... trước khi chết, nómuốn được chính miệng cháu nói lời tha thứ cho nó...

Nước mắt Uyển tràn ra, Uyển nấc lên không nói được gì. Mãi một lúcsau cô mới cố dằn lại được. Uyển rời ghế đứng lên, tiến sát tới giườngbệnh đặt nhẹ bàn tay mình lên bàn tay chỉ còn là mấy que xương đen đúa,cô nói:

- Anh Khiêm, anh an lòng đi! Đã từ lâu rồi em không còn giận hờn hayoán trách gì anh nữa, cho nên bây giờ em không thể nói với anh lời thathứ được. Anh đừng lo, có lẽ tại chúng ta không có duyên nợ, với lạichắc kiếp trước em cũng làm gì đó với anh... Thôi, tất cả những điều đóđã là quá khứ, em quên hết rồi và anh cũng đừng nhớ nữa. Anh hãy yênlòng đi nhé, em không hờn giận anh đâu!

Những que xương rục rịch cử động như muốn co vào để nắm lấy tay Uyểnnhưng chủ nhân nó đã không còn đủ sức để thực hiện cái động tác nhỏ nhoi đơn giản ấy nữa rồi.

Khiêm nhìn thẳng vào Uyển bằng tia nhìn lấp lánh rồi từ từ khép mắtlại, hai dòng nước mắt chảy dài cùng lúc với một hơi thở ào ra rất nhẹ.Mấy ngón tay chưa kịp co vào được giờ đã duỗi ra, hoàn toàn vô cảm.

Khiêm đã trút hơi thớ cuối cùng thật nhẹ nhàng thanh thoát.

Người mẹ khóc nấc lên từng cơn, Uyển tựa vào vai chồng thổn thức...

Chiều hôm đó vợ chồng Uyển không về quê như dự định được mà phải ởlại với mẹ Khiêm vì hai người không nỡ bỏ bà lại một mình. Đồng thời hai vợ chồng cũng muốn hồn Khiêm không quá lẻ loi cô độc khi lìa đời mà bên cạnh chỉ có mỗi một người mẹ già yếu cô đơn!

Hai ngày sau, khi hài cốt cửa Khiêm đã được đưa trở về chùa để thờcúng, chồng Uyển gợi ý đưa mẹ Khiêm về sống với vợ chồng Uyển.

Bà mỉm cười rưng rưng:

- Bác rất xúc động và cảm ơn hai cháu, nhưng thật sự bác không thểquay về đó nữa... Bác không còn mặt mũi... Với lại, bác muốn ở đây đểsớm hôm bầu bạn với thằng Khiêm cho vong linh nó đỡ tủi. Hai cháu đừnglo cho bác, bác sống ở chùa này nhiều năm rồi, giờ nó cũng như nhà củabác vậy, không có gì phải lo đâu các cháu ạ!

Vợ chồng Uyển đành trở về nhà với cõi lòng nặng trĩu.

Mới hay cuộc đời không ai có thể biết trước ngày mai của mình sẽ ra sao...

Một tháng sau, Uyển thấy trong người khang khác nên đi khám bệnh.

Sau khi làm các xét nghiệm, cô bác sĩ nhìn Uyển cười cười:

- Chúc mừng chị nha, chị sắp có em bé rồi đó!

Uyển đang ngồi trên ghế, nghe mấy lời đó mừng đến nỗi muốn nhảy cẫnglên reo hò sung sướng, vì lần khám trước đây cũng chính vị bác sĩ nàybảo Uyển rất khó có khả năng thụ thai được!

- Bác sĩ ơi... em có thai thật sao?

Hiểu rõ được lòng Uyển, cô bác sĩ vỗ nhè nhẹ lên tay Uyển.

- Thật rồi, một tháng rồi đấy! Tình trạng phát triển của cả mẹ và con đều rất tốt. Tôi xin chúc mừng chị! Trường hợp như chị mà thụ thai được là hiếm lắm đó.

Từ ngày biết Uyển mang thai, cả hai vợ chồng mừng vui khôn xiết.

Thỉnh thoảng hai người không quên đi thăm mẹ Khiêm, cả hai không ai bảo ai nhưng họ đều coi đó là trách nhiệm của mình rồi!

Nhiều năm trôi qua, đứa con trai của Uyển ăn học thành tài, và trởthành một doanh nhân có tên tuổi trong giới đầu tư giao dịch với nướcngoài. Đi tới đâu anh cũng được người ta yêu mến và kính phục, vì ngoàitài giỏi ra anh còn là một người hết lòng với công tác xã hội, yêu kínhmẹ cha, thảo hiếu vô ngần.

Những người dân sống gần đó luôn ngưỡng mộ và khao khát được như vợchồng Uyển. Họ đương nhiên có một cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho đến già.

Hết.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang