Sao mình lại có những ký ức này nhỉ? Đây rõ ràng không phải ký ức trước đây của mình! Nhưng tại sao nó lại tái hiện chân thực như vậy?
Những ký ức vừa rồi vốn của một người tên Lý Thiên Minh, cậu ta là con trai cả của Lý gia. Họ Lý ở thành Hàng Châu là một danh gia vọng tộc, mấy đời kinh doanh buôn bán - đến nay đã có cơ ngơi đồ sộ gồm hàng trăm tiệm vải khắp bắc nam, ngoài ra còn rất có tiếng tăm trong nghề gốm sứ và trang sức. Người đứng đầu Lý gia là bà nội của Lý Thiên Minh, sau đó đến cha cậu Lý Văn. Dưới cậu còn 2 đứa em trai tên là Lý Thiên Vũ - 15 tuổi và Lý Thiên Đức - 13 tuổi. Tuy đã 22 tuổi rồi nhưng Lý Thiên Minh vẫn chưa có lấy một cô vợ nào. Lý do duy nhất chỉ là " Chưa thích ". Đúng! Chỉ có thể hình dung là cậu ta chưa thích lấy vợ. Một người anh tuấn, tiêu sái như Lý Thiên Minh thì ai mà không thích cơ chứ!
- Minh nhi! Con tỉnh rồi. Thật là tốt quá! Con có biết mọi người lo lắng cho con thế nào không? Ta và phụ thân, phụ mẫu của con khi biết tin con bị ngã ngựa thì lập tức đến đây. Cũng may đại phu bảo con chỉ bị thương nhẹ ở đầu chỉ cần điều dưỡng mấy ngày là bình phục hoàn toàn.
Cảm xúc trong hắn bỗng dâng trào. Tất cả cảm xúc này là thật. Người trước mặt hắn là bà nội của hắn. Không cần biết trước đây hắn là ai, chỉ biết bây giờ hắn là Lý Thiên Minh. Hai mắt hắn rưng rưng, sống mũi cay cay nghẹn ngào nói:
- Nãi nãi! Là con không tốt! Để cho người phải lo lắng.
- Ừ! Biết thế là tốt. Sau này đừng có để sảy ra việc như thế này nữa đấy ( ánh mắt bà nghiêm nghị còn giọng nói thì ôn nhu).
- Đúng đấy Minh nhi! Sau này con đừng để mọi người lo lắng như thế này nữa. Aizzz! Con từ bé đã thông minh hơn người nhưng lại không thích thi cử để lấy công danh mà chỉ thích vui chơi đó đây. Văn thông, võ thạo mà không sử dụng. Thật là đáng tiếc! Nhưng dù không thi cử, đỗ đạt thì con cũng nên học công việc kinh doanh của gia đình đi. Ta sẽ hướng dẫn con. À còn một việc nữa. Con cung không còn nhỏ gì nữa cũng nên thành gia lập thất đi. Mấy lần trước để con từ chối nhưng lần này thì nhất định phải theo ý ta. Việc chọn vợ cho con đã có ta và nãi nãi của con lo liệu rồi ; nên con cứ lo dưỡng thương đi.
- Phụ thân! Con........
Hắn còn chưa kịp từ chối thì người đàn ông kia đã khoát tay ra hiệu cho hắn im lặng.
- Phụ thân con nói phải đấy Minh nhi à. Con mới tỉnh dậy cơ thể còn suy nhược để mẫu thân tự mình xuống nhà bếp làm cho con bát canh gà tần bồi bổ.
- Mẫu thân! ( Hắn rơm rớm nước mắt nói)
- Thôi được rồi con nghỉ đi.
Khoảng một tuần sau cơ thể hắn đã bình phục gần như hoàn toàn. Ở trong phủ mấy ngày hắn cảm thấy rất chán thế nên hắn gọi thư đồng của mình là tiểu Phúc lại bảo:
- Tiểu Phúc hôm nay ta dẫn ngươi ra ngoài dạo chơi.
- Không được đâu thiếu gia. Lão gia bảo cậu vẫn chưa bình phục hẳn không được ra ngoài.
- Ta không cần biết! Thế ngươi có đi không?
Hắn vừa dứt lời đã quay đầu đi thẳng ra hướng đại môn ( cửa lớn). Thấy vậy tên tiểu đồng chỉ còn biết chạy theo. Đi khỏi Lý phủ một đoạn bỗng thấy phía tiểu đình ( một công trình kiến trúc có mái, không có tường bao được đặt ở vươn hoa hoặc bên đường để nghỉ chân) cạnh Tây hồ có rất nhiều văn nhân, tài tử tụ tập. Đi đến gần thì hắn rất ngạc nhiên. Một cô gái có 2 búi tóc trên đầu ; nhìn là biết nha hoàn của một phú hộ nào đấy đang đối đáp với một đám văn nhân. Quay đầu nhìn sang một góc khác thì hắn liền ngẩn người ra. Phía trước hắn là cô nương vô cùng xinh đẹp. Cô ấy có mái tóc đen tuyền, nước da trắng như trứng gà bóc, nụ cười và ánh mắt đều tuyệt đẹp khiến bất kỳ nam nhân cũng không thể rời mắt. Vị cô nương này đang ngồi trên một cái đài toạ ( cái trụ, cái bệ) hướng ánh mắt trông nhu mì nhìn về phía nha hoàn kia. Thân hình cô ta thanh mảnh lại được những gợn tóc phất phơ trong gió tô điểm càng toát lên vẻ đẹp thoát tục.
Không biết chuyện gì sảy ra Lý Thiên Minh liền hỏi một vị công tư bên cạnh. Hoá ra mấy cái tên văn nhân, tài tử kia thấy tiểu thư nhà người ta xinh đẹp cố ý trêu trọc. Vị cô nương kia thấy vậy liền ra một điều kiệt, nếu ai đối thắng nha hoàn của cô thì cô sẽ cho người đó biết tên của mình. Trong lòng Lý Thiên Minh tuy bất bình với đám văn nhân kia nhưng cũng rất hứng thú với việc đối câu. Hắn khoanh tay trước ngực, chăm chú theo dõi diễn biến.
- Nam tôn nữ, nữ tôn nam, nam bang nữ trợ ( nam trọng nữ, nữ trọng nam, nam giúp nữ đỡ). - Nha hoàn kia đọc vế trên rồi ra hiệu cho mọi người đáp. Một vị công tử trông rất tiêu sái đứng đầu hàng kiêu ngạo đáp:
- Phu kính thê, thê kính phu, phu đức thê hiền ( chồng kính vợ, vợ kính chồng, chồng đức vợ hiền).
- Hay! Hay! ( Những tên tài tử còn lại thi nhau giơ ngón cái lên thể hiện sự tán thưởng)
- Chim hót, hoa hương, một bức thiên nhiên xuân vẽ.
- Khách vui, chủ sướng, đầy nhà rực rỡ gấm hoa.
Nha đầu kia cứ ra vế nào là tên công tử đẹp mã kia lại lập tức đối được.
Nhìn vị công tử này khá quen mặt nhưng Lý Thiên Minh không nhớ rõ gặp ở đâu. Hỏi người bên cạnh mới biết hắn là Chu Vị - một trong tứ đại tài tử của thành Hàng Châu. Chu Vị được mệnh danh là vua câu đối ở Hàng Châu. Quả nhiên gặp phải cao thủ ; nha hoàn kia liền đến bên cạnh tiểu thư nọ thì thầm điều gì đấy. Hai người thì thầm một lúc thì nha hoàn kia bước đến chỗ Chu Vị lớn tiếng nói:
- Tiểu thư nhà ta có câu này mong được công tử đây chỉ giáo!
- Da trắng vỗ bì bạch.
Vế đối này thật là quá hiểm hóc. Bì bạch có nghĩa là da trắng nhưng cũng là từ tượng thanh. Có thể nói đây là vế đối kinh điển. Mấy tên văn nhân, tài tử kia đều chống cằm suy nghĩ nhưng cuối cùng cũng chỉ biết lắc đầu than:
- Vế trên của vị tiểu thư nhà cô có thể nói là rất vi diệu. Bái phục! Bái phục!
- Chu huynh không biết có đối được vế đối kia không vậy?
- Àiiii! Vế đối trên thật quá huyền ảo. Ta cũng chỉ có thể đối được nửa ý mà thôi.
- Đến huynh mà cũng chỉ đối được nửa vế thì đây đúng là " thiên cổ tuyệt đối rồi ".
Thấy Chu Vị cũng không đối được mấy tên tài tử kia chỉ ngậm ngùi. Thấy cục diện đã an bài - không còn gì để xem nữa nên Lý Thiên Minh đang định rời đi thì có một tiếng nói cất lên:
- Đây không phải là Lý huynh hay sao. Nghe nói mấy hôm trước huynh bị ngã ngựa không biết nay đã bình phục hẳn chưa! ( Tên này nói giọng đầy mỉa mai)
- Ồ! Là Lý đại công tử của Lý gia đây mà. Sao không ở nhà tập tành võ nghệ mà đến đây làm gì vậy?
Bị mấy tên này trêu trọc, Lý Thiên Minh tức sôi máu nhưng hắn vẫn dữ thái độ ung dung chắp tay về phía trước đáp:
- Cám ơn mấy vị huynh đài quan tâm! Lý mỗ tập võ cũng chỉ để rèn luyện sức khoẻ. Cũng như mấy vị đây dùi mài kinh sử để có thể: " đối câu " vậy! ( Giọng hắn tuy nghiêm túc nhưng hàm ý lại mỉa mai lũ tài tử này)
Bị châm chọc lại mấy tên kia tức lắm nhưng không làm gì được. Thấy vậy tên Chu Vị bước đến nói:
- Lý huynh nói vậy không phải mỉa mai tất cả chúng ta sao! Huynh cũng là người đọc sách chắc cũng biết vế trên của vị tiểu thư này khó thế nào chứ? Không biết Lý huynh đây có thể đối được vế trên không?
- Ồ không biết vế đối của Chu huynh là gì? Huynh vừa bảo chỉ đối được một nửa. Ta cũng muốn nghe thử!
- Xấu hổ! Xấu hổ! Vế dưới của ta là: " Trời xanh màu thanh thiên ".
- Ồ! Vậy tiểu đệ xin phép được đối thử! Mong vị tiểu thư và các huynh đài đây cho nhận xét!
- Rừng sâu mưa lâm thâm. ( Lâm thâm vừa có nghĩa là rừng sâu lại vừa là từ tượng thanh)
- Hay! Hay! ( Mấy tên tài từ kia tuy có giận hắn lúc nãy mỉa mai mình nhưng chính hắn cũng là người lấy lại thể diện cho đám nam nhân này)
Chu Vị thấy hắn đối được cả hai ý của vế đối liền cảm thấy ganh ghét. Hắn nói:
- Đối rất hay nhưng ta thấy cũng chưa phải là vế đối hoàn chỉnh. Đây vẫn có thể xem là một " tuyệt đối ".
Mấy tên tài tử kia thắc mắc hỏi:
- Sao lại không hoàn chỉnh vậy? Chu huynh có thể giải thích rõ hơn không?
- Các vị có thể thấy: " Da trắng " không đối bằng " má hồng ", " mắt tuyền " thì thôi sao lại đối bằng " rừng sâu ". Hơn nữa " mưa " mà đối được với " vỗ " thì nắng tất phải đối được với " sờ " và " tạnh " đối được với " xoa ".
Nghe hắn giải thích mấy tên tài tử chỉ biết ôm bụng cười. Còn vị tiểu thư kia mặt hơi ửng hồng.
- Hoá ra huynh cũng không phải loại: " Không biết gì! ".
- Ngươi!
- Thực ra ta chỉ muốn thử tài huynh thôi. Vế đối thật sự của ta là gì thì huynh hãy dỏng tai mà nghe: " Lão Hắc đen cười hắc hắc ".
( Từ " hắc " vừa ấm chỉ lão già họ Hắc lại vừa có nghĩa là màu đen. Khi kết hợp lại thì tạo thành một từ tượng thanh chỉ tiếng cười. Mà động từ " vỗ " lại có thể đó bằng một động từ khác là " cười ". Quả là một vế dưới hoàn hảo.)
P/s: Vế dưới mình nghĩ cả buổi tra từ điển mãi mới nghĩ ra đấy:))