Y sảng khoái rùng mình một cái, bảo, bên phải, đừng để trực tiếp dưới ánh mặt trời, nếu không sách phơi nắng lâu sẽ phai màu.
Một người công nhân nghe vậy, “Ồ” dài một tiếng, bảo sẽ học tập, tương lai trang trí phòng ngủ cho con trai giống thế.
Ba giờ chiều, xe của công ty chuyển nhà lăn bánh rời khỏi khu nhà, nhóm công nhân tiện đường mang hộ rác bọn họ muốn vứt xuống tầng, hai người cảm tạ rồi chào tạm biệt, vào nhà sửa sang nốt công việc còn lại. Nâng máy giặt quần áo vào phòng giặt, xoay đầu sofa, xếp chồng mấy cái ngăn tủ thành hình thang, nối đèn điện cho quầy bar, cuối cùng ghép cái giá trưng bày đặt trên mạng, nhìn bản mẫu, thao tác theo từng bước, chẳng khác mấy em nhỏ xếp gỗ là bao.
Nhìn quanh thấy từng món đồ gia dụng đều được sắp xếp thỏa ý, không gian sau khi quy nạp trở nên rộng rãi sáng sủa, khiến người dễ chịu. Cách phối hợp đồ trong nhà có thiết kế, trông chỉnh thể cách điệu giản lược mà gọn gàng chững chạc. Tông chủ đạo là đen, trắng, xám, điểm xuyết chút tông trầm hoặc xanh thẫm, phối thế nào cũng không sai, bất kể là đồ dùng nhỏ hay to, đều được chọn lựa tỉ mỉ.
Vội vội vàng vàng đến năm giờ, ngày tàn bóng xế, một khoảng nắng chiều nồng rực chầm chậm tựa vào ban công, Cảnh Doãn mở toang hết cửa lẫn cửa sổ mỗi phòng để gió lưu thông, rồi cùng Khang Sùng đứng chân trần trên nền đất màu chàm bị ánh mặt trời dội nóng hực. Trong quầng sáng xưa cũ, khuôn mặt hai người trân quý tựa như những bức ảnh cất giữ nhiều năm, hết thảy thế rồi lại sáng bừng như mới.
Cảnh Doãn thì thào: “Như thể đang nằm mơ vậy.”
Khang Sùng đỡ em dẫm lên bàn chân mình, hai người quấn quýt tay chân, mặt kề mặt, bóng hình đong đưa qua lại. Tốc độ chảy trôi của thời gian ngưng trệ, vĩnh viễn lưu luyến bên ngày hạ cuối cùng.
Em rũ mi, không dám nhìn người ta, chẳng biết làm thế nào, không nói ra thì dường như sẽ chẳng kiềm chế nổi, gục mặt vào hõm vai Khang Sùng dụi dụi.
“Anh ơi.”
“Ừ?”
Em ngưng thở, yết hầu nuốt khan, lúc cất lời giọng hơi khàn khàn.
“… Thích anh nhiều lắm á.”
Đợi đến khi ngày tắt hẳn, hai người mới ra ngoài đi dạo IKEA mua chén khay bát đĩa, bình nước, nến tinh dầu, khăn mặt bàn chải đánh răng, hộp đựng đồ, gạt tàn thuốc, thớt gỗ, tranh treo tường, khăn trải bàn, thảm cửa. Chả biết có dùng tới hay không, còn lấy một con nhím bằng nhung biết kêu oai oái, dưới bụng có một hạt rỗng ruột, không biết nguyên lý thế nào mà niết một cái là kêu, Cảnh Doãn bất thình lình bị dọa, chọc tên Khang Sùng không có lương tâm cười như điên, ăn nện một phát cũng nhất quyết mua, gã tự cảm thấy IKEA chưa bao giờ thú vị nhường này, hứng trí dạt dào, đi lòng vòng bao lâu cũng không chán.
Xách hai túi chiến lợi phẩm, hai người đành qua tiệm ăn gần IKEA ăn tạm, mỳ Ý sốt thịt viên với cơm hải sản kiểu Ý, khách quan đánh giá thì vị tàm tạm, ngược lại món được nhất là món cánh gà nướng vốn chỉ có mặt cho đủ. Nước sốt ngọt cay, nướng vừa tới ngon miệng, dầu tiết ra ngoài da nướng thành lớp giòn rụm, tẩm muối đường, dậy vị caramel làm người ta khó quên.
Về nhà mở loa, hai người nằm liệt trên sofa mới khui hộp một lát, nghe nhạc, nói chuyện phiếm, dọn dẹp đồ đạc tiếp. Ngày đi làm thì chẳng còn tinh lực, tan tầm phải nghỉ ngơi, thế là muốn nhân ngày nghỉ nâng cao sỹ khí sắp xếp xong. Cùng lắm thì đêm nay ngủ ở đây, dù sao cũng có giường.
Bất tri bất giác đã gần mười hai giờ, hai người vừa buồn ngủ vừa khát, quẹt dép lê xuống lầu mua đồ uống lạnh.
Khu nhà mới này không náo nhiệt bằng đại viện hai đứa ở hồi trước, người người tụ tập. Hoặc có lẽ do ở đây chưa nhiều hộ dân lắm, đêm khuya điềm nhiên tịch mịch, mấy cây đèn đường đan xen giữa vườn hoa, còn cái thứ đang phát sáng kia nữa, ban ngày Cảnh Doãn chưa phát hiện, giữa hai khóm vạn niên thanh được cắt tỉa tròn vành vạnh kia có một máy bán hàng tự động, khoác lên mình nước sơn đỏ, trên giá bày đầy bình chai đồ uống.
Khang Sùng ném mấy đồng xu linh đinh lang đang vào, ấn nút trà chanh rồi ngồi xổm xuống chỗ nhận hàng chờ.
Sắp qua cả phút đồng hồ, vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Gã với Cảnh Doãn liếc nhau, cả hai ngớ ra. Trên mặt Cảnh Doãn còn hai vết nhọ hề hề bị tay bẩn quệt, y cũng ngồi xổm xuống, thất thần chẳng biết làm sao.
“À.” Khang Sùng giật mình tỉnh ngộ: “Cái này hỏng rồi.”
Hai người ngồi xổm trước máy bán hàng tự động bị trục trặc, trừng mắt nhìn đồ uống thấy được mà chẳng uống được, cuối cùng rụt vai cười khanh khách. Chả biết cười gì, cơ mà ngừng không nổi, cười ngồi cả ra đất, rồi sáp gần hôn môi, lại ngừng để cười, cứ thế âu yếm bên môi lẫn hôn sâu thật nhiều lần.
Nhưng vẫn không thể lỡ việc được, phải đi ra cửa hàng tiện lợi ngoài khu nhà mua đồ uống thôi. Chiều Cảnh Doãn vừa vào, lại bởi diện mạo được công nhận, thế là cô thu ngân nhận ra y, gật đầu chào, quay qua nhìn Khang Sùng, con ngươi lóe lên, mặt hơi hồng hồng.
Khang Sùng vẫn nhìn Cảnh Doãn, muốn cười mà phải nín, nhìn thẳng hai mắt em, cố tình thả chậm động tác, lấy một hộp áo mưa trên giá xuống, tính tiền.
Kết quả là đêm ấy về chả làm cái gì hết, hai người lao lực cả ngày, chẳng dư dật gì, ngã vật ra giường là ngủ say như chết.
Hôm sau chưa tỉnh nhóm bố mẹ đã gọi điện, bảo đóng gói đồ cá nhân linh tinh còn trong nhà cũ vận chuyển qua rồi, dặn hai đứa nhanh nhanh chuẩn bị nhận đồ.
Khang Sùng đành bất đắc dĩ xuống giường ra mở cửa, trước mặt bày ba thùng sách chắn tịt cửa, đều là tài sản quý giá của người yêu gã, nhấc lên không nổi, chỉ còn cách đẩy vào. So với mấy thứ quần áo, giày chơi bóng, đĩa nhạc, đồ sưu tầm đặt bên cạnh, chúng đều đáng làm nền thôi.
Hai người chỉ ăn bữa sáng, lên tinh thần dọn sách, bỏ từng quyển từng quyển lên giá, dần dần đầy ắp lên, trông đẹp ghê, trong lòng cũng đầy cảm giác thành tựu.
Xếp được quá nửa đống sách, thùng giấy rỗng một cái, hai người nghỉ ngơi chốc lát, sóng đôi ngồi trên thảm trái sàn bị sofa bao quanh, liên kết máy tính với màn chiếu, muốn tìm bộ điện ảnh xem. Cảnh Doãn chọn một bộ từ năm 1977, tên “Le Camion”.
(Le Camion – The Lorry: một bộ phim chính kịch của Pháp năm 1977 do Marguerite Duras đạo diễn, tham dự Liên hoan phim Cannes 1977.
Một nhà văn nữ đọc cho một diễn viên hài kịch bản của bộ phim tiếp theo của bà ấy. Phim kể về một người phụ nữ đi nhờ xe tải. Trong cả chuyến đi, chỉ có cô ấy cất lời và người lái xe thì lắng nghe cô mà không nói gì. Phim không chiếu cảnh nam nữ diễn viên, chỉ có các cảnh một chiếc xe tải lớn đi qua vùng nông thôn.
https://www.youtube.com/watch?v=J-0qxgG4FGg )
Một bộ phim nổi danh của Marguerite Duras. Sắc thái hình ảnh âm u, các công trình kiến trúc đều ủ ê bụi bặm, bầu trời chen chúc từng đụn từng đụn mây rối như bông, là mùa đông. Một chiếc xe tải thùng kín màu lam khởi hành giữa mù sương, thỉnh thoảng màn ảnh lắc lư, lời thuyết minh vang lên. Một người phụ nữa dùng tiếng Pháp nói: “Đây là một quốc lộ đi thông tới bờ biển.”
Một trận sấm rền nổ rạch đường chân trời, chấn động khiến người ta nghe chẳng rõ nhạc phối nữa, Cảnh Doãn ngắm nhìn ngoài cửa sổ, giọng khẽ khàng: “Mưa rồi.”
Như lời y nói, ngoài trời gió bắt đầu rít, ánh nắng trong phòng loãng dần, tối đi vài phần. Khang Sùng mở một túi khoai tây lát mỏng, ăn một miếng, uống một hơi bia.
Gã uống bia đen, Cảnh Doãn uống bia sữa, hai người giơ lon, cụng cái tượng trưng.
Trong phim, một nam một nữ đang đọc diễn cảm kịch bản, người phụ nữ lớn tuổi hơn, gầy gò; người đàn ông có cằm khá dài, mũi to. Bọn họ ngồi bên bàn tròn trước giá cắm nến, xung quanh một màu đen kịt. Cảnh trong gian phòng không cửa chuyển qua đường quốc lộ đi thông tới bờ biển.
Trời đã sáng, xe tải chạy qua vùng thôn quê, nhà máy, ống khói, cây bạch dương, tiếng nhạc đệm dương cầm sôi nổi hơn, lại tự dưng ngưng bặt mà không có dấu hiệu báo trước nào. Người phụ nữ tiếp tục đọc diễn cảm kịch bản, xuyên suốt từ đầu đến cuối cả bộ phim nhựa.
Hai người bắt đầu hôn môi.
Cảnh Doãn nằm xuống, một tay Khang Sùng ôm gáy em, để đệm phía sau, tay còn lại nắm chắc mắt cá chân em, giao vào sau eo, chân cũng víu lên, da thịt lộ ra theo ống quần tuột xuống, lõa lồ. Cọ sát và dính nị, thở dốc lẫn do dự đều được che dấu dưới tiếng màn chiếu vận hành ong ong, hòa thành một phần bộ phim nhựa.
Tàn ánh sáng trắng chiếu sáng nửa gương mặt Cảnh Doãn, tiếng thở nặng nề, lời không cất, đầu lưỡi thoáng hương bia sữa, môi khẽ cong, nhục cảm vô cớ. Ánh mắt em ươn ướt, bộc trực, mặc người bắt lấy, vì thời khắc này mà chờ đợi đã lâu.
Khang Sùng dùng một tay vén áo cởi quá đầu, cúi xuống bế bổng em lên, dép cũng mặc kệ, chịu sức nặng hai người, đi về phòng ngủ.
Một chồng sách đặt trên đất bị đạp đổ, quyển cao nhất trượt xuống, là tập đoản văn của Tất Phi Vũ, “Ngày mai hãy còn xa lắm”. Trong phòng khách rộng rãi, điện ảnh hãy đang mở, giọng nam bộc bạch hỏi: “Đây có thể là một bộ điện ảnh… Về tình yêu ư?”
“Đúng.” Người phụ nữ trả lời: “Cái gì cũng có phần. Đây là một bộ điện ảnh nói về tất thảy.”
“Cùng lúc giữa thời khắc nói về mọi thứ ấy, cũng chính là nói về tình yêu.”