Thời tiết trở lạnh, lá cây rơi lác đác cuộn thành vòng xoáy theo gió thổi qua.
Trong phòng nhận thư trước toà nhà, một chú bảo vệ khoác áo mũ xám vừa xoa tay vừa than vãn cùng đồng nghiệp kế bên: “Cái máy sưởi này tốn chỗ vô ích rồi.”
“Với mức lương này tôi ngủ bên ngoài còn được… con tôi… thôi, không nhắc nữa.” Đồng nghiệp vừa nhận chức nói tiếp: “Ông Trương nhà bác trụ ở đây ngần ấy năm, ắt cũng tích cóp đủ tiền rồi chứ nhỉ.
Hợp đồng bảo mật kia quái đản thế nào ấy.”
“Không hẳn, bao năm rồi, có điều tôi cũng không có nhu cầu tiêu tiền.” Ông Trương thở dài hỏi: “Chú có con à?”
“Có ạ.
Chỉ giỏi ăn với ngủ, tốt nghiệp xong ăn bám ở nhà ăn ngủ chơi game, thế nhưng rất biết cách tiêu tiền…” Người đồng nghiệp ngại ngùng.
“Cứ cắt tiền nó thì nó tỉnh ra thôi.” Ông Trương thờ ơ khuyên nhủ.
“Cũng tại mẹ nó chiều nó tới hư, sao một sớm một chiều có thể…”
“Thôi, đừng nhắc đến nữa.” Ông Trương an ủi: “Cũng may chỗ này trả khá tốt — nhưng nhân viên nơi đây đi sớm về trễ, tới giờ tôi cũng không biết họ làm gì.”
“Hầy,” đồng nghiệp cất lời nhắc nhở: “Đừng nhắc tới.”
“Chú ơi.” Một người thanh niên gõ lên cửa kính rồi đặt một chiếc hộp màu đen rất tinh xảo lên bệ cửa sổ: “Có thể cho cháu gửi nhờ không ạ.”
“À, Hồ Lô tới rồi hả.” Chú bảo vệ niềm nở chào thân thiện, lướt qua món đồ trong tay cậu và nở nụ cười: “Cái này gửi ai nào?”
“Để tặng cho sư phụ ạ.” Hồ Lô mỉm cười: “Nhờ chú gửi lời giúp cháu.”
“Quan hệ hai người tốt ghê nhỉ.” Chú bảo vệ tiếp lời: “Lần này con gửi thuốc bổ hay cao phong thấp thế? Con cứ bảo sư phụ không nhận mà sao vẫn bướng bỉnh không từ vậy hả.”
Hồ Lô nở nụ cười: “Lần này sẽ nhận ạ.”
Cậu rời đi chỉ để lại hai người nhóp nhép miệng.
“Sư phụ cậu ta chắc cũng đầu bạc tám chục gì đó rồi mà còn không nhận lễ vật.”
“Người ta cũng có tự trọng của người già chứ.” Ông Trương cười nói.
“Gói quà lần này thật tinh xảo, còn có viền mạ vàng nữa này.”
Khi người đồng nghiệp nhận lấy, món đồ bên trong cọ nhẹ vào thành hộp khe khẽ vang lên tiếng vật mềm va chạm.
“Anh có ngửi thấy mùi gì không?”
“Không.” Ông Trương đáp.
“Có mùi!” Đồng nghiệp kiên nhẫn đáp: “Có mùi máu phảng phất trong chiếc hộp này.”
Trong lúc hai người run lẩy bẩy mở hộp ra thì sẩy tay đánh rơi chiếc hộp trên mặt đất.
Ba ngón tay lộc cộc lăn ra từ trong hộp.
– –
“Cậu ta đã chết.”
“Tự sát trước mặt Tịch Miên.”
—
Vương Giác không còn nhớ rõ mình đã được Lý Vi bế ngang người và đặt xuống nơi này thế nào.
Dù mang nỗi sợ kim tiêm và sợ không gian kín, nhưng y biết rõ mình không phải loại người yếu tâm lý.
Y biết, phải có một con tim mạnh mẽ cùng cực mới có thể đánh cuộc tất cả mà tàn nhẫn đặt ám thị lên chính mình để Khôi Kình không cách nào làm gì được y, mới có thể ngủ đông nửa năm ròng trên giường trong trạng thái đánh mất mọi khả năng sinh hoạt, lừa gạt một sát thủ chuyên nghiệp ngay trước mắt.
Y tin rằng tất cả PTSD đều chỉ là nỗi sợ sinh lý.
Khi trốn trong nhà Lý Vi y còn có thể vừa khóc vừa nghĩ chiến lược bỏ chạy, và cũng có thể lập tức hỗ trợ Lý Vi chiến đấu ngay khi vừa thoát khỏi giam cầm.
Y hiểu rõ tất cả nguyên do của từng nỗi sợ một, thậm chí có lúc còn phân tích nỗi sợ ấy dưới góc độ chuyên môn trong tâm trạng hứng thú như đang lấy bản thân làm chuyện cười vậy.
Song giờ đây, y đang lâm vào trạng huống hấp hối cực độ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vì y hiểu được lý do cái chết của Diễn Thần — nó đã bẻ gãy cọng rơm cứu mạng cuối cùng của y.
Nó như đang soi rõ vận mệnh của chính y vậy.
Lý Vi không tra khảo y thêm nữa, lưng y đã bị thương, lòng bàn tay xuyên thủng, và trạng thái tâm lý bất ổn cùng cực — có lẽ cũng chẳng cần làm thêm gì cả.
Qua cách bài trí có thể thấy đây là căn hộ của anh ta, quả là một căn phòng giam thực sang trọng.
Khi Lý Vi bê thức ăn vào, y cũng chẳng buồn cho anh ta một ánh nhìn.
Anh ta tiến lại gần, Vương Giác xoay người.
Lý Vi bèn đi vòng một vòng đến trước mặt y, Vương Giác nhắm mắt lại.
“Cậu có thể làm lơ tôi.” Lý Vi nói đoạn, múc một muỗng cháo đặt bên miệng y: “Nhưng cậu không thể bỏ ăn.”
“Cậu thích ăn ngọt mà nhỉ, tôi có cho đường vào đấy.”
Vương Giác mím chặt môi, nước cháo vàng nhạt thuận theo khoé miệng chảy xuống lọt thỏm vào hõm cổ.
Y cũng chẳng hề phản kháng mà cực kỳ ngoan ngoãn.
Song cũng không đáp một câu với Lý Vi.
Mấy ngày vừa qua y liên tục mất ngủ, dẫu hơi lim dim một chốc cũng sẽ choàng mình tỉnh giấc.
Về đêm Lý Vi sẽ ôm y ngủ, vào những lúc cơ thể y bất giác run rẩy co giật, anh sẽ gỡ bàn tay đang siết chặt ga giường của y hòng để y nắm lấy tay mình.
Mà dường như Vương Giác dù phải chống đối bản năng và gồng tay giữa không khí đến mức cơ khớp trắng bệch cả ra đi nữa thì cũng không cam lòng nắm lấy tay anh.
Lý Vi chẳng còn cách nào khác đành vội vã ôm người vào ngực, không ngừng xoa đầu y.
Sau mấy ngày chìm đắm, Vương Giác đói bụng đến nỗi cơ thể chẳng cung cấp đủ năng lượng để não bộ tư duy được nữa.
Đáng ra Lý Vi nên truyền glucose cho y để níu kéo tính mạng nhưng anh không làm mà chỉ tiến hành giải mẫn cảm hệ thống hết lần này đến lần khác trong vô vọng.
Thời điểm này mà lại để tâm đến chứng sợ kim tiêm của y, thật chẳng hiểu nỗi anh ta nghĩ gì.
Nhưng y biết, mình không muốn trở thành Diễn Thần thứ hai.
Y không muốn trở thành một lữ khách bước ngang qua cuộc đời Lý Vi.
Nếu phải chết như thế thì trước khi chết, quan hệ giữa hai người họ mãi mãi vẫn chỉ là đối nghịch.
Tâm lý quật cường của Vương Giác thúc đẩy y vật vã bò thoát khỏi vực thẳm.
Thế là y bắt đầu tiến hành cấp cứu tâm lý —
Hợp lý hoá tâm lý[1] là cơ chế phòng vệ tự thân mỗi khi con người không còn khả năng đạt đến mục đích.
Ví như khi người bệnh Stockholm không thể xoay chuyển tình cảnh của mình thì hệ thống phòng vệ tâm lý được kích hoạt, trường hợp thứ nhất, nó khiến bản thân nảy sinh tình yêu với hung thủ theo “cơ chế quả chanh ngọt”[2]; trường hợp thứ hai, nếu người bệnh nhận ra hung thủ cực kỳ không thích mình sẽ hợp lý hoá sự không thích này, biểu hiện bên ngoài của nó là thể hiện bản thân cũng không để tâm đến việc thiếu thốn tình cảm đó theo “cơ chế quả nho chua”[3].
“Tôi…” Một hôm nào đó, y đã khàn giọng lên tiếng sau khi được Lý Vi lau khoé miệng khô khốc.
Thấy y rốt cuộc cũng lên tiếng, ánh mắt Lý Vi sáng lên.
“Tôi không còn thích anh.”
Động tác tay anh ta bỗng chốc dừng lại.
“Tôi chỉ là một bệnh nhân Stockholm đáng thương mà thôi.
Tôi muốn được giải thoát.”
“Stockholm…” Lý Vi chậm rãi chau mày: “Cậu có ý gì?”
“Ý tôi là, lúc trước tôi chỉ có thể nghe giọng duy nhất mỗi anh, thế nên tất cả mọi thứ hiện lên trong đầu tôi đều là từ anh.” Vương Giác nhìn trần nhà: “Tôi thích anh là do bị ép buộc.
Hiện tại tôi đã hiểu rõ việc đó.
Tôi bình phục rồi, bác sĩ à.”
Lý Vi híp mắt nhìn y một lúc lâu mà chẳng nói gì.
“Thật thế à.” Anh ta chậm rãi gằng từng chữ: “Cậu chắc chứ?”
“Tôi nói rằng tôi đã bình phục rồi.” Vương Giác chẳng chút nể nang lặp lại lần nữa.
“Cậu nói lại lần nữa.”
“Tôi không thích anh.”
“Cậu, nói lại lần nữa?” Giọng điệu Lý Vi đậm tính uy hiếp không thể cự cãi.
“Tôi, không, thích, anh.” Vương Giác quay mặt lại nhìn thẳng vào anh, nhấn rõ từng lời từng chữ.
Đôi mắt đào hoa xinh đẹp tiều tụy song bướng bỉnh khôn cùng, Lý Vi không nhìn ra được chút sầu muộn nào trong đấy bèn nhíu mày giận dữ.
“Tôi cho cậu ba ngày, nghĩ cho kỹ rồi nói lại.”
Dường như là tác dụng của hợp lý hoá tâm lý, hoặc phản ứng của Lý Vi giúp y cảm thấy cũng không chật vật đến thế, nghĩ vậy giúp Vương Giác thoải mái hẳn ra.
Y muốn lui mình về điểm xuất phát, nếu lùi lại không gọn gàng chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho Lý Vi lấn tới một bước.
— Ôi quả là thứ tự tôn hèn kém của nhân loại.
Ngày thứ nhất.
Biểu hiện cụ thể trong việc tích cực ăn uống:
“Tôi không muốn ăn kẹo, tôi muốn uống kèm mật ong.” Y nói với ly sữa.
“Tôi đau tay, anh đút cho tôi.” Lý Vi ngẩn người, đoạn cầm muỗng múc lên một ít rồi đút tới bên miệng y.
“Nóng quá, anh thổi nguội bớt rồi đút tôi.”
“Ngon quá.” Uống xong ngụm sữa cuối cùng, y cuối đầu ngậm đầu muỗng trong tay Lý Vi không buông, đôi mắt ngước lên nhìn anh và lẩm bẩm: “Muốn thêm một ly nữa.”
Lý Vi bèn cho y uống thêm một ly nữa, sau khi thấy y liếm sữa bên khoé miệng một cách mãn nguyện thì trong lòng nhũn hẳn ra.
“Cậu đã nghĩ kỹ chưa?”
Ngờ đâu Vương Giác chỉ mỉm cười nói với anh: “Tôi không thích anh.”
Trong lòng y nhấn mạnh: Tôi không thích anh.
Lý Vi vẫn luôn đáp ứng mọi đòi hỏi của y, nó làm Vương Giác dần nảy sinh cảm giác thoả mãn khi được trả thù.
Song không rõ vì sao mà ác mộng của y mỗi lúc một nhiều hơn.
Đến giờ đây, y lại càng ra vẻ dịu mềm với anh ta mà nói: “Anh ôm tôi đi có được không?”
Nhưng y chẳng hề nhận ra sau khi nhận được cái ôm thì cơ thể mình chẳng hề thả lỏng mà càng run rẩy nặng nề hơn.
Ngày thứ ba.
Lý Vi đang đút y ăn bánh cupcakes, y bèn muốn làm nũng như trước nhưng vừa mở miệng thì đờ hẳn ra rồi bất chợt bật khóc.
“Tôi không hiểu.” Y nức nở: “Mấy hôm nay anh còn thử cả thôi miên rồi… Tôi thật sự không hiểu.”
“Anh còn muốn nhốt tôi đến lúc nào?” Y hôn lên đầu ngón tay anh như muốn lấy lòng.
“Tôi nói rồi, đây không phải là câu hỏi thôi miên.” Lý Vi cúi xuống nhìn vào ngón tay và cất giọng trầm thấp: “Mà chỉ là giải mẫn cảm hệ thống thôi.”
“Giải mẫn cảm hệ thống có tác dụng gì chứ?” Y khụt khịt hỏi.
“Ngày thứ ba rồi.
Cậu đã nghĩ kỹ chưa?” Lý Vi không không trả lời mà hỏi lại.
Khi hỏi mắt anh ta không hề nhìn y.
“Sao anh phải cố chấp tình cảm của tôi đến vậy?” Vương Giác nghẹn ngào trong máu và nước mắt: “Anh không biết thích là gì, anh còn chẳng buồn để tâm đến nó cơ mà.”
Nước mắt trên mặt y còn chưa khô nhưng giọng điệu thật buốt giá.
“Tôi biết rồi, là anh thích quản chế tôi ư?”
“Vì tôi thích anh nên anh muốn tôi giữ lại chứng cứ này cả đời rồi giao mạng cho anh sao?”
Khoé mắt cánh mũi y đều ửng đỏ, tầm nhìn y nhạt nhoà.
Chỉ nói đôi câu cự cãi thôi mà giọng đã trở nên yếu ớt, ngay cả hơi thở cũng mong manh.
“Tôi không thích… Anh thả tôi ra đi…”
“Không phải cậu hỏi tôi định nhốt cậu đến khi nào à?” Lý Vi chợt nói: “Tôi sẽ nhốt cậu đến khi cậu thích tôi.”
Bờ mi đẫm nước mắt của Vương Giác run rẩy.
Lý Vi ôm mặt y lên bằng hai tay, dùng ngón tay lau khô hai hàng nước mắt, cất giọng ôn tồn hỏi y: “Bây giờ cậu còn sợ tiêm không?”
“Sao cơ…”
Y tưởng anh ta đang đe doạ mình bèn yếu ớt: “Gần đây cơm ăn rất ngon…”
Nhưng y đoán sai rồi, những lời y nghe được tiếp theo mới hãi hùng hơn hết thảy mọi điều Lý Vi từng nói lúc trước.
“Cậu nói đúng.
Tôi không biết thích là gì, nhưng điều duy nhất tôi biết chính là, tôi vẫn muốn tiếp tục nhìn thấy cậu.”
“Khôi Kình nói không sai, tôi không nên có điểm yếu, vì như thế sẽ tổn thương mình.”
Lý Vi lấy ra một cái hộp, bên trong có một kim tiêm chứa chất lỏng màu xanh nhạt.
“Nếu cậu bảo thích tôi là bởi ban đầu trong mắt cậu chỉ có tôi.” Anh ta chậm rãi đến gần gương mặt thẫn thờ bàng hoàng của Vương Giác: “Thế thì nếu chúng ta trở về thời điểm ban đầu, có phải cậu sẽ vẫn lại thích tôi không?”
“Thật ra trong những năm đó, cũng chỉ khi bên cạnh cậu và nói chuyện với cậu tôi mới được là chính mình.
Cậu biết không, tôi sớm đã buộc mình với cậu rồi đấy.
Ngờ đâu sau khi tỉnh dậy cậu lại muốn bỏ trốn cơ chứ, việc đó càng đẩy sâu dục vọng chiếm hữu của tôi với cậu hơn.”
“Gọi là thế đúng không nhỉ? Dục vọng chiếm hữu ấy.”
Lý Vi cười khẩy, nâng mặt của y lên và không ngừng trao hôn trên những giọt lệ đang tuôn trào.
“Tôi muốn chiếm hữu cậu, muốn trong mắt cậu chỉ có mình tôi.”
“Tôi sẽ vẫn tiếp tục kể cậu nghe chuyện của mình, tôi còn có thể giúp cậu… cậu có biết rằng người thực vật cũng có thể cương không?” Anh dừng đoạn như đang hồi tưởng: “Cậu chỉ rên nhẹ thôi là tôi biết ngay cậu đang gọi tôi ‘bác sĩ ơi’.”
“Chúng ta trở lại thời điểm ban đầu, thời điểm và trạng thái thoải mái nhất, có được không nào?”
“Như vậy cậu sẽ không thể trốn thoát được nữa.”
– Hết chương 34 –
Chú thích:.
truyện ngôn tình
[1] Hợp lý hoá tâm lý (rationalisation): là một dạng cơ chế phòng vệ (defense mechanism) trong tâm lý học, được đề ra bởi nhà tâm lý Sigmund Freud trong Thuyết Phân tâm, bạn có thể đọc thêm về các cơ chế phòng vệ tâm lý tại đây.
[2] Cơ chế quả chanh ngọt (sweet-lemon mechanism/sweet-lemon rationalisation): là một biểu hiện của cơ chế hợp lý hoá tâm lý, cách lý giải tương tự như tác giả viết trong truyện, tức là não bộ đưa ra lời giải thích hợp lý để bản thân chấp nhận điều mà mình không đạt được.
Mình ví dụ thêm một trường hợp về cơ chế này: Bạn có một cơ hội vào làm ở một tập đoàn đa quốc gia lớn nhưng không đạt được, bạn sẽ tự nhủ rằng nếu mình làm ở một công ty nhỏ hơn sẽ ít áp lực hơn và có thể dành nhiều thời gian cho những đam mê khác ngoài công việc hơn.
Đây là cơ chế “quả chanh ngọt”.
[3] Cơ chế quả nho chua (sour-grape mechanism): là một biểu hiện khác của cơ chế hợp lý hoá tâm lý.
Trường hợp này bắt nguồn từ câu chuyện có một chú cáo thấy chùm nho trên cao và rất nỗ lực nhảy lên hòng bắt được chùm nho ấy, nhưng nó vượt quá khả năng của chú cáo.
Sau nhiều lần thất bại chú cáo tự thuyết phục bản thân rằng đó chỉ là một chùm nho chua và không đáng cho mình bõ công mà thôi..
Danh Sách Chương: