Một lúc sau chỉ thấy một đội được hợp thành từ hơn 10 chiếc thuyền lớn đi về phía huyện Kỳ Xuân. Chiếc thuyền đi đầu có cắm một lá cờ màu đỏ rất lớn viền vàng, lá cờ đỏ là quân kỳ Hán triều. Cũng là quân kỳ của quân Kinh Châu, còn viền màu vàng là biểu thị cờ soái của Kinh Châu Mục.
Tôn Quyền quay đầu lại ra hiệu, Lỗ Túc liền la lớn: - Tấu nhạc lên!
Trên bến tàu tấu lên tiếng nhạc, đội Long sư múa tung bay không khí rất náo nhiệt. Một lúc sau thuyền của Lưu Cảnh từ từ cập bến. Lưu Cảnh đứng trên đầu thuyền tươi cười nhìn mọi người chắp tay thi lễ, đầu đội kim quan, mặc áo bào tím eo thắt đai ngọc thể hiện sự vũ lược và tài văn chương, tư thế rất oai hùng.
Đi theo sau hắn là 20 thân vệ cùng Lưu Mẫn và Tưởng Uyển.
Tôn Quyền hơi than thở nói: - Quả nhiên là người trong rồng phượng, trác việt bất phàm!.
Thuyền lớn dừng hẳn vào bến, có người nhanh chóng đáp thuyền vào bến, Lưu Cảnh đi lên bờ cười nói: - Không dám phiền huynh trưởng phải đích thân đến tốn tiếp!
- Hiền đệ đến rồi, Vi huynh sao có thể không ra đón chứ?
Tôn Quyền cười to, hai người ôm nhau. Tôn Quyền cười nhìn hắn rồi nói: - Một năm không gặp hiền đệ gầy đi nhiều đấy.
- Một năm xảy ra bao nhiêu chuyện, làm sao mà béo được.
Hai người hiểu ý nhau rồi cười to. Lúc này Lưu Cảnh vẫy tay, một tên lính bưng mâm đồng đến, trên mâm có một thanh đoản kiếm. Lưu Cảnh cười nói: - Kiếm này tên là Thanh Nguyệt, đệ cướp được ở Sài Tang vẫn luôn cất giữ đến nay, bây giơ tặng cho huynh trưởng.
Trên thực tế thanh kiếm này là thợ thủ công ở Sài Tang khi luyện Trảm mã kiếm đã rèn ra, nó sắc bén dị thường, chỉ duy nhất có một thanh này. Tôn Quyền lại là người yêu thích nhất thu thập danh kiếm, y lập tức bị thu hút liền rút thanh kiếm ra, thấy thân kiếm màu xanh nhạt, sáng như ánh trăng, đầy hàn khí, sắc bén lạ thường.
- Kiếm tốt!
Tôn Quyền khen ngợi, giao thanh kiếm cho tùy tùng rồi cười nói với Lưu Cảnh: - Nghe nói hiền đệ sinh quý tử, ta cũng muốn thể hiện tâm ý, kim châu bảo bối thì không đáng giá, ta sẽ tặng cho con trai bảo bối của hiền đệ một người.
Y quay đầu lại hô: - Dẫn lên.
Chỉ thấy đám người rẽ ra, một nam tử trẻ tuổi da ngăm đen dắt một con voi nhỏ từ từ bước lên trước. Lưu Cảnh kinh ngạc, hắn đi lên trước chợt nhớ đến trong lịch sử Tôn Quyền có tặng cho Tào Tháo một con voi. Cuối cùng hình như chuyển cho Tào Xung, lẽ nào là con voi này?
Tôn Quyền đi lên phía trước cười giới thiệu: - Con voi này tên là Comilla, một gã thương nhân Lĩnh Nam tặng cho ta, còn có một con tượng nô nữa, con voi nhỏ này rất ngoan, đợi lệnh lang lớn thêm chút nữa có thể cưỡi nó chơi được mà.
- Vậy xin đa tạ huynh trưởng.
Lưu Cảnh sai người dẫn con voi nhỏ và tượng nô lên thuyền lớn, lúc này mới đi theo Tôn Quyền lên xe ngựa. Mọi người vây quanh chậm rãi đi vào trong thành.
Huyện Kỳ Xuân là một huyện nhỏ không có được một vạn người ra đón như thành Đông Ngô, toàn huyện chỉ có mấy nghìn người. Tuy dân số ít nhưng ai cũng tươi cười, hoan hô bọn họ thật lòng ra chào đón Lưu Cảnh.
Mười mấy năm trước, Tôn Kiên giao tranh với Lưu Biểu chính là vượt qua sông ở huyện Kỳ Xuân. Trận chiến đó gần như cả huyện bị phá hủy, người dân huyện Kỳ Xuân khổ sở nếm mùi chiến tranh chờ đợi Tôn - Lưu hòa hảo.
Lưu Cảnh nhìn từng khuôn mặt tươi cười xúc động, hắn nghĩ ngay đến dân chúng Tương Dương, họ cũng thật lòng chào đón mình, hắn không kìm nổi mà thở dài: - Yêu cầu của họ thực ra rất đơn giản, chỉ cần có thể sống bình an. Nói ra thật hổ thẹn, đến yêu cầu đơn giản như vậy mà cũng không thể đáp ứng cho họ được.
Tôn Quyền cũng hơi than thở nói:
- Hiền đệ nói đúng tâm tư của ta!
Xe ngựa dừng lại, huyện Kỳ Xuân không có Ngô vương cung rộng lớn. Phủ đệ của Tôn Quyền hơi khiêm tốn một chút. Tôn Quyền cười hỏi: - Ta nhớ đệ ở Đào phủ ở Đông Ngô, còn ở nơi này thì sao? Để ta sắp xếp hay quay lại ngồi trên thuyền?
Lưu Cảnh áy náy nói: - Ban ngày thì ở đây, tối thì quay lại thuyền, để huynh trưởng quan tâm rồi.
- Vậy quyết định thế đi, hiền đệ đi nghỉ trước đi, tối nay ta sẽ đón hiền đệ đi tẩy trần. Tôn Quyền cười tủm tỉm vỗ vai Lưu Cảnh dẫn theo hắn vào cửa.
Tôn Quyền có thói quen ngủ trưa, ngày nào cũng phải ngủ trưa nửa canh giờ. Y trở lại phòng ngủ trưa, nhưng hôm nay y hơi mệt nên đã ngủ quên, trong lúc đang mơ màng thì bị thị vệ đánh thức.
- Ngô hầu, tỉnh dậy đi.
Tôn Quyền bừng tỉnh, y được đỡ dậy, chỉ thấy đầu đau đớn cảm giác như muốn nổ tung vậy, y nhướn mày nói: - Ta đã ngủ bao lâu rồi?
- Hơn nửa canh giờ rồi, Ngô hầu, quân sư có việc bẩm báo.
Tôn Quyền day day huyệt thái dương, cơn đau đầu giảm xuống, lúc này mới nói: - Mời ông ta vào đi.
Một lát sau Trương Chiêu vội đi vào khom người nói: - Đã quấy nhiễu giấc ngủ trưa của Ngô hầu, rồi nhưng vi thần có việc khẩn cấp muốn bẩm báo.
- Nói đi, có chuyện gì?
Trương Chiêu đi lên trước một bước thấp giọng nói: - Tào thừa tướng phái sứ giả đến rồi.
- Hả?
Tôn Quyền kinh ngạc, cơn đau đầu cũng biến mất luôn, y vội vàng nói: - Bây giờ người ở đâu rồi?
- Ở bến thuyền nhỏ phía bắc, sứ giả không dám xuống thuyền vì sợ quân Giang Hạ nhìn thấy, chỉ phái người đến báo cho vi thần.
Tôn Quyền thấy lạ, thật là khéo quá, hai nhà đến cùng một lúc. Nếu Tào Tháo dám phái sứ giả đến, cũng chính trong hai ngày này là đến rồi, thực ra cũng không có gì lạ, chỉ là hơi trùng hợp mà thôi.
Y hơi trầm ngâm một chút rồi nói: - Ngươi phái một chiếc xe ngựa đi đón y nhưng đừng đưa đến chỗ ta. Hãy đến phủ của ngươi trước đi, ta sẽ đến đó gặp. Chuyện này chỉ có ta và ngươi biết, không được nói cho bất cứ ai.
- Vi thần hiểu rồi.
Trương Chiêu thi lễ vội vàng đi ra ngoài. Tôn Quyền chỉ cảm thấy đầu lại đau như búa bổ. Không ngờ Tào Tháo lại phái sứ giả đến. Y vừa mới quyết định liên hợp với Kinh Châu chống Tào, không ngờ lại có sóng gió nổi lên.
Trên thực tế, Tôn Quyền cũng chưa hoàn toàn quyết định, y vẫn còn hơi do dự. Nếu sứ gỉa của Tào Tháo không đến thì y sẽ thuận nước đầy thuyền hợp tác với Lưu Cảnh, lấy lợi ích từ chỗ của Lưu Cảnh. Nhưng Tào Tháo đã phái sứ giả đến làm cho y hỗn loạn. Tào Tháo lại cho mình điều kiện gì đây?
............
Đương nhiên sứ giả của Tào Tháo chính là Tưởng Cán. Sau khi gã bị Lưu Cảnh thẩm vấn bí mật cuối cùng được thỏa hiệp và đồng ý điều kiện của Lưu Cảnh. Ngoài việc tùy tùng của gã do binh lính quân Giang Hạ cải trang thành, còn lại hết thảy đều như lúc đầu.
Trong phòng, Tưởng Cán đang chuẩn bị đàm phán về tình hình Tào quân chuẩn bị chiến tranh với Trương Chiêu. Đây cũng là một nhiệm vụ mà Tào Tháo giao cho gã. Giải thích với trọng thần Giang Đông về đại quân phương bắc hùng mạnh, nhưng lúc mà Tưởng Cán xuất phát từ Giang Lăng thì bọn họ vẫn chưa biết tin quận Lục An đã đại bại.
Lúc này, có người chạy đến bẩm báo: - Lão gia, Ngô hầu đến rồi.
Trương Chiêu vội vàng ra cửa đón Tôn Quyền. Tưởng Cán ở trong phòng đang rất căng thẳng. Lưu Cảnh gửi cho gã một bức thư giả, gã không biết nội dung bên trong, đang rất lo lắng không khôn khéo thì sẽ bị Tôn Quyền nhìn thấu.
Lúc này, rèm cửa được vén lên. Trương Chiêu dẫn Tôn Quyền vào phòng: - Tưởng tiên sinh, vị này là chủ công của tôi.
Tưởng Cán chỉ cảm thấy ánh mắt của Tôn Quyền rất sắc bén, dường như nhìn thấu bộ mặt của mình. Gã chột dạ tiến lên thi lễ: - Tại hạ Tưởng Cán quận Cửu Giang, tham kiến Ngô hầu.
Bây giờ quận Cửu Giang cũng chính là quận Dự Chương. Sài Tang vốn dĩ là thuộc về quận Cửu Giang. Sau khi bị Lưu Biểu chiếm lĩnh đã thuộc về quận Giang Hạ. Trên thực tế, lúc triều đình lập bản đồ, Sài Tang vẫn thuộc quận Cửu Giang, chỉ có điều Tưởng Cán không dám nhắc mình là người Sài Tang, nó quá nhạy cảm.
- Tưởng tiên sinh đi đường vất vả, mời ngồi.
Tưởng Cán thấy Tôn Quyền không hỏi mình là người ở đâu ở Cửu Giang liền nhẹ nhõm. Không ngờ gã vừa ngồi xuống thì Tôn Quyền lại cười hỏi: - Hóa ra, Tưởng tiên sinh cũng là người Giang Đông chúng ta. Không biết người ở khu nào quận Cửu Giang?
Tưởng Cán sợ hãi tim gần như nhảy dựng lên. May mà gã đã nghĩ ra cách giải thích, liền kiên trì nói: - Vốn dĩ ta là người Sài Tang. Nhưng mười năm trước vì tránh loạn đã dẫn theo cha mẹ đến Bành Trạch. Lúc còn trẻ ta và Công Cẩn từng là bạn học.
Đây chính là nguyên nhân mà Tưởng Cán không dám thừa nhận mình là người quận Cửu Giang. Gã và Chu Du là bạn tốt, nhưng Chu Du biết gã, gã chỉ có thể nói trước khi Lưu Cảnh trấn thủ Sài Tang thì mình đã đi Bành Trạch rồi.
- Hóa ra là bạn tốt của Công Cẩn. Vậy thì không phải là người ngoài rồi.
Cũng may là Tôn Quyền quan tâm đến thư của Tào Tháo cho nên không tiếp tục truy vấn cha mẹ gã ở đâu nữa. Y trầm ngâm một chút rồi hỏi: - Không biết Tào Thừa tướng muốn nói gì với ta?
Tưởng Cán lấy một cái hộp ngọc ra đưa cho Tôn Quyền: - Đây là bức tư tự tay Thừa tướng viết, mời Ngô hầu đọc qua.
Tôn Quyền lập tức nhận lấy hộp ngọc từ từ mở lấy thư ra. Đúng là thư của Tào Tháo nhưng nội dung không giống lắm.
Tào Tháo hứa hẹn ba năm không đánh Giang Đông nhưng có điều kiện, đó là lấy Vu Hồ làm giới tuyến. Trong ba năm quân Giang Đông không được vượt qua Vu Hồ. Ngoài ra, hai quận Dự Chương và Kỳ Xuân phải do triều đình cai quản, ba năm sau mới trả lại cho Giang Đông.
Về phần liên kết để tấn công Kinh Châu, sau chiến trận sẽ chia cho Giang Đông bốn quận Trường Sa, Quế Dươngthì lại không đề cập đến, nhưng cuối thư là Tào Tháo đồng ý để con thứ là Tào Chương cầu hôn em gái của Ngô hầu làm vợ. Điều này cũng là để đảm bảo.
Bảo chứng cuối thư chính là đại ấn đỏ chót của Thừa tướng đại Hán. Đây là một đại ấn giả do thợ thủ công Giang Hạ khéo léo chế tạo, ngay cả bút tích cũng giống nhau, không có một sơ hở nào.
Quả thực Tôn Quyền không dám tin vào mắt mình nữa. Trong ba năm quân Giang Đông không được vượt qua Vu Hồ một bước. Hai quận Dự Vương và Kỳ Xuân do triều đình cai trị, đóng quân. Ba năm sau trả lại cho Giang Đông. Quân triều đình gì chứ? Đó còn không phải là quân Tào sao?
Tôn Quyền tức giận, cơn ức chế đã đến lúc bùng phát. Đây chính là giấy cam đoan của Tào Tháo ư, một chữ đảm bảo cũng không có, chủ yếu là lừa gạt mình lui binh trước cộng thêm con dấu bảo đảm, mà từ những điều kiện đưa ra này,, xem ra Tào Tháo đã sớm có tính toán rồi.
- Ngô hầu, nội dung là gì vậy? Trương Chiêu ở bên cạnh thấp giọng hỏi y. Ông ta thấy sắc mặt của Tôn Quyền khác lạ liền thấy không ổn.
Tôn Quyền đưa từ giấy cam đoan cho ông ta nói: - Ngươi tự đọc đi.
Trương Chiêu vội vàng đọc một lần, trong lòng nhảy dựng lên. Hai điều kiện kia rõ ràng là để đề phòng quân Giang Đông vào chiếm Kinh Châu. Tào Tháo đây rõ ràng là trong lúc lão viễn chinh Tây Lương Mã Đằng thì quân Giang Đông sẽ có hành động cho nên mới ra điều kiện trước.
Trương Chiêu cũng thầm thở dài. Cứ như vậy sẽ không có hy vọng cùng quân Tào sẽ liên hiệp tấn công Kinh Châu rồi. Thực sự Tào Tháo rất khôn khéo, không để cho Giang Đông một chút ưu đãi nào. Cưới em gái của Ngô hầu thì có ý nghĩa gì chứ?
Ông ta nhìn Tôn Quyền, thấy sự phẫn nộ của chủ công sắp bùng nổ lập tức bảo người cho Tưởng Cán đi nghỉ ngơi trước. Tưởng Cán cũng cảm nhận được sự tức giận của Tôn Quyền, trong lòng y vô cùng sợ hãi, vội vàng đứng dậy ra ngoài.
Tưởng Cán vừa đi thì Trương Chiêu đứng lên thi lễ nói: - Xin chủ công bớt giận!
Một lúc lâu sau Tôn Quyền mới thở dài nói: - Người ta nói Tào Mạnh Đức "thà phụ người trong thiên hạ chứ không để người thiên hạ phụ mình", quả là không sai. Nếu lúc đầu ta đồng ý thì hối hận đã muộn rồi.
Trương Chiêu thầm hổ thẹn, lại hỏi: - Chủ công hy vọng vi thần sẽ lặng lẽ tiễn Tưởng Cán đi đúng không?
- Không!
Tôn Quyền lắc lắc đầu cười lạnh nói: - Y còn giá trị lợi dụng, ta muốn sứ giả của Tào Tháo đến gây áp lực cho Lưu Cảnh, để hắn phải nhượng bộ ở mức cao nhất.
Nửa canh giờ sau, tin sứ giả của Tào Tháo đến huyện Kỳ Xuân đã lan tràn khắp nơi.