Đàn ông và con gái
......
Khoảng thời gian yên tĩnh của nhà hàng "Phúc Lâm Giang" bắt đầu từ ba giờ chiều, những bữa tiệc rượu dù có huyên náo hay kéo dài đến mấy đều kết thúc trước thời điểm này, nhân viên trong nhà hàng cuối cùng cũng có thể ăn trưa, dọn bếp và tranh thủ nghỉ ngơi vài tiếng.
Tiểu Tưởng phụ trách bàn nước* có mối quan hệ xã giao với những người khác trong bếp, thường không tham gia vào những chơi Đấu Địa Chủ với mọi người, thay vào đó, anh đi vòng ra cửa sau Phúc Lâm Giang, vừa hút thuốc vừa ngắm nhìn bãi đậu xe trống rỗng.
Đôi khi không chỉ nuốt mây nhả khói, anh còn thích nhìn Ấn Tú ngồi trên cầu thang sắt vẽ lên chiếc bảng đặt trên đầu gối.
*Bàn nước: Là 1 trong 7 vị trí quan trọng trong nhà bếp Trung Quốc, có nhiệm vụ giết mổ và làm sạch thịt, làm các nguyên liệu giúp đầu bếp.
Ấn Tú là phó nhóm trưởng, là viên ngọc được ưu ái mới của chị Trương - bà chủ nhà hàng.
Nếu đầu bếp phải chú trọng để ý món ăn đưa vào nồi, thì những nhân viên phục vụ quầy lễ tân phải nhìn ánh mắt của khách mà liệu nói chuyện và hành xử.
Tiểu Tưởng còn nhớ lúc Ấn Tú mới đến làm việc, bị "ma cũ" mắng là chân tay lóng ngóng, mắt đui tai điếc, trên thực tế, đa số những cô gái xinh đẹp đều có cái tôi cao, trước đây anh từng chứng kiến một cô gái như thế lập tức cởi đ ồng phục rời đi ngay sau khi bị mắng.
Ấn Tú thì nhẫn nhịn, cũng có thể thấy ở cô xuất hiện những thay đổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ấn Tú có thể nhớ sở thích của tất cả khách quen, thậm chí có thể nhớ họ của những người lạ được khách quen dẫn đến chỉ sau một buổi.
Bước chân của cô nhanh nhẹn hơn, động tác tay nhẹ nhàng tinh tế, không nhìn thấy vẻ khúm núm trên khuôn mặt cô nữa.
Cô nói chuyện cởi mở, biết pha trò và thoải mái, khác hẳn những cô gái ở độ tuổi này.
Mới đầu bị người ta bắt nạt, bị nhéo tay và bóp m ông, đôi mắt Ấn Tú sẽ đỏ sau khi rời khỏi phòng riêng, nhưng bây giờ cô không quan tâm nữa, dù Tiểu Tưởng cảm thấy đôi mắt đỏ hoe của Ấn Tú rất đáng thương và đáng yêu.
Bước vào ngành này, Tiểu Tưởng bắt đầu từ công việc đứng bàn nước vất vả nhất, suốt ngày vật lộn với gà, vịt, cá và hải sản sống, nhưng anh có hy vọng, còn có thể học cách làm món điểm tâm và thịt nướng, đoán chừng trong mười năm nữa, Tiểu Tưởng sẽ trở thành đầu bếp Tưởng.
Đối với nhân viên phục vụ thì khác, dù chị Trương của "Phúc Lâm Giang" có kinh nghiệm quản lý, biết chia các cô gái dưới quyền thành nhiều cấp độ: quản lý tiền sảnh, trưởng nhóm tiền sảnh, phó nhóm, nhân viên phục vụ, v.v...!khác nhau.
Dẫu vậy, họ đều sẽ dứt áo bay đi khi đến độ trưởng thành, dù nói rằng nghề này không có sang hay hèn, nhưng đến khi thực sự phải chọn, có mấy ai nghĩ thế nữa? Bày bàn, rót rượu và dẫn khách, có thể làm đến mấy chục tuổi?
Tiểu Tưởng nghĩ chắc chắn Ấn Tú cũng sẽ bay đi, đặc biệt là khi nhìn thấy hình vẽ kết cấu quần áo trên bảng vẽ của cô.
Tiểu Tưởng không hiểu, chỉ cảm thấy đường nét được vẽ rất gọn, rất mượt: "Em từng học à?" Tiểu Tưởng đưa điếu thuốc cho Ấn Tú, bị cô gái từ chối.
"Buổi tối em đến lớp đào tạo, học được một ít." Thời buổi này học kỹ năng gì cũng rất tốn kém, tham gia một khóa học mất ít nhất hai tháng lương.
Ấn Tú phải nghiến răng tiết kiệm vài tháng mới đăng ký vào lớp đào tạo nằm trong con hẻm sau đường Mộc Dương của khu phố cổ, nghe nói nơi này từng là một trường công lập thuộc thẩm quyền của uỷ ban huyện.
Sau khi quận Tây phát triển, những cơ sở này dần dần bị dẹp bỏ, dần dần chuyển đi, những cánh cửa cũ kỹ dán đầy tên những trung tâm lớp học, không một ai biết nam giáo viên luộm thuộm với mái tóc dài được thuê về dạy thiết kế thời trang cho những học sinh có ánh mắt háo hức bên dưới kia là ai.
Mỗi tuần Ấn Tú đến lớp ba lần vào buổi tối, trừ ngày nghỉ ra, thời gian hai đêm còn lại đều bị vắt đến cùng kiệt.
Cô làm ca từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối, phải giao ca với đồng nghiệp và bà chủ trước khi chạy đi bắt xe buýt.
Ngồi lắc lư mất 40 phút đến lớp đào tạo, lớp học đã bắt đầu được 10 phút.
"Lúc trước có nhiều nhân viên phục vụ ở đây cũng ra ngoài mở tiệm quần áo." Tàn thuốc của Tiểu Tưởng lập loè, ánh mắt cũng vậy.
Có câu nói mất lòng rằng - hầu hết những nhân viên phục vụ có thể ra ngoài mở quán đều cặp kè với ông lớn.
Làm phụ nữ đúng là đơn giản, chỉ cần ngủ cũng ra tiền vốn.
Anh muốn mở nhà hàng của riêng mình, nhưng không biết bao giờ mới gom đủ vốn chỉ với nghề giết gà và cá.
Ấn Tú nghe hiểu anh ấy muốn nói gì, bèn không đáp lời Tiểu Tưởng.
Cô phải cẩn thận khi nói chuyện với những người làm bếp này, nếu nói nhiều thêm vài lời, người ta sẽ đồn có những ai theo đuổi cô, đặc biệt là ngoài giờ làm.
Nhưng trong giờ làm thì khác, khuôn mặt thanh tú của Ấn Tú khoác lên một nụ cười khôn khéo, mở miệng "Anh Tưởng", khép lại "Anh Vương".
Khi bị giục cũng dậm chân yểu điệu như một số đồng nghiệp khác, cô biết những người này chỉ muốn chờ vẻ mặt bất lực và nhõng nhẽo của phụ nữ khi đối mặt với họ.
Tiểu Tưởng hút thêm hai điếu thuốc, trong khi Ấn Tú chỉ cúi đầu vẽ chi tiết đường viền cổ áo được thầy giao, vẽ mấy lần vẫn không vừa ý, nền tảng của cô kém, theo kịp rất khó, không còn cách nào khác ngoài bù vào trong những khoảng thời gian rảnh rỗi.
"Đừng cử động." Tiểu Tưởng bỗng lại gần, lấy ngón tay bắt con nhện trên vai Ấn Tú.
Nhưng động tác này có tính toán, Tiểu Tưởng duỗi ngón trỏ ra, cổ tay ấn nhẹ lên vai Ấn Tú một chốc.
Ấn Tú cảm nhận được hành động cố ý thân mật của Tiểu Tưởng, cô cất bảng vẽ, đứng dậy.
Tiểu Tưởng giơ tay nhìn con nhện đang bò, cười như một đứa trẻ: "Không được để nó bò vào cổ đâu."
Thấy Ấn Tú định rời đi, Tiểu Tưởng nghiêng người qua, chặn đường: "Này, bọn họ ai cũng có người yêu, em có bạn trai chưa?"
Ấn Tú nói có.
Cô biết những người đứng bếp luôn thích kể chuyện tục tĩu và thách đố nhau tán tỉnh các cô gái, quả nhiên, biểu cảm của Tiểu Tưởng cứng đờ.
"Cậu...!cậu ấy làm nghề gì?" Tiểu Tưởng lúng túng hỏi.
"Vẫn đang đi học." Ấn Tú vỗ lên tay Tiểu Tưởng bằng tấm bảng vẽ: "Nào, nhường đường."
Chỉ trong vòng ba ngày, mọi người đều biết chuyện Ấn Tú có bạn trai vẫn đang đi học, các đồng nghiệp lớn hơn một chút bảo cô dành thời gian dẫn bạn trai đến nhà hàng ra mắt, những đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn chút hỏi bạn trai chị học ở đâu, là sinh viên đại học à? Nhưng khoé miệng cũng bất giác rụt lại, như thể đã nhìn thấu kết cục của mối tình này.
Đến cả bà chủ Trương cũng nói đùa với Ấn Tú: "Em đừng kết hôn sớm quá, nếu em rời đi, nhà hàng của chị sẽ thiệt hại lớn lắm đấy."
Nhưng bị người khác suy đoán quá trớn cũng có cái lợi, mọi người xung quanh bắt đầu hiểu và quan tâm hơn khi Ấn Tú xin nghỉ phép hoặc đổi ca làm việc.
Ấn Tú làm liên tục suốt ba tuần không nghỉ lấy một ngày, đổi lại cô có ba ngày nghỉ, có thể ra ngoài một chuyến.
"Đi đi, đi đi, nhớ cậu ấy lắm đúng không?" Đồng nghiệp nháy mắt hiểu ý, đôi mắt còn bất giác liếc qua bụng của Ấn Tú.
Ấn Tú không có bạn trai để nhớ, cô chỉ muốn đi mua sắm trong các trung tâm thương mại lớn nhỏ hoặc các tiệm hàng, chợ bán buôn quần áo ở tỉnh.
Giấc mơ của cô là mở một cửa hàng nhỏ bán những bộ quần áo do chính mình tự thiết kế.
Và nếu có cơ hội, cô cũng muốn gặp Bạch Mão Sinh.
Cô và Bạch Mão Sinh đa phần liên lạc qua Q.
Mão Sinh có điện thoại di động, Ấn Tú thì chưa, số tiền lên đến hàng nghìn tệ cho một chiếc điện thoại đã được tiêu vào lớp đào tạo.
Nhưng quán Internet chỉ 1,5 tệ một giờ trong làng rất tiện lợi.
Ấn Tú được biết mẹ của Mão Sinh đã mua một căn nhà ở tỉnh, việc lắp đặt và sửa sang nhà cửa rất phiền phức, không biết nương tựa vào ai.
Đương nhiên, trách nhiệm chạy đến chợ vật liệu và chợ nội thất đều ập lên vai Mão Sinh.
Bạch Mão Sinh vui mừng, đang lúc cảm thấy mình không hề hợp với trường kịch ở tỉnh: "Không có chuyện gì đáng nói, sau giờ học em phải bận chuyện sửa sang nhà cửa." Cô hỏi Ấn Tú: "Tại sao lúc gõ lên gạch sàn mới lát trong nhà em lại có âm thanh lộc cộc trống rỗng?"
Từng được nhìn quá trình nhà hàng sửa sang, Ấn Tú có chút kinh nghiệm: "Có lẽ do thợ chưa dọn rác sạch sẽ mà đã lát gạch tráng men, bê tông không hoàn toàn lấp đầy.
Em cậy vài chỗ ra xem, nếu đúng là có tình trạng như vậy, hãy bảo thợ làm lại." Chị Ấn, người đã được xã hội hóa, nhắc nhở Mão Sinh: "Đừng sợ, nếu người ta cằn nhằn không đồng ý, em cứ việc nói rõ, rằng quyết sẽ không trả một đồng nếu để tình trạng này tiếp diễn."
Mão Sinh là chủ nhà đất trẻ nhất trong khu dân cư mới này, hễ rảnh là chạy đến hiện trường nhìn chằm chằm nửa hiểu nửa không.
Khi thì chụp ảnh, khi thì kiểm tra tài liệu và hỏi Ấn Tú, khi thì liên hệ điện thoại với Triệu Lan.
Bận rộn hơn một tháng, căn nhà mới sửa sang được nửa chặng đường.
"Em bận đến mức không có thời gian nhắn tin nhiều với Du Nhậm." Mão Sinh nói thậm chí cô còn bỏ lỡ một cuộc gọi từ Du Nhậm.
"Nhưng em lại có thời gian nhắn rất nhiều cho chị Ấn?" Ấn Tú mỉm cười khi gõ dòng này xuống, Bạch Mão Sinh đáp lại bằng icon bất lực.
Chị Ấn nói: "Thứ Ba tuần này chị sẽ đến chợ bán buôn quần áo của tỉnh.
Có lẽ buổi trưa sẽ đến, nếu em có thời gian, đến tối chúng ta chọn một địa điểm nào đó gặp nhau." Mão Sinh đáp chỉ một chữ: "Được."
Sau khi đóng gói đồ điểm tâm mới cho Mão Sinh, Ấn Tú không còn tay xách nách mang đến tỉnh lỵ nữa.
Cô chỉ mang theo một chiếc túi được chị Trương tặng có in dòng chữ "Lễ khánh thành thế giới vật dụng xinh thành phố Bách Châu", đó là món quà cô nhận được sau khi tham gia sự kiện.
Chào Viên Huệ Phương, Ấn Tú bước qua vô số chữ "phá dỡ" để đi đến rìa khu phía Tây sầm uất.
Mới đầu cô hơi sợ khi thấy có người đến đo diện tích tòa nhà rồi viết chữ "phá dỡ" lên đó, sống ở đây càng lâu, Ấn Tú càng không muốn rời xa.
Cô là khách thuê tại một ngôi làng trong phố, 100-200 tệ mỗi tháng đã mua lại cho cô cảm giác an toàn, ra ngoài có phố đồ ăn vặt, có chợ rau, có tiệm làm tóc giá rẻ và đủ loại người mà cô đã quen thân.
Trước khi có thể mua một căn nhà cho riêng mình, đây là nơi sinh sống của cô.
Từ dung thân cho đến sinh hoạt, nơi đây lắng đọng quy luật cuộc sống, thái độ điềm tĩnh và kiên định cũng như kỹ năng sống ngày càng tự lập của Ấn Tú.
Kể từ dạo không còn ở với mẹ Ấn Tiểu Thường, Ấn Tú cảm thấy nếu sổ hộ khẩu chỉ có tên của bản thân cũng vẫn ổn.
Ấn Tú đứng đợi tuyến xe 59 dưới bục được xây mới toanh, có lẽ vừa lỡ một chuyến xe, phải 12 phút nữa mới có chuyến tiếp theo.
Ấn Tú quan sát quần áo của những người xung quanh, có người mặc rất thời trang, có người chẳng có phong cách gì, nổi bật nhất là vài cô gái trông như sinh viên đại học với bộ quần áo jean trắng xanh hoặc quần yếm denim tôn lên hơi thở thanh xuân trong họ.
Ấn Tú tự nhìn bản thân, cô mặc chiếc quần jean cũ, áo sơ mi chấm hoa, khoác bên ngoài chiếc áo gió được chị Trương tặng: "Dáng người em mảnh khảnh, mặc màu da sẽ hợp với màu xanh nước biển này hơn."
Cô cũng rất hài lòng với bản thân.
Tay Ấn Tú nắm chặt túi xách, những tiếng còi gấp gáp vẳng lại, bỗng một cái đầu thò ra từ trong chiếc Lexus màu xám: "Là Tiểu Ấn à? Đi đâu? Anh đưa em đi."
Ấn Tú nhận ra đây là khách quen của "Phúc Lâm Giang", cô không biết họ của anh ấy là gì, những ai thân quen đều hồ hởi gọi anh ấy là "anh Hạo".
Anh Hạo khoảng 30 tuổi, giữ xe rất sạch sẽ, quản lý bản thân rất kỹ, mỗi tội thích để hàng râu lỗi mốt trên môi.
Ấn Tú từng nghe anh Hạo nói chuyện với người khác trong phòng riêng, cô đoán anh làm nghề lắp đặt, trang trí.
Ấn Tú bất giác từ chối lời mời của anh Hạo: "Cảm ơn anh Hạo, em không làm phiền anh, một lát nữa xe em chờ sẽ đến."
Anh Hạo xuống xe mở cửa ghế khách cho cô: "Sao, em đi đâu? Ga tàu hay bến xe?"
Sau nhiều lần từ chối không thành công, Ấn Tú cuối cùng cũng lên xe anh Hạo, nói rằng muốn đến bến xe.
Cô ôm túi nhìn thẳng về phía trước, trông kém nhiệt tình hơn nhiều so với lúc trong nhà hàng, anh Hạo cười: "Dây an toàn."
Thấy cô gái căng thẳng, anh Hạo bắt chuyện với cô: "Thật trùng hợp, anh cũng đến tỉnh lỵ, bình thường anh lái chỉ mất hơn hai tiếng một chút là đến nơi.
Thế này đi, em nói chuyện với anh, cho anh lái xe đỡ buồn ngủ, đừng bắt xe buýt nữa."
Suốt dọc đường anh Hạo nói rất nhiều, nói về công việc của anh, bình phẩm về giọng nói của bạn bè, không nhìn láo liên Ấn Tú một cách bất lịch sự như một số vị khách khác.
Khi sắp ra khỏi đường cao tốc, anh Hạo nói với Ấn Tú: "Bồi bàn không phải nghề cả đời.
Công ty anh đang thiếu một nhân viên kinh doanh, nếu em đồng ý, hãy đến thử xem."
Đi qua trạm thu phí vào tỉnh, anh Hạo hỏi Ấn Tú: "Anh đưa em xuống xe ở đâu?"
Ấn Tú cũng không biết, cô định vừa đi vừa nhìn, muốn tìm một nhà nghỉ giá rẻ gần chợ đầu mối ở tạm vài ngày.
Thấy cô lưỡng lự, anh Hạo tưởng cô gái xấu hổ nên lấy trong túi ra một tấm danh thiếp: "Em nhận đi.
Nếu ở tỉnh có việc gì cứ tìm anh.
Bạn trai của em học ở trường nào? Anh đưa em đến cổng trường của cậu ấy nhé?"
Ấn Tú cười khổ, câu bịt miệng Tiểu Tưởng của cô đến cả khách nhà hàng cũng coi là thật: "Vâng, nếu anh Hạo tiện, anh cho em xuống trạm xe giúp em." Chỉ khi đó anh Hạo không còn cố chấp nữa, anh đậu xe cạnh trạm xe.
Tuy anh có đôi mắt một mí, nhưng ánh mắt rất sáng và sinh động, khuôn mặt thể hiện sự sành sỏi và chu đáo của một doanh nhân: "Nếu có chuyện cứ tìm anh, đừng sợ phiền hà."
"Vâng, cảm ơn anh Hạo." Ấn Tú mỉm cười vẫy tay với anh.
Anh Hạo gật đầu nhìn về phía trước xe, sau đó quay lại gọi Ấn Tú: "Tiểu Ấn," sau một lúc do dự, anh tiếp: "Cân nhắc chuyện anh nói với em nhé."
Ấn Tú tuy gật đầu, nhưng cô hiểu chứ, trên đời này phàm là chuyện liên quan đến kết hợp nam nữ hầu hết đều dính đáng đến chữ "tình".
Anh Hạo chỉ tiện đi ngang qua chở cô đến tỉnh, mà lại trực tiếp thuyết phục cô nhảy sang công ty anh.
Nhìn thì có vẻ chuyện này rất ngẫu nhiên và trùng hợp, nhưng trong không gian cô nam quả nữ, hiển nhiên có tất yếu đến thế chăng? Ấn Tú biết mình chỉ là một tờ giấy trắng trong lĩnh vực này, vậy anh ấy định làm gì? Bất kỳ doanh nhân khôn ngoan nào cũng có thể tính toán rõ ràng nguồn lợi nhuận.
Nhưng anh Hạo không giống những tên đàn ông say mèm tay bẩn hễ mở mồm ra là nói chuyện nhân nghĩa.
Người đàn ông này khá có sức hút và cư xử đúng mực.
Chỉ trong hơn hai tiếng ngắn ngủi, Ấn Tú đã xếp anh từ loại khách quen "không tồi" thành "rất tốt".
Thật thú vị, cô phủ đầu người đàn ông này bằng chữ "tình", nhưng lại cảm thấy anh ấy rất ổn khi được những người khác làm nền.
Ấn Tú vẫn nghĩ về anh Hạo khi cô lên xe buýt đến chợ bán buôn quần áo.
Khi đi ngang qua tháp canh cũ trong thành phố, thấy đã là 11 giờ trưa.
Ấn Tú định bụng sẽ gọi cho Mão Sinh sau khi tìm được nơi ở tạm.
Tỉnh rất rộng, con đường nơi xế lái xe cũng hoang vắng hơn nhiều, khắp nơi đều đang xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, Ấn Tú ngồi xóc đến mức hoa mắt chóng mặt, bụng cồn cào và nôn nao.
Đến chợ bán buôn quần áo, cô xuống xe, dựa vào bến xe bình tĩnh lại một lúc, bỗng có người định nhấc chiếc túi trên tay cô đi.
Ấn Tú cảnh giác giật về, khi thấy đó là Mão Sinh, cô thả lỏng: "Chị nói đợi điện thoại của chị mà?"
Mão Sinh vừa đến, những anh Hạo, Anh Lưu, Anh Mã đều bay biến hết, đầu óc cô được thanh tẩy sảng khoái, khuôn mặt cũng bất giác bộc lộ nụ cười hiểu ý.
Ấn Tú để Bạch Mão Sinh xách túi giúp mình, Mão Sinh giải thích: "Em về sớm, dù sao trường kịch của tỉnh quản lý khá lỏng", đưa cho Ấn Tú một chiếc cốc đậy kín: "Uống nước ấm đi."
Trái tim Ấn Tú khẽ rung động: "Thật chu đáo."
Mão Sinh chỉ cười, dạo này da cô rám nắng thấy rõ do phải xử lý việc nhà cửa, gò má cũng gầy hơn, khiến đôi mắt long lang càng thêm hút hồn.
Đôi mắt to ấy tiến lại gần Ấn Tú, nhìn rõ đôi lông mày, tầm mắt đáp xuống đôi môi mềm mại của đối phương, Ấn Tú suýt bị nghẹn trước ánh mắt của Mão Sinh: "Sao vậy?"
"Chị đã dùng màu lần trước chúng ta mua nhỉ." Má lúm của Mão Sinh cười rộ: "Thật là đẹp."
Ấn Tú chợt hiểu ra, sự khác biệt giữa nam nữ lớn hơn nhiều so với nữ nữ, không người đàn ông nào có thể khiến tim cô vừa đập rộn ràng vừa không thấy phản cảm chỉ bằng một ánh nhìn.
"Chị đi nhanh đấy, em tưởng chị bắt xe từ bến tới đây phải hơn 12 tiếng." Mão Sinh ít khi được gặp người quen từ Bách Châu, vui quá nói chuyện không ngừng.
"Chị đi..." Ấn Tú dừng lại một lúc: "Chị đi nhờ xe của anh Hạo, một khách hàng của nhà hàng, nhanh hơn một chút."
Mão Sinh nhận lấy chiếc bánh ngọt trong tay Ấn Tú: "Ồ? Cái này là cho em à?" Cô hỏi ý Ấn Tú để mở hộp, nhón một miếng bỏ vào miệng, vừa nhai vừa gật đầu: "Oa, chị Ấn—"
"Ô tô cá nhân đỡ chóng mặt hơn, tốt hơn xe buýt." Mão Sinh nhai một lúc, thưởng thức xong miếng này, cô lau miệng: "Em vẫn muốn ăn nữa."
Ấn Tú nhìn cô, lắc đầu: "Bạch Mão Sinh."
"Vâng." Mão Sinh đáp.
"Em có thể yêu cho tới tận bây giờ thật không dễ dàng."
.......
Danh Sách Chương: