Sau đó cô bé bắt đầu dạy Thiệu Trung gọi chị gái, ngay cả Thiệu Tây cũng gia nhập, bảo cậu bé gọi anh trai trước, việc nên gọi anh trai hay chị gái trước đã ngầm phát động chiến tranh.
Cuối cùng, Thiệu Đông hiếm thấy nói chuyện đã dạy cho Thiệu trung gọi anh trai.
Đối với khả năng nói của Thiệu Trung, Thiệu Đông cảm thấy có chút áy náy, bởi vì cạu sợ mình dạy em trai nói lắp nên về cơ bản rất ít dạy cho cậu bé, nếu sớm nghĩ ra cách, có lẽ Thiệu Trung đã nói được.
Nghĩ như vậy, Thiệu Đông chỉ đơn giản nói một câu gọi anh trai, nhưng kết quả vẫn lắp bắp.
Thiệu Đông sắc mặt cứng đờ, một giây sau Thiệu Trung lớn tiếng gọi anh trai.
Thiệu Bắc bên cạnh bất mãn giậm chân, Thiệu Trung lại nhìn về phía Thiệu Đông mỉm cười, lại gọi một tiếng "Anh trai."
Cậu bé thích nhất đó là anh trai cả.
Sau khi bật chế độ gọi, Thiệu Trung đã ngoan ngoãn gọi chị gái, thành công dỗ dành Thiệu Bắc.
Cuối cùng, Thiệu Kỳ Dương cũng không nhịn được tham gia, dạy Thiệu Trung kêu chú.
Kết quả Thiệu Trung không vội gọi mà gọi Mục Kinh Trập trước.
Một tiếng " dì".
Thiệu Kỳ Dương được xếp hạng cuối cùng, nhưng anh ấy cũng hài lòng.
Vào nửa đêm, Thiệu Kỳ Dương không nhịn được đi tìm anh trai tán gẫu.
"Anh hai, anh yên tâm đi, Tiểu Trung hiện tại có thể nói chuyện, cũng không ngốc nữa, thời gian sau sẽ càng ngày càng tốt, em nhất định sẽ chiếu cố bọn họ thật tốt."
Anh không nói đến họ là ai và họ bao gồm bao nhiêu người.
Vì Thiệu Trung đã nói chuyện cho nên Mục Kinh Trập đã giữ lời, ngày hôm sau, cô xách theo trứng gà đến nhà thầy dạy kèn và nhờ ông ấy dạy cho Thiệu Trung.
Ông ấy thấy cô có thành ý, lại thích Thiệu Trung cho nên vui vẻ đồng ý.
Hai ngày sau, khi Mục Kinh Trập lại đến đón Thiệu Trung, cậu bé mặc dù còn nhỏ nhưng đã có thể chép lại những bài hát mà thầy sona đã dạy, hơn nữa cậu bé cũng có thể sáng tạo cái mới.
Thấy Mục Kinh Trập đi tới, đôi mắt của Thiệu Trung sáng lên, ngay lập tức cho cô thấy những gì bản thân đã học được, thổi cho cô nghe.
Mục Kinh Trập: "..."
Cô dường như nghe thấy từ 'tiễn người'.
Lại nhìn bộ dáng của Thiệu Trung, bất tri bất giác nhớ lại, Thiệu Trung là một nhạc sĩ, theo những gì được viết trong sách thì cậu bé dường như chơi piano, cello và violin, còn được gọi là hoàng tử âm nhạc.
Bây giờ... không có thứ gọi là hoàng tử âm nhạc, chỉ là một đứa trẻ chơi sona vui vẻ.
Vui vẻ thổi kèn tang lễ cho cô.
Đây có phải là muốn đưa tiễn cô?
Mục Kinh Trập đang trong trạng thái xuất thần, đột nhiên nghĩ đến những người hâm mộ âm nhạc của cậu bé sẽ có cảm xúc như thế nào khi họ biết rằng nhạc cụ đầu tiên mà hoàng tử âm nhạc của họ học được là sona.
Không phải là sona không tốt, chủ yếu là bởi vì trong ấn tượng của mọi người, âm sắc của nó rất đặc thù.
Mục Kinh Trập suy nghĩ lung tung, ngoài mặt vẫn vỗ tay khen Thiệu Trung học rất giỏi, sau đó không khỏi xoa đầu cậu bé.
Đây là việc cô thích làm gần đây, tóc của Thiệu Trung xoăn và mềm, sờ vào có cảm giác rất thích, cảm giác chữa lành rất tốt, Mục Kinh Trập đều tranh thủ chạm vào nó nhiều hơn.
Mà Thiệu Trung cũng không ghét, để cho cô sờ sờ, đỏ mặt nói: "Dì, con còn muốn học thổi sáo."
Dưới sự động viên của Mục Kinh Trập, Thiệu Trung đã lấy hết can đảm để nói ra.
Sáo trúc cũng là một trong những nhạc cụ mà thôn sẽ trang bị sẵn, vì chúng có thể tự làm được cho nên chi phí cũng thấp.
Trong thôn cũng có những bậc thầy thổi sáo trúc.
Mục Kinh Trập kinh ngạc gật đầu, "Được, học."
Thiệu Trung không ngừng học sáo, rồi nói muốn học đàn nhị.
Đàn nhị... cũng là một loại nhạc cụ thông dụng trong dân gian, cả thôn chỉ có một chiếc.
Mục Kinh Trập cũng gật đầu.
Thiệu Trung rất phấn chấn, lá cây cũng đã trở thành nhạc cụ của cậu bé.
Chiếc lá nhỏ thổi một giai điệu hay, không phải là từng nghe qua, mà là tình cờ thổi.
Mọi người trong thôn đều thích nghe nó, họ luôn cảm thấy vui vẻ và thoải mái sau khi nghe.
Bằng cách này, Thiệu Trung đã học được tất cả các loại nhạc cụ trong làng.
Mục Kinh Trập đôi lúc cảm thấy rằng sự phát triển này có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng sau đó cô tự thuyết phục mình rằng âm nhạc có sự liên kết với nhau, ai nói rằng piano, cello và violin là tao nhã, sáo trúc và đàn nhị cũng là vô địch, toàn là thứ tổ tiên để lại, cứ yên tâm mà học.
Về sau lại để cho Thiệu Trung đi học piano, violin và cello cũng tốt.
Học thêm một chút, nhiều kỹ năng cũng không chết ai.
*****
Trước ngày 1 tháng 6, Mục Kinh Trập gặp giáo viên chủ nhiệm mới của Thiệu bắc, hỏi cô ấy nghĩ thế nào về việc Thiệu Bắc sẽ tham gia cuộc thi.
Cô mới biết rằng thị trấn đã thông báo cho từng trường học rằng họ có thể đề cử để báo danh chương trình Ngày quốc tế thiếu nhi, trước tiên là lên thị trấn để tranh tài, cuối cùng người đầu tiên được chọn sẽ lên quận tham gia biểu diễn văn nghệ.
Nhà trường vốn muốn tổ chức một buổi đồng ca lớn, nhưng hóa ra mọi người đều chưa từng học qua, hỗn độn vô cùng, hơn nữa không có đồng phục học sinh, đại bộ phận các gia đình đều không có tiền mua quần áo mới nên đã từ bỏ không tham gia.
Sau đó mọi người nói rằng có thể để Thiệu Bắc thay mặt nhà trường đi ngâm thơ, quan trọng nhất là việc tham gia, cho nên để cô bé về nhà thương lượng với phụ huynh.
Nhưng Thiệu Bắc chưa bao giờ đề cập với Mục Kinh Trập về điều đó.
Sở dĩ Thiệu Bắc không nhắc tới là bởi vì cô bé cảm thấy mình ngâm thơ không thể thắng cuộc thi, đi thi đấu có thể phải mua quần áo giày mới, cho nên cô bé không muốn tham gia, quá tốn tiền.
Mục Kinh Trập rất bất lực, nói thế nào nhỉ, trẻ con không nên biết gì về tiền, nhưng chúng còn quá sớm để nghĩ đến việc tiết kiệm tiền, điều này khiến người lớn cũng cảm thấy khó chịu.
"Không phải chỉ là quần áo mới thôi sao? Rất đơn giản, con biết ta có thể làm chúng mà. Nó không tốn kém chút nào, vì vậy hãy tham gia. Con không giành được chiến thắng cũng không sao, điều quan trọng nhất là tham gia là được rồi."
Tham gia cuộc thi có thể rèn luyện lòng dũng cảm và nâng cao kiến thức, tại sao không đi?
Kỳ thật trong lòng Thiệu Bắc còn đang cân nhắc đắn đó, nghe vậy hai mắt sáng lên, "Vậy... vậy con tham gia?"
"Tham gia."
"Nhưng con cảm thấy chỉ ngâm thơ thôi thì không có thú vị. "
"Vậy con muốn làm gì?"
"Con muốn làm một cái gì đó khác biệt."
Cuối cùng, Thiệu Bắc đã đăng ký tham gia, nhưng thay vì đọc thuộc lòng, cô bé đã tạo ra một buổi biểu diễn kịch.
Thiệu Nam đã viết một câu chuyện dễ thương cho em gái của mình, Thiệu Trung, người rảnh rỗi duy nhất không đến trường, đóng vai em gái của cô bé, Mục Kinh Trập cũng dành cho cô bé sự hỗ trợ lớn nhất.
Trước ngày Quốc tế Thiếu nhi, Thiệu Bắc đã thay mặt trường tham gia cuộc thi, với nội dung sáng tạo, cô bé đã giành được vị trí đứng đầu, đại diện cho thị trấn lên trên huyện dự thi.
Đến trong huyện, mới biết buổi biểu diễn văn nghệ này trong huyện cũng rất xem trọng, ngay cả những người từ thành phố trở về, nghe nói rằng còn có những hạt giống tốt học trong một trường nghệ thuật đặc biệt.
Trường nghệ thuật trực thuộc đơn vị đài phát thanh, có lớp luyện thanh nhạc cho trẻ em, lớp luyện thư pháp, mỹ thuật, khiêu vũ, thậm chí có người học diễn xuất, dẫn chương trình.
Có sự hợp tác giữa nhà trường và các chương trình trong đài, nhiều chương trình buổi tối và thậm chí các lễ hội khác cũng là phải liên hệ với trường nghệ thuật khi cần thiết.
Cấp trên định mở trường phân hiệu trong huyện, cũng đến xem hạt giống tốt, biểu diễn tốt có thể trực tiếp đến trường học.
Mục Kinh Trập khi biết chuyện đã vô cùng ngạc nhiên, thời buổi bây giờ không khác gì thời hiện đại, học trường nghệ thuật nào cũng được, nhưng bây giờ học vẫn khó, giống như buồn ngủ sẽ có người gối đầu cho*.
(* Ý muốn nói là ý nguyện được toại nguyện, sự việc phát triển đúng như ý muốn, như có trời giúp.)
Buổi tối bắt đầu buổi biểu diễn, ban ngày trải qua quá trình diễn tập, Mục Kinh Trập vẫn luôn quan sát, cuối cùng đưa Thiệu Bắc cùng Thiệu Trung vào trong phòng nghỉ ngơi, cho nên cô mới có thời gian đi vệ sinh.
Vốn dĩ cô định đi mua đồ ăn nhưng vừa từ nhà vệ sinh đi ra đã bị tấn công bất ngờ.
Mục Kinh Trập đánh chết cũng không ngờ rằng có người lại công khai tấn công mình trước đông người như vậy, khi cô nhận ra thì gáy đã đau nhói, mắt tối sầm, lập tức ngất đi.