Một đêm trôi qua, sáng sớm hôm sau tôi tỉnh rất sớm, có một cảm giác không thể nào yên tâm ngủ được. Trời còn mờ sương, tôi ăn sáng vội vã rồi đến bến xe để mua vé đi Quế Lĩnh.
Mùa xuân vẫn còn cách xa, tôi ngồi trong căn phòng trống rỗng quạnh quẽ chờ xe, ngoài cửa kính một ngày mới đã bắt đầu mọi người ai cũng đều bận rộn với công việc của mình. Đầu óc tôi trống rỗng, cũng không phải muốn nghĩ gì nhiều, chỉ là nhìn làn sương trắng mình thở ra ngẩn người. Thật là lạnh, bàn tay trong túi áo ngón tay lạnh cóng, đồ sáng nay ăn như vẫn còn nguyên đang chặn ở cuối thực quản.
Tiếp đến là hai giờ ngồi xe đi qua con đường núi vòng quanh khấp khuỷu, nghi vấn và căng thẳng trong lòng tôi hỗn loạn quấn chặt vào nhau. Hi vọng hôm nay có thể tìm được một đáp án tốt, nhưng ngày hôm qua ông Thái bình tĩnh nói câu”Năm mươi năm trước đã chết rồi”, như một khoảng tối xiết lấy tôi không thể tan. Dự cảm trong lòng tôi cũng uốn lượn theo con đường lên núi, ngoặt theo hướng ngày càng tồi tệ.
Khi tôi đến Quế Lĩnh, chân trời mờ mịt cuối cũng cũa lóe lên vài tia nắng bình minh. Buổi sáng của thôn làng trên núi lạnh hơn cả ở thị trấn, sương nù còn chưa tan theo đường hô hấp len lỏi đem lạnh lẽo vào trong phổi.
“Tùng Viễn, hôm nay anh tới sớm quá, chào buổi sáng!” Thái Thanh Hứa nhận được điện thoại của tôi, rất nhanh đã xuất hiện ở cửa thôn.
Đầu óc đang ngơ ngẩn của tôi lúc này mới hoạt động lại bình thường: “A, xin lỗi, gây thêm phiền toái cho em! Tôi… Anh đại khái là không ngủ ngon được nên dậy rất sớm.”
“Ôi, ” Thái Thanh Hứa vỗ vỗ bờ vai của tôi, “Nếu em là anh, chắc chắn cũng không ngủ ngon được. Nhưng không sao đâu, người nhà quê chúng em đã quen dậy sớm rồi!”
Tôi cười gượng, thở ra một hơi dài, nắm chặt túi giấy trong tay. Hi vọng trước mắt của tôi đặt ở hai tấm hình cũ
Thái Thanh Hứa dẫn tôi đi đến nhà của người già họ Tằng, giải thích: “Hôm qua giúp anh hỏi nhà ông Tằng, ông anh, hay ông Tử Phồn là đường ca* của ông ấy! Nhưng thông tin của ông Tằng và ông nội em không khác lắm, ông Tử Phồn năm mươi năm trước bị bệnh phong hàn mà mất, vẫn luôn an nghỉ tại trong khu mộ tổ của nhà họ Tằng.”
*Anh họ phía bố
Trái tim của tôi trùng xuống, mộ tổ Tằng gia từ lâu đã chôn xuống Tằng Tử Phồn thật sự, vậy tro cốt của ông nội thì phải làm sao đây? Dạ dày âm ỉ đau. “Hi vọng ông Tằng có thể nhận ra người trong hình cũ, nói không chừng có thể ông ấy nhớ ra được có thể có người nào đó rất thân quen gần gũi, thay thế thân phận ông nội tới chăm sóc cha anh.”
Thái Thanh Hứa quay đầu lại nói: “Đừng lo lắng, em sẽ giúp anh.”
Nụ cười của người thanh niên trước mặt xua tan đi nặng nề trong lòng tôi. Tôi suy nghĩ đến những trường hợp xấu nên không thể mở miệng nói với cha những chuyện này. Từ hôm qua đến giờ, chuyện này đè nặng tôi, càng lúc càng nặng nề khiến tôi không thở nổi. Có người để chia sẻ thật sự là quá tốt, trong lòng thoáng trở nên ấm áp.
Rất nhanh đến tòa nhà của Tằng gia, tôi đứng ở ngoài cửa hít thở sâu mấy lần mới bước chân vào. Đây cũng là một căn nhà điển hình của người thôn quê, khoảng sân trống xếp đầy củi gỗ, ông Tằng ngồi trước hiên chẻ tre để đan.
“Ông Tằng, ông dậy sớm thế, mới sáng ra đã đan sọt rồi!” Thái Thanh Hứa dùng ngôn ngữ địa phương bắt chuyện với ông ấy, tôi chỉ có thể nghe hiểu một chút.
“Già rồi, không ngủ được nữa!” Ông Tằng cười nhưng động tác trên tay không ngừng.
Thái Thanh Hứa kéo tôi đến trước mặt ông ấy: “Ông Tằng, đây chính người hôm qua cháu nói đến này, ông có nhớ không ạ? Anh ấy là cháu ông Tằng Tử Phồn…”
Tôi nhìn ông đầy hồi hộp: “Ông Tằng, cháu chào ông ạ.”
Ông Tằng nheo mắt lại quan sát tôi một lúc, mới gật đầu nói: “Ừm! Đúng thật khá giống!”
“Vậy chuyện hôm qua cháu nói với ông, ông có manh mối gì không ạ?”
Ông Tằng lắc đầu: “Việc này quả thật kỳ lạ nhưng là đường ca ta đúng là có một đứa con trai lưu lạc bên ngoài…”
Tôi vội vàng lấy ảnh cũ ra: “ông ơi, ông nhìn bức ảnh này xem, trong ấy có người ông quen không?”
Ông lão cầm lấy bức ảnh, ra hiệu chúng tôi tránh ra để có ánh sáng, tôi và Thái Thanh Hứa đi ra sau lưng ông. Ông nhìn bức hình dưới ánh mặt trời thật kỹ, nhìn đi nhìn lại mấy lần, lắc đầu nói: “Ảnh thế này không thể nào nhận ra ai…”
Tôi vội vàng nói: “Còn có một bức ảnh rõ hơn ạ.”
Ông lão rút tấm ảnh 3 người chụp chung ra, chỉ liếc mắt nhìn ngay lập tức nói: ” người này chính là đường ca của ta!”
“Ai ạ?” Tôi kích động.
“Người ở giữa, ” ông chỉ vào người thanh niên ở giữa mặc trường sam nhã nhặn, “Đây là đường ca Đại Viễn của ta.”
Thái Thanh Hứa nói: “Tùng Viễn, xem ra ông anh và ông Tử Phồn thực sự là có quen nhau, nếu không sao lại có ảnh của ông Tử Phồn. Nói không chừng ông ấy cũng có mặt trong ảnh!”
Tôi gật đầu, hi vọng trong lòng trở nên lớn hơn: “ông ơi, vậy hai người kia ông cũng nhận ra chứ ạ?”
Ông Tằng liếc mắt nhìn tôi một cái: “Thằng nhóc này là thế hệ sau mà quá dốt nát, phải gọi ta là thúc công chứ*.”
*ông chú
Tôi ngượng ngùng nói: “Vâng vâng vâng, thúc công, thúc công nhận ra hai người còn lại chứ ạ?”
Ông lão lắc đầu một cái, thở dài: “Không biết, hai người kia hẳn là thiếu gia trong thành, ta không biết được.”
“Ông Tằng, ông nói vậy là sao ạ?” Thái Thanh Hứa hỏi.
Ông lão ngồi xuống tiếp tục biên trúc miệt, chậm rãi nói: “Họ Tằng chúng ta năm đó có lẽ không sánh được họ Thái của cậu, họ Thái các cậu đời đời đọc sách, muốn học thầy giỏi phải đến thục quán* tốt. Chúng ta không có nhiều tiền như thế, chỉ đi đến trường trong thôn làng biết được vài chữ là vô cùng tốt rồi.”
*trường tư thục. Đây là nơi thanh thiếu niên cổ đại học tập và tiếp nhận giáo dục.
“Vậy ông Tử Phồn thì sao ạ?” Thái Thanh Hứa nghe vậy hỏi thêm.
“Đại Viễn từ nhỏ đã thích học, học trong thôn rất nhanh và thông minh. Sau đó người trong tộc quyên góp tiền cho ra ngoài học lên… Mấy thiếu gia này nhất định là Đại Viễn quen khi học bên ngoài.”
Hi vọng vừa mới sinh sôi tan vỡ trong phút chốc, tôi không biết nói cái gì mới tốt đây. Thái Thanh Hứa nhìn tôi không dễ chịu, vỗ vỗ an ủi.
“Nhưng ta biết đó là ở đâu, ” ông lão liếc mắt nhìn chúng tôi một cái, đột nhiên lại nói tiếp, “đây là thục quán ở thị trấn trên, bây giờ vẫn còn ở đó.”
“Bây giờ còn ở đó? Ý là…”
“Đây là Khê Nam quán.” Ông lão nói thêm.
Mặc dù quê hương là một thị trấn núi vô danh, nhưng nó không phải là không có lịch sử. Niềm tự hào của quê hương là đây là nơi sinh của một học giả Nho giáo vĩ đại trong lịch sử. Cây long não huyền thoại được ông trồng trong sân đã sống nhiều thế kỷ đến nay vẫn rì rào trò chuyện. Nam Khê quán chính là nơi ông sinh ra, và sau này trở thành một bảo tàng nổi tiếng.
“Khê Nam quán chính là Khê Nam thư uyển ạ? A, bây giờ hình như đã cải tạo thành công viên văn hóa, bên cạnh là viện bảo tàng của huyện, ” Thái Thanh Hứa trầm ngâm nói, bỗng nhiên mắt cậu lóe sáng, “Tùng Viễn, chúng ta có thể đến kiểm tra hồ sơ ở Khê Nam quán, ngỡ đâu còn lưu trữ hồ sơ học sinh? Biết đâu ông anh chính là bạn học của ông Tử Phồn.”
“Chuyện này sao nói điều tra là có thể tra ra được?” Tôi cười khổ.
Thái Thanh Hứa chớp mắt: “Dù sao cũng phải thử một lần xem kết quả ra sao.”
Sau khi chào thúc công, Thái Thanh Hứa bảo tôi đứng ở cửa thôn chờ mình. Một lát sau, cậu ấy lái một chiếc xe bán tải đến: “Đường núi lái xe bán tải là hợp nhất, để em đưa anh về.”
“Sao anh lại không biết xấu hổ vậy chứ.” Tôi từ chối.
“Chuyện trong thôn chính là chuyện của em, hơn nữa anh còn là họ hàng bên ngoại của bà nội em cơ mà. Dạo này em cũng đang rảnh rỗi, để em giúp anh một tay nha!” Cậu ấy ân cần vẫy tay với tôi.
Tôi không thể từ chối được nữa đành lên xe ngồi, quả thật ngồi xe này cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.
“Nói với anh chuyện này, cậu hai của em đang làm việc ở viện bảo tàng chúng ta sẽ đến đó tìm kiếm sự hỗ trợ. Dùng ảnh để đổi với cậu ấy, anh hiểu không?”
“Ơ? Đổi thế nào đây?”
“Anh nghĩ mà xem, đưa ra một bức ảnh chụp Nam Khê quán từ bảy mươi năm trước có giá trị đến thế nào chứ! Trong huyện chúng ta đến nay vẫn muốn dựa vào vị học giả Nho giáo kia lôi kéo tài nguyên du lịch đấy, bức ảnh này chụp ở thục quán của ông ấy quá quý giá! Cho viện bảo tàng phục chế nó còn cậu hai em giúp chúng ta tìm hồ sơ!” Thái Thanh Hứa tỏ ra rất chuyên nghiệp trình bày nội dung kế hoạch.
“Cũng may là em còn có biện pháp.” Tôi đang ở đường cùng lập tức đồng ý.
Trở lại thị trấn chúng tôi vội vã đi thẳng tới viện bảo tàng dù cơm còn chưa kịp ăn. Công viên văn hóa này sau khi tôi chuyển đến thành phố mới xây dựng, bây giờ nhìn cũng có quy mô. Nhưng tôi nào có tâm trạng đi tham quan, chỉ mong có thể nhanh chóng tra ra tư liệu liên quan.
Chú của Thái Thanh Hứa tuy không phải là người ở Quế Lĩnh nhưng đối với thôn làng đầy cổ kính kia coi như cũng có hiểu biết, sau khi xem qua bức ảnh lập tức bảo đảm sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu.
Đi khỏi viện bảo tàng tôi và Thái Thanh Hứa mới đi ăn cơm trưa. Nhưng những món ăn nhẹ của quê hương xa cách đã nhiều năm cũng không cứu vớt được khẩu vị của tôi.
“Anh đó, tâm tư quá nặng.” Thái Thanh Hứa vì tôi thở dài.
Tôi cố cười gượng: “Anh và ông nội cũng coi như rất thân thiết gần gũi, bây giờ như vậy, trong lòng thật sự rất khó chịu.” Ông tuổi cao sức yếu lại sống cô đơn, đến giờ tro cốt cũng không có nơi an nghỉ, điều này tôi sao chấp nhận nổi.
Thái Thanh Hứa không biết phải an ủi tôi thế nào mới tốt, chỉ nói: “Chú em làm việc anh cứ yên tâm, nhất định sẽ điều tra được!”
Không ngờ những lời may mắn của Thái Thanh Hứa thật sự có tác dụng, chúng tôi ăn cơm trưa xong vừa mới quay về đến nhà ông, cậu ấy liền nhận được điện thoại.”Cái gì? Thế này cũng quá nhanh đi! Ôi chao, có đúng không… Vâng, chúng con sẽ qua ngay!”
“Thế nào?” Tôi quả thực sợ hết hồn, “Có người nhận ra?”
“Đúng vậy, là bức ảnh ba người chụp chung. Chú em vừa đem bức ảnh về văn phòng, chủ nhiệm của chú đã nhận ra hai người kia ngay, đều là những người cũng lai lịch đó.” Thái Thanh Hứa mặt đầy hưng phấn.
Tác giả nói:
Chương sau cuối cùng có thể đã tiến vào đầu mối chính nha www
Học giả nho giáo kia có thật nhưng tên đã bị thay đổi, ngại quá đi.
Xe này leo núi thì tuyệt đỉnh rồi. Nhưng trong truyện chắc ý nói tới loại khác, giản dị hơn.
Món ăn nhẹ này. Nhìn nhớ Hà Nội quá, nhớ những ngày qua chợ Nghĩa Tân ăn bạt mạng
Mấy hôm vừa rồi có người lên chơi hơi bận rộn nên Hạ Xưa không có thời gian edit gì cả.
Hai chữ “cố nhân” lần nào nhắc đến cũng thấy buồn cả. Hạ Xưa dùng từ này từ những năm cấp hai cơ. Một người mà phải gọi hai chữ cố nhân có biết bao buồn vương chứ?