Beta: Cá
Tất nhiên, Liên Đăng nghe chàng ta hết, nguyên nhân chính vẫn là vì Đàm Nô. Cứ đến thị trấn là cô lại mua ít thảo dược, xe lúc nào cũng có sẵn bình để tiện bảy ngày sắc thuốc một lần. Trước kia cần máu thì phải tốn rất nhiều sức năn nỉ đi xin quốc sư, giờ thì hay rồi, chàng ta ở ngay cạnh. Chỉ cần nịnh vài câu là chàng ta lại khẽ c4n môi, đưa tay ra mặc cô cắt.
Liên Đăng vẫn thấy xót, một bên là bạn tốt, một bên lại là áp trại phu nhân nên lần nào cũng rất khó xử. Hôm nay lại đến ngày ấy, cô nhìn chàng ta, li3m môi.
Quốc sư biết mỗi khi cô có vẻ mặt này là thể nào cũng có chuyện cần nhờ vả. Chàng ta thở dài, vén tay áo lên. Cô cầm tay chàng ta vuốt v3 mấy cái, nhìn vết thương cũ, vết sẹo đầu tiên đã gần như mờ hẳn.
Cô khẽ xoa chỗ da đó: “Đau lắm nhỉ?”
Chàng ta rũ mắt: “Cô có thể thử xem.”
Liên Đăng vốn thấy thẹn trong lòng, nghe chàng ta nói thế thì thấy đây là ý kiến khá hay nên nói luôn: “Vậy cứ thế đi, quốc sư bị cắt một nhát thì tôi cũng chịu một nhát. Dù có là chịu khổ tôi cũng muốn san sẻ với quốc sư.”
Chàng ta không khỏi cười nhạt: “Hà cớ gì cô lại muốn san sẻ với bổn tọa?”
“Vì quốc sư phải ở bên tôi cả đời này.” Cô nói như chuyện hiển nhiên, chẳng có tí ngại ngùng nào. Ai bảo chàng ta bỏ thuốc cô, làm cô chẳng thể lập gia đình, đành phải giữ chàng ta bên cạnh để thỏa mãn cái khát vọng có người bầu bạn của cô.
Quốc sư không nói gì, như khi đang chạy đến mức mệt rã rời thì lại bị người ta ngáng chân ngã sõng soài, thế là buông xuôi luôn, chẳng thiết đứng dậy nữa. Cô đơn phương thu chàng ta về dưới trướng, chàng ta cũng chẳng hề hờn dỗi, mặc cô muốn gì được đó, mà cô cũng tình nguyện bao dung chàng ta bằng cả tấm lòng … Cảm giác này thật kì diệu. Được một cô gái yếu đuối, chẳng bằng một sợi tóc chàng ta che chở, ấy vậy mà chàng ta lại thật sự tận hưởng điều ấy.
Cô mới chỉ nhẹ nhàng vuốt v3 cánh tay mà lưng chàng ta đã nổi da gà, nhưng chàng ta lại không muốn tránh đi. Trong ánh lửa bập bùng, quốc sư nhìn cô, đôi mắt cô sáng tựa sao trời. Có lẽ chàng ta đã cô đơn quá lâu rồi. Mặc cho lòng ấp ủ mưu đồ lớn lao dường nào, theo thời gian trôi, con người ta vẫn cần hơi ấm. Những người cạnh chàng ta chẳng ai có sức mạnh ấy mà lại cứ là cô, ngẫm mà mỉa mai thay.
Đàm Nô ở cạnh khiêm nhường nói cảm ơn. Chàng ta chẳng lọt tai nổi một câu mà chỉ nhìn Liên Đăng chăm chăm, phủ lên mu bàn tay cô: “Bổn tọa không muốn cô bị thương.”
Cô nâng mắt, mặt mày ánh lên nét cười: “Quốc sư thương tôi.”
Chàng ta hơi nhếch môi, cười nhạt nhẽo.
Thế nên nếu ba người – hai nữ một nam đi chung mà hai người trong đó lại thầm nảy sinh tình chàng ý thiếp thì người bị thừa ra sẽ vô cùng ngại ngùng. Đàm Nô trông họ liếc mắt đưa tình, thấy bản thân ở giữa như đứng đống lửa như ngồi đống than. Cô đứng dậy lảng đi, nghe tiếng mưa rơi độp độp bên ngoài, tựa vào khung cửa nhìn đêm đen. Thật ra nhiều lúc cô cũng rất nhớ Tiêu Triều Đô, nhớ vị lang quân đã đội vòng hoa cho cô vào đêm trừ tịch.
Những ngày ở Trường An tuy ngắn ngủi nhưng lại đầy ý nghĩa. Liên Đăng gặp được quốc sư, Chuyển Chuyển gặp Tề Vương, mình thì gặp Tiêu Triều Đô. Dù kết quả có ra sao thì lòng bọn cô cũng đã có chốn về. Cô vẫn còn nhớ ngày quyết đấu với anh ta lúc mới vào thành. Anh ta không phải là người hiếu chiến, biết lúc nào thì nên dừng. Bởi vậy cô mới từ chối khi Liên Đăng nhắc đến chuyện quay về Trường An, sợ khi ấy lại hay tin anh ta đã lập gia đình, chỉ khiến lòng cô càng buồn hơn.
Cô đứng cô đơn trước cửa, Liên Đăng nhìn bóng cô, buồn thảm, khẽ hỏi: “Quốc sư có biết bói nhân duyên không? Tính cho Đàm Nô một quẻ đi, xem cô ấy có duyên với Tiêu tướng quân không.”
Chàng ta uể oải tựa lưng vào cột: “Chỉ cần cô ta muốn thì ắt có.”
Liên Đăng mờ mịt chớp mắt: “Có được là vợ cả không? Đừng làm thiếp như Chuyển Chuyển.”
Chàng ta nghe vậy thì chỉ cười: “Đám quyền quý ở Trường An ai chẳng thê thiếp thành đàn, làm thiếp cũng chẳng có gì mất mặt.”
Tâm trạng mâu thuẫn trào dâng trong Liên Đăng. Cô thấy làm thiếp chẳng tốt lành gì, thiếp là danh từ của bi kịch.
May mà quốc sư không lấy vợ. Cô nhớ Phương Châu từng nói quốc sư không thể thân mật với ai được, như vậy tốt quá, chẳng ai có được thì sẽ không có ganh ghét. Cô vui vẻ xoa cánh tay chàng liên tục, cẩn thận cắt một đường trên làn da như ngọc ấy, bưng bát lên hứng rồi nhanh chóng cầm máu cho chàng ta.
“Không đau nữa rồi…” Cô khẽ thổi hai cái, thầm thì: “Tốt nhất là bắt con gà rừng, hầm canh tẩm bổ cho quốc sư.” Nói rồi, cô ngó ra ngoài, mưa vẫn nặng hạt, chỉ mong mai trời quang, cô còn phải ra ngoài.
Đến đêm, lúc đi nghỉ, vì miếu nhỏ, lại phải tránh mấy chỗ dột nên Đàm Nô được xếp cho nằm dưới bàn thờ. Cô ấy không dính lạnh được, chỉ có mỗi chỗ đó là khô ráo nhất. Liên Đăng trải hai lớp rơm rồi phủ thêm lớp nỉ dày lên, đợi cô ấy ngủ rồi lại lật đật đi sắp xếp cho quốc sư. Cuối cùng đến lượt mình thì lại phát hiện chẳng có chỗ nào đủ cho cô nằm nữa.
Cô ngẩng đầu nhìn nóc nhà, bên ngoài mưa to, bên trong mưa nhỏ. Liên Đăng day trán nhìn quanh, ngay cả chỗ Phật tượng cũng ngó, đến Địa tạng vương Bồ Tát còn chẳng bảo vệ được mình, đã lấm tấm ướt rồi, cô còn than van gì được nữa.
Ngó nghiêng vài lần, chẳng có chỗ nào nằm được. Nghĩ thôi cũng kệ, dựa vào tường ngủ qua đêm cũng được, có gì mai tính.
Đàm Nô gọi cô: “Muội vào đây đi, chúng ta cùng nằm.”
Bàn thờ trong miếu vừa hẹp vừa dài, một người nằm đã chật, hai người thì khỏi bàn. Cô khoát tay, ôm chăn, tránh bãi nước đọng, quay lại thấy quốc sư đang ngồi trên đệm, lẳng lặng nhìn cô. Cô cười: “Đi ngủ sớm đi.” Nói đoạn, cô ngồi xuống chỗ dưới phần mái ngói tạm coi là nguyên vẹn.
Chàng ta đứng dậy dịch chăn sang bên cạnh: “Ngủ cạnh bổn tọa đi.”
Tim cô nảy lên, câu này nghe mờ ám quá. Cô hơi đỏ mặt: “Như thế không hay lắm!”
Có vẻ như chàng ta chê tư tưởng cô xấu xa, chừa cho cô một khoảng trống để cô trải chăn, còn mình thì lặng lẽ dựa vào tường. Liên Đăng ngần ngừ nhìn Đàm Nô, Đàm Nô ra chiều không phát hiện, nằm quay lưng lại. Cô đứng đó, bỗng thấy buồn cười, quốc sư còn không sợ, cô sợ cái gì? Thế nên cô trải đệm cạnh chỗ chàng ta, ngả người xuống, gân cốt được thả lỏng hẳn ra, đợt này cô mệt rã rời, lúc nào cũng thấy như không được nghỉ ngơi đủ.
Cô nhanh chóng chìm vào giấc mộng. Cô không còn mơ thấy căn nhà lần trước mà mơ thấy Cửu Sắc. Dường như Cửu Sắc đã tu thành tinh. Nó mặc yếm đỏ, trông tầm bốn năm tuổi, ngồi vật ra đó gào khóc.
Nó chỉ tay vào cô: “Sao mấy người không mang tôi theo? Suýt nữa là tôi bị ăn thịt luôn rồi đó!”
Liên Đăng đành giải thích: “Lúc ấy hung hiểm, muốn cứu mày lắm mà không vào thần cung được. Với cả ở sa mạc không nuôi hươu được, mày không sống nổi đâu.”
Nó lăn lộn dưới đất: “Mặc kệ. Cô phải chăm tôi chứ, không thì cuộc đời tôi có khiếm khuyết mất!”
Cô hết cách, vừa dỗ vừa ôm nó vào lòng, xoa chỏm tóc của nó: “Rồi rồi, tao sẽ kiếm một cô vợ xinh đẹp cho mày, đến khi bọn mày có nai con tao lại chăm con hộ cho.”
Tay chân quốc sư cứng ngắc. Liên Đăng bỗng ôm chàng ta từ phía sau, dán sát vào người chàng ta, một bàn tay chen qua nách rồi áp vào nguc chàng ta, vuốt v3 rất nhiệt tình.
Đầu chàng ta nổ tung, chẳng lẽ cô đang “xin được yêu”? To gan đến vậy cơ à? Tim quốc sư đập bình bịch, cơ thể như hạt giống chôn dưới đất đang nảy mầm vươn lên, có dấu hiệu thức tỉnh.
- -----oOo------