***
Mặc dù trước khi quyết định đi Trần Dạ đã chuẩn bị tâm lý rất kỹ nhưng khi đối mặt với cuộc sống thực tế rồi cô mới thấy khó khăn và gian khổ nhiều hơn so với những gì cô tưởng tượng.
Cuộc sống ở đây thiếu nước , thiếu điện , đến cả những dụng cụ cơ bản dùng trong y tế cũng ở mức độ thiếu thốn nghiêm trọng , đa phần bệnh nhân ở đây đều giao tiếp bằng giọng bản ngữ một số rất ít mới có thể nghe hiểu được tiếng anh .
Đoàn viện trợ y tế được phân công tại một bệnh viện địa phương cách thủ phủ không xa , phụ nữ ở đây đều rất ít xuất hiện trên đường , mà cho dù có nhìn thấy họ cũng giống như thấy “ những kẻ vô hình” bởi luật lệ về y phục của phụ nữ hết sức khắt khe , phụ nữ Afgan mỗi khi bước chân ra khỏi nhà đều phải mặc bộ Burka , đây là một kiểu áo choàng may bằng vải thô phủ kín từ đầu đến chân , chúng được may bằng nhiều nếp gấp và rộng thùng thình nên chiếc áo Burka rất nặng.
Vào mùa hè trời nóng có nhiều phụ nữ bị bệnh ngộp thở hoặc mắc chứng nhức đầu kinh niên . Nhiều đồng nghiệp trong đoàn còn nói đùa với nhau rằng khi mặc chúng chẳng khác nào tự bọc mình vào “ một cái túi đựng xác sống” .
Còn đối với những đứa trẻ ở nơi đây , số phận của chúng cũng chẳng được tốt hơn là mấy , các bé gái chỉ được học từ 7 đến 12 tuổi đủ để có thể đọc được sách kinh mà thôi , còn những đứa bé trai từ nhỏ đồ chơi bên mình là những khẩu súng thật đã được lên đạn , có khi trong người còn thủ sẵn vài trái lựu đạn là chuyện hết sức bình thường .
Những trẻ em ở đây chết vì bị trúng đạn hay vì ngộ độc kim loại nặng đã là bệnh thường gặp giống như hằng ngày bạn dùng cơm theo bữa , Trần Dạ trước kia từng công tác ở trong một bệnh viện thành phố cũng đã làm qua bên chuyên khoa nội lẫn ngoại nên đối với cô trình độ nghiệp vụ của bản thân vẫn có thừa để có thể xử lý tốt được những tình huống cấp bách . Chỉ có điều dù một bác sĩ có giỏi đến mấy đi chăng nữa , nhưng những dụng cụ phục vụ trong vấn đề chữa trị không được xử lý tốt hay vô khuẩn tiệt đối thì khả năng bệnh nhân nhiễm trùng là rất cao và tỷ lệ tử vong cũng theo đó mà tăng cao là điều mà dù cố gắng đến đâu cũng không thể nào tránh khỏi .
Cả buổi chiều , cô cùng ekip phòng mổ vật lộn cả hàng giờ trên bàn mổ mới có thể giành giật được mạng sống của một bé trai từ tay tử thần , bé trai này mới chỉ có ba tuổi , nó nuốt phải một mảnh vỏ của viên đạn , đầu nhọn của vỏ đạn đâm thủng dạ dày của đứa nhỏ , gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng , khi người mẹ phát hiện ra con mình nôn ói ra máu đã vội bế đứa nhỏ chạy một đường đến bệnh viện .
Tuy tình trạng của đứa nhỏ đã qua khỏi cơn nguy kịch , nhưng cô cũng không thể nào dám đảm bảo mạng đứa bé có thể giữ được 100% , bởi ở đây không có máy móc lẫn dụng cụ có thể theo dõi và chăm sóc bệnh nhân nhi sau hậu phẫu , nên khả năng chết vì nhiễm trùng và biến chứng là rất cao .
Sau một ngày dài mệt mỏi , Trần Dạ trở lại ký túc xá liền tắm rửa qua loa rồi lên giường đi ngủ. Cô miên man trong nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ , cùng nỗi day dứt về Tiệp Khâm khôn nguôi , rồi ngủ thiếp đi lúc nào cũng không hay.
Những ngày làm việc không ngừng nghỉ với mức độ áp lực cao kết thúc , trưởng đoàn cho cô được một ngày phép để nghỉ ngơi thư giãn, nên Trần Dạ rất muốn đi ra ngoài liền mượn một chiếc xe ô tô cũ duy nhất của bệnh viện sau đó cho xe chạy thẳng về phía Bắc, trên con đường gập ghềnh vì sỏi , bụi cát bay mịt mù , Trang Thanh từng đưa cô đến đây một lần , cô ấy nói nếu như đất nước này không phải vì chiến tranh tàn phá thì sẽ là một đất nước xinh đẹp nhất mà cô ấy từng đặt chân đến .
Những cung điện Versailles ở Afganistan nằm chễnh chệ giữa một vùng nắng gió , chúng được xây theo phong cách phương Tây , độc đáo mới lạ , dù đã trải qua gần một thế kỷ đã chứng kiến những thay đổi của đất nước theo nhiều chiều hướng khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được một nền văn minh của đế chế vương quyền từng ngự trị tại nơi đây . Sự kháng cự dữ dội của Afghanistan trước những thế lực ngoại bang đã được ghi nhận từ hàng thế kỷ qua. Không chỉ những người ngoài cuộc mới là tâm điểm của sự nổi giận của người Afghanistan, trong đất nước vốn rất xinh đẹp của chính họ đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc binh biến, nội chiến khiến cho nhiều công trình lịch sử từ xa xưa bị phá hủy , lấp đi phần nào lịch sử của nhân loại .
Trần Dạ cho xe chạy xuyên qua hầm Salang con hầm này vốn xuyên qua núi Hindu Kush nơi nối phía Nam và phía Bắc Afghanistan , con đường hầm trải dài , đi xuyên qua nơi đây Trần Dạ có cảm giác phấn khích đến lạ lùng , có phải anh Tiệp Khâm cùng từng giống như cô , cũng từng đi phượt như thế này không , cũng từng ngắm cảnh vật đẹp đẽ hoang sơ đến lạ lùng . Không biết từ lúc nào cô lại bắt đầu cảm thấy thích nơi đây , dù rằng nó là “địa ngục sống” nơi trần gian như mọi người vốn biết về nó , dọc đường khi vào khu thành thị Trần Dạ bắt gặp những toán binh lính mặt quân phục rằn ri đội nón lưới đứng canh chừng hai bên đường, bộ quân phục này cô đã từng được thấy trong phòng của Tiệp Khâm , anh cũng từng là một trong số họ , là những người lính can đảm , kiên cường có niềm tin vững chắc vào nền hòa bình và hạnh phúc của nhân loại .
Nhưng sao cô lại thấy chúng cao cả đến nỗi xa vời quá , nỗi đau còn đó làm sao cô quên được , anh ra đi vì lí tưởng của bản thân nhưng lại để lại vết thương , nỗi mất mát cho những người yêu thương anh nhất trên đời . Anh ích kỷ quá , sao có thể ích kỷ đến thế , anh bỏ thân xác mình ở cái thế giới xa lạ này , bởi những con người xa lạ , anh cho họ tất cả , nhưng lại không cho cô lấy một cơ hội cuối cùng được nhìn thấy anh .
Anh để lại được gì ? Một nắm tro bụi , là tro cốt của anh hay một nắm cát nơi đất người .
Nước mắt không ngừng làm mắt Trần Dạ nhòa đi , hai bên đường những ngọn núi bao quanh như muốn ôm trọn con người ta vào lòng , khung đường ngoằn ngoèo chạy dọc theo sườn núi , phía xa đã hiện lên trước mắt cô khung cảnh một cây cầu lớn bắc ngang qua con sông nằm trọn trong vòng ôm của núi rừng . Cuối cùng cô cũng tới nơi , cô cho xe tấp vào lề nằm ép dưới chân núi , sau đó cô ôm bó hoa trắng được mua lúc đi qua phiên chợ ở Kabul , cô tháo mạng che mặt ra , ánh hoàng hôn đã dần ngã bóng xuống những sườn núi cao phía trước mặt cô . Cô đi nhanh ra phía giữa cầu , những làn gió chiều thổi tung bay tóc cô , chúng xuôi ngược chiều gió dính vào mặt cô , cô gạt chúng qua một bên , nét bi thương còn đọng lại nơi đáy mắt chưa kịp xóa nhòa .
Cùng lúc đó , cũng có một chiếc xe Jeep dừng lại cách chỗ xe của cô đậu không xa , một người đàn ông với thân hình cao lớn bước xuống .
Cô dùng tay ngắt những cánh hoa trắng thả chúng trôi theo con nước đang không ngừng xuôi dòng , hy vọng chúng có thể mang nỗi nhớ mong của cô gửi đến người bên kia . Cômuốn cho anh thấy rằng , cô cũng đã đặt chân đến nơi anh vì nó mà ra đi , để cô giúp anh thực hiện những gì còn dang dở , cô sẽ không khóc nháo nữa , cô cũng sẽ thôi không gào vì cô biết được rằng dù có gào mất đi cả giọng nói thì anh cũng không quay về bên cô nữa , cũng sẽ không thể cho cô cái ôm ấm áp như anh vẫn hay làm , anh nói với cô rằng con gái phải mạnh mẽ , nên cô muốn anh không phải thất vọng về điều đó từ cô .
“ Anh ! anh vẫn khỏe chứ ? Ở nơi đó anh đã thích ứng được với hoàn cảnh chưa , họ có cho anh làm quân nhân nữa không ? Ở đây em rất tốt , mọi việc vẫn rất ổn , anh thấy không , có tự hào về đứa em gái này không ? Em rất tự hào về anh ,thật đấy , nhưng sao anh lại không nói tiếng nào mà ra đi vội quá , em chưa kịp chuẩn bị tâm lý nữa . Nhưng mà không sao … em vẫn có thể tha thứ cho anh về việc đó được , miễn là anh ổn thì tất cả đều sẽ tốt …sẽ tốt thôi mà ? Anh thấy em nói có đúng không ?”
Đáp lại tiếng nói của cô là những tiếng vọng lại là âm vang của núi rừng , mỗi một lần côhét lên những thứ âm thanh ấy như dội ngược thẳng trở lại vào mặt , cảm giác bi thương trong lòng trỗi dậy nhưng không cách nào bộc lộ , cô không muốn để anh nhìn thấy mình yếu đuối , như thế cô biết Tiệp Khâm sẽ rất đau lòng mất . Ánh tà chiều dần dần tắt ngóm , bóng tối cũng dần bao phủ không gian vắng vẻ , lạnh lẽo hơn hẳn . Cô thì thào trong tiếng gió :
“ Gía như kiếp sau …hừng đông sẽ bên anh ! Như thế ánh sáng sẽ theo anh nhiều hơn một chút, để anh bên em lâu hơn chút nữa .”