Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tôi chẳng có gì hay ho để kể vời quý vị về tháng Tám này. Tôi chỉ thấy nó quá dài và chán ngắt. Như mọi năm, bố mẹ tôi thuê một căn hộ ở vùng Bretagne và, cũng như mọi năm, tôi phải ngồi làm cả đống bài trong cuốn sách bài tập làm trong hè.

Giấy thông hành cho lớp sáu 15, cơn ác mộng trờ lại.

Tôi ngồi hàng giờ gặm đầu bút và ngắm những con chim mòng biển. Tôi mơ mình hóa thành chim mòng biển. Mơ mình bay đến tận ngọn hải đăng sơn màu trăng và đỏ nằm xa ngoài kia. Rồi thấy mình kết bạn với một con chim én và đến tháng Chín, ngày mùng 4 chẳng hạn - giống như một sự rình cờ, đúng vào ngày khai giảng! - chúng tôi cùng nhau bay đến những đất nước nóng ấm. Tôi mơ mình bay qua các đại dương, tôi mơ chúng tôi...

Tôi lắc đầu thật mạnh để trở lại với thực tế.

Tôi đọc lại đề toán, một câu chuyện ngớ ngẩn về những túi thạch cao cần phải xếp thành từng chồng, rồi tôi lại mơ tiếp: mơ có một con mòng biển bay đến làm một bãi trên bài toán... Phụp! Một đống phân trắng to đùng vấy bẩn cả trang giấy.

Tôi tưởng tượng tất cả những gì tôi có thể làm với bảy túi bột thạch cao...

Tóm lại, tôi ngồi mơ mộng.

Bố mẹ không kiểm soát sát sao lắm các bài tập tôi làm. Dù sao đó cũng là thời gian nghỉ hè của họ nữa, và họ không muốn chuốc lấy cơn giận vào người vì phải vừa đọc vừa đoán thứ chữ viết như gà bới của tôi. Tất cả những gì họ yêu cầu ở tôi, đó là, tất cả các buổi sáng, tôi phải ở trong bốn bức tường này, dán đít lên ghế, và ngồi vào bàn học.

Nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Tôi vẽ đủ thứ hình, những phác thảo, những sơ đồ chế tạo điên khùng nhất lên các trang giấy của cuốn vở nhảm nhí này. Tôi không cảm thấy buồn chán, chỉ là tôi cảm thấy hoàn toàn vô cảm với cuộc sống của chính mình. Tôi tự nhủ: ở đây hay ở nơi khác, có gì quan trọng cơ chứ? Và tôi cũng tự nói với mình: tồn tại hay không tồn tại, có gì quan trọng cơ chứ? (Chắc quý vị có thể thấy, tôi rất dốt môn toán, nhưng với môn triết học thì khả năng tranh luận của tôi không đến nỗi tồi).

Buổi chiều, tôi đi ra biển với bố hoặc với mẹ, không bao giờ với cả hai người cùng lúc. Cả điều này nữa, nó cũng nằm trong kế hoạch nghỉ hè của họ: không tự bắt mình phải chịu đựng nhau cả ngày. Có cái gì đó không hay lắm đang xảy ra trong quan hệ của bố mẹ tôi. Khi họ nói chuyện với nhau, bao giờ cũng có những câu nói đầy ẩn ý, những lời nhận xét hay đánh giá gay gắt và sau đó là một sự im lặng nặng nề bao trùm lên tất cả chúng tôi. Gia đình tôi chẳng bao giờ được hòa thuận, hạnh phúc. Tôi mơ ước được nghe những tiếng cười và những lời bông đùa vui vẻ khi ngồi vào bàn ăn, giống như trong đoạn phim quảng cáo "Người bạn của bữa ăn sáááng, người bạạạn Richorééé. 16", nhưng tôi biết điều đó chẳng bao giờ thành sự thật.

Đến ngày thu xếp va ly và dọn dẹp căn hộ, dường như có một cảm giác nhẹ nhõm, giải thoát lơ lửng trong không khí. Thật ngớ ngẩn, tiêu chừng ấy tiền và đi xa đến thế để cuối cùng cảm thấy nhẹ nhõm khi được trở về nhà... Tôi thấy điều đó thật ngớ ngẩn.

Mẹ tôi tìm lại bộ giá để nến, còn tôi tìm lại tiền của mình. (Bây giờ tôi có thể tiết lộ với quý vị, tôi đã cuộn những tờ giấy bạc lại và nhét trong cái ống thổi của bộ đồ chơi cũ gồm các chú lính nhựa Action man!)

Những tờ giấy bạc đã xỉn màu đi một chút, và cơn đau trong bụng tôi lại quay trở lại.

Vậy là tôi bắt đầu đi học ở trường cấp hai Jean-Moulin.

Tôi không phải là đứa già nhất trong lớp, lại càng không phải là đứa dốt nhất. Tôi sống yên thân. Tôi ngồi tận cuối lớp và cố gắng tránh không đụng đường đi của mấy tay anh chị trong trường. Tôi từ bỏ ý định mua một chiếc áo khoác Timberland vì biết rằng học ở đây, tôi sẽ chẳng giữ nó được lâu...

Trường học không còn làm tôi cảm thấy khổ sở như trước nữa, vì một lý do đơn giản là tôi không còn cảm giác mình đang đi học. Tôi có cảm giác như đang đến một nhà trẻ kiêm vườn thú, nơi người ta quây hai nghìn đứa trẻ lại nhốt từ sáng đến chiều. Mỗi ngày đến trường, tôi im lặng như một cái bóng. Tôi bị sốc khi chứng kiến cách một số đứa học trò nói với giáo viên. Tôi cố gắng để cử động ít nhất có thể. Tôi đếm từng ngày.

Đến giữa tháng Mười, mẹ tôi nổi cơn giận tam bành, bà không thể chịu đựng nổi sự vắng mặt của thầy (hay là cô nhỉ, tôi chưa bao giờ biết chính xác đó là thầy hay cô) tiếng Pháp nữa. Bà không thể chịu đựng nổi những từ ngữ tôi sử dụng nữa, mẹ nói tôi càng ngày càng ngu đi. Ngu như con bò. Bà không thể hiểu nổi tại sao tôi chẳng bao giờ mang điểm số nào về nhà, và đặc biệt, bà giận điên người khi đến đón tôi lúc năm giờ chiều và nhìn thấy mấy thằng con trai bằng tuổi tôi đang hút cần sa trong lối hành lang đi bộ.

Thế là một cơn khủng hoảng nổ ra trong nhà. Tiếng gào thét, nước mắt, nước mũi cứ thế tuôn ra.

Và kết luận, chỉ còn trường nội trú.

Sau buổi tối ầm ĩ, cuối cùng bố mẹ thống nhất quyết định gửi tôi vào trường nội trú. Tuyệt.

Đêm hôm đó, tôi đã cắn chặt răng để không khóc.

Ngày hôm sau là thứ Tư, tôi đến nhà ông bà. Bà làm cho tôi món khoai tây bí xào, món mà tôi vẫn thích, còn ông Léon-cao-lớn của tôi thì không dám mở lời với tôi. Không khí nặng nề buồn bã.

Sau khi dùng cà phê, chúng tôi đi ra túp lều của ông. Ông nhét một điếu thuốc lên môi nhưng không châm.

- Ông không hút nữa, ông thú nhận với tôi. Ông làm vậy không phải vì ông, cháu hiểu không, ông làm vậy là vì bà vợ khó chịu này...

Tôi mỉm cười.

Sau đó, ông bảo tôi giúp ông bắt vít mấy cái bản lề; và khi mà cuối cùng, đầu óc tôi đã thực sự chăm chú vào công việc, ông bắt đầu nói hết sức nhẹ nhàng:

- Grégoire.

- Dạ?

- Thế là, ông nghe nói, cháu sẽ đi học ở trường nội trú phải không?

- ...

- Cháu không thích à?

Tôi thà im lặng. Tôi chẳng còn thích thú gì chuyện khóc lóc như một đứa trẻ lớp ba.

Ông lấy cái cánh cửa tôi đang cầm trong tay, đặt xuống đất, rồi ông nắm nhẹ lấy cằm tôi, nâng mặt tôi hướng về phía ông:

- Nghe ông nói đây, Toto, nghe ông cho rõ này. Ông biết nhiều điều hơn cháu tưởng đấy. Ông biết cháu ghét đi học như thế nào, ông cũng biết cả chuyện gì đang diễn ra ở nhà cháu. Nói cho đúng, ông không biết, nhưng ông có thể đoán được. Ông muốn nói giữa bố mẹ cháu... Ông biết mỗi ngày trôi qua, cuộc sống chẳng dễ dàng gì với cháu...

Tôi nhăn mặt.

- Grégoire, cháu phải tin ở ông, chính ông là người đã có ý nghĩ gửi cháu vào trường nội trú, chính ông là người đã gieo ý tưởng này vào đầu mẹ cháu... Đừng nhìn ông như vậy. Ông nghĩ rằng đi xa khỏi gia đình một thời gian, hít thở không khí, nhìn thấy những điều mới mẻ, như vậy sẽ tốt hơn cho cháu. Bố mẹ cháu đang khiến cho cuộc sống của cháu trở nên ngột ngạt. Cháu là con trai một, họ chỉ có cháu, và cháu là lẽ sống duy nhất của họ. Họ không hiểu được họ đã làm cho cháu khổ sở đến mức nào khi họ đặt quá nhiều hy vọng lên cháu. Không, họ không nhận ra điều đó. Ông nghĩ rằng vấn đề thực chất sâu xa hơn nhiều. Ông nghĩ rằng bố mẹ cháu cần phải giải quyết cho ổn thỏa vấn đề chính của họ trước khi cãi vã nhau về chuyện của cháu.Ông... , ồ không, Grégoire, đừng làm cái mặt như thế. Không, cháu trai dũng cảm của ông, ông không muốn làm cháu buồn, ông chỉ muốn cháu. Ôi, mà khỉ thật! Thậm chí, ông không còn đặt cháu ngồi lên đùi ông được nữa! Cháu đã lớn quá rồi. Xem nào, cháu mở hai cánh tay ra một chút xem nào, đến lượt ông sẽ đến ngồi lên đùi cháu... Thôi nào, đừng khóc nữa. Thế này thì buồn quá...

- Không phải cháu buồn đâu ông ạ. Chỉ là nước nó cứ trào ra thôi...

- Ôi, cháu dũng cảm của ông, cháu bé bỏng của ông. Thôi nào, thôi xong rồi. Cháu làm tiếp đi, chúng ta làm tiếp nào. Phải làm cho xong cái tủ này cho bác Joseph để ông cháu ta còn được mời đi ăn ở nhà hàng Pique- assiette nữa chứ... Nào, cầm cái tuốc-nơ-vít của cháu lên nào.

Tôi lấy tay áo chùi mũi.

Thế rồi, khi cả hai chúng tôi đang im lặng làm việc, và tôi chuẩn bị làm đến cảnh cửa thứ hai, ông nói thêm:

- Ông chỉ nói thêm một điều nữa thôi, và sau đó, ông sẽ im lặng. Điều mà ông muốn nói với cháu rất quan trọng... Ông muốn cháu hiểu rằng chuyện bố mẹ cháu cãi nhau không phải lỗi tại cháu. Chỉ là do họ, chỉ do mình họ thôi. Cháu chẳng liên quan gì hết, cháu chẳng có lỗi gì hết, cháu nghe ông nói không? Chẳng hề liên quan gì đến cháu. Thậm chí ông có thể đảm bảo với cháu rằng, ví thử cháu có luôn đứng đầu lớp, ví thử cháu chỉ mang về nhà toàn điểm 19, 20, bố mẹ cháu sẽ vẫn tiếp tục cãi nhau. Chỉ có điều họ sẽ phải tìm ra một cái cớ khác, chỉ có vậy thôi.

Tôi không trả lời gì hết. Tôi vừa quét một lớp sơn phủ Bondex lên cái tủ của bác Joseph.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK