Tất nhiên Nguyên Thông tán thành kế hoạch đó, nhưng sau chàng thở dài một tiếng và nói:
- Chùa Thê Hà là một ngôi chùa cổ rất lớn của thành phố Kim Lăng, không ngờ đệ tới Kim Lăng bấy nhiêu lâu mà lại không có dịp du ngoạn.
Hướng Tam ngạc nhiên hỏi lại:
- Sư đệ ở Vọng Nguyệt Bình trên núi Thê Hà đã đánh bại Võ Đang thất kiếm. Tại sao lại bảo chưa được du ngoạn chùa Thê Hà?
- Lúc bấy giờ đệ hoàn toàn đứng ở địa vị bị động và cũng không biết nơi đó là Thê Hà, sau này tới nhà Lý bá bá mới hay.
Nói xong, chàng tỏ vẻ tiếc rẻ, Hướng Tam thấy vậy liền bảo:
- Từ đây tới Võ Đang không xa lắm, thì giờ của chúng ta dự định có thừa, tới nơi đó sớm cũng vô ích. Nếu Nguyên đệ muốn du ngoạn chùa Thê Hà thì để ngu huynh dẫn đường cho.
Hướng Tam thấy Nguyên Thông gật đầu liền quay trở về núi Thê Hà, đến một khách sạn ở dưới chân núi mướn một căn phòng để nghỉ chân rồi hai người đi lên núi du ngoạn.
Suốt dọc đường, du khách và người đi lễ bái lên xuống rất đông, vừa đi Nguyên Thông vừa thưởng thức phong cảnh có vẻ khoái chí lắm.
Không bao lâu hai người đã tới chùa. Đang đứng ngắm nhìn cửa chùa, Nguyên Thông quay đầu lại bỗng không thấy Hướng Tam đâu, chàng kinh hoảng nhưng nghĩ lại đã mướn một căn phòng ở dưới chân núi, cho dù có thất lạc nhau đi chăng nữa thế nào y cũng phải quay trở về khách sạn kiếm mình. Chàng mới yên tâm ung dung vào trong chùa ngắm nhìn phong cảnh.
Chùa Thê Hà xây ở trên sườn núi vừa to vừa rộng lại rất lộng lẫy. Ngày thường người đến lễ bái rất đông, nhất là tháng giêng ngày Tết khách du lịch và khách hành hương đông như trảy hội. Ngôi chùa thanh tịnh bỗng như một cái chợ ồn ào khôn tả. Nguyên Thông thấy vậy lắc đầu thở dài, chàng thất vọng không vào chùa nữa, đi thủng thẳng ở bên ngoài, dần dần xa đám đông đi tới một con đường mòn mà không hay. Không bao lâu chàng đã đi tới phía sau chùa đến trước cái thép bảy tầng, tục vẫn gọi là “Thất Cấp Phù Đồ” tháp cao chọc trời phía sau có một ngọn núi cao chót vót. Trên sườn núi chỗ gần đỉnh giữa hai cây thông hình như có một cái động, cạnh đó có một thác nước. Nước từ trên đỉnh đổ xuống trông như một con rồng phun nước, cảnh trí đẹp vô cùng. Chàng rất lấy làm ngạc nhiên vì cảnh đẹp như thế mà tại sao lại vắng vẻ không thấy một du khách nào lui tới. Chàng đang thẳng tiến lên, vừa đi vừa ngắm nhìn sơn thủy, bỗng thấy cửa động hình như có ánh sáng lập lòe. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, chàng không nghi kị sợ hãi gì hết, vội giở môn Lăng Không Ngự Phong (cưỡi gió đi trên không) một môn khinh công tuyệt đỉnh ra từ từ phi lên trên sườn núi.
Lên tới nơi chàng thấy một ông già ngồi dưới gốc cây thông mặc bộ áo màu đồng cổ rất rộng, tay trái cầm một cái ống điếu dài chừng hai thước. Vừa thấy chàng lên tới, ông ta đã nhìn chàng cười và nói:
- Con cháu của Võ Thánh có khác, quả thực phi phàm!
Nguyên Thông rất kinh ngạc vội lùi về phía sau một bước, mặt lộ vẻ hồ nghi và hỏi lại rằng:
- Lão tiên sinh là ai thế?
Ông cụ đáp:
- Mấy tháng trước lão hán ngẫu nhiên đi qua Vọng Nguyệt Bình được trông thấy tuyệt kỹ của cậu lại cũng nghe lỏm cậu nói chuyện với lão ăn mày già…
Nguyên Thông giật mình kinh hãi vội đỡ lời:
- Lão tiên sinh là một cao nhân trên đời, tiểu sinh thực là thất kính, xin lão tiên sinh lượng thứ cho.
- Lão phu ở gần núi này, thường thường nhàn rỗi hay ra đây ngồi chơi, không ngờ hôm nay được gặp lại bạn nhỏ. Lão rất lấy làm sung sướng.
Nguyên Thông được ông nội ông ngoại là các bậc thúc bá dạy bảo cho từ hồi còn nhỏ nên chàng đã học được mỹ đức kính lão chuộng hiền. Nhất là sau khi được lão ăn mày khuyên bảo, chàng lại càng khiêm tốn thêm, nên chàng cung kính vái lạy ông già.
Ông già ngắm nhìn chàng rồi hỏi tiếp:
- Tuổi nhỏ anh tuấn, lòng hiếu của cậu khiến trời đất cũng phải thương. Phen này có phải cậu định đi Võ Đang đấy không?
Nguyên Thông thấy ông già biết rõ tâm sự của mình lại càng kinh ngạc, liền đáp:
- Lão tiên sinh quả thực là bậc thần nhân.
- Khi nào tuổi của bạn nhỏ bằng lão, lúc ấy bạn sẽ không thấy ngạc nhiên chút nào.
Nguyên Thông hổ thẹn vô cùng cúi gầm mặt xuống.
Ông già thấy vậy thở dài một tiếng rồi nói tiếp:
- Lệnh tôn là một vị đại anh hùng đương thời mà không ngờ lại toi mạng ở trong tay La Cống Bắc. Thực là thiên đạo bất công, khiến ai nghe thấy cũng phải đau lòng thương tiếc.
Nguyên Thông nghe ông già nói đến cha mình, chàng liền ứa nước mắt ra rồi vòng tay thưa:
- Thưa, nếu tiểu sinh không lầm thì lão tiên sinh cũng quen biết lão tặc?
- Nam Minh Nhất Kiếm La Cống Bắc tính nết rất thô lỗ, làm việc gì cũng hay tự phụ cho mình là hiệp nghĩa vì ít học nên dễ tin người lắm. Năm xưa lão phu đã cùng y cộng sự hai năm, sau vì chí hướng của hai người khác nhau nên lão phu rất ít lai vãng. Gần đây lão phu lại nghe nói y ẩn dật đã ba mươi năm rồi lại phá giới tái xuất hiện giang hồ.
Nguyên Thông càng nghe ông già càng tức giận. Ông già lại nói tiếp:
- Nhưng hành tung của La Cống Bắc bí mật lắm, bây giờ cậu đi Võ Đang hỏi tung tích của y như vậy quả thực là thông minh.
Nguyên Thông thấy ông già thông cảm với mình như vậy, cảm động vô cùng liền đáp:
- Nhưng võ công của tiểu bối hãy còn non nớt, chỉ sợ không được toại nguyện thôi.
Ông già lắc đầu mấy cái:
- Nếu lão nhận xét không lầm thì võ công của cậu không kém gì so với chưởng môn của phái Võ Đang, quí hồ cậu đừng sa vào trên Thất Tinh Kiếm hay gặp Tỷ Hư đạo nhân và La Cống Bắc, thì lão dám chắc cậu bình yên vô sự mà trở về tới nhà.
Nguyên Thông nghe nói lớn tiếng cười đáp.
- Mục đích của tiểu bối là kiếm La lão tặc nếu gặp được y thì may mắn biết bao. Còn Thất Tinh Kiếm trận với thân thủ của Võ Đang thất kiếm tiểu bối không ngại lắm.
- “Thất Tinh Kiếm trận” oai lực vô cùng. Trận đó là vật báu hộ pháp cho phái Võ Đang, nếu do Võ Đang cửu lão ra tay thì trận đó không phải tầm thường mong cậu không nên khinh thường.
Ông già kia ngắt lời hút một hơi thuốc, thở khói phì phèo xong mới nói tiếp:
- Võ Đang cửu lão là huynh đệ với người chưởng môn của phái Võ Đang, người nào người nấy võ công và nội lực không kém gì người chưởng môn, cho nên trận Thất Kiếm nếu do cửu lão ra tay thì trên thiên hạ này hiếm có người nào ra được. Cho nên cậu phải dùng cơ trí, chứ không nên dùng sức. Tốt hơn hết là dùng lời lẽ đánh bại người, ấy mới là thượng sách.
Sau đó ông ta phân tích võ công của cửu lão cho Nguyên Thông hay: Tinh Nhất đạo trưởng giỏi về kỳ môn dịch số nên ông ta là linh hồn của Thất Tinh Kiếm trận.
- Khô Mộc lão nhân Mẫn Nhất Xuân là người lão thành chất phác, nội lực thâm hậu chưởng pháp lại càng lợi hại.
- Tinh Nguyên đạo trưởng giỏi về y chuyên trị bách độc và cũng là người hiền lành nhất trong nhóm.
- Tinh Phục đạo trưởng sở trường về kiến thức hợp người rất..... sính dễ làm quen với mọi người.
- Tây Sơn Tiêu m Chu Kiếm chuyên môn luyện Thiên Cương Chỉ Pháp, mười ngón tay của y lợi hại vô cùng.
- Thái Y Chung Ly Trần Khuê nghiền rượu nhưng rượu lại....... ám khí của y, người thanh tú hơn đám sư huynh đệ kia.
- Tinh Thủy đạo trưởng tai mắt rất thính, bất cứ người nào trước mặt y có cử chỉ lén lút hay có ý nghĩ gì cũng không giấu nổi y.
- Cầm Kiếm thư sinh Tôn Dực là người đa mưu trí khinh công trác tuyệt, ngoài ra y còn sở trường về Thiên Cương kiếm pháp với Tứ....... bộ pháp.
- Ngọc Quài Tiên Tử hiện giờ là Ngọc Quài Bà Bà họ u Dương tên Thiện Phấn, tính nóng như lửa, thế võ của bà ta thực là xuất thần nhập hóa, nhưng phải nỗi hay bênh bề dưới.
Còn người chưởng môn Tinh Linh Tử tài nghệ và võ công trên chín người kia.
Nguyên Thông nghe xong cau mày lại thở dài một tiếng gượng nói:
- Tiểu bối chỉ muốn trả được thù cha nên tiểu bối không quản ngại những điều đó, dù có bị hy sinh tính mạng tiểu bối cũng vui lòng.
Ông già đứng dậy chỉ tay vào ba chữ đỏ rất lớn ở trên cửa động mà bảo với Nguyên Thông:
- Cậu xem kìa, bang động cổ kính này nghe nói hồi Nam Đường có một ẩn sĩ tên là Thê Hà tiềm tu ở trong, sau đắc đạo thành tiên người đời mới xây chùa để kỷ niệm ông ta. Cậu ở xa tới nên vào trong động du ngoạn một phen.
Nguyên Thông thấy ba chữ đỏ viết ở trên cửa hang đề: “Đạt Ma Động”. Chàng ngạc nhiên vô cùng vội hỏi lại ông già:
- Sao động này không lấy tên là Thê Hà động?
Ông già vui cười đáp:
- Cậu vào trong động sẽ biết nguyên nhân liền.
Nguyên Thông vào tới trong hang thấy bên trong là một cái thạch thất lớn có thể chứa nổi bốn năm chục người, nhờ có ánh sáng mặt trời ngoài cửa động chiếu vào và ngọn đèn Phật ở trên đỉnh thạch thất chiếu xuống, chàng thấy rõ hết trong thạch thất. Ngay chính giữa có một tượng Phật bằng đá trắng cao hơn trượng mặt sâu mũi lõ, trông không giống người Trung Thổ, chàng liền nghĩ ra động này gọi là Đạt Ma tất nhiên tượng Phật này phải là tượng của Đạt Ma.
Nguyên do Đạt Ma là thủy tổ đem thiền tôn vào Trung Thổ, Đức Lạt Ma là con trai thứ ba của Hương ngọc Vương nước Thiên Trúc....... Lương Đại Thông nguyên niên đời nhà Lương, đại đức ở ngoài bể......... vào Trung Thổ lên bộ ở thành phố Quảng Châu, vua Võ Đế liền sai sứ giả đón vào triều.
Đại đức bất đồng ý kiến với nhà vua, liền qua sông Trường Giang đến đất Ngụy dừng chân ở núi Thiếu Lâm tại núi Tung Sơn, ngồi quay mặt vào vách tu luyện chín năm liền mới hiểu thấu đại đạo. Theo người đời đồn thì võ công của chùa Thiếu Lâm là học theo tâm pháp của Đại đức Lạt Ma mà xưng hùng xưng bá trên thiên hạ từ đó tới nay đủ thấy sự thành tựu của phái Võ Lâm không phải nhỏ. Đại đức không những là vị thủy tổ của Thiền Tôn mà cũng là một đại tôn sư của võ lâm nữa.
Ông già đưa Nguyên Thông tiến tới trước tượng của Đại đức vái lạy để tỏ lòng tôn kính. Sau đó ông già lại nói tiếp:
- Các cao nhân du khách, anh hùng hào kiệt đã viết rất nhiều thơ phú ở trên vách, trong đó cũng có một vài bài văn hay, không biết cậu có ưa thích văn chương không?
Nguyên Thông nhìn bốn vách một hồi. Ánh sang bên ngoài với ánh sáng của ngọn đèn thờ Phật không được sáng lắm, nhưng chàng nhờ công lực cao thâm nên ở trong bóng tối cũng như ở ngoài ánh sáng, không cần phải thắp đèn đuốc chàng cũng đọc được văn thơ của các du khách viết trên vách. Chàng nhận thấy quả có nhiều bài từ văn đến ý đều rất hay.
Xem xong văn thơ ở bốn vách Nguyên Thông định quay mình đi ra khỏi động nhưng mắt chàng bỗng nhìn thấy năm chữ “Phật Độ Hữu Duyên Nhân”. Năm chữ này có lẽ viết đã lâu nhưng nét bút rất khỏe, có thể nói bao nhiêu chữ của mọi người viết trên vách không thể nào so sánh với mấy chữ này được.
Nguyên Thông là người văn võ toàn tài, chàng thấy năm chữ đẹp như vậy ngừng chân lại ngắm nhìn thêm một lần nữa.
Chàng nhận thấy vị trí của năm chữ đó rất vừa tầm và kỳ lạ lắm, nên năm chữ đó lại càng hấp dẫn thêm. Không hiểu tại sao chàng lại nghĩ năm chữ này có một ấn tượng rất sâu sắc.
Du ngoạn xong, chàng cáo từ ông lão trở về khách sạn ngay. Khi đến nơi chàng thấy ăn mày nhỏ vẫn chưa về, nhưng tên tửu bảo lại đưa cho chàng một tờ giấy viết như sau:
“Nguyên đệ, tiểu huynh có việc cần nên không thể cùng hiền đệ lên núi Võ Đang được, xin hiền đệ cứ theo kế hoạch đã định mà lên trên đó. Suốt dọc đường sẽ có đệ tử của bổn bang ngầm theo sau, nếu hiền đệ có việc gì thì cứ sai bảo chúng làm”.
Nguyên Thông đọc xong mấy chữ trong lòng hoài nghi vô cùng và đầu óc cũng bối rối khôn tả, lúc thì nghĩ tới nàng Tích Tố, lúc thì nhớ tới ông già nọ, có lúc lại nghĩ đến ăn mày nhỏ. Chàng đoán chắc trong Cái bang đang có chuyện gì xảy ra nên Hướng Tam mới vội rút lui như vậy.
Lại nghĩ đến năm chữ “Phật Độ Hữu Duyên Nhân” ở trong động Đạt Ma, chàng liền bị năm chữ đó thu hút khiến chàng càng rối trí đứng ngồi không yên.
Lúc lâu chàng bỗng khẽ cười một tiếng gọi tửu bảo, lấy bút mực cho mình và lấy thêm mấy tờ giấy trắng nữa. Chờ đến canh hai chàng liền giở khinh công tuyệt mức ra chạy thẳng lên trên đỉnh núi Thê Hà vào trong động Đạt Ma, ngọn đèn Phật thắp ở trên cao ánh sáng lờ mờ khiến hang động càng tăng vẻ huyền bí.
Lúc ấy Nguyên Thông chỉ chăm chú nhìn vào năm chữ “Phật Độ Hữu Duyên Nhân” thôi.
Các hòa thượng đã đi ngủ cả, chàng đến gần năm chữ nọ ngắm nghía hồi lâu. Sau cùng chàng lấy đoản kiếm ra dùng hai ngón tay phải cầm thanh kiếm, tay trái thì chống vào vách rồi chàng ấn đầu kiếm lên năm chữ đó mà vẽ theo từng nét một. Ngờ đâu chàng mới viết theo được hai nét thì những nét nọ đều tróc ra rơi xuống đất. Thì ra những chữ đó khảm bằng dao rồi không hiểu người nào lấy đất đắp lên cùng bôi mực vào, còn bốn chữ sau chàng không cần lấy kiếm rạch nữa chỉ lấy tay gạt mấy cái là đất ở trên những chữ đó đều tróc hết. Chàng vội dùng mực bôi lên những chữ đó và lấy giấy trắng đè lên và dùng tay vuốt qua một cái liền in luôn được một tờ, nhưng chàng xem lại thấy không rõ liền bôi mực lên in tờ khác. Tờ thứ hai cũng không được rõ lắm, chàng bực mình in luôn mười mấy tờ một lúc để đem về lựa chọn những tờ nào in rõ nhất thì lấy. In xong chàng ngắm mười mấy tờ giấy đó bỗng phát giác một sự lạ, chàng lại đứng dậy bôi mực và in thêm một lần nữa, nhưng lần nầy chàng dùng tay khẽ vuôt thôi chứ không làm mạnh như trước rồi lẹ tay lật tờ giấy lên. Chàng xem lại tờ giấy vẻ mặt tươi cười. Thì ra chàng đã thấy trong đó năm chữ “Phật Độ Hữu Duyên Nhân” mỗi chữ có hàng trăm chữ ở trong các nét chữ lớn kia. Chàng đọc lại những nét chữ đó mới rõ đó là Bách Tự Chân Kinh.
Trong chữ Nhân có ít chữ nhất, chỉ một nét bút cũng có tám chữ nhân nho nhỏ rồi.
Đại khái bài văn đó nói rằng: “Trong một trăm chữ nhỏ ở trong chữ Duyên là Bách Tự Chân Kinh của Viên Tuệ đại sư, sư tổ của Thiền Tôn, sau khi ngộ đạo ra rồi, viết ra để lại cho các người hậu bối, trong đó phối hợp toàn bộ võ học tinh hoa của Đại đức Đạt Ma với nội công tâm pháp chí cao vô thường. Nếu người nào hiểu được lời lẽ trong kinh này, muốn trở thành phật thành đạo không khó khăn gì hết.
Bách Tự Chân Kinh này có thể nói là đã đoạt hết lẽ huyền vi của Thiên địa, kiếp ma trùng trùng, nếu người nào chưa trải qua chín lần tai kiếp thì khó mà qui hóa cửa Phật được, cho nên phái Thiếu Lâm không truyền cho các hậu bối là thế. Người hữu duyên sau khi được cuốn kinh này phải lần lượt hủy hết tám chữ nhân trong chữ nhân to. Sau cùng hủy nốt cả chữ nhân to ấy đi, lúc ấy mới thật là lúc Chân Kinh trở về với Phật.
Người lượm được cuốn kinh này, xóa một chữ nhân đi rồi, lại phải cho khôi phục lại nguyên trang để đợi chờ người hữu duyên khác, và phải lập tức học thuộc kinh văn, rồi hủy đi, không được tiết lộ với người ngoài, hay cho người khác, chỉ được hưởng thụ bằng không sẽ mang tai họa liền”.
Toàn kinh một trăm lẻ tám chữ, bên dưới không viết rõ tên tuổi của người nào viết ra và cũng không viết rõ ngày tháng năm nữa. Những câu văn ở trong kinh rất khó hiểu, huyền diệu tinh vi, Nguyên Thông đọc liền hai lần mà vẫn không hiểu gì hết. Chàng lại lo không được phép mang kinh hay văn này ra khỏi hang, nên cứ tĩnh tâm mà ngồi đó đọc nhẩm, vì văn nghĩa khó hiểu Nguyên Thông là người thông minh tuyệt đỉnh cũng phải tốn hơn tiếng đồng hồ mới thuộc lòng được bản trăm lẻ tám chữ ấy.
Nguyên Thông rửa sạch những nét mực trên vách đã, rồi tung mình nhảy lên đỉnh động, dùng tay bổ tảng đã lấy một mảnh đá úp lên năm chữ “Phật Độ Hữu Duyên Nhân” kia. Sau chàng lại vận nội công làm cho miếng đá đó vụn thành cám, bốn bề ngoài không ai biết trên mấy chữ có đá vụn úp lên, mà cứ tưởng là hòn đá với vách đá liền nhau.
Chàng che lấp như vậy rất khéo léo, những chữ bên trong không bị suy chuyển chút nào và bên ngoài không ai biết bên trong có chân kinh.
Nguyên Thông lượm được Bách Tự Chân Kinh đó, không bị nguy hiểm chút nào quả thật là người có duyên với cửa Phật.
Về đến khách sạn, ngồi suy nghĩ những ý nghĩa của kinh văn. Chàng là người thông minh như thế mà suy nghĩ năm ngày liền cũng không sao nghĩ ra nửa câu.
Tính nhẩm từ nay đến ngày mùng một tháng hai chỉ còn mười mấy ngày nữa thôi, chàng muốn tới kịp ngày đại lễ của Võ Đang để yêu cầu Tỷ Hư đạo trưởng nói rõ chỗ ở của La Cống Bắc, vì vậy chàng không dám trì hoãn chút nào, vội từ giã chùa Hà để lên núi Võ Đang.