Văn Bách Linh nhìn cô gái trước mặt mình, tự thấy mình đang làm một chuyện thừa thãi.
Cô gái này để lại cho anh ấn tượng sâu sắc.
Đặc biệt là vào tháng ba, gặp cô thường xuyên.
Có có đôi mắt trong trẻo, có lẽ còn là sinh viên. Cô không giống những người mà anh quen biết, không biết tốt khoe xấu che, đối xử với người khác tử tế nhưng không khéo léo, lại nhiệt tình như các cô chú trong con ngõ cũ.
Thường gặp cô trong thang máy.
Anh đã nghe cô nói chuyện điện thoại với ai đó, nói rằng cô rất đói, còn cường điệu dùng từ "cực kỳ" đến hai lần, Sau khi nói "cực kỳ, cực kỳ đói", cô còn nói, "Bụng tớ réo ầm lên rồi, cho cậu nghe này."
Văn Bách Linh đã từng gặp qua loại phụ nữ có chủ đích, trau chuốt nhiều lần để nói bằng giọng quyến rũ, mấy câu tán tỉnh đàn ông như "Nghe nhịp tim của em đi".
Nhưng lại chưa từng gặp ai cố tình cho người khác nghe tiếng dạ dày réo vì đói.
Cũng có thể coi là một khung cảnh khác biệt trong đời anh.
Có lẽ hôm đó, Văn Bách Linh đã khẽ cong môi, nghĩ rằng cô cũng thú vị.
Anh đã nhìn thấy cô đắp mặt nạ đất sét, mặc áo khoác có mũ màu đen, chạy ra khỏi tòa nhà như "vô diện", đến chỗ một người phụ nữ trung niên dưới lầu, nhận mấy túi rau quả.
Văn Bách Linh sống ở tầng ba, ban công không bị che khuất, chung cư lại yên tĩnh, cũng không cần phải lắng tai mới nghe rõ cô nói, "Dì Đường, để con giúp dì thu xếp."
Cũng từng thấy cô ấy chân tay khẳng khiu mà lại nhất quyết nghĩ mình mạnh mẽ.
Ngay lần gặp nhau trong thang máy mới đây, cô ôm ba thùng xốp lớn, vậy mà cũng không biết đặt xuống thang máy nghỉ một chút. Cô gồng lưng, im lặng gắng sức, ôm chúng suốt đoạn đường lên nhà, cứ như cô sợ bị người ta giành mất vậy.
Trong mấy chục giây đi cùng thang máy, Văn Bách Linh không làm gì, thoáng nghĩ về điều đó ——
Nhìn cách cư xử của cô, có lẽ cô là kiểu con gái sống một cuộc đời đơn giản, đầu óc cũng đơn giản.
Nhưng tiếc là, cô luôn đi lên tầng năm.
Thật ra, Văn Bách Linh cũng không có ý chặn cô lại giữa hành lang hẻo lánh này.
Anh chỉ nghĩ nhóm bạn anh chơi mạt chược ầm ĩ quá, vậy nên mới ra ngoài nghe điện thoại, vô tình lại nhìn thấy cô tuyệt vọng lẻn vào.
Anh không nghĩ ngợi nhiều đã biết cô âm thầm lẻn vào tìm ai.
Trong lúc nhất thời, Văn Bách Linh động lòng trắc ẩn.
Người mà cô sắp đụng vào là tên "Chó Điên" nổi tiếng. Nếu hắn thật sự nổi điên, ngay cả người thân ruột thịt cũng không tha, thủ đoạn tàn nhẫn, không có chuyện rũ lòng thương xót.
Văn Bách Linh không thích can thiệp vào chuyện của người khác.
Anh chỉ nói một câu rồi định rời đi, nhưng đột nhiên cô khóc.
Thang Yểu không hiểu người trước mặt có ý gì vì hai người đang nghĩ đến hai chuyện khác nhau.
Cô tưởng anh nói "Đừng vào, vô ích thôi" là đuổi cô đi.
Dù gia cảnh bình thường, Thang Yểu vẫn lớn lên trong tình yêu thương và quan tâm của gia đình. Cô chưa từng trải qua sóng gió lớn, nên cũng chưa hình thành tính cách trưởng thành và vững vàng.
Cô vẫn chưa thể đối mặt với cuộc đời, lúc này rất hoang mang, giữa cơn giận, cô cúi đầu lặng lẽ rơi nước mắt.
Loáng thoáng có tiếng động, hình như có ai đó đang tìm người, âm thanh từ xa truyền đến, rẽ sang một góc thì thấy cô đã đứng đó.
Người đàn ông trước mặt giúp cô mở cánh cửa phía sau, khẽ nghiêng đầu, ra hiệu cho cô vào.
Thang Yểu mất hồn, trốn sau cánh cửa như vớ được phao cứu sinh, cô lau nước mắt, chưa kịp nói gì thì cửa đã đóng lại.
Phòng tối, rèm đóng kín, đèn không mở.
Từ ngoài cánh cửa có tiếng trò chuyện truyền vào, nhưng cô chẳng nghe thấy gì, trong đầu chỉ có "Dì nhỏ ơi, con phải làm sao đây?"
Cánh cửa lại mở ra, đèn hành lang chiếu bóng Văn Bách Linh vào phòng.
Anh hơi ngạc nhiên vì sao cô không mở đèn, dừng một lúc mới giơ tay bật đèn, rồi bước vào.
Thang Yểu ngồi xổm trên sàn, ngơ ngác lau nước mắt, ánh sáng bao trùm nội thất, sau đó cô mới nhận ra đó là một phòng ngủ rất rộng rãi.
Có một ý nghĩa lóe lên.
Nếu đây là phòng ngủ, thì căn phòng cách đó không xa mà "dượng nhỏ" dẫn người phụ nữ đó vào cũng là...
Nghĩ đến đó, nước mắt lại rơi nhiều hơn.
Dì nhỏ là một trong những người thân thiết nhất của Thang Yểu. Trong lòng cô, gia đình tốt đẹp đến mức không có gì thay thế được, vậy mà cuối cùng lại thua người phụ nữ giả tạo kia?. Kiếm Hiệp Hay
Người hàng xóm mà cô không biết rõ cầm hộp khăn giấy từ trên bàn rồi ngồi xuống.
Anh đưa chiếc hộp gỗ khắc hoa văn tinh xảo đến trước mắt Thang Yểu, bất lực nói như thể anh không cách nào giúp được cô: "Lau nước mắt đi, lát nữa tôi đưa cô ra ngoài."
Thang Yểu lấy giấy lau loạn xạ, lắc đầu bướng bỉnh.
Cô cũng không nói dối chuyện để quên đồ nữa, giọng nức nở, nói: "Tôi không đi đâu. Bạn trai của dì nhỏ còn trong kia, ông ta đi với người phụ nữ khác. Tôi phải hỏi xem ông ta muốn gì..."
Cô ghét tính tình của mình, rõ ràng là người ta làm sai, lẽ ra cô nên cầm dao đòi mạng, vậy mà cô lại khóc không ngừng.
"Bạn trai của dì nhỏ?"
Người hàng xóm cũng là người xa lạ, nghe thấy chuyện bi thương thế mà lại chỉ hỏi một câu như vậy.
Thang Yểu kích động đến mức không nói thành lời, gật đầu loạn xạ.
Ba cô mất sớm, tốn không ít tiền cho ba trị bệnh, phải góp tiền khắp nơi. Sau này, họ hàng của ba sợ gia đình cô nghèo, sợ họ vay tiền nên cắt đứt liên lạc.
Thang Yểu chỉ còn ba người thân, bà ngoại nằm liệt giường, mẹ và dì nhỏ.
Đó là những người cô yêu thương nhất trên đời.
Cho dù cô có bị lừa dối, bị tổn thương, cô cũng không muốn dì đau đớn, khổ sở.
Nhưng cô phải làm gì bây giờ?
Là người hàng xóm đã cho lời khuyên.
Anh nói, dù sao cũng là chuyện của dì, cô có muốn gọi dì hỏi xem dì muốn giải quyết thế nào không?
Thang Yểu không biết phải nói với dì thế nào, cô chần chừ hồi lâu, nước mắt đã khô, cuối cùng mới gọi.
Giọng dì vui vẻ trong điện thoại: "Yểu Yểu, sao lại gọi giờ này? Hôm nay không có tiết à? Có muốn dì nhỏ đến trường đón con không? Ở tiệm có đồ ăn nhẹ mới, con có muốn thử không?"
Thang Yểu mãi mới kiềm được nước mắt, nhưng nước mắt lại rơi xuống, cô nói: "Dì ơi, hình như con gặp "dượng nhỏ"."
Dì nhỏ hỏi cô đang ở đâu, cô kể chuyện chiều nay làm trợ lý thay bạn cùng phòng. Khi nhắc đến "dượng nhỏ", cô chật vật lựa lời, chỉ nói: "Bên cạnh ông ta còn có một người phụ nữ..."
Giọng dì nhỏ bình tĩnh hơn cô nghĩ, dì nói dì biết chuyện "dượng nhỏ" đã đi công tác về và hôm nay có buổi xã giao, chuyện người phụ nữ kia cứ để dì tự nói chuyện: "Đây là chuyện của dì và anh ấy, con tuyệt đối không được can thiệp, dì tự nói chuyện với anh ấy. Con về trường trước đi, tuyệt đối đừng đi gặp anh ấy. Đi taxi về trường đi, tiền xe để dì trả con."
Giọng dì nhỏ rất bình tĩnh, thậm còn an ủi cô, "Bọn dì chỉ là yêu đương thôi mà. Nếu anh ấy làm chuyện gì xấu, dì sẽ đá anh ấy. Tiểu Hạnh đừng khóc nhé. Con về trường ngay đi, tuyệt đối đừng kích động."
Hẳn là dì cũng rất lo lắng đúng không?
Không thì dì cũng không gọi cô bằng biệt danh thuở nhỏ, "Tiểu Hạnh".
Nhưng Thang Yểu phải mất một thời gian dài thật dài mới biết, sự lo lắng của dì nhỏ không dành cho "dượng nhỏ", mà dành cho cô.
Ngay cả chuyện dì dùng từ "tuyệt đối" đến ba lần cũng không phải là vì dì lo lắng chuyện tình cảm, mà là để dặn dò cô.
Dì nhỏ mới là người đang lo lắng.
"Dì nhỏ, để con đi với dì."
"Con về trường đi, dì sẽ nói chuyện với anh ấy. Khi nào có kết quả, dì sẽ gọi cho con."
Sau khi cúp máy, Thang Yểu mới phát hiện hàng xóm của cô đã ra ngoài từ lúc nào rồi, chỉ còn mình cô trong căn phòng lớn.
Cô mở cánh cửa nặng nề, thấy anh đứng tựa vào hàng lang, xem điện thoại.
Thang Yểu gọi cho dì nhỏ xong thì được tiếp thêm dũng khí, biết dì có thể tự giải quyết vấn đề, cô đỡ lo lắng, tâm trạng ổn định hơn, cuối cùng cũng có thể lịch sự nói chuyện với người khác.
"Dì tôi và tôi nói chuyện điện thoại, dì nói sẽ tự giải quyết, bảo tôi đi trước."
Đối phương dường như đã đoán trước kết quả này, không thay đổi biểu cảm, chỉ tắt màn hình điện thoại nhét vào túi quần trong lúc cô nói.
"Chuyện vừa rồi, cảm ơn anh. Tạm biệt."
Anh khẽ gật đầu tỏ ý đã nghe rồi, sau đó tiến lên, rời đi trước Thang Yểu một bước.
Khi ra khỏi tòa nhà chính lần nữa, trời đã tối rồi.
Thang Yểu đang đứng ở vùng ngoại ô ngoài Đường Vành Đai Sáu, chưa mở tuyến tàu điện ngầm, cũng không có trạm xe buýt gần đó. Cô thử dùng điện thoại bắt taxi nhưng đắt quá nên bỏ cuộc.
Thang Yểu đứng trong cơn gió đêm, nghĩ cách về nhà, cuối cùng quyết định đi bộ hai mươi phút đến trạm xe buýt gần nhất, bắt hai chuyến xe buýt về trường.
Có điều, đi xe buýt rất lâu, mất bốn tiếng, trong thành phố lại kẹt xe, không biết có thể về đến ký túc xá trước giờ đóng cửa không nữa.
Một chiếc xe màu đen dừng lại trước mặt cô, không biết tài xế là ai, nhưng kính xe hạ xuống, lộ ra gương mặt quen thuộc.
Người vừa giúp cô ban nãy, giờ đang ngồi trong xe: "Nếu cô về lại thành phố, tôi cho cô đi nhờ."
Thang Yểu lắc đầu, cô không về nhà dì nhỏ: "Hôm nay làm phiền anh đủ rồi. Tôi về trường, nằm ở quận khác, có lẽ không thuận đường lắm."
Người trong xe gật đầu, đồng tình với lời cô nói.
Nhưng anh cũng không vội phóng xe đi, ngược lại còn thấu hiểu, mở cửa xe, nói: "Ở đây không có xe buýt tốc hành, muốn về thì tôi đưa cô đến ga tàu điện ngầm. Lên đi."
Thang Yểu ngồi trên xe, lịch sự đặt hai tay lên đầu gối, cả đoạn đường không nói gì.
Thật ra, cô hối hận rồi.
Cô là người trước đó đã hoảng loạn mà kể cho đối phương quá nhiều chuyện không nên kể.
"Anh có thể giữ bí mật chuyện hôm nay không? Và nếu có hiểu lầm..."
Anh "ừ" khẽ, đồng ý.
"Cảm ơn anh."
Thang Yểu nói xong, trong xe lại im lặng.
Trên đường đi, cô nghe anh nói chuyện điện thoại, hình như có ai đó hỏi "đi thế nào", anh bình thản nói "Gặp một người không nghĩ sẽ gặp."
Anh đưa Thang Yểu đến thẳng đường Thanh Niên, từ đó đi tàu điện ngầm về trường chỉ mất một tiếng, thật sự đỡ rắc rối hơn nhiều.
Trước khi xuống xe, Thang Yểu mở ba lô lấy tờ giấy nhớ, cẩn thận viết tên và số điện thoại của cô.
Nói là thuận đường, nhưng dù sao cô cũng là người nhờ vả người ta, cũng không thể nói gì nên nghĩ cách sao cho nhẹ nhàng nhất. Cô không hỏi tên và số điện thoại của người kia, chỉ ghi lại thông tin của cô.
Giọng Thang Yểu cực kỳ chân thành: "Hôm nay thật sự cảm ơn anh. Khi nào tiện, anh cứ gọi cho tôi, tôi mời anh một bữa."