Côn Bằng theo truyền thuyết chính là chim thần, có tốc độ bay nhanh nhất, mỗi bên cánh dài một trăm tám mươi vạn dặm
Côn Bằng hoàng triều những năm cuối, các đại đế thế gia văn nhân chịu quẻ "Tiềm Long vật dụng", không hề xuất sĩ, mà đóng cửa nghiên cứu học vấn, hoặc là làm cho các bậc quân phiệt. Niên đại này, vũ lực chính là tối cao, văn nhân chính là tồn tại làm mưu sĩ, không có người có tâm vui thi từ ca phú.
Tiềm Long vật dụng chính là một thành ngữ nằm trong Kinh dịch, khi xuất hiện quẻ bói này, ngầm ám chỉ "thời cơ hiện nay chưa chín muồi, nên ẩn nhẫn đợi thêm một thời gian nữa, giống như một con rồng nên nằm ngủ say đợi thời cơ tới
Vào thời điểm Triệu gia xưng vương, lấy hiệu "Minh vương"; sau khi Thiên triều kiến quốc cũng sử dụng quốc hiệu "Minh". Chữ "Minh" này là Nhiếp chính vương hết sức tôn sùng, đối với bên ngoài giải thích là, thủ nhật nguyệt đương không, thiên hạ thanh minh chi ý. Nhưng trên thực tế đây là vương triều Lục Vô Song kiếp trước khắc sâu nhất, "Không cắt đất, không cống nạp, không cầu thân".
Thủ nhật nguyệt đương không, Thiên hạ thanh minh chi ý: Đưa nhật nguyệt lên cao, thiên hạ thanh minh là điều hiển nhiên (ám chỉ: công bằng luôn được đề cao, một lòng hướng đến chuyện làm sao để thiên hạ luôn trong sạch, không mờ ám)
Người trong thiên hạ biết rằng, lúc trưởng công chúa phò tá tiểu hoàng đế xưng "Minh vương", Nhiếp chính vương nói lúc phất cờ: "Các triều đại trong sử sử sách ngu ngốc là hòa thân. Xã tắc dựa minh chủ, an nguy nhờ phụ thân. Há có thể đem châu báu, người đẹp ; liền nghĩ có thể dẹp yên người Hồ. Xương cốt ngầm ngàn năm, ai vi phụ tá thần, Ngô vương thụ "Minh" hào, không cắt đất, không cống nạp, không cầu thân, an ổn thiên hạ."
Lời ấy chấn động thiên hạ.
Lúc ấy Côn Bằng hoàng triều xuống dốc, đúng là lúc ngoại tộc tàn sát bừa bãi, thiên hạ sĩ tộc, dân đen chịu đựng những tai họa này, liền hướng về phía cờ hiệu. Khi Triệu Chỉ xưng bá là lúc, liền có vô số văn sĩ lục tục tiến đến tìm nơi nương tựa.
Lục Vô Song có thể nói ra những lời đó, thuyết minh nàng luôn đối với ngoại tộc có thái độ cường ngạnh. Trong thời gian tranh bá thiên hạ, Đại Minh nhiều lần bị thế lực ngoại tộc uy hiếp, đánh cướp, quấy rối, hạ nhục. Cho dù là sau khi kiến quốc xưng hoàng, người Đảng Hạng cũng Tấn vương cũng nhau liên hợp vây thành. Tiêu Vương đưa tới một phong quốc thư: "Minh Chỉ công chúa xinh đẹp như hoa, tài sắc song tuyệt, cô gia thật ngưỡng mộ. Công chúa độc lập, cô gia độc cư, lưỡng chủ bất nhạc, vô dĩ tự ngu, nguyện lấy sở hữu dịch kỳ sở vô."
Đảng Hạng: một nhánh của dân tộc Khương, thời bắc Tống ở Trung Quốc, đã lập nên chính quyền Tây Hạ
Tuổi già cô đơn, đã sớm nghe nói Đại Minh công chúa, Triệu Chỉ là một tiểu mĩ nhân, có tài có mạo. Công chúa hiện tại không có hôn phối, cô gia cũng một mình không thê. Chúng ta hai người cũng không khoái hoạt, một mình không vui, không bằng nàng gả cho cô gia, chúng ta an ủi lẫn nhau?
Triệu Chỉ thấy thư này liền giận dữ, đem sứ giả tha xuống, cắt lỗ tai đuổi trở về. Hồi âm chỉ có một chữ – giết!
Ngay lúc đó Lục Vô Song bị chọc tức, lúc ấy đại quân tiếp cận, địch mạnh ta yếu. Nữ nhân độc ác này phải ngạnh sinh nhịn xuống, nhưng bắt đầu từ đó ghi hận trong lòng. Đại Minh Tuyên Võ năm năm, Nhiếp chính vương Lục Vô Song điện hạ bách chiến bách thắng bắt đầu bán đất, bán người, bán súc vật, các loại có thể bán, không thể bán đều bán hết thảy.
Bán nơi nào đâu? Chính là địa bàn của dân tộc Thổ Dục Hồn cùng người Đảng Hạng Xem bản vưởng hiện tại muốn đánh, đầu tiên bán đấu giá chiến lợi phẩm, người ra giá cao liền được.
Thổ Dục Hồn, Đảng Hạng: dân tộc thiểu số thời cổ ở phía bắc tỉnh Thanh Hải và phía đông nam Tân Cương ngày nay.
Một hành động khiến cho văn nhân mãnh liệt bất mãn, cho rằng Nhiếp chính vương là "Thương cổ tố phái, phi quân tử dã". Nhưng Nhiếp chính vương chính là đức hạnh này, không có biện pháp. Người ta là quyền thần, là gian thần, ngươi mắng đi, cô nãi nãi không quan tâm! Dù sao hình tượng này nọ, trưởng công chúa có là được.
Thương cổ tố phái, phi quân tử dã: (Điệu bộ thương nhân, không phải quân tử
Nhưng các võ tướng do Nhiếp chính vương thống lĩnh thích nha! Cơ quan quốc gia nhanh chóng vận hành.
Thương nhân trên đời này là một loại nghề nghiệp có nhân mạch rộng lớn, cho dù là dân tộc du mục hung hãn nhất cũng không cự tuyệt thương nhân; mà thương nhân đâu? Nếu có năm mươi phần trăm lợi nhuận, họ sẽ bí quá hóa liều; nếu có trăm phần trăm lợi nhuận, họ liền đám dẫm đạp nhân gian pháp luật; nếu có ba trăm phần trăm lợi nhuận, họ liền dám phạm pháp, dù là nguy hiểm đến mức bị treo cổ. Trận chiến này, những thương nhân của Đại Minh quốc đâu chỉ có gấp ba lợi nhuận?
Vì thế còn chưa bắt đầu đánh, tình báo về phía địch đã không ngừng cuồn cuộn đưa tới!
Gì? Ta vì sao muốn đưa hành quân đồ của dân tộc Thổ Dục Hồn cho Nhiếp Chính vương? Lão gia ta đã mua sáu ngàn dân tộc Thổ Dục Hồn làm nô lệ! Sáu ngàn chỉ tốn mười vạn quan! Chỉ mười vạn quan thôi a! Trận đánh này nếu thua, nô lệ của ta biết chạy đi đâu tìm?
A? Ngươi hỏi tui a? Tui vì sao mạo hiểm bị người Đảng Hạng cắt đầu đem ngựa bán cho Vương gia? Vương gia đáp ứng tau, sau khi bình định Hà Đông, mã trại sườn đông liên về tau! Chỉ cần trả ba trăm chiến mã! Giá trị! Vợ tui nói vụ buôn bán này tui kiếm lớn!
Khụ khụ! Vị huynh đài này, không thể nói như vậy a? Cái gì gọi là "Vì sao bán đứng thế giao của mình"? Tiểu sinh ái quốc yêu dân, còn đây là hành vi vì đại nghĩa diệt thân! Vương gia dù là đồng môn với tiểu sinh, nhưng hắn cư nhiên đem ruộng đất Đại Minh bán cho dân tộc Thổ Dục Hồn, đang là lúc hai quân đang đối chọi gay gắt, như vậy không phải là hại chết binh sĩ vương triều sao? Ba trăm đất ruộng, ba mươi vạn quan, hắc hắc... A Ngô giáo úy, Ngô giáo úy, tiểu sinh ở đây! Huynh là đến triệu tiểu sinh đi? Tiểu sinh chính là người tố giác... Cái gì? Đã tịch biên phủ vương gia? Nhanh như vậy?... A, không không không, đương nhiên không phải ngại nhanh quá! Tiểu sinh chính là kinh ngạc! Gia sản của Vương gia tổng cộng bốn mươi lăm vạn quan? Có hai mươi vạn năm nghìn quan thuộc về ta? Trời ạ, đây thật sự... Ân? Không không không, đây là việc thuộc bổn phận của tiểu sinh.
Lúc ấy cả nước từ trên xuống dưới, vạn người một lòng, một đường chiếm lĩnh dân tộc Thổ Hồn cùng người Đảng Hạng, thế như chẻ tre. Sau khi chiếm lĩnh, thậm chí không cần nhiều binh lực trấn thủ, cũng không cần nhiều văn thần thống trị, bởi vì, những chỗ này bao gồm cả cửa thành đều bị Lục Vô Song đem bán đi.
Nhìn xem đây là thái độ đối đãi với kẻ thù bên ngoài của Đại Minh.
Cho nên đối với việc Lục Vô Song mở biên cảnh với nước Tarta, so với những lần cường ngạnh trước đó, có vẻ thập phần yếu đuối, công chúa sao có thể không tức giận?
Thủ đoạn kinh tế, tiền chiến tranh linh tinh gì đó, Lục Vô Song phải cẩn thận giải thích a! Nhưng là công chúa người ta căn bản không có nghe! Không nghe làm sao bây giờ? Chẳng lẽ nào lại ngủ ngoài cửa điện?
Nhiếp chính vương nổi tiếng thiên hạ là đại gia thơ từ, văn phú thánh thủ, từ xưa đến nay không ai bằng. Văn vẻ của nàng giáo hóa thiên hạ, được tôn sùng, thơ từ cũng lan truyền tứ phương.
Dân chúng Thiên triều ai cũng biết, Nhiếp chính vương am hiểu nhất là viết thơ tình, đối tượng dĩ nhiên là trưởng công chúa... Cùng những người đã từng là tình địch của công chúa. Đương nhiên, tình nhân và vân vân, hiện tại Nhiếp chính vương sớm không dám có. Bất quá thơ từ đạo văn từ kiếp trước, cùng công chúa yêu nhau hơn mười năm, thơ từ "Ngâm nga" chồng chất như núi. Mỗi khi trưởng công chúa đem Nhiếp chính vương đá ra ngoài cửa đại điện, chính là Nhiếp chính vương Lục Vô Song bắt đầu đạo văn.
« Ngâm nga » nguyên văn là « Bối tụng » còn có nghĩa là học thuộc lòng, đây là tác giả chơi chữ. Nhiếp chính vương ngâm nga làm thơ thực chất là học thuộc lòng.
Vì thế, thiên hạ văn nhân mỗi lần đều ngóng trông Nhiếp chính vương bị trưởng công chúa đạp xuống giường. Cái gì "Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, tiện khắc khước nhân gian vô sổ"(Gió thu ngọc lộ nhất gặp lại, liền thắng lại nhân gian vô số), cái gì "Nhật nhật tư quân bất kiến quân, cộng ẩm lục hà thủy" (Mỗi ngày tư quân không thấy người, cùng uống nước sáu dòng sông), cái gì "Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước vu sơn bất thị vân" (Từng trải khó khăn, không có gì ngoài vu sơn), sớm danh chấn thiên hạ.
Mỗi lần Nhiếp chính vương bị đá ra ngoài cửa cung vào sáng sớm, ngoài Thục phòng điện trong hoàng cung, liền có thân ảnh Nhiếp chính vương bày bàn, trải giấy Tuyên Thành làm thơ. Một số cung nữ, thái giám hiểu biết chữ nghĩa ở bên cạnh sống chết học thuộc, quay lưng sao chép, giả mạo bút tích thật bán mỗi phần mười lượng bạc.