Mục lục
Thanh Cung Mười Ba Triều
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:



Tướng quốc Minh Châu tính đưa bọn gái đẹp vào cung cho Khang Hi hoàng đế.

Không ngờ có kẻ nào đó đến mách với tướng quốc phu nhân, bảo quan ông lấy một lúc những ba mươi sáu cô hầu thiếp hiện đang để ở biệt thự ngoài thành tây để ngày đêm thủ lạc.

Bà tướng quốc vốn thuộc loại sư tử Hà Đông, vừa nghe xong, tức thì tam bành lục tặc nổi lên.

Bà chẳng cần hỏi kỹ; bắt đóng xe đưa bà đi ngay tới biệt thự ngoài thành tây.

Bà không thấy quan ông ở đây mà chỉ thấy một ông giáo già.

Ông giáo già lật đật đem ba mươi sáu cô gái ra bái kiến.

Bà tướng quốc đưa mắt nhìn một lượt thấy cô nào cô nấy như hoa như liễu.

Bà chẳng nói một lời nào, chỉ bảo ông giáo già rút lui.

Lúc đó, bà mới cho gọi hết các cô lại gần để quan sát và hỏi han cẩn thận.

Trong bọn con gái, bà thấy có mười hai cô đẹp nhất.

Bà liền cho giữ lại rồi lập tức truyền lệnh bày tiệc thiết đãi.

Bọn con gái này vừa mới lớn lên nào đã biết gì, nói nói cười cười ăn uống say sưa bí tỉ.

Bà tướng quốc thiết đãi xong bữa tiệc, bèn lấy xe về phu.
Mọi người thấy phu nhân đi đi về về, chẳng giận mà cũng không vui, không nói mà cũng chẳng cười đều tỏ ý kỳ lạ.

Có ngờ đâu ngày hôm sau, vào lúc tảng sáng, người ta đã thấy mười hai cô gái tuyệt sắc được biệt đãi hôm qua đã nằm chết cong queo trên giường từ lúc nào.

Tân Mai, Lê Phượng, Kiều Hạnh, Thanh Đào, bốn ả cũng chẳng thoát được vận số.

Đến lúc rõ chuyện, quan ông tướng quốc chỉ còn biết thở vắn than dài, cho vác mấy cái xác đi chôn chứ còn biết làm gì được hõn nữa.


Từ đó quan ông sợ quan bà đến vở vía, vội đem hai mươi bốn cô cô còn lại nhất tề cho chở về quê quán hết.

Nhưng rồi cũng từ đó giữa quan ông và quan bà tình nghĩa mỗi ngày mỗi nhạt, mỗi ngày mỗi cay cú ghét bỏ.

Quan tướng quốc suốt ngày chỉ uống rượu làm thơ với bọn tân khách, không thèm đặt chân tới cửa buồng the của bà nhà nữa.
Khí quan ông được lệnh Đông cung triệu vào đàm luận văn chương, quan tướng quốc lại có dịp bầu bạn với đám tao nhân mặc khách, kể cũng khuây khoả đôi phần.

Thái tử vốn đối tốt với ông cho nên thường giữ ông ở lại trong cung.
Hồi đó có một vị tổng đốc Vân Quý tên gọi Phạm Thừa Động về kinh bệ kiến thấy hoàng đế và thái tử trở thành hai con mọt sách, bèn dâng lên một tờ sớ ý nói bản triều lấy việc mã thượng mà được thiên hạ, thiết tưởng con cháu không nên bỏ phế võ công.

Khang Hi hoàng đế vốn trọng Phạm Thừa Động nên khi đọc xong tờ sớ lập tức truyền chỉ mở trường luyện từ cỡi ngựa bắn cung trên Liễu đê trong vườn Sương Xuân Uyên.

Lúc đó thái tử cùng các hoàng tử Dân Trinh, Dân Đề, Dân Nga, Dân Đường đều đứng trước phụ hoàng đợi chỉ.

Hoàng đế bèn hạ lệnh cho thái tử và bọn hoàng tử từng cặp so tài bắn cung và các loại binh khí.

Trong số hoàng tử xem ra chỉ có Dân Trinh là bản lãnh cao cường hơn hết.

Thái tử Dân Nhung bản chất văn nhược nên việc đao cung có chiều thua xa, thậm chí cung bắn đến ba tên mà chả có tên nào trúng đích khi đua ngựa trên Liễu đê (bờ đê có trồng liễu hai bên), thái tử lại cũng thua nữa.
Khang Hi hoàng đế thấy vậy bực tức quá, bèn cho gọi võ sư của thái tử tới quở trách ngay trước mặt.

Vị võ sư vô cùng xấu hổ, đến cả thái tử cũng xấu hổ không kém.

Khi về tới Đông cung, thái tử tập họp các vị sư phó lại để bàn luận.
Giữa lúc đó, có một tên nội giám vào báo cho thái tử biết bọn hoàng tử Dân Trinh, Dân Nga có lập một võ trường ở ngoại thành để ngày đêm luyện tập.

Thái tử giật mình kinh sợ.

Một vì sư phó đề nghị:
- Nếu vậy, chi bằng ta cho mời mấy nhà sư Lạt ma ở Tây Sơn về dạy bí pháp bùa chú, và cả những tay dũng sĩ về truyền thụ mười tám ban võ nghệ cho thái tử.

Như thế tất không còn phải lo ngại gì nữa.
Thái tử nghe xong lấy làm hợp lý lắm, lập tức cho xây cất mật thất và võ trường ngay trong Đông cung rồi ngày ngày theo nhà sư Lạt ma và các võ sư tới luyện tập.
Thái tử còn sai người đi khắp nơi bỏ tiền ra để mời những tay võ sĩ hiệp khách về cùng sớm hôm giúp việc luyện võ.

Cũng vì vậy nên thành Bắc Kinh hồi đó tụ tập không biết bao nhiêu là tay hảo hán.

Họ thường ra phố nhậu nhẹt chán rồi gây sự.

Viên quan địa phương biết mà vẫn phái làm ngơ.
Giữa lúc tình trạng đua tranh đến lúc khẩn trương thì bỗng Vệ phi chết.

Khang Hi hoàng đế cố nhiên là thương xót vô cùng.

Ngay cả viên quan thị vệ họ Vệ cũng bi thương không kém.

Họ Vệ bèn lui ra khỏi cung bày mưu lập kế cho Dân Trinh hãm hại thái tử.
Từ khi Vệ phi mất, Khang Hi hoàng đế đâm ra chán cả mọi sự, sống trong cung điện chẳng thấy thú vị gì nữa.
Tuy trong tam cung lục viện có biết bao nhiêu cung tần mỹ nữ bầu bạn bên cạnh nhưng đối với ngài thực chẳng có ai bằng được Vệ phi.

Suốt ngày ngài thở vắn than dài ăn không ngon ngủ không yên.

Có khi ngài nhớ tới Vệ phi lại cũng có khi ngài nhớ phụ hoàng của ngài.
Lúc đó, quan tài của Vệ phi được đưa ra quan ngoại mai táng.

Khang Hi hoàng đế vẫn nhớ tới tình xưa nghĩa cũ bèn lấy danh nghĩa thăm viếng Phục lang để đưa linh cữu Vệ phi tới chôn cât ở Sơn Hải quan.

Chính ngài đốc suất xây lăng đắp mộ.
Công việc tang ma đã xong, nhưng Khang Hi hoàng đế không muốn trở về cung.

Ngài bèn hạ chỉ Nam tuần, lấy cớ là đi quan sát tình cảnh khổ cực của dân.

Ngài lại hạ chỉ sai thái tử Dân Nhung lo việc quốc giám.
Sau đó, ngài cùng với văn võ đại thần, vương công bối lặc chọn đúng ngày mồng một tháng chín niên hiệu Khang Hi thứ hai mươi ba khởi trình ra khỏi kinh đô.


Quan đại học sĩ Trương Anh cùng với nội đại thần Giác La Vũ Truất Nạp, thống lĩnh khắp triều văn võ tiễn đưa xa giá Nam tuần.
Lần đi tuần du này hoàng đế hạ chỉ cho các châu huyện trên đường ngài đi qua vẫn phải làm việc như thường, không được đón rước cung đốn, nếu trái chỉ sẽ bị cách chức và hỏi tội.

Ngài ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ của dân chúng lặng lẽ chèo tới chân núi Ngũ Đài sơn, ngồi kiệu lên núi rồi ngừng lại nơi chùa Thanh Lương.
Nhà sư trụ trì chùa này thấy nhà vua đến bất ngờ, sợ muốn chết, vội vội vàng vàng chạy ra tiếp giá và mời vào phương trượng.

Bọn nội giám đã chuẩn bị sẵn đèn nhang, mời ngài lễ Phật.

Lễ xong Khang Hi hoàng đế bèn hỏi:
- Trẫm nghe nói đã từ lâu có một vị cao tăng tu tại chùa.

Vậy nay ở đâu?
Nhà sư trụ trì hồi đáp:
- Tâu bệ hạ! Vị cao tăng hiện thiền toạ trong thảo xá trên ngọn núi cao.

Có nhiều đàn việt muốn qua thăm nhưng người đều từ chối.
Khang Hi hoàng đế nói:
- Trẫm nhất định phải lên yết kiến ngài bằng được.
Nói đoạn, ngài bảo bọn thị vệ và nội giám ở lại chùa, chỉ ngài với một chú tiểu sa di dẫn lộ leo ngược lên chóp núi, theo đường mòn quanh bên tả, rẽ lên hữu: vất vả lắm mới tới nơi.
Hoàng đế mồ hôi toát ra nhễ nhại, đành phải ngồi lại dưới gốc cây cổ thụ nghỉ mệt.

Ngài phóng tầm mắt ra xa, thấy một toà thảo xa, bèn đứng dậy bước tới.

Một chú tiểu đồng từ trong ngôi nhà đi ra hỏi, nhưng ngài không đáp, chỉ quay lại hỏi chú tiểu sa di xem vị cao tăng ở trong căn nào trong thảo xá.
Chủ tiểu chỉ vào căn bìa bên phải, ngài bèn chạy tới chỉ thấy một vị hoà thượng râu tóc bạc trắng nhắm mắt ngồi xếp bằng tròn trên một chiếc bồ đoàn.
Khang Hi hoàng đế chăm chăm nhìn vị hoà thượng một lúc lâu, rồi bỗng không nhịn được nữa, bèn chạy vụt vào miệng thốt lên một tiếng "phụ hoàng", đổi gối quỳ gập xuống mặt đất.
Vị hoàng thượng nghe gọi mở mắt ra nhìn, nhưng rồi lại từ từ nhắm mắt, không nói lời nào - Người ta chỉ biết Khang Hi hoàng đế sau đó thì thào những gì không rõ, một lúc lâu mới cáo biệt xuống núi.

Đi đến giữa đường, ngài dặn dò chú tiểu chớ có phao tin ra ngoài, đồng thời trông nom vị cao tăng nọ cho chu đáo thì tương lai thế nào cũng có chỗ đẹp.

Chú tiểu sa di vốn tính thông minh, bèn nói: "Tuân chỉ".
Khang Hi hoàng đế rời khỏi núi Ngũ Đài sơn bèn hướng về ngả Tế Nam tiến phát.

Vì ngài có chỉ cấm hẳn địa phương đón rước cung đốn, cho nên khi ngài tới hành cung Tế Nam quan Tuần phu Sơn Đông Tiền Ngọc suất lĩnh các tỉnh văn võ quan viên lớn nhỏ tới thỉnh an chiếu lệ rồi đều trở về phủ nha làm việc như thường.
Khang Hi hoàng đế chờ cho bọn quan lại đi hết rồi, bèn cải trang thường phục rồi cùng một tên thị vệ thân tín lẻn ra cửa sau, tới một quán nhỏ uống trà để hỏi dò dân tình phong tục hành vi của quan lại mãi tới lúc trời xế chiều, ngài lại mới lẻn về hành cung.
Cơm tối xong, ngài cùng với quan tướng quốc Trương Ngọc Thư chong đèn đánh cờ.

Hai người vốn là hai tay cao cờ nên gặp lúc kỳ phùng địch thủ thật không còn gì thú vị hơn nữa.
Cuộc cờ kéo dài mãi tới nửa đêm mà hai tay cờ vẫn còn hăng tiếp.

Nhà vua giơ cao một con cờ, và giữa lúc đang say sưa xuất thần, bỗng ngài nghe tiếng ngựa hí người la ngoài tường.

Bọn thị vệ và nội giám ai nấy mặt đều biến sắc.

Hoàng đế một mặt hạ tay đặt mạnh con cờ xuống bàn, một mặt sai nội giám ra ngoài tra hỏi.

Một lát, tên nội giám trở vào tâu:
- Tâu bệ hạ! Con ngựa Xích Ký của bệ hạ buộc ở hậu viên đã bị trộm lấy rồi!
Khang Hi hoàng đế nghe xong cả giận, ngẩng mặt bảo Trương Ngọc Thư:
- Con Xích Ký vốn do bộ lạc Khách Nhĩ Khác triều cống đấy! Đã bảy, tám năm nay, trẫm chưa hề xa nó một ngày.

Không ngờ tới nơi này thì bị mất trộm.

Tên trộm nào đó kể cũng táo gan thật, chẳng biết lão Tiền ở địa phương này đã làm được những việc gì nhỉ?
Mấy lời nói này, khi truyền tới tai Tiều tuần phủ đã khiến cho họ Tiền bạt vía kinh hồn, tưởng như trời đất sắp sụp đổ đến nơi.

Sáng hôm sau, Tiền tuần phủ vội vã tới hoàng cung, tự bỏ hết mũ mãng, quỳ mọp ở ngoài cổng để đợi chỉ, một mặt nhờ nội giám vào trong cầu khẩn Trương tướng quốc thế mình xin tội trước Hoàng đế.

Nhưng không ngờ sáng mai thức dậy, hoàng đế đã quên bẵng chuyện mất ngựa tối qua rồi.

Báo hại quan tuần phủ Tiền Ngọc phải bỏ ra đến một ngàn lạng bạc mua một con ngựa màu vàng lúa, bộ mã khá tốt, bước đi hay lắm, để đem dâng hoàng đế.

Chưa hết, ông còn phải bỏ thêm năm vạn lạng bạc hối lộ bọn nội giám thị vệ để nhờ bọn họ nói tốt cho mình trước mặt hoàng đế.
Qua ngày thứ ba, Khang Hi hoàng đế lại lên đường, hướng về tỉnh Giang Tô tiến phát.

Tiền Ngọc tiễn hoàng đế ra khỏi thành xa đến mấy dặm mới trở về.


Ông vừa bước vào nha môn thì đã thấy một hàng chữ viết trên tường từ lúc nào, chính giữa công đường: "Kẻ trộm ngựa của nhà vua đó là Đậu Nhị Đôn tỉnh Sơn đông!"
Tuần tiễu phủ xem hết câu, bất giác giật mình đánh thót một cái.

Ông tức tốc hạ lệnh đóng ngay cổng thành để ruồng bắt.

Ruồng bắt đã mười ngày mà tuyệt nhiên chẳng thấy Đậu Nhĩ Đôn hình bóng nơi nào.
Đậu Nhĩ Đôn vốn một tay đại hán nổi danh tỉnh Sơn Đông.
Suốt một giải Sơn Đông, Trực Lệ, Hà Nam, Đôn hoành hành chằng coi quan quân, pháp luật ra gì.

Cái khoái nhất của Đôn là gian dâm với phụ nữ.

Con gái người ta đang ngủ trong phòng tới nửa đêm, Đôn dỡ ngói nhảy xuống bắt cóc.

Vừa đặt chân vào phòng, hắn đã bảo ngay cô gái: "Đậu gia gia lại rồi đó, hãy ưng thuận đi nghe không?" Nếu cô gái bằng lòng ưng chịu, tức thì hắn lấy chăn quấn lại cặp nách mang đi.

Hắn phi thân nhảy ra, rồi chạy một mạch về nhà tha hồ mà gian dâm.

Sau khi thoả mãn, hắn lại cho vào chiếc chăn quấn chặt mang về nhà cô gái, bỏ vào phòng như cũ.

Người con gái cài lại then cửa, rồi lên giường nằm ngủ như lúc đâu hôm, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Thật là người chẳng biết, quỷ không hay.

Nhưng nếu cô gái giữ lòng trinh bạch không chịu.

Đôn giết chết ngay, hoặc cũng có khi cướp mang về nhà rồi không bao giờ thả ra nữa.

Bởi vậy, những cô gái dù có xảo quyệt tinh quái đến đâu cũng đành phải nhẵn nhục, mặc tình hắn làm gì thì làm.

Tuy thế, đôi khi Đôn cũng cho những gia đình nghèo túng khá nhiều tiền bạc.

Bạn hữu của Đôn rất đông ở vùng Tế Nam, thảng hoặc có kẻ giang hồ mãi võ ngang qua tỉnh thành, ắt thế nào cũng phải tới thăm viếng hắn trước.

biếu xén chút ít thì lúc đó có làm ăn gì mới mong trót lọt, trái lại nếu không biết mà qua mặt thể nào hắn cũng mang huynh đệ của hắn tới đánh phá cho một phen đến tới bời hoa lá không còn cách gì làm ăn được nữa.
Bỗng một năm nọ, có một ông lão đầu lâu tóc bạc đem hai cô con gái tuyệt đẹp đến thành Tế ngay tại miếu Thái Ngạc.

Hai cô gái này đều nhỏ nhắn xinh xinh, mặc một chiếc áo xanh, một chiếc quần hồng, đi đi lại lại, múa võ làm vui khiến khán già đứng xem ai cũng mê hồn lạc phách.

Thế mà đến lúc xin tiền đều quái lạ nhất là khán giả ai cũng lắc đấu nghẹo cổ rồi rút lui sạch, chẳng một ai cho một đồng kẽm nào.

Ông lão chưng hửng ngạc nhiên, cúi đầu buồn bực vô hạn.

Giữa lúc đó bỗng có một tên đại hán lướt tới trước mặt ông lão giơ cao bàn tay to tướng y như chiếc nạng đập mạnh xuống hai ông lão rồi quát lớn.
- Thằng giặc già này! Mi có nhận ra Đậu Nhĩ Đôn đất Sơn Đông này không?
Ông lão nghe quát, liền quay đầu lại ngước mắt nhìn tên đại hán từ đầu tới chân lại từ chân tới đâu hai ba lần thấy hắn đứng ưỡn ngực liếc méo hẳn đôi mắt, một tay chống mạng vào sườn, một tay mân mê hai viên đạn sắt.

Ngắm nhìn một lát để đo dò xong, ông lão trả lời với giọng khinh khi lạnh nhạt:
- Ai thèm biết đến mi là Đậu Nhĩ Đông, Đậu Tam Đôn mà làm gì? Huống hồ ta làm ăn theo nghề nghiệp của ta, biết đến mi cũng vô ích!
Câu trả lời của ông lao làm cho Đậu Nhĩ Đôn mở to mắt.

trợn trừng con ngươi, những đường gân xanh ở trên mặt nổi hẳn lên như những chiếc dây thừng.

Hắn chẳng để cho ông lão nói thêm, giơ thẳng cánh thoi cho một đấm vào giữa ngực ông lão như trời giáng..


Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK