Hắn chỉ nhìn về phía trước, nhưng tám tên áo vàng, tám tên kiếm sĩ thượng thặng của Lý Tự Thành thừa biết cao thủ giao đấu không phải chỉ nhìn bằng mắt mà quan trọng là nghe bằng tai, tuy hắn nhìn thẳng về phía trước nhưng chỉ cần phía sau máy động là hắn biết ngay.
Chúng lại còn biết thêm rằng, đối với bọn chúng, nếu Đức Uy không nắm chắc phần thắng thì không khi nào hắn lại mạo hiểm đi vào long đàm hổ huyệt đòi gặp mặt Lý Tự Thành.
Lý Đức Uy là người mà chúng đã nghe biết lâu rồi, hắn là một con người thông minh thông điều lợi hại, hắn không khi nào đi làm một chuyện liều mạng, vì hắn mang trong mình trách nhiệm nặng nề chớ không phải là một con người thuần túy về chuyện ân oán giang hồ như bao nhiệu cao thủ võ lâm.
Tám tên kiếm sĩ áo vàng cùng cử kiếm một thế, cùng đứng im bất động, bất cứ nhìn gần hay nhìn xa, họ cũng đều giống tám pho tượng gỗ.
Những làn gió đêm chỉ lất phất tà áo của họ mà thôi.
Lý Đức Uy cũng đứng yên bất động, nhưng về thần sắcthì hắn có vẻ an nhàn hơn tám tên kiếm sĩ rất nhiều.
Hồi lâu Đức Uy lên tiếng :
- Ta không muốn giết hết các ngươi vì ta cần các ngươi dẫn ta đến gặp Lý Tự Thành. Thế kể như cũng đã chết rồi, trên ý thức, trên tinh thần so với cái chết đã giống y nhau. Riêng ta, ta cũng sợ các ngươi chết, vì ta vẫn cần gặp Lý Tự Thành.
Cả tám tên kiếm sĩ áo vàng bằng vào kiếm thuật đã xứng đáng liệt vào hàng cao thủ, câu nói của Đức Uy làm cho họ hơi run. Thật lâu, tên cầm đầu hỏi :
- Ngươi thật muốn gặp Sấm Vương?
Đức Uy đáp :
- Tự nhiên là thật chứ giả là sao.
Tên kiếm sĩ cầm đầu chớp mắt :
- Nếu ngươi giao tấm bản đồ bây giờ thì ngươi chỉ mất tấm địa đồ thôi, nhưng nếu ngươi theo chúng ta, chớ theo chúng ta đến Sấm Vương thì cái mà ngươi phải giao không chỉ tấm địa đồ.
Đức Uy cười :
- Cái mạng của ta nữa chứ gì? Nếu có thể lấy được thì cứ để cho ai muốn tự do lấy.
Riêng ta bây giờ cũng muốn giao tấm địa đồ đó, nhưng hiềm vì các ngươi không lấy được.
Tên kiếm sĩ cầm đầu mím môi thật chặt, hắn gật đầu :
- Được rồi, bọn ta sẽ đưa người đến gặp Sấm Vương, ngươi hãy theo ta.
Nói xong, hắn và ba tên phía trước cho thanh trường kiếm vào vỏ và quay bước bỏ đi, bốn tên phía sau cũng lướt lên nối đuôi theo.
Đức Uy không nói gì thêm, hắn cũng không lộ một vẻ gì, hắn tra kiếm vào vỏ, cho tấm địa đồ vào lưng áo.....
* * * * *
Mùa xuân.
Mùa xuân vẫn là mùa xuân, khí trời vẫn y như năm ngoái, cũng y như những mùa xuân của những năm nào.
Thế nhưng mùa xuân năm nay hoàn toàn khác hẳn mùa xuân năm ngoái, khác hẳn những mùa xuân trước.
Gió nhẹ đầu xuân vẫn lao xao, tuyết trắng vẫn bám lên đầu cây, thứ tuyết tàn đông lưa thưa điểm hoa trên đầu cỏ, thế nhưng không có người đạp tuyết, không có những cặp tình nhân dẫn nhau lên ngọn cỏ non, không có những cặp tình nhân đưa nhau ra bờ suối cầm cành liễu khuấy những tảng băng.
Mùa xuân năm nay không có hơi rượu ấm, không có tiếng cười.
Cỏ non vẫn có hương hoa, hoa vẫn nở, những chiếc lá non vẫn lú lên từ những cành cây trụi suốt mùa đông, thật là đẹp, thật là khả ái, cứ nhắm mắt lại hít mạnh vào buồng ngực, người ta vẫn nghe hương vị của mùa xuân.
Đó là những mùa xuân trước, đó là hương vị của mùa xuân năm ngoái.
Năm nay tuy khí trời không có gì thay đổi, nhưng người ta bỗng cảm thấy vô cùng ảm đạm, không có một ngưòi nào đạp tuyết, không có những cặp tình nhân nào bẻ liễu khuấy băng tan, cỏ non hoa nụ, đọt chồi xanh xơ xác, cảnh vật tiêu điều, không phải mùa đông tàn lụi mà vì lửa cháy ngàn cây.
Cành lá điêu tàn, lớp bị lửa đốt, lớp vì người đó bẻ ăn, sanh khí của mùa xuân hoàn toàn không có nữa.
Những dòng nước trong xanh óng ánh bởi những băng vụng đầu xuân của năm nào bây giờ đục ngần và nhuộm đỏ. Đục vì bước chân chạy loạn, đỏ vì máu của dân lành.
Khói lửa ngoại xâm đốt cháy biên cương, loạn lạc tràn về khắp nẻo, đạo binh ô tạp của Lý Tự Thành dẫm nát quê hương,trong khi ngoại xâm Mãn Châu còn lấp ló ở biên thùy.
Mùa xuân đã đến rồi, bao nhiêu chiến binh phơi thây ngoài biên ải, bên trong gia đình họ, cha mẹ họ, vợ yếu con thơ của họ, lớp chết vì hoạn Lý Tự Thanh, lớp bị bọn tham quan ô lại từ triều đình cho tới các tỉnh ra sức cướp bóc. Dân tình ta thán trời xanh.
* * * * *
Một tên áo trắng, thứ áo của bọn Cúc Hoa đảo, đang đi qua đi lại canh gác.
Bỗng một bóng người thấp thoáng, La Hán xuất hiện trước mặt tên áo trắng.
Tên áo trắng hỏi :
- Ngươi là ai mà đến đây....
Hắn chưa nói hết câu là bật ngửa, thanh “Tử Kim đao” tuốt ra khỏi vỏ và thay vì đưa mũi đao, La Hán tông vào vai hắn bằng cái vỏ đao, hắn bật ngửa nằm dài.
Mũi đao của La Hán chỉ ngay vào yết hầu tên áo trắng đứng trước mặt.
- Ngươi nói.
Gã áo trắng tái mặt, da mặt của hắn bây giờ còn trắng hơn màu áo của hắn, hắn lập cập :
- Ngươi... các hạ muốn gì?
La Hán giặt một :
- Không cần biết, cứ nói ta biết hắn đâu?
Tên áo trắng phát run :
- Tôi... tôi...
La Hán gắn giọng :
- Đường đường một Hải Hoàng của Cúc Hoa đảo mà lại sợ ta sao? Nói đi, không nói thì yết hầu của ngươi chảy máu đó.
Tên áo trắng đáp :
- Từ đây đi thẳng hướng trước, cách chừng non dặm là tới Thiên Vương tự.
La Hán chận hỏi :
- Hải Hoàng ở tại Thiên Vương tự phải không?
Tên áo trắng gật đầu, nhưng hắn nhớ tới mũi đao thành ra hắn lại hất ra sau.
- Vâng... vâng... ở đó.
La Hán hỏi :
- Dương tiểu thơ và Tổ cô nương ở đâu?
Tên áo trắng đáp :
- Ở tại địa điểm Thiên Vương tự.
La Hán gặn lại :
- Có thật không?
Tên áo trắng đáp :
- Thật thật... không tin các hạ cứ đi đến đó xem.
La Hán cười gắn :
- Ngươi tưởng ta không dám đến sao?
Hắn trở sống đao đập nhẹ lên vai tên áo trắng, tên này chỉ vừa há miệng là đã bật ngửa ngất luôn.
* * * * *
Trời đã tối lâu rồi.
Đêm không trăng, bóng tối ngửa bàn tay không thấy.
Phía trước, một khối đen trông như hòn núi trệt, thấp thoáng ánh đèn, Nghê Thường nói nhỏ :
- La Hán! Chắc đó là Thiên Vương tự!
La Hán gật đầu.
- Có thể, Nghê Thường hãy tìm một chỗ kín dáo ngồi nghỉ chân chờ tôi.
Nghê Thường lắc đầu :
- Không, tôi theo anh. Anh quên tôi đã nói rồi sao, bất cứ đi đâu, tôi cũng phải cùng một chỗ với anh.
La Hán cau mặt :
- Nghê Thường, bọn Cúc Hoa đảo đều là hạng cao thủ nổi danh, nếu một khi phải giao đấu với họ, tôi không thể để phân tâm.
Nghê Thường nói :
- Tôi biết, nhưng anh đừng lo gì cả, anh quên rằng tôi từ Bạch Liên giáo xuất thân sao? Tôi tự biết chiếu cố lấy mình.
La Hán chưa kịp hỏi gì thì trong bóng tối chợt nghe có tiếng quát :
- Đứng lại!
La Hán vội kéo Nghê Thường núp kỹ. Tên áo trắng lùng sục một hồi không thấy gì bỏ đi.
La Hán nói :
- Tạm thời chúng ta chưa nên lộ diện, họ canh phòng kỹ quá.
Nghê Thường hỏi :
- À, anh thấy Trần sư thúc thế nào? Sư thức đã tỉnh lại, bỏ con đường ác nghiệp để quay đầu hối lỗi, sư thúc yêu anh nhiều lắm đó.
La Hán nói :
- Tôi không nghĩ như thế, tôi chỉ thấy con yêu phụ đó là con người dâm ác nhất trên đời, con người vô sỉ nhất trên đời, con người đáng thù hận nhất trên đời, con người chết nát thây vẫn chưa hết tội.
Nghê Thường nói :
- Cũng có thể tại vì tôi là đàn bà, tại vì tôi đã chứng kiến cuộc sống khổ sở trong Bạch Liên giáo của người đàn bà nên tôi cảm thấy như thế là đáng thương, đáng tha thứ.
La Hán nói :
- Con người đó làm sao có thể đem ra so sánh với Nghê Thường. Nghê Thường cũng là bọn người trong Bạch Liên giáo, nhưng Nghê Thường có làm ác, có ý ác, như con người đó hay không?
Nghê Thường lắc đầu :
- Ở trong Bạch Liên giáo rồi thì sự suy nghĩ và hành động không còn của mình nữa, tôi chỉ nhờ vào hạnh vận mà thôi.
Đôi mắt nàng vụt đỏ hoe nàng nói tiếp, trong tiếng nghẹn ngào :
- Không hiểu tại làm sao Đại sư ca phải chịu chết một cách tối tăm như thế? Có đáng gì đâu? Nàng có đáng gì đâu?
La Hán nói :
- Mỗi người có một hoàn cảnh, không ai có thể giống như ai... là con người thông minh xuất chúng, nhưng khi đã vướng vào tình rồi thì...
Hắn nín ngang cúi đầu thở dài.
Như không muốn đi sâu vào chuyên đau thương, Nghê Thường ngẩng mặt nhìn trời rồi nói :
- Lâu quá rồi, nghĩa phụ chắc trông mình dữ lắm, đi đi anh.
La Hán đứng lên lắc đầu :
- Thiên hạ mênh mông, biết đâu mà tìm kiếm!
Nghê Thường cũng đứng lên theo, ngay lúc ấy, từ phía trên dòng vụt nghe tiếng nước động, tiếng giống như có vật gì rơi xuống như tiếng người rơi xuống.
Đó lá một khúc suối quanh co, bên trên án khuất bởi một góc rừng, tiếng động không xa, nhưng không làm sao thấy được.
Ánh mắt La Hán vụt ngời lên.
Cảm giác của hắn luôn luôn bém nhạy.
Nghê Thường nghiêng mặt :
- Có người? Có người nhảy xuống nước?
La Hán lắc đầu :
- Không phải nhảy xuống mà rơi xuống.
Thính giác của hắn phân biệt khác hơn những người thường, sự phân biệt đó đối với hắn rất ít khi sai.
Từ phía trên dòng chợt có tiếng nho nhỏ, tiếng người.
Nghê Thường trố mắt...
- Tiếng người hay là....
La Hán nói :
- Tiếng rên. Có người mang thương té xuống dòng suối.
Là một con người luôn mang cái “nhân” nóng ở trong lòng, Nghê Thường bươn bả đi đến.
La Hán kéo tay nàng lại :
- Đi sau.
Nghê Thường nhìn hắn, thương xót tràn ra khóe mắt :
- Sợ Nghê Thường chết lắm hả?
La Hán nhoẻo miệng cười không nói.
Hắn không thề nguyền, hắn cũng không nói với bất cứ ai, hắn cũng chưa từng nói riêng với lòng hắn bao giờ, nhưng từ trong tâm thức, hắn đã có sẵn ý niệm: “Nghê Thường có thể lâm nạn, có thể chết, khi nào hắn chết”.
Hai người đi ngược trở lên.
Tự nhiên là Nghê Thường đi sau lưng La Hán.
Không phải hắn có đôi vai rộng, không phải hắn có hai cánh tay gaân guốc, cũng không phải hắn có thanh “Tử Kim đao”, nhưng không hiểu tại sao, không biết có ai như thế nữa hay không hay chỉ có một thứ “trực giác” đặc biệt của Nghê Thường, nàng cảm thấy rằng đi bên cạnh La Hán có một sự đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối.
Nàng nghĩ, khi mới gặp hắn lần đầu, khi chỉ mới thấy sau lưng của hắn, nàng đã nhìn không lầm lẫn.
Đi sau lưng hắn, nàng cảm thấy như đứng núp sau một trái núi to lớn dị thường.
* * * * *
Từ phía trên ven rừng, ngọn suối đỏ xuống qua một khúc quanh, hai bên cát vụt lài lài, những viên đá cuội to bằng trứng gà trắng xám, nằm xen vào nhau trông thật đẹp.
Trên bìa cát lài đầy đá cuội đó có một người nằm.
Người con gái mặc áo đen.
Quần áo thật sơ, từ trên xuống dưới lấm đầy bùn đất, nhiều chỗ rách rưới thấy da thịt.
Đầu tóc của người con gái xổ tung phủ kín hai bên mặt.
Từ chỗ rách của quần áo, nhiều chỗ thấy máu, nhưng không nhiều lắm.
Người con gái nằm sấp, nằm quay đầu theo hướng nước chảy xuôi, tay trái nàng cấu nguyên lớp đá cuội, tay phải chìm dưới mặt nước.
Nước trong, da tay nàng trắng xanh.
Màu trắng xanh nhưng vẫn nhìn ra vẻ mịn màng, những ngón tay thon nhỏ, đều đặn, thì thấy bàn tay không cũng có thể biết đó là người con gái đẹp.
Mới đây, nghe thấy tiếng rên, nhưng bây giờ thì im bặt, dáng sắc không phải người chết, nhưng có lẽ đã ngất rồi.
Nghê Thường lật đật chạy tuôn tới trước La Hán không cản, nhưng cố lướt tới trước nàng, tuy mới dấn thân vào giang hồ chưa bao lâu, nhưng đã gặp nhiều nguy hiểm và nhất là được “lão quái” Mông Bất Danh “truyền dạy” bây giờ La Hán hành động hết sức đề phòng.
Hắn không cản Nghê Thường, vì hắn biết lòng nhân của nàng rất rộng, hắn kh??ng muốn làm cản ngại sự phát triển cái mà hắn yêu thích, hắn chỉ bám sát theo để giữ gìn.
Nghê Thường ngồi xổm xuống, nàng nâng nhẹ người con gái, nàng vừa nâng xích lên xa dòng nước vừa lật người trở lại Hai mái tóc của cô gái xõa ngược ra sau, khuôn mặt lộ hẳn ra và Nghê Thường vụt kêu lên thảng thốt.
Không phải cô gái, đó là một thiếu phụ có lẽ đã hơn ba mươi tuổi, nhưng đôi mày liễu và cặp mắt phượng này, vành môi mọng đỏ này, chót mũi dọc dừa này, đúng là người mà....
Nghê Thường buột miệng kêu lên nho nhỏ :
- Trần sư thúc.....
Đúng rồi, người thiếu phụ đó là “Băng mỹ nhân” Trần Ngọc Hà.
Hơi thở của nàng bây giờ còn mỏng manh như tơ, da nàng đã xanh rồi nhưng vàng môi hãy còn hồng, hai mắt nàng nhắm nghiền nhưng chính đôi mắt lá răm dài đó, hàng mi cong lướt đó đã làm cho Nghê Thường nhận mau hơn hết.
La Hán cắn môi và bật gắt lên :
- Nghê Thường buông ra, đừng đụng tới thứ dơ dáy.
Nghê Thường ngẩng mặt :
- La Hán... sao lại là... nàng?
La Hán lạnh lùng :
- Làm ác gặp ác, tội nghiệt thì phải có tội đền, có gì đâu mà lạ Nghê Thường vẫn không nghe thấy lời hằn hộc của La Hán, nàng nhăn mặt :
- La Hán, làm sao nàng lại đến nổi này?
La Hán vẫn vùng vằng :
- Không biết làm sao cả, nhưng tôi biết nàng như thế ấy là do nghiệp chướng, do tội ác đã tràn đầy, tôi chỉ biết đó là sự báo ứng.
Nghê Thường nhăn mặt :
- La Hán....
La Hán vẫn lạnh băng băng :
- Buông xuống, Nghê Thường, đừng đụng vào con người dơ dáy ấy.
Thanh “Tử Kim đao” của hắn được chầm chậm rút ra khỏi vỏ.
Nghê Thường hoảng hốt kêu lên :
- La Hán, anh... anh làm gì thế?
La Hán như không nghe, hắn nói từng tiếng một :
- Buông xuống, Nghê Thường, buông xuống và đứng dang ra.
Nghê Thường phát run :
- La Hán, đừng anh... La Hán, nàng đang bị trọng thương, nàng đã sắp chết rồi, anh nỡ nào lại giết nàng.... Anh làm sao lại giết một người đang bất tỉnh!