Người dịch: Đậu Đậu Biên tập: Iris
No. 296
Trình Xảo Trân nói không sai, Bắc Kinh là một nơi rất kỳ lạ, bên ngoài Nam Tư Hoàn chính là một vùng nông thôn mà gà vịt đi khắp nơi trên đường. Thỉnh thoảng chúng tôi sẽ đi qua một vườn rau, la và lừa đều ở ven đường yên giấc nghỉ ngơi. Vẻ mặt của mẹ tôi ngày càng kỳ lạ, có lẽ là sợ bị lừa. Trình Xảo Trân hoàn toàn chưa phát hiện, mỗi lần đến ngã tư thì tài xế đều chỉ đường.
Sau khi đến nơi, bố tôi chờ ở trên xe, để tài xế đạp phanh tiếp, ông sợ tài xế tự đi rồi ba người nhà chúng tôi có thể ngã ở đây.
Chúng tôi xuống xe, đi vào trong sân cùng Trình Xảo Trân. Trình Xảo Trân sống ở trong nhà của một người nông dân, trên mái nhà lợp rất nhiều gạch ngói, không biết có phải cát bụi thời gian bị cái gì đó thỏi bay rồi hay không. Tổng cộng có bốn gian phòng, khi chúng tôi bước vào trong đã chín rưỡi, nhiều khách ở đó vừa mới thức dậy đều mặc áo len, đứng trước vòi nước trong sân đánh răng rửa mặt.
Đồ dùng trong phòng Trình Xảo Trân toàn làm bằng gạch, duy nhất chỉ có chiếc giường được làm từ mấy tấm ván gỗ dài ghép lại. Mẹ tôi cau mày nhìn thẳng, hỏi cô ấy: “Cháu sống một mình à? Càng không an toàn khi trời tối. Ai đang sống bên cạnh thế, cháu có quen họ không?”
Trình Xảo Trân đang ngồi xổm trên mặt đất lấy một xấp tài liệu từ trong ba lô của mình ra thì nghe được câu hỏi quan tâm của mẹ tôi liền ngẩng đầu, cười rất ngọt ngào.
“Không sao đâu ạ! Bọn họ đều là dân hội họa, cũng là đến thi năng khiếu nghệ thuật, mấy ngày nữa là Học viện Mỹ thuật bắt đầu đăng ký rồi ạ. Cháu đến đây từ mùa thu, đến đi học, đều sống với họ ở đây gần hai tháng rồi. Tất cả mọi người đều quen nhau cả. Ngoài bà chủ nhà cực kì keo kiệt hay ngắt điện ra thì mọi thứ đều ổn.”
Mẹ tôi đi ngang qua sờ lên ván giường: “Ván này mỏng thế này thì chắc ban đêm ngủ khó chịu lắm nhỉ?”
“Không khó chịu đâu ạ! Ngay cả khi không ngủ ở giữa, ván đột nhiên bật lên, dọa cháu đêm khuya bị giật mình đó ạ.”
Cô ấy nói như thể đang nói chuyện gì đó vui lắm, vừa nói vừa cười. Mẹ tôi vui vẻ hòa nhã nói chuyện với cô ấy, tôi đứng ở một bên như một đứa trẻ hâm dở đánh giá tờ báo đang dán trên tường, vô cùng lúng túng.
Trình Xảo Trân cầm một xấp tài liệu dày cộp đưa cho tôi.
“Gần đây có chỗ nào có thể phô-tô không?” Tôi cũng tự cảm thấy vừa hỏi một câu hỏi ngu ngốc.
Trái lại Trình Xảo Trân không hề cười nhạo tôi: “Cậu cứ mang đi đi. Cái này mình cũng đã xem hết rồi nên cũng không cần dùng đến nữa. Vứt đi thì lại tiếc. Không biết cậu có dùng đến nó không, lại làm phiền bố mẹ cậu đưa mình về nhà thế này…”
Có thể cô ấy cũng là người thích nói chuyện.
Nét mặt mẹ tôi vô cùng phức tạp, trong đôi mắt tràn đầy yêu thương và quấn quýt. Khi Trình Xảo Trân tiễn chúng tôi ra ngoài, mẹ tôi đột nhiên hỏi cô ấy: “Cháu thi xong là về nhà ngay à? Vậy cũng còn có hơn hai tuần nữa.”
“Vâng.”
“Nếu cháu tin tưởng cô chú thì cứ mang đồ đạc đến chỗ cô chú gần đây đi. Cô chú tìm hộ cháu một nhà trọ tốt hơn, hoặc là khách sạn. Cô trả tiền cho cháu. Rừng núi hoang vắng này rất không an toàn, cháu ra khỏi nhà còn phải ngồi xe xa như vậy nữa.”
Tôi lập tức vui mừng đứng dậy, mỉm cười nhìn cô ấy: “Đúng đấy, sống gần trường một chút, cũng thuận tiện nữa.”
Trình Xảo Trân rất cảm động, song cuối cùng vẫn từ chối. Mẹ tôi thuyết phục không được nên cũng không miễn cưỡng nữa. Chúng tôi để lại số điện thoại di động, cô ấy liền cười, mắt ra dấu tiễn chúng tôi lên xe.
Sau khi lên xe, tôi và mẹ tôi đều không nói một lời nào. Xe rơi một đầu đường đất rất hẹp, tài xế lái rất cẩn thận. Ngoài cửa sổ luôn có xe thồ đi qua, con lừa cúi đầu, vừa thải phân lên đường vừa kéo một xe than tổ ong, mệt mỏi, chậm rãi mà đi qua sát bên với chiếc xe của chúng tôi.
No. 297
Hai tuần trôi qua thật nhanh.
Vài cuộc thi viết có được có hỏng, tôi cố gắng không để trống bất kỳ câu hỏi nào, viết nhanh đến độ muốn nôn ra và bắt đầu chiêm ngưỡng các bạn bên ban xã hội của Giản Đơn.
Trong đầu sẽ luôn luôn hiện ra ngôi nhà nông thôn mà Trình Xảo Trân sống, những bức tường không bằng phẳng, các tờ báo đã ố vàng, nệm giường bông hoa lớn, trong sân nhiều đoạn vòi nước cao su bẩn, và vẻ mặt mệt mỏi của sinh viên mỹ thuật và phụ huynh đang lấy nước chảy ra từ vòi cao su đánh răng……
Trình Xảo Trân thỉnh thoảng sẽ gửi tới tôi tin nhắn chúc thi cử thuận lợi, tôi cũng thường xuyên hỏi thăm cô ấy tình hình thi cử. Trước khi rời Bắc Kinh, tôi gửi cho cô ấy tin nhắn, nói nhất định sẽ có một ngày thấy được tên của cô ấy trên màn hình lớn của rạp chiếu phim.
Cô trả lời, đó là chắc chắn.
Cô ấy nói, chúc cậu sớm tìm được hướng riêng của mình.
Quái lạ, cô ấy làm sao biết tôi bối rối?
Nhớ lại Trình Xảo Trân thuê ở ngôi nhà trên đường quay về khách sạn, mẹ tôi ngồi ở ghế sau của taxi vịn vai tôi, luôn luôn thở dài. Tôi cho là mình đã sớm qua thời kì nhìn miệt mài chuyện xưa mà đam mê tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết, nhưng khi nhìn thấy Trình Xảo Trân kia trong chốc lát bỗng hiểu được bản thân trưởng thành là yếu đuối và khác người bao nhiêu.
Đêm cuối cùng tại Bắc Kinh, đúng lúc là sinh nhật của tôi. Bố mẹ tôi đưa tôi đi “Lão Mạc” ăn cơm. Nhà hàng này tôi đã từng thấy trong tiểu thuyết của Vương Sóc, sau đó ở trong nhà xem một bộ phim truyền hình gọi là “Màu máu lãng mạn” cùng với cô Tề; người trẻ tuổi cũng thường tụ tập ở chỗ này, nơi này tượng trung cho thân phận thời đại và phong cách phương Tây.
“Nhà mình đã là người trong Hội đồng nhân dân chưa ạ?” Tôi ngửa đầu nhìn mái vòm cao, bố tôi bị chọc cười rồi.
Hai người cho phép tôi uống một chút vang đỏ, nhưng không hề biết một năm rưỡi trước con gái mình đã từng say mèm. Tựa như hai người không biết con gái mình lạm dụng lòng tin của mình, không cần học quy tắc mà đẩy mình đến góc chết này. Đến Bắc Kinh một chuyến, hai người nghỉ phép lâu như vậy, hao người tốn của, cũng rất có thể là cái giỏ múc nước công toi.
Nghĩ đến như vậy, tôi cũng có rất nhiều chuyện không hiểu bố mẹ mình.
Tôi mỉm cười chua chát. Trước đây từng cảm thấy bản thân đáng thương nhất, nhưng mà lần này đến Bắc Kinh, tôi đã học được rất nhiều điều, tuy không nói ra nhưng ở trong lòng đã chuẩn bị một số ý nghĩ trong đầu như là muốn động thổ ra, chỉ là không biết sẽ mở ra hoa gì.
Bố tôi mỉm cười, nói: “Thi không hơn cũng không sao, đời người rất dài, có thể học được điều này điều kia là tốt rồi.”
Mẹ tôi phá lệ chủ nghĩa thực dụng này không hề phản bác bố.
Có lẽ trước mặt con, bà cũng không có biện pháp thực hiện rồi chứ. Hết