Ngày hôm sau.
Có lẽ do mệt mỏi vô cùng đột nhiên được buông lỏng, Trần Nhứ ngã bệnh.
Tạ Nghiêu Đình tan tầm về muộn bị kẹt xe trên cầu vượt. Lúc đến nơi, trời đã tối hẳn. Chuông cửa vang lên, một lần, hai lần.
Trần Nhứ giẫm dép lê lẹp bẹp chạy tới mở cửa, gương mặt vì suy yếu, lộ ra chút vàng như nến. Nhìn thấy Tạ Nghiêu Đình ngoài cửa, trong ánh mắt sáng lên, con ngươi thanh tịnh thấy đáy, chiếu ra bóng người, giống như hai vì sao.
Cô đứng ở cửa ra vào chào hỏi anh: "Mau vào đi."
Tạ Nghiêu Đình đi tới, anh ôm hai túi đồ, nhất thời không ra tay.
Trần Nhứ đúng lúc ngửa mặt lại gần, hỏi anh: "Trên đường anh bị kẹt xe à?"
Tạ Nghiêu Đình cúi đầu, sờ trán cô xem xét, thấp giọng nói: "Cũng may, đã hạ sốt rồi."
Cô không ngờ rằng vậy mà anh làm động tác thân mật này dễ như thế, cứ thế nguyên tại chỗ, nhất thời hai gò má đỏ bừng.
Anh như không phát giác ra, tự mình thay giày, lại thấp giọng tự trách nói: "Vẫn trách tôi quá nóng lòng, không thì cô sẽ không bị cảm."
Cô nghe không hiểu, trừng to mắt, có chút hé miệng: "Hả?"
Tạ Nghiêu Đình nhìn dáng vẻ cô đáng yêu, nhịn không được duỗi ngón tay ra chọt chóp mũi nhỏ nhắn của cô, vượt qua cô, cười nói: "... Virus có khả năng truyền qua nước bọt... Phòng bếp ở đâu?"
Trong đầu Trần Nhứ lập tức hiển hiện lên cảnh hôn tối qua, rủ tầm mắt xuống, yên lặng.
Trần Nhứ như cái đuôi nhỏ nhắm mắt theo sau Tạ Nghiêu Đình vào phòng bếp.
Cô đứng ở một bên, anh móc từ trong túi ra bình giữ nhiệt, bên trong là thuốc Đông Y đã nấu xong. Anh đổ vào bát sứ, đưa cho cô: "Tôi nghe cô nói triệu chứng trong điện thoại thì kê đơn thuốc luôn, buổi chiều hiệu thuốc bệnh viện nấu xong đưa tới, nhanh uống lúc còn nóng."
Thật ra Trần Nhứ không sợ uống thuốc Đông y.
Cái gọi là ngũ vị tạp trần, cuộc đời cho cô nhiều nhất là vô hạn cay đắng. Mấy năm long trời lở đất này, đối mặt với mờ mịt và bất lực vô biên vô tận, cô sớm học được nhẫn nại và chết lặng.
Huống chi là Tạ Nghiêu Đình đưa, dù cho thuốc đắng, cô cũng có thể bưng lên uống một hơi cạn sạch.
Trần Nhứ không chịu nhận, hai tay chắp sau lưng, làm bộ làm tịch nói: "... Tôi đã ổn."
Tạ Nghiêu Đình cười:"Sợ đắng à?"
Trần Nhứ: "Ừm, thuốc Đông y thật sự quá đắng."
Dáng vẻ Tạ Nghiêu Đình một bộ đã sớm chuẩn bị, thở dài, nói: "Thật ra lúc nấu thuốc đã cho thêm cam thảo rồi".
Trần Nhứ vẫn có chút không tình nguyện, lẩm bẩm nhìn anh.
Anh bất đắc dĩ lắc đầu, lại từ trong túi móc ra một hộp đồ ngọt, bày trước mặt cô, như đang dẫn dụ: "Trên đường mua bánh quế dâu tây. Đặc biệt mua cho cô để dùng sạch miệng sau khi uống thuốc."
Trần Nhứ uống thuốc, rửa sạch bát đi ra.
Tạ Nghiêu Đình đang đứng trước kệ sách phòng khách, trong tay vuốt một khung hình, trong tấm ảnh Trần Nhứ tuổi còn nhỏ, chải hai bím tóc, đuôi tóc cột nơ con bướm, mặc trên người váy lụa trắng tay áo phồng, ngồi đàn song song với Đinh Tĩnh Nghi trên ghế.
Anh nhìn cô, giọng nói thật thấp: "Cô lớn lên rất giống mẹ."
Trần Nhứ lắc đầu, nói: "Bà là một nghệ sĩ không dính khói lửa nhân gian..."
Nói đến đây, không biết từ đâu mà cô thấy chua xót, kêu gào toàn bộ ngực, một đường kích thích tuyến lệ.
Cô cười thê lương một tiếng, còn nói: "Cả đời bà cho rằng tôn thờ của cải rất xấu hổ, thậm chí cảm thấy coi trọng đồng tiền là chuyện khinh thường tiếng đàn của mình, một người như vậy, cuối cùng vì tôi, mà cho tôi quyền sở hữu ngôi nhà."
Tạ Nghiêu Đình ôm cô vào lòng.
Anh cúi đầu khẽ hôn hôn đỉnh đầu cô, duỗi tay vuốt ve sau gáy, thấp giọng an ủi cô: "Được, được rồi... Sau này có tôi ở đây."
Trần Nhứ khóc một hồi thì dừng, lau khô nước mắt, hốc mắt đỏ bừng giống con thỏ nhỏ, nét mặt tràn đầy ỷ lại.
Tạ Nghiêu Đình nói sang chuyện khác: "Khi nào thì điền nguyện vọng?"
"Khoảng một tuần nữa, phải chờ công bố đáp án.”
Anh gật đầu: "Cũng tốt, có thể nghiêm túc suy tính đi đâu học đại học."
Hình như Trần Nhứ có tâm sự.
Có câu nói, đọc vạn quyển sách không bằng đi vạn dặm đường. Dù cho Giang Thành cũng có mấy trường cao đẳng rất không tệ, đáy lòng cô thật ra muốn đi mở mang thế giới bên ngoài, coi như không phải phía Bắc rộng lớn, cũng có thể đi đâu xa một chút, trải nghiệm khí hậu non sông tổ quốc tươi đẹp.
Nhưng cô không bỏ Tạ Nghiêu Đình mà đi được. Thật sự, không nỡ.
Tạ Nghiêu Đình nói: "Cô cũng biết, tôi vẫn đang làm công ích. Hàng năm chúng tôi đều tổ chức hoạt động từ thiện giúp đỡ học tập, ở một trường tiểu học tại khu vực nghèo khó. Hai ngày nữa sẽ đi trường tiểu học ở huyện Điền Gia Trang, tặng sách giáo khoa cho các em, học kỳ sau bọn nhỏ phải dùng đấy. Còn mang theo ít thuốc. Cần mấy người tình nguyện, cô đồng ý đi không?"
Trần Nhứ không chút do dự gật đầu: "Đương nhiên muốn đi."
Anh cười, còn nói: "Đến lúc đó, Mạc Mạc cũng đi, nó còn gọi thêm mấy bạn học, cô... Không sao chứ?"
Trần Nhứ xuỳ cười ra tiếng: "Thì có liên quan gì, tôi đâu nợ tiền cậu ấy."
Tạ Nghiêu Đình cũng phát giác được mình quá che chở cô, không lên tiếng, cười cho qua.
Giọng Trần Nhứ khó nén hưng phấn, hỏi anh: "Lần đầu tiên tôi làm tình nguyện đó, tôi nên mang gì theo?"
Tạ Nghiêu Đình nghiêm mặt nói: "Điều kiện ở Điền Gia Trang... Không tốt lắm, từ trên trấn qua chỉ có một đường núi cần đi bộ để qua. Không như trong tưởng tượng của cô đâu. Chúng ta phải ở đó qua đêm, cho nên cô mang một số quần áo giữ ấm và đồ rửa mặt là được."
Cô có chút xem thường: "Làm sao anh biết tôi tưởng tượng thế nào?"
Tạ Nghiêu Đình lắc đầu, môi có chút nhếch lên, nhẹ nhàng cười một tiếng: "... Được rồi, đến lúc đó cô sẽ biết."
Anh ngồi một lát liền tạm biệt, dặn dò cô nghỉ ngơi thật tốt.
Trần Nhứ mượn danh nghĩa đổ rác nhất định phải tiễn anh xuống lầu. Hai người nắm tay, sóng vai đi ra thang máy, cô đã đến xe anh, còn có chút lưu luyến không rời đưa mắt nhìn xe anh ở cuối đường.
Quay đầu lại, còn đi chưa được mấy bước, thì chạm mặt với Trần Chi Nhận ở cửa lầu.
Mặt ông ta âm u, cảm xúc rất kích động chất vấn: "Người đàn ông khi nãy là ai? Trần Nhứ, mày... Yêu sớm rồi?"
Âm lượng của ông ta rất cao, lập tức dẫn tới ánh mắt của ba người đi đường.
Trần Nhứ từ chối cho ý kiến: "Chuyện không liên quan tới ông."
Nói xong, cô nhấc chân bước vội, bị ông ta nắm chặt cánh tay: "Mày đứng lại đó cho tao... Con bé này, mày biết xã hội phức tạp thế nào à, tao thấy tuổi của thằng đó không nhỏ, mày không sợ bị lừa à!"
Trần Nhứ tránh ra, thấp giọng: "Không cần ông lo cho tôi."
Giọng điệu Trần Chi Nhận mạnh mẽ, nói: "Tao là ba của mày, không thể cứ nhìn mày bị lừa như vậy."
Trần Nhứ buông mi mắt xuống, thấp giọng hỏi: "Tôi có cái gì đáng để bị lừa chứ?"
Trần Chi Nhận thốt ra: "Mày có nhà riêng, mày vốn không biết hiện tại giá phòng tăng vọt đến đâu."
Lại là nhà ở. Nói cho cùng, đều vì tiền.
"Ồ..." Trần Nhứ lạnh lùng mỉm cười một cái.
Trần Chi Nhận tự giác buộc miệng, biểu lộ hòa hoãn, thở dài nói: "Tiểu Nhứ, ba biết con khó xử. Thế nhưng em trai con bệnh vừa tốt lên, trị liệu không thể ngừng. Ba không còn cách nào rồi."
Trần Nhứ giữ im lặng.
Trần Chi Nhận hừ lạnh một tiếng: "Mày không thể trơ mắt nhìn tao nhảy lầu."
Giọng điệu uy hiếp, hơn nửa năm nay không nghe trăm lần thì cũng được vài chục lần. Trần Nhứ siết chặt nắm đấm, thở ra một hơi, giọng trầm thấp: "... Muốn nhảy cứ nhảy đi."
Trần Chi Nhận nghẹn lời, trong lúc nhất thời nói không ra lời.
Trần Nhứ quay người, cũng không quay đầu lại.
Xuất phát đi ngoại ô huyện Điền gia Trang tham gia từ thiện, thời tiết cực kỳ tốt. Một đoàn người tập hợp ở nơi định sẳn. Tạ Nghiêu Đình và Lâm Hoè cũng ở đây. Tất cả mọi người thống nhất mặc áo in chữ ngo mà người tổ chức đưa.
Giang Tư Mạc mặt tối sầm tựa lưng vào ghế ngồi.
Hôm qua cậu hát ở KTV, có người ồn ào muốn cậu gọi điện thoại cho Trần Nhứ, không kết nối. Cậu trong cơn tức giận gọi liên tục, và hát liên tục bảy tám tiếng. Cuối cùng, người đi hết sạch, cậu cũng buông thả uống cả tá bia.
Buổi sáng Trần Nhứ bắt xe buýt tới, đến nơi đã hơi trễ rồi.
Trương Việt Tây đứng lên từ vị trí, chào hỏi cô: "Trần Nhứ, giữ chỗ cho cậu này."
Trần Nhứ vội vàng đáp rồi đi qua, mới nhìn thấy Giang Tư Mạc nghiêng đầu vào cửa sổ chợp mắt, trên sống mũi có bộ kính đen che nửa khuôn mặt.
Cô không thể làm gì, liền ngồi xuống.
Trương Việt Tây quay lại từ hàng ghế đầu, ngáp một cái, trêu cô: "Hôm qua chúng tớ đi hát, lúc đầu muốn gọi cậu đến, Giang Tư Mạc gọi cho cậu làm sao cậu cũng không nghe. Không phải cậu cho vô danh sách đen chứ?"
Trần Nhứ lấy điện thoại di động ra: "Làm sao có thể... Có thể tín hiệu không tốt lắm."
Trương Việt Tây: "Không vô danh sách đen thì tốt. Cậu biết không, buổi sáng lúc tớ tỉnh, cuống họng rống đến câm rồi, nhưng vẫn thích hát."
Giang Tư Mạc không nhịn được trở mình, giả bộ không nghe thấy gì.
Trần Nhứ: "..."
Xe buýt chạy nhanh hơn, dần dần rời xa đô thị huyên náo.
Trần Nhứ nhìn qua, lén nhìn mấy lần.
Tạ Nghiêu Đình ngồi ở hàng trước nhất, đang quay đầu thấp giọng khai thông một số chi tiết với người bên cạnh. Cô nhớ tới chuyến xuất phát trước, anh vì biểu đạt cảm tạ với người tình nguyện, kể đến cả đời Thiệu Dật Phu tiên sinh hài hoà như thế nào, còn nói lại câu nói của Hemingway*, and worth fighting for.
*Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7 năm 1899 - 2 tháng 7 năm 1961; phát âm: Ơ-nít Mi-lơ Hê-minh-uê) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo.
Mặc dù gánh nặng đường xa, nhưng thế giới luôn đẹp đẽ, đáng giá để chúng ta cố gắng.
Dù cho thay đổi này thật nhỏ bé.
Một khắc này, cô cảm thấy anh là một người biết phát sáng. Bởi vì thân trong ánh sáng, cho nên không keo kiệt chiếu sáng bóng tối.
Trần Nhứ cam tâm tình nguyện làm chén canh gà này.
Ngoài cửa sổ xe, hạ dần dần sâu, một đường nhiều loại hoa và cây giao nhau, núi xanh ẩn trong mây, ô ruộng nối tiếp. Giật mình nhớ đến thơ Đường của Mạnh Hạo Nhiên, Lục thụ thôn biên hợp, Thanh sơn quách ngoại tà*.
*Đám cây xanh mọc thành cụm ở quanh làng,
Ngọn núi xanh nghiêng nghiêng bên ngoài thành quách