Graciela tròn năm tuổi, những hình ảnh đầu tiên, đọng lại trong ký ức của cô là một dòng người lạ trần truồng trèo lên, trèo xuống giường của mẹ. Mẹ cô giảng giải:
- Đấy là các bác của con. Con phải tỏ ra kính trọng các bác ấy.
Những ông bác phì nộn, tục tằn và không chút tình cảm. Họ ở lại một đêm, một tuần, một tháng, rồi biến mất. Khi họ đi khỏi, Dolores Pinero lập tức tìm được một người mới. Thời trẻ, Dolores Pinero có một vẻ đẹp khác thường và Graciela đã thừa hưởng được những nhan sắc cũng như thân hình của mẹ.
Nhìn Graciela hồi nhỏ cũng đã thấy choáng váng. Đôi gò má cao, nước da màu ôliu, mớ tóc đen óng ánh và đôi mày rậm dài. Cơ thể trẻ trung của cô tràn đầy hứa hẹn.
Năm tháng trôi qua, thân hình Dolores Pinero trở nên béo phì và khuôn mặt thanh tú tuyệt hảo đã trở nên thâm tím lại bởi những cú đấm của thời gian. Mặc dù không còn đẹp nhưng bà vẫn dễ gần và lại nổi tiếng là một người bạn giường sôi nổi.
Bà sống cuộc sống đạm bạc của một thợ may, sống bất cần đời, và chỉ được những phụ nữ nghèo khó hoặc bần tiện trong làng thuê mướn. Dolores Pinero căm ghét con mình bởi lẽ cô bé luôn gợi lại cho bà về một người đàn ông bà đã yêu.
Cha của Graciela, một thợ cơ khí đẹp trai đã xin được cưới cô gái. xinh xắn Dolores, nhưng khi cô gái báo tin về cái bầu thì anh ta biến mất, bỏ mặc cô với cái mầm đáng nguyền rủa. Dolores tính tình cay độc, và cô, đã dồn sự trả thù lên đầu đứa trẻ. Bất cứ khi nào con gái làm điều gì không phải bà lại đánh đập nó và hét toáng: “Mày cũng ngu như thằng bố mày!”
Cô bé không biết làm cách nào để tránh được những cơn mưa đòn, hoặc những lời chửi mắng mỗi ngày một nhiều hơn, đau hơn độc địa hơn.
Cứ mỗi buổi sáng Graciela lại thức dậy và cầu nguyện: “Chúa ơi, xin Người đừng để mẹ đánh con hôm nay”, “Chúa ơi, xin Người làm cho mẹ được hạnh phúc hôm nay”’ “Chúa ơi, xin Người hãy làm cho mẹ nói là mẹ yêu con hôm nay”. Khi không đánh đập Graciela, mẹ cũng tránh mặt cô.
Graciela tự sửa soạn các bữa ăn và tự giặt giũ. Cô bé làm lấy bữa trưa để mang tới trường và nói với cô giáo: - Hôm nay, mẹ làm cho em món empanađas. Mẹ biết em thích món này lắm mà. Hay: - Em xé rách quần áo, nhưng mẹ khâu lại cho em. Mẹ thích làm mọi thứ cho em. Hoặc: - Hai mẹ con em sẽ đi xem phim vào ngày mai. Và điều đó làm cô giáo đau đớn.
* * *
Las Navas del Marques là một làng nhỏ cách Avila một giờ đường và cũng như mọi xóm làng khác, mọi người ở đây đều biết chuyện riêng của nhau.
Lối sống của Dolores Pinero bị mọi người ghét bỏ lại được thể hiện ra qua cách cư xử với Graciela. Các bà mẹ không dám cho con mình chơi với cô bé, sợ rằng đạo đức của con mình sẽ bị vấy bẩn.
Graclela cũng được đi học ở trường, tại Plazoletadel Cristo, nhưng cô không có bạn bè cùng lớp và cả cùng trường. Cô là một trong số học trò thông minh nhất, nhưng đạo đức thì xấu. Cô không thể để tâm vào việc học hành vì luôn cảm thấy mệt mỏi.
Thầy cô giáo thường nhắc nhở: Em phải đi ngủ sớm hơn, Graciela, em phải nghỉ ngơi đủ để có thể tỉnh táo làm bài. Song sự mệt mỏi của cô chẳng liên quan gì tới chuyện ngủ muộn.
Hai mẹ con ở chung một phòng nhỏ, có hai ngăn. Graciela nằm trên chiếc đi văng trong cái ngăn chật hẹp, cách giường ngủ của mẹ chỉ bằng một bức màn mỏng, lại còn rách, khiến những âm thanh kích động trong đêm đã làm cô thức giấc, và buộc cô phải nghe, khi mẹ cô “vật lộn” với một người lạ mặt không rõ từ đâu trèo lên giường bà.
Khi Graciela mang sổ 1iên lạc về, mẹ cô rít lên:
- Tao cũng như mày, mang về những điểm đạo đức xấu xa này, và mày biết tại sao lại như thế không? Bởi vì mày ngu. Ngu?
Graciela thường tin mẹ nói đúng và gắng không khóc. Cứ mỗi buổi chiều tan học cô lại thẫn thờ một mình theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo giữa những hàng cây keo và sung dâu, đi qua những ngôi nhà bằng đá quét vôi trắng, nơi có những người giàu tình thương đang vui vầy với gia đình.
Graciela cũng có những người bạn, nhưng họ đều trốn trong trí não cô. Ở đó có những cô bé xinh xắn và các cậu bé đẹp đẽ, họ mời cô tới dự những cuộc liên hoan vui vẻ với những chiếc bánh ngọt cùng những cây kem.
Các bạn bè tưởng tượng của cô hết sức tốt bụng và họ đều nghĩ là cô rất đẹp Khi vắng mẹ, Graciela thường ngồi một mình, với những đoạn độc thoại dài với bạn bè.
- Bạn giúp mình làm bài tập với, Graciela, mình không biết làm số học, mà bạn thì lại giỏi toán Tối hôm nay chúng mình làm gì nhỉ, Graciela? Đi xem phim nhé! Hay vào phố uống CôcaCola Mẹ bạn sẽ cho bạn đến ăn tối ở nhà mình chứ, Graciela, Nhà mình mở tiệc to lắm. Không, mình sợ khó đấy. Mẹ mình sẽ cảm thấy cô quạnh nếu mình không ở bên. Mình là tất cả của mẹ, bạn biết đấy.
Mỗi chủ nhật Graciela lại dậy thật sớm, nhẹ nhàng mặc quần áo, thận trọng không làm thức giấc mẹ cô đang cùng ngủ với một ông bác nào đó trên giường, rồi một mình tới nhà thờ San Juan Bavtista. Ở đó có cha Perez kể về những miền hạnh phúc của cuộc sống sau khi chết, về cuộc sống thần thoại bên Chúa Giêsu.
Nhưng Graciela không thể đợi đến khi chết mới được gặp Người. Đức cha Perez trạc tuổi bốn mươi, rất có duyên. Ông tới Navas del Marques đã vài năm nay.
Cha lo lắng từ người giàu đến kẻ nghèo, người ốm đau lẫn kẻ khỏe mạnh và trong cái làng nhỏ bé này không một bí mật nào mà cha không tường. Cha Perez biết Graciela là một cô bé ngoan đạo và cũng biết câu chuyện về dòng đàn ông lạ mặt thường xuyên chung giường với mẹ cô. Đó không phải là căn nhà thích hợp cho một cô gái trẻ. Nhưng liệu ai có thể làm gì để thay đổi điều đó.
Cha Perez luôn tự hỏi, không hiểu bằng cách nào mà Graciela vẫn giữ được mình trong trẻo như thế. Cô gái bé nhỏ tốt bụng, dịu dàng và không hề phàn nàn về cuộc sống của mình.
Graeiela luôn xuất hiện ở nhà thờ trong bộ quần áo gọn gàng, sạch sẽ mà cha biết chắc là cô bé tự giặt lấy. Cha cũng biết cô bé bị bọn trẻ trong thị trấn xa lánh và vì thế, cha thường tỏ ra thông cảm với cô. Sau mỗi buổi lễ ông lại dành cho cô một khoảng thời gian và khi thư thả lại dẫn cô tới một tiệm cà phê nhỏ.
Mùa đông đến, cuộc sống của Graciela như hòa trộn với cảnh vật, trở thành một bức tranh ảm đạm đáng lo sợ Las Navas del Marques nằm trong một thung lũng, bốn phía núi bao quanh và bởi vậy, mùa đông ở đây dài tới sáu tháng.
Về mùa hè thì dễ chịu hơn nhiều, khách du lịch tràn vào thị trấn, mang theo những tiếng cười, điệu nhảy và phố xá trở nên sống động. Họ dồn tới quảng trường Manuel Delgado Barudo dễ thương trước những vở nhạc kịch biểu diễn trên một sân khấu nhỏ dựng trên đá và ngắm nhìn những, dân địa phương tưng bừng trong điệu Sartana, một điệu nhảy dân tộc đã tồn tại hàng thế kỷ, với đôi chân trần, tay nối tay kết thành một vòng tròn rực rỡ.
Graciela ngắm nhìn những vị khách quây quần quanh các bàn cà phê bên đường nhấm nháp aperitivos hay mua cá ở pescađeria chợ cá, hoặc tụ tập ở các tiệm hút. Vào một giờ chiều, các tiệm giải khát luôn đông nghịt khách du lịch thưởng thức món Chateo với đồ ăn biển, ô liu và khoai tây rán.
Hấp dẫn nhất đối với Graciela là được xem paseo vào mỗi buổi tối. Các chàng trai cô gái đi lên đi xuống dọc đường Mayse theo những nhóm riêng, họ liếc nhìn nhau, mặc các bậc cha mẹ, ông bà và bạn bè theo dõi bằng những cặp mắt chăm chú từ các quán cà phê lề đường. Đó là một buổi lễ tìm bạn truyền thống đã được truyền qua nhiều thế kỷ. Graciela háo hức muốn tham gia nhưng bị mẹ nghiêm cấm.
- Mày muốn làm đĩ à? - Bà thét vào mặt Graciela - Hãy tránh xa lũ con trai. Chúng nó chỉ muốn duy nhất một thứ trên người mày. Tao quá hiểu điều đó - giọng bà cay đắng.
Nếu ban ngày còn khả dĩ chịu đựng được thì hằng đêm lại đem đến cho Graciela một nỗi khổ nhục quá sức Qua lần vải thưa ngăn cách, cô phải nghe những âm thanh rên rỉ, oằn oại và những tiếng thở mạnh đầy luôn kích động:
- Nhanh nữa... mạnh nữa...nữa.
Chưa tới mười tuổi, Graciela đã biết tất cả mọi từ ngữ tục tĩu trong tiếng Tây Ban Nha. Chúng được thầm thì hay hét lên, hay rên rỉ. Những tiếng kêu đê mê làm Graciela khó chịu, song đồng thời cũng thức dậy những ham muốn là lạ trong cô.
Khi Graeiela mười bốn tuổi thì ông bác Marôc xuất hiện. Da hắn đen bóng, râu cạo nhẵn. Hắn có đôi vai vĩ đại, ngực to bè và đôi cánh tay khổng lồ. Người Marôc đến vào lúc nửa đêm, khi Graciela còn đang ngủ. Sáng hôm sau cô mới nhìn thấy, khi hắn kéo tấm ri đô, trần truồng đi ngang qua chỗ cô nằm để ra phía sau. Graciela suýt nữa thì kêu lên. Hắn thật vĩ đại, mọi thứ đều vĩ đại Gã…. sẽ giết mẹ mình mất. Graciela nghĩ
- Ồ Còn ai đây nữa nhỉ?
Dolores Pinero vội ra khỏi giường, cộc lốc:
- Con em
Sự bối rối ngượng ngùng trùm lên Graciela, khi cô nhìn người mẹ trần truồng đứng nép mình bên gã Marôc. Gã cười, để lộ hàm răng trắng nhởn:
- Tên là gì, cô bé?
Graciela quá xấu hổ trước hắn. Bà mẹ đáp thay - Tên nó là Graciela. Con bé chậm phát triển.
- Cô bé xinh quá. Tôi đánh cuộc là hồi trẻ cô cũng đẹp như thế.
- Em vẫn trẻ mà - Dolores ngắt lời. Rồi quay sang con gái - Thay quần áo đi. Nhanh không muộn học bây giờ
- Vâng, thưa mẹ.
Tên Marôc đứng nhìn cô gái chầm chậm bước đi. Người đàn bà có tuổi kéo tay hắn phỉnh phờ:
- Về giường đi, anh yêu. Chúng ta chưa xong mà
- Tí nữa - gã đáp, vẫn đứng nhìn theo Graciela.
Gã Marôc ở lại. Mỗi chiều, khi ở trường về, Graciela lại cầu nguyện rằng hắn đã đi. Vì những lý do nào đó mà cô chưa hiểu, gã làm cô sợ hãi. Gã luôn tỏ ra lịch sự và chưa hề làm điều gì bậy bạ với cô, vậy mà chỉ cần nghĩ tới gã đã khiến cô rùng mình.
Sự đối xử của hắn với mẹ thì lại hoàn toàn khác. Hắn hầu như cả ngày uống rượu, ở lì trong nhà, và nốc bằng hết bất cứ đồng tiền nào Dolores kiếm được.
Thỉnh thoảng trong đêm, ngay khi đang làm tình, hắn lại đánh bà, và đến buổi sáng Dolores lại xuất hiện với một bên mắt thâm tím hoặc cặp môi rách.
- Mẹ ơi, sao mẹ lại phải chịu đựng ông ấy Graciela hỏi.
- Đó là người đàn ông thật sự chứ không phải loại tí hon như bọn khác. Ông ấy biết làm cách để một người đàn bà mãn nguyện. Hơn nữa, ông ấy yêu ta điên dại
Graciela không tin. Cô biết tên quỷ da đen đang vắt kiệt hình hài mẹ, nhưng mẹ không dám chống lại. Cô quá kinh hãi sự giận dữ của bà, vì khi bà thực sự giận dữ thì trong nhà như xuất hiện một người điên. Đã có lần bà cầm dao nhọn đuổi theo cô, bởi cô đã dám pha trà, chứ không phải rót rượu, cho một “ông bác”.
Một buổi sáng chủ nhật Graciela trở dậy và sửa soạn vào nhà thờ. Mẹ cô đi từ sớm để trả vài bộ quần áo khách cần. Đúng lúc Glaciela cởi bỏ váy ngủ, tấm màn che bị kéo sang bên và gã da đen hiện ra, trần truồng.
- Này, cô bé xinh đẹp! Mẹ cháu đâu?
- Mẹ đi trả hàng từ sớm rồi.
Hắn chăm chú nhìn tấm thân trần của Graciela.
Quả thật cô rất đẹp - Hắn khẽ nói.
Graciela nóng bừng khắp người. Cô biết mình phải làm gì: che đậy sự trần trụi bằng cách nhanh chóng mặc áo váy và đi.
Nhưng thay vào đó cô lại đứng yên, cảm thấy không sao cử động được.
Cảm thấy ngạt thở. Gã Marôc nói giọng khàn khàn:
- Cô còn bé lắm. Mặc quần áo vào rồi đi đi.
- Không - Cô nới qua hơi thở: - Tôi không còn bé nữa.
Sự đau đớn tiếp theo không giống bất cứ cảm giác nào Graciela đã biết.
- Chúng mày làm cái mẹ gì thế này? - Tiếng Dolores Pinero rít lên.
Trong khoảnh khắc, mọi thứ đều sững lại, đông cứng.
Bà đứng bên giường, mắt trợn trừng nhìn con gái và con quỷ đen.
Graciela nhìn mẹ, sợ đến chết được.
Cặp mắt Dolores hằn lên cơn giận điên cuồng.
- Đồ đĩ - Bà gào lên - Đồ con đĩ thối tha.
- Mẹ... xin mẹ...
Bà vớ chiếc gạt tàn bằng gang vẫn để góc giường phang mạnh vào đầu con gái. Đó là hình ảnh cuối cùng Graciela còn nhớ.
Cô tỉnh lại trong căn phòng bệnh viện trắng, rộng. Phòng có tới hai chục giường, đều kín người. Những hộ lý bận rộn ngược xuôi theo tiếng la gọi của bệnh nhân.
Cuối chiều, một bác sĩ trẻ đến bên giường cô. Anh ta trạc ba mươi, nhưng nom già và mệt mỏi.
- Tốt? - Anh ta nói - Cuồi cùng cô cũng tỉnh lại.
- Tôi ở đâu thế này? Cô nhăn mặt hỏi.
- Cô đang ở phòng làm phúc bệnh viện thị trấn Avila. Cô vào đây từ hôm qua, trông lúc đó thật kinh khủng. Chúng tôi phải khâu cái trán cho cô. Tự tay ông trưởng khoa Ngoại khâu đấy, bảo cô quá đẹp, không thể mang sẹo được.
Ông ấy nhầm, Graciela nghĩ bụng. Mình sẽ phải mang sẹo cho đến hết đời.
* * *
Vào ngày thứ hai, cha Perez đến thăm Graciela. Một hộ lý đẩy chiếc ghế tới bên giường. Linh mục nhìn cô gái xinh đẹp và nhợt nhạt nằm đó mà trái tim tan ra. Cái việc kinh khủng đến với cô đã lan ra khắp LasNavas del Marques, nhưng không ai có thể làm gì được. Dolores Pinero đã nói với cảnh sát rằng con gái bà bị vỡ đầu do ngã.
- Con có thấy khá hơn không, con của ta? - Cha Perez hỏi. Graciela gật đầu. Cử động làm cô cảm thấy đau đớn:
- Cảnh sát đang muốn hỏi nhiều vấn đề. Con có muốn Cha nói lại với họ điều gì không?
- Chỉ là tai nạn thôi mà - Cuối cùng cô nói.
Linh mục không chịu nổi cái nhìn trong mắt cô gái - Cha hiểu. Điều cha phải nói đau đớn khôn tả. Graciela, cha đã nói chuyện với mẹ con...
Và Graciela hiểu ra.
- Con... con không thể về nhà được nữa, phải không?
- Cha sợ là không được. Chúng ta sẽ nói chuyện đó sau - Cha Perez cầm tay
Graciela - Mai cha sẽ quay lại thăm con.
- Cám ơn cha.
Khi linh mục đi khỏi, Graclela nằm đó cầu nguyện. Lạy Chúa kính yêu. Chúa hãy để cho con được chết. Con không muốn sống.
Cô còn biết đi đâu về đâu. Sẽ chẳng bao giờ cô được nhìn lạì căn nhà của mình, hay những khuôn mặt quen thuộc của thầy cô giáo. Chẳng còn gì trên thế giới này dành cho cô cả.
Một hộ lý đến bên giường.
- Em cần gì không?
Graciela nhìn cô hộ lý, tuyệt vọng.
* * *
Hôm sau. Người bác sĩ lại xuất hiện.
- Có tin vui đây - Ông ta nói lúng túng. Cô đã khỏe, ra viện được rồi - Đó là lời nói dối, nhưng phần sau thì là sự thật - Chúng tôi cần giường cho bệnh nhân mới.
Cô được tự do đi. Nhưng đi đâu?
* * *
Một giờ sau cha Perez tới, có thêm một linh mục khác.
- Đây là Cha Berrendo, một bạn cũ của cha. Graciela liếc nhìn vị linh mục nom yếu ớt.
- Chào cha.
Ông ấy nói phải. Cha Berrenđo nghĩ. Cô ấy thật đẹp. Cha Perez đã kể cho ông về những chuyện xảy ra đối với Graciela. Linh mục cho rằng có thể thấy những dấu ấn của môi trường mà đứa trẻ đã lớn lên, một sự khắc khổ, một vẻ thách đố, hay tự thương hại. Nhưng hoàn toàn không thấy gì trên khuôn mặt cô gái này.
- Cha lấy làm tiếc con đã phải khổ như vậy - Cha Berrendo nói với cô. Lời ông mang đầy hàm ý. Cha Perez nói:
- Graciela con, cha phải quay về Las Navas del Marques. Cha đã nhờ cha Berrendo.
- Nỗi lo sợ tràn đầy trên mặt Graciela - Cô cảm thấy sợi dây cuối cùng nối cô với căn nhà thân thuộc đang bị cắt đứt
- Đừng đi, con xin cha - Cô nài nỉ.
Cha Perez nắm lấy tay cô:
- Cha hiểu, con cảm thấy cô đơn - Ông nói nồng hậu - Nhưng con không cô đơn, hãy tin cha. Hoàn toàn không.
Người hộ lý mang một bọc nhỏ tới. Cô ta đưa cho Graciela.
- Đây là quần áo của em. Có lẽ em sắp phải đi rồi đấy - Hai linh mục đưa mắt nhìn nhau.
- Sao con không mặc đồ vào, rồi đi với cha? Cha Berrendo nhắc - Chúng ta sẽ nói chuyện.
Mười lăm phút sau đó, cha Benendo giúp Graciela bước ra ngoài, hòa vào dòng ánh sáng ấm áp. Ngay cửa bệnh viện là mảnh vườn đầy những bông hoa rực rỡ, nhưng Graciela đang choáng váng nên chẳng nhìn thấy gì.
* * *
Khi đã ngồi trong phòng mình, cha Berrendo nói: Cha Perez bảo rằng con không có chỗ nào để đi. Graciela gật đầu.
- Không một ai thân thuộc.
- Mỗi.. - Thật khó nói - Mỗi... mẹ con.
- Cha Perez nói con hay đi một mình trong làng - Cái làng nhỏ mà cô không bao giờ được thấy nữa.
- Vâng.
Graciela nhớ về những sáng chủ nhật, về những buổi lễ đẹp đẽ và nhớ đến sự khao khát được ở bên Chúa, trốn khỏi sự tủi nhục của cuộc đời mà cô phải sống.
- Graciela, có khi nào con nghĩ tới chuyện vào tu viện?
- Chưa - Cô giật mình với ý kiến đó.
- Tại Avila đây có một tu viện dòng Cistercian. Ở đó mọi người sẽ quan tâm đến con.
- Con... Con cũng không biết - Ý nghĩ thật đáng sợ.
- Nơi đó không phải là dành cho tất cả mọi người. Và cha phải nói trước, đó là nơi nghiêm khắc nhất trong các tu viện. Một khi con đã bước qua cổng và thề, thì có nghĩa là con đã hứa với Chúa sẽ không bao giờ rời khỏi tu viện.
Graciela lặng lẽ nhìn ra bên ngoài cửa sổ với những ý nghĩ lẫn lộn trong đầu. Ý nghĩ tách mình ra khỏi xã hội khiến cô sợ hãi. Sẽ như vào tù vậy.
Nhưng cái thế giới mà cô yêu mến này đã dành cho cô điều gì? Toàn những đau khổ và tuyệt vọng ngoài sức chịu đựng. Đôi lúc cô đã định tự hủy hoại cuộc đời. Chỉ cách đó mới làm cho cô thoát khỏi những đau đớn. Cha Berrendo lại nói.
- Điều đó tùy con định đoạt. Nếu con thuận, cha sẽ đưa con tới gặp Mẹ Trưởng tu viện.
Graciela gật đầu.
- Vâng, được ạ.
Bà Nhất nhìn kỹ gương mặt cô gái trẻ đứng trước mình. Đêm qua, lẩn đầu tiên sau bao năm bà lại được nghe giọng nói ấy. Một đứa trẻ sẽ đến với con. Con hãy bảo vệ nó.
- Con mấy tuổi? - Bà hỏi.
- Mười bốn.
Cũng đủ tuổi Vào thế kỷ thứ IV người ta đã ra sắc lệnh cho các cô gái ở tuổi mười hai cũng được phép làm tu sĩ.
- Con sợ - Graciela nói với Mẹ Bentina.
* * *
- Con sợ. Câu nói vang lên trong trí nhớ Bentina. Con sợ...
- Điều đó bao năm về trước ta cũng thất ra như vậy. Bentina nói với cha linh mục:
- Con không biết làm sao nếu có tiếng gọi, thưa cha. Con sợ!
* * *
Bentina, lần đầu tiên tiếp xúc với Chúa có thể rất xáo động, vì quyết định hiến dâng cuộc đời cho Người là một việc hết sức khó khăn. Làm sao tiếng gọi lại đến với mình nhỉ. Bentina tự hỏi. Thời đó bà hầu như chẳng thích thú gì việc theo đạo.
Khi là một cô gái, chủ nhật bà còn trốn cả đi lễ nhà thờ. Tuổi học trò, bà thường đắm mình trong các cuộc vui, ăn diện và bạn trai. Nếu bạn bè cùng đám ở Madrid được hỏi để chọn lầy người có khả năng trở thành tu sĩ thì Bentina sẽ đứng vào hàng cuối cùng. Nhưng khi đến tuổi mười chín, nhiều sự kiện xảy đến đã làm thay đổi cuộc đời bà.
Hôm ấy, một giọng nói vang lên lúc cô đang nghỉ.
- Bentina, dậy ngay và đi ngay ra ngoài. Cô mở mắt, sợ hãi. Bật đèn đầu giường lên, cô thấy có mỗi mình trong phòng. Giấc mơ lạ quá. Nhưng giọng nói đó thì thật biết bao. Cô lại nằm xuống nhưng không tài nào ngủ lại được.
- Bentina, dậy ngay và đi ra ngoài. Đó là tiềm thức của mình, cô nghĩ, sao mình lại muốn đi ra ngoài vào nửa đêm thế này?
Cô tắt đèn đi. Một lát sau, giọng nói lại vang lên. Thật là điên. Cô khoác áo, xỏ dép và xuống gác. Cả nhà còn đang say giấc.
Cô mở cửa bếp, làm sao cô biết mình phải đi ra sân bằng cửa sau? Làn gió lạnh vây bọc quanh mình. Cô nhìn vào bóng đen dầy đặc, bắt gặp một đốm sáng mờ ảo từ chiếc tủ lạnh cũ đã bỏ, chứa những đồ lặt vặt. Bentina hiểu ngay cô ở đó để làm gì. Cô bước tới cái tủ lạnh bỏ đi cứ như bị thôi miên và mở ra. Cậu em trai ba tuổi co ro trong đó, bất tỉnh.
Đó là sự việc đầu tiên. Lúc ấy Bentina tự lý giải rằng đó là một ngẫu nhiên bình thường. Hẳn là mình nghe thấy tiếng đứa em thức dậy đi ra sân, và mình biết là cái tủ lạnh ở đó. Mình lo lắng cho nó nên đến kiểm tra.
Song việc thứ hai thì không dễ gì lí giải. Nó đến khoảng một tháng sau đó. Trong giấc ngủ, Bentina nghe thấy giọng nói:
- Phải dập lửa đi.
Cô bừng tỉnh, mạch đập dồn dập. Không thể ngủ lại được Cô choàng áo, xỏ dép và bước ra hành lang. Không có khói. Không có lửa. Cô mở cửa buồng ngủ của cha mẹ. Mọi thứ đều bình thường.
Phòng cậu em cũng không có lửa. Cô xuống gác và xem xét mọi phòng. Không có dấu hiệu nào của lửa. Mình là một con ngốc, Bentina nghĩ bụng. Đó chỉ là giấc mơ. Đúng lúc cô trở lại giường thì cả ngôi nhà rung lên bởi một tiếng nổ lớn. Cả nhà thoát chết. Lính cứu hỏa khó khăn lắm mới dập được đám cháy.
- Ngọn lửa bắt đầu dưới tầng hầm, làm cho chiếc nồi hơi bị nổ - Một anh lính giải thích.
Sự việc tiếp theo đó ba tuần lễ thì không có giấc mơ nào.
Bentina đang ngồi đọc sách ở sân trong thì bỗng thấy một người lạ mặt đi ngang qua. Anh ta nhìn cô, và khoảnh khắc đó cô cảm giác một ý nghĩ độc ác nào đó gần như sờ thấy được từ cái nhìn đó. Đột nhiên anh ta quay đi và biến mất. Bentina không thể xua đi được hình ảnh người đó.
Ba ngày sau, khi cô đang đứng đợi thang máy trong một tòa nhà. Thang máy mở ra, và đúng lúc định bước chân vào thì cô bắt gặp người điều khiển vẫn đứng sẵn bên trong. Đó chính là người đàn ông cô đã thấy hôm trước. Bentina hoảng sợ bỏ chạy. Cánh cửa đóng lại và thang máy chạy tiếp. Một khoảnh khắc sau, chiếc thang máy nổ tung, giết chết tất cả mọi người trong đó.
Chủ nhật đó, Bentina đến nhà thờ.
“Chúa cao cả, con không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng con rất sợ. Xin Người hãy dẫn dắt con và nói với con. Người muốn con phải làm gì?”.
Đêm hôm đó câu trả lời đã đến trong giấc ngủ. Giọng nói đó cất lên đúng một từ “Dâng hiến”
Suốt đêm cô nghĩ đến câu nói ấy. Sáng hôm sau cô kể lại cho linh mục nghe.
* * *
- A, con là một trong số người may mắn. Con đã được lựa chọn - Ông reo lên.
- Chọn làm gì?
- Con có tự nguyện hiến dâng đời mình cho Chúa không, con của ta?
- Con... con không biết! Con sợ!
Nhưng cuối cùng, cô gia nhập tu viện. Mình đã chọn con đường đúng. Mẹ Bentina nghĩ. Bởi vì chưa bao giờ mình được biết đến niềm hạnh phúc như thế?
* * *
Và giờ đây, là một đứa trẻ đang run rẩy nói “con sợ”. Mẹ Nhất cầm tay Graciela:
- Chưa vội đâu, Graciela. Chúa không bỏ ta. Hãy suy nghĩ kỹ và trở lại khi con muốn, chúng ta sẽ nói chuyện.
- Nhưng có gì để nghĩ? Mình còn nơi nào trên trái đất này nữa đâu. Sự im lặng cũng tốt. Mình đã nghe quá nhiều tiếng ồn hãi hùng.
Cô ngước nhìn Mẹ, nói:
- Con xin đón chào sự im lặng.
* * *
Đó là mười bảy năm về trước. Và từ bấy giờ, lần đầu tiên cô tìm thấy sự thanh bình. Cuộc đời cô đã hiến dâng cho Chúa. Quá khứ kia không còn là của cô. Những tội lỗi mà cô đã từng lớn lên cùng với chúng đã được rũ sạch. Cô trở thành nàng dâu của Đức Kitô. Và tới phút cuối của cuộc đời cô sẽ hòa nhập với mọi người.
Cùng với năm tháng trôi qua trong yên lặng, mặc cho những cơn ác mộng đôi lúc hiện về, mọi âm thanh hãi hùng trong trí nhớ của cô cũng dần dần lắng xuống.
* * *
Sơ Graciela được giao làm vườn, trông nom những chiếc cầu vồng nhỏ bé của phép mầu nhiệm của Chúa. Sơ không hề biết chán trước vẻ lộng lẫy của chúng. Những bức tường tu viện sừng sững bao quanh như núi đá nhưng Graciela không bao giờ cảm thấy chúng giam cô bên trong, mà là chúng giam cái thế giới kinh khủng ở bên ngoài, một thế giới cô không bao giờ muốn gặp lại.
Cuộc sống trong tu viện thật thanh bình, yên ả. Bỗng chốc, những cơn ác mộng lại trở về, ngay trong hiện thực. Thế giới của cô bỗng bị những kẻ mọi rợ xâm phạm. Chúng đẩy cô ra khỏi nơi tôn nghiêm để rơi vào thế giới mà cô đã vĩnh viễn từ bỏ, khiến những tội lỗi dồn dập đổ về, bao trùm lên cô nỗi kinh hoàng. Tên quỷ da đen đã trở lại. Cô cảm thấy hơi thở nóng hổi của hắn trên mặt mình.
Trong khi chống cự, Graciela mở mắt nhìn. Đó là một tu sĩ đè lên cô, đang cố cưỡng hiếp cô. Hắn bảo:
- Dừng tay, sơ! Sơ sắp sửa được thưởng thức thứ này!
- Mẹ ơi - Graciela kêu to - Mẹ cứu con với!