Thế nên sự chú ý của cô nhắm vào những thứ nhỏ nhỏ, như bình giữ nhiệt, hộp cơm nhôm, kem đánh răng bàn chải xà phòng các loại đồ dùng hàng ngày.
Lý do cũng rất đơn giản.
“Cha, con vừa mới nhớ ra trên tàu không có nước uống, con có thể mang cái bình này đi không?”
“Cha, con nghe nói mua cơm trên tàu rất đắt, con định lát nữa tự mang chút đồ ăn đi để trên tàu có chút lót bụng, tiết kiệm tiền mua cơm, cha thấy sao?”
“Cha, con phải ở trên tàu hai ngày, hay là con vẫn nên mang cả kem đánh răng và bàn chải theo nhỉ, nếu không không đánh răng rửa mặt cũng mất vệ sinh lắm.”
“Cha...”
Thứ giá trị như đồng hồ kia Lâm Đông Thuận cũng đưa cô rồi, mấy thứ nhỏ nhặt này so với nó cũng chả là gì, nên Lâm Đông Thuận đều thoải mái gật đầu.
Đương nhiên, ông ta tuyệt đối không muốn thừa nhận việc bản thân bị Đỗ Minh Nguyệt gọi mãi như thế cũng khá phiền, cứ gật đầu bừa cho yên.
Cuối cùng Đỗ Minh Nguyệt cứ tìm này kiếm kia, moi chỗ này một ít lấy chỗ kia một ít, thành công mang được một số thứ mà ở thôn quê khó mua được theo.
Tuy mỗi thứ thật ra cũng không quá giá trị, nhưng tính kĩ thì cũng là một khoản tiền lớn.
Cô nhẩm tính qua, vài chục tệ là cái chắc.
Bởi lúc cô vào bếp lấy đồ Lâm Đông Thuận chẳng thèm quan tâm, nên những thứ cô lấy đều mới tinh chưa cả bóc vỏ, thậm chí có cái còn tiện tay lấy nhiều chút, như hộp cơm và bình giữ nhiệt.
Lâm Đông Thuận và Chu Cầm đều là người làm thuê, ngày lễ tết nếu may mắn thì có thể được phát hộp đựng cơm bình nước các loại, trong nhà chỉ có Lâm Đông Thuận là ăn cơm bên ngoài, nên mấy thứ này bình thường bọn họ không dùng đến, cất trong nhà, định có cơ hội sẽ tặng người khác làm quà.
Ai mà ngờ được Đỗ Minh Nguyệt lại mang hết của quý làm quà của bọn họ đi rồi.
Đường đen, thịt hộp, kẹo sữa bánh quy v.v.. cô giấu trong bếp từ trước, tất cả đều không bỏ qua, vừa hay có thể giấu trong bình và hộp đựng cơm.
Cuối cùng tìm cũng được kha khá rồi, đồ to đồ nhỏ thứ giá trị thứ vô giá trị Đỗ Minh Nguyệt đều lấy không ít.
May sao trong túi cô không có nhiều quần áo, nên những thứ này đều nhét vừa, nếu không túi căng phồng ra chắc chắn sẽ bị người khác phát hiện.
Sau khi nén chặt cho cái túi xẹp xuống lại, Đỗ Minh Nguyệt hài lòng nhìn về phía Đỗ Kiến Quốc, nói: “Cha, không còn sớm nữa, hay là chúng ta đi thôi.”
Cô nhìn chiếc đồng hồ treo tường một lượt, bây giờ đã là mười một giờ rồi, việc chuyển hộ khẩu và quay lại lấy đồ lại mất tới hai tiếng.
Nghĩ tới đây, cô tỏ ra hơi có lỗi nhìn về phía Hoắc Kiêu.
Cha và anh hai đều dễ tính, nhưng ở đây còn có người ngoài là đồng hương.
Khụ khụ, mong anh sẽ không chê cô lề mề.
May mà đối diện với ánh mắt của Hoắc Kiêu, cô thấy anh không thể hiện ra biểu cảm như mất kiên nhẫn, trong lòng mới thấy nhẹ nhõm chút.
Đỗ Kiến Quốc nghe xong cũng không trì hoãn thêm nữa, quay người về phía Lâm Đông Thuận, cô Lý và những người khác nói lời từ biệt.
“Thời gian thực sự không còn sớm, đồng chí Lâm, đồng chí Lý, và các vị đây, hôm nay làm phiền mọi người rồi, sau này nếu có cơ hội tôi sẽ đưa Minh Nguyệt đến thăm mọi người.”
Đến lượt Đỗ Thi Thi.
Đỗ Kiến Quốc cuối cùng nhìn cô ta một cái, chỉ nói với cô ta một câu: “Thi Thi, con cũng bảo trọng nhé, nếu muốn quay về, nhà mình lúc nào cũng chào đón con đến thăm.”
Hai chữ “đến thăm” đã vô hình thể hiện rõ thái độ của Đỗ Kiến Quốc.
Từ nay về sau, nếu Đỗ Thi Thi có đến nhà họ Đỗ, cũng chỉ có thể dùng thân phận là khách, không còn là đứa con gái mà họ yêu thương nhất nữa.
Đỗ Thi Thi cũng nhận ra được ý của ông, nhưng lại phản đối.
Tình hình nhà họ Đỗ, bất kể là kiếp trước hay kiếp này, cô ta đều rất rõ.
Người lợi hại nhất trong nhà bọn họ là anh cả nhà họ Đỗ, sau này làm lãnh đạo nhỏ trên thị trấn, những người còn lại, như anh thứ nhà Đỗ, làm kinh doanh thì lỗ, tầm năm 90 mấy bị người ta truy nợ lang bạt ra nước ngoài, cuối cùng cũng không quay về.
Còn em út Đỗ Thiên Long, tuy hồi nhỏ thành tích nổi bật, nhưng về sau khi tham gia kỳ thi đại học đã gặp tai nạn giao thông không thể tham gia thi hai môn cuối, cuối cùng chỉ dựa vào điểm mấy môn đầu miễn cưỡng đỗ được sư phạm, sau này ra trường làm giáo viên, cả đời cũng như thế.