Cung Dịch Nam Dương cùng đoàn người đến mảnh đất phía Nam, chọn Nam Thịnh làm nơi ở.
Quan huyện Giang Nam là một tên nịnh hót, biết rằng có người được thưởng đất đến, ông ta liền tới thăm hỏi.
Căn biệt phủ ở ngoài huyện giọn dẹp ngăn nắp, sửa dang lại hết tất cả để đón địa chủ mới.
Cung Dịch Nam Dương mấy ngày xem tình hình dân chúng.
Cũng khá ổn, không có những thứ đồi bại, b3nh hoạn, nhân dân yên bình.
Trời đây mới vào thu, khoảng tháng chín man mát dễ chịu.
Phía trước gió biển thổi, phía sau núi non hùng vĩ.
Sau một buổi sáng lên thành Nam Thịnh thị sát, hắn trở về nơi ở Tập phủ.
Tuy không bằng hoàng cung, kẻ hầu người hạ cũng chẳng nhiều.
Nhưng mà hắn hài lòng, thâm tâm hắn không còn khúc mắc.
- Cung đại nhân.
Một người đàn ông đi vào, cúi người.
Cung Dịch Nam Dương đang đọc sách, ngước đầu lên nhìn:
- Sao thế?
Người kia hơi lưỡng lự, nhưng cuối cùng cũng nói:
- Quan huyện Giang Nam lại đến.
- Cho ông ta vào.
Hắn để sách qua một bên, rồi đứng dậy đến bàn trà.
Quan huyện Nam Giang béo múp míp đi vào, phía sau còn hai gia nhân khiêng cái gì đó.
Vừa thấy Cung Dịch Nam Dương, ông ta liền khúm núm:
- Cung địa chủ, ta mang đến cho ngài một ít bắp ngô của người Giang Nam ta trồng.
Là ngô nếp, thơm dẻo lắm.
Dứt lời hai gia nhân kia để xuống đất một thúng lớn bắp, cái nào cái đó đều to bằng bắp tay, hạt đều mà căng mọng, mùi thơm thoang thoảng.
Đuôi mày của Cung Dịch Nam Dương khẽ nhếch lên, hắn cười nhẹ:
- Coi bộ người Giang Nam các ông cũng biết canh tác nhỉ.
Quan huyện Giang Nam cười hề hề, xua tay:
- Bắp này ta lấy của nhà họ Lục trong thôn Đoài, hai người nhà đấy rất biết trồng.
Ông ta nói luyên thuyên, hắn cũng không muốn nghe nhiều, liền đuổi khéo về.
Thúng bắp ngô cũng không quan tâm, kêu người mang xuống phòng bếp.
Mấy ngày sau Cung Dịch Nam Dương cũng không ngơi tay, mảnh đất phía Nam rất rộng lớn.
Ngoại trừ Nam Thịnh thì còn ba thành nữa, hắn phải nắm rõ tình hình dân chúng.
Đang ngồi nghỉ chân ở chợ huyện Giang Nam, uống ly trà xanh đăng đắng.
Tiếng ồn ào huyên náo của người bán người mua, cắn miếng dưa hấu ngọt lịm khoang miệng.
Hắn ngạc nhiên, không ngờ loại dưa hấu chỉ nhỏ bằng nắm tay thế này mà ăn rất thơm ngọt.
- Bà chủ, dưa hấu này mua ở đâu thế?
Bà chủ quán trà cũng rất nhiệt tình:
- Ngon phải không? Loại dưa này là của nhà họ Lục trong thôn Đoài trồng đấy.
Khách rất thích nó, còn nhiều trái cây khác nữa.
Cung Dịch Nam Dương nhìn hàng trái cây trước mặt, cam quýt, dưa hấu, ổi, nhãn vải đều có, bên cạnh còn có một nồi ngô luộc thơm phức.
Bà chủ lại cười nói tiếp:
- Nhưng mà họ không có nhiều, phu quân ta là thương nhân.
Cũng là người bỏ mối cho họ nên giữ được.
Trái cây của nhà họ Lục đắt lắm, tại vì ngon.
Họ cũng có sữa đậu nành và đậu phụ, ngài thử không?
Hắn lắc đầu:
- Nghĩ ra nhiều cách kiếm tiền như vậy sao?
Bà chủ đang dụi bớt than trong lò, nghe vậy ngạc nhiên:
- Ngài người nơi khác đến sao? Vậy ngài không biết bọn họ rồi.
Cung Dịch Nam Dương khẽ cau mày:
- Thật sự ta không biết.
Bà chủ lau sạch tay rồi kể:
- Lục điền chủ mất cách đây mười mấy năm rồi, họ có một người con gái lấy chồng Lương quốc.
Cũng mệnh yểu gặp chiến tranh nên mất cũng vài năm.
Để lại một gái một trai, gái thì sức khoẻ yếu ớt, từ nhỏ sống ở trong am tự.
Đứa con trai lại tội nghiệp hơn, bị bắt làm nô dịch, may mắn trốn được nhưng mà gương mặt có sẹo lớn.
Hai người họ lúc trước ở Chỉ An, nhưng nghe loạn lạc nên dẫn nhau trở về Giang Nam.
Cũng do thông minh nên rất biết làm ăn.
Cung Dịch Nam Dương nghe cũng không mấy bận tâm lắm, bởi vì mấy chuyện này hắn gặp như cơm bữa.
Bà chủ lại nói tiếp:
- Ta thấy công tử đây thích dưa hấu như vậy, thế thì ở lại thêm một chút.
Khoảng nửa buổi sáng Lục cô nương sẽ đến đưa hàng, ngài có thể hỏi.
Hắn lắc đầu, để lại hai vụn bạc rồi đứng dậy:
- Không cần đâu, ta có việc đi trước.
Nói rồi hắn rời đi, bà chủ không có níu lại, bảo đi thong thả rồi trở về làm công việc của mình.
Chưa đầy một khắc sau một chiếc xe ngựa dừng lại, bước xuống là một cô nương mang mạng che mặt:
- Bà chủ Quý, dưa hấu của bà đây.
Bà chủ đi ra, giúp cô bê giỏ dưa hấu xuống đất rồi chạy vào trong lấy một chồng giỏ rỗng đưa cô:
- Vất vả cho cô.
Nguyệt Lam lắc đầu, lau mồ hôi trên trán:
- Không có gì.
Bà hỏi han bệnh tình của cô.
Nguyệt Lam cũng chỉ trả lời qua loa cho bà hài lòng rồi nhanh chóng rời đi.
Xe ngựa lại sải vó trên đường vào trong chợ.
Cung Dịch Nam Dương cảm thấy bóng dáng cưỡi ngựa này sao mà quen quá.
Rất giống với Nguyệt Nhi của hắn, nhưng cô nương kia mang mạng che mặt, không thấy rõ.
Sực nhớ ra lời vừa nói của bà chủ quán trà, hắn liền đuổi theo.
Xe ngựa của Nguyệt Lam nhanh chóng ra khỏi chợ huyện, men theo con đường trở về thôn Đoài.
Trong một phút bụi bay mù mịt, xe ngựa kia cũng xa xa.
- Điều tra xem người đưa trái cây đến là ai.
Người đàn ông mặc y phục nâu giản dị đứng bên cạnh nhận lệnh.
Chỉ đến cuối chiều là mang một bụng tin tức trở về bẩm báo:
- Thưa Cung đại nhân, vị Lục cô nương kia là người thôn Đoài, cách đây gần nửa năm mới cùng đệ đệ trở về.
Chẳng lẽ ta nhìn nhầm? Không phải Nguyệt Nhi?
Hiệu công công, bấy giờ là hiệu quản gia đứng bên cạnh hầu trà liền nhận ra.
Kêu tên kia lui xuống rồi mới hỏi:
- Ngài tìm tung tích của tam vương phi?
Cung Dịch Nam Dương hớp một ngụm trà, không nói gì.
Vẫn không từ bỏ, lại vài ngày sau biết tin cô nương họ Lục kia lên chợ huyện.
Hắn đã chặn đường trở về, ngồi một bên quan sát.
Quả nhiên, cô nương kia lại xuất hiện, mang theo hình bóng của Nguyệt Lam.
Nhỏ nhắn nhanh nhẹn ở trên xe ngựa, tuy không giống lắm, nhưng đôi mắt kia thì là thật.
Trong lòng hắn kích động, kìm nén lắm mới không lao ra ôm lấy cô.
Hiệu quản gia cũng quan sát cô nãy giờ, lắc đầu:
- Giống thôi, chứ không phải.
- Đi theo.
Đợi đến nửa chiều, hắn ra lệnh mở rào đường.
Cô nương kia cùng một tẩu tử không nghi ngờ gì mà trở về.
Cung Dịch Nam Dương yên lặng ngồi trong xe ngựa đi phía sau.
Một bóng người vụt qua, ánh mắt lạnh lẽo rơi vào trong xe.
Con ngựa kia ở phía sau ưỡn người lên hí vang rồi nhanh chóng vòng lại.
- Lục Tự, Lục Tự.
Phía trước có tiếng gọi lớn, bóng người đó lại vụt qua thêm lần nữa.
Lần này mới nhìn rõ là một nam tử cao lớn đội nón mây.
Hắn chạy đến cạnh xe ngựa của cô nương phía trước:
- Sao lại đi lâu thế?
- Quan binh rào đường không thể về, đệ đi đâu?
- Đi tìm tỷ, ta còn tưởng xảy ra gì.
- Không đáng ngại, về thôi.
Họ cùng nhau trở về thôn Đoài, xe ngựa của Cung Dịch Nam Dương rẽ qua một con đường khác để không bị nghi ngờ.
Vài ngày sau hắn lại đi thêm một chuyến đến đó.
Những căn nhà gạch được xây lên, phía trước phơi khoai sắn, cá tôm.
Cánh đồng mênh mông hương lúa, phía xa xa lại lấp ló một mảnh đất có mía xanh rờn.
Buổi trưa nên người nghỉ ngơi hai bên đường rất nhiều, hắn liền lân la lại quán nước đầu thôn hỏi:
- Tại sao đồng lúa lại có mía thế?
Một ông lão tóc muối tiêu đặt xuống bàn cho hắn ấm trà nóng, cũng trả lời:
- Mía đó là của nhà họ Lục đấy, họ lạ lắm, không trồng lúa mà trồng ngô trồng đậu thôi.
Cung Dịch Nam Dương gật đầu:
- Nghe nói họ mới từ Chỉ An về không lâu, chắc là họ hỏi được cách canh tác từ nơi khác.
Ông lão gật gù:
- Đúng rồi! Nhà có hai tỷ muội, hơn đôi mươi rồi! Hôm qua có người ở Tây Sơn lặn lội vào dạm hỏi, đâu là quen nhau từ trước.
Hắn ngạc nhiên:
- Cưới rồi sao?
Ông lão lấy khăn lau bàn bên cạnh:
- Tháng sau xuất giá rồi.
Cung Dịch Nam Dương trong lòng bộn bề, nửa tin nửa ngờ.
Hắn trở về Tập phủ rồi sai người đi điều tra.
Mười lời như một, tháng sau Lục cô nương kia xuất giá tòng phu.
Nam nhân kia là một thư sinh ở Tây Sơn, tiếng tăm không lớn nên không thể điều tra được.
Nhầm lẫn một phen!
Cung Dịch Nguyên Cố trở về Trúc Sơn viện nửa tháng, không hiểu sao trong lòng như lửa đốt.
Nghe vị hoàng huynh kia của mình xây dựng địa vị ở mảnh đất phương nam rất thuận lợi.
Y liền rời Tây Sơn, lên đường một tuần đến Nam Thịnh.
Cung Dịch Nam Dương vốn nhận được tin, ở Tập phủ sai người giọn phòng.
Mua rượu mơ, những thứ ngon của Nam Thịnh dự trữ trong nhà.
Nhìn thấy dân tình yên ổn, chăm lo làm ăn, y cũng vui lây.
Khi đến nơi trời đã tối, đồ ăn thức uống giọn sẵn trên bàn.
Cung Dịch Nam Dương rót một ly rượu mơ thơm đưa cho hắn:
- Uống thử rượu mơ này đi, là ta đặc biệt sai người đi mua đấy.
Cung Dịch Nguyên Cố uống một ngụm, vị chua ngọt, cay nồng lấp đầy khoang miệng.
Y khẽ cau mày:
- Rượu này ngon lắm, là ai làm?
Cung Dịch Nam Dương cũng uống một ly rồi trả lời:
- Lục cô nương ở thôn Đoài, nếu đệ thích ta cho vài vò.
Nàng ta hôm qua xuất giá rồi, chẳng còn ai làm nữa.
Tất nhiên hắn sẽ không nói rằng vị Lục cô nương kia có hình dáng giống với Nguyệt Lam.
Trong lòng Cung Dịch Nguyên Cố là lạ, tim đập nhanh, cả người không biết thế nào lại rơi vào cảm giác mất mát.
Có lẽ đi đường xa mệt mỏi, y chỉ uống vài ly rồi trở về phòng ngủ.
Vào nửa tháng tiếp theo y ở lại thị sát dân chúng, từ trên núi xuống dưới biển, từ thị trấn vào thôn làng.
Cung Dịch Nam Dương dẫn y đến ngoài thành Nam Thịnh thăm thú.
Tuy trung thu đã qua gần hai tháng nhưng ở đây vẫn nhộn nhịp.
Dòng sông yên ả dưới chân cầu, hai bên bờ là những sạp đèn lồ ng, hải đăng xinh đẹp.
Trên cây cổ thụ lặng lẽ đứng đó, những dải lụa xanh ghi điều ước của người qua đường.
Dưới ánh nắng, dưới ngọn gió khẽ đung đưa.
Nếu điều ước là thật, ta muốn gặp lại nàng.
Không tự chủ được bước chân, Cung Dịch Nguyên Cố bước đến gốc cây, đưa mắt nhìn những điều ước trên kia.
- Đây là......
Một mảnh màu đỏ che trong biển lụa xanh, khiến người khác chú ý đến.
Đối với y rất đỗi bình thường, nhưng mà nét chữ ở trên khiến cả người rùng mình.
Đưa tay tháo nó xuống khỏi cành cây, trong đầu nổ lên một tiếng lớn.
" Hi vọng ta, Khả Nguyệt Lam có thể gặp lại được chàng!"
Là nét chữ của người y hằng ngày mong nhớ, là chữ của cô.
Chỉ có y là nhận ra được chữ của cô.
Cung Dịch Nam Dương thấy gương mặt hoàng đệ thoáng biếm sắc thì đi đến:
- Sao thế?
Hắn nhìn vào mảnh lụa đỏ, khẽ cau mày:
- Chỉ là mấy nét vẽ nguệch ngoạc thôi, ở trên vò rượu mơ cũng có.
Chắc là chữ cổ của vùng nào đó.
Nghe vậy, Cung Dịch Nguyên Cố vội vàng hỏi:
- Rượu mơ? Là rượu mơ đó?
Cung Dịch Nam Dương gật đầu, chưa kịp nói thì bị y cắt ngang:
- Nhà người ủ rượu ở đâu? Đưa ta tới đó.
Thấy y sốt sắng, hắn cũng đoán được ra vấn đề.
Liền nhanh chóng dẫn đường đến thôn Đoài.
-------
Tuyết Gia: Rồi tới công chiệnn luôn! Giờ đến lúc Lục Hạo của chúng ta truy thê nào.
Danh Sách Chương: