Chương 65: Đám cưới (2)
Địa điểm tổ chức hôn lễ là một khách sạn nghỉ dưỡng ở ngoại ô của Viêm gia.
Mới đầu Viêm gia cũng không vừa lòng lắm với nơi này, hôn lễ tổ chức ở địa bàn nhà mình, tuy cũng là khách sạn cao cấp, nhưng lại luôn có loại cảm giác "Mưu lợi", không đủ long trọng. Nghê Thường lại nói rằng cô không bận tâm, nhìn chung thì đây là sự lựa chọn tốt nhất của bọn họ.
Kế hoạch ban đầu của Viêm Trì là tổ chức đám cưới ở nước ngoài. Nhưng hiện tại tình hình dịch bệnh căng thẳng, đừng nói là đi nước ngoài, ngay cả mời khách đến tỉnh khác dự đám cưới cũng là điều viển vông. Địa điểm tổ chức gần thành phố thuận tiện cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, khách mời đa phần là người trẻ tuổi, ước chừng sẽ chơi đến tận khuya, lúc đó nghỉ ngơi cũng tiện.
Địa điểm không quan trọng, kỳ vọng lớn nhất của Nghê Thường là cô không muốn đám cưới của mình trở thành một "dịp xã giao".
Không cần quay chụp, không cần lên báo, không cần ngay cả khách mời mà cô dâu cũng không biết là ai.
Cô chỉ muốn có một đám cưới của riêng mình với những người yêu thương, nhỏ gọn và tinh tế, mọi người có thể tận tình tận hứng.
Ý tưởng của Viêm Trì và vợ phải gọi là 'không mưu mà hợp'. Trong đám cưới này, ngoại trừ phù rể và phù dâu, khách mời của họ thậm chí còn không đến trăm người. Ngoại trừ những người thân và bạn bè thân thiết của hai bên gia đình, danh sách khách mời hoàn toàn do cô dâu và chú rể quyết định:Viêm Trì chỉ mời chỉ mời thêm một số bạn bè thân thiết trong đội đua ở nước ngoài. Còn Nghê gia bên kia cũng mời toàn khách hàng có quan hệ thân thiết và người quen lâu năm.
Bởi vì khách mời không nhiều lắm cho nên có thể chăm chút đến từng chi tiết. Ngoại trừ nghệ sư cắm hoa là mời đến, còn lại hết thảy đều do Viêm Trì và Nghê Thường tự tay làm hết.
Từ cách bố trí trong và ngoài sân, bàn tiệc từ nhỏ đến lớn, quà lưu niệm, bóng bay ruy băng và thậm chí cả bút ký, tất cả đều được đặt làm theo yêu cầu. Nghê Thường thiết kế logo hôn lễ: là một người đàn ông mặc trang phục đua xe đang tay trong tay với cô gái mặc sườn xám xanh biếc.
Viêm Trì đã biến đổi một chiếc moto cũ phong cách cổ điển của mình để làm nơi trưng bánh ngọt. Yên xe được kéo dài thêm về phía sau bằng một chiếc bàn gỗ lớn, mặt trên bày rất nhiều bánh nướng nhỏ, bánh rán và nhiều loại bánh ngọt khác nhau, đều là tự tay Hứa Chi Lam làm. Không quá cầu kỳ nhưng rất tinh tế, giữ nguyên tính chân thực của món ăn, thêm vào đó là hoa và đồ trang trí, trông vô cùng ngon miệng.
Một ngày trước đám cưới, một loạt hoa và cây trang trí đã được vận chuyển bằng đường hàng không đến khách sạn. Chủ yếu là hoa hồng trắng và hoa hải đường đỏ, cùng với nhiều loại hoa nhỏ khác nhau màu hồng, xanh lam và lá cây xanh ngát. Nghệ nhân cắm hoa đã thiết thế bối cảnh xung quanh khác sạn cũng như bên trong sân khấu như một khu vườn nở rộ, hoa cỏ trải khắp mọi nơi —— hoa cắm trong chai, rải rác trên mặt đất, buộc giữa các lan can. . . . . .
Sau khi đến khách sạn, Nghê Thường vội vàng thay quần áo ra, sau đó lại ngồi trước bàn trang điểm.
Qua cả một buổi sáng náo loạn, lớp trang điểm của cô đã trôi đi. . . . . .
Các phù dâu giúp tháo vương miện và búi lại tóc phía sau. Ba cô gái luống cuống tay chân tạo kiểu, thấp giọng bàn tán về kiểu tóc.
Nghê Thường chạm vào một lọn tóc trên thái dương và từ từ mỉm cười. Cô không muốn trang điểm đậm và cũng không thuê chuyên gia trang điểm. Một kiểu tóc đơn giản như vậy đã rất tuyệt rồi và sẽ còn ý nghĩa hơn nếu được vấn bởi những người bạn thân của mình.
Trang điểm làm tóc xong xuôi, Nghê Thường cài chiếc trâm ngọc hoa hồng do chú rể tặng lên. Cuối cùng, cô thay bộ váy cưới sườn xám do chính tay ông cố làm.
Bên cạnh bàn trang điểm, Nghê Hồng Hạnh lặng lẽ nhìn cháu gái chuẩn bị, ánh mắt bà tràn đầy xúc động.
Nhận được ánh nhìn chăm chú của bà ngoại, Nghê Thường quay đầu nở nụ cười: "Bà ơi, nhìn con có đẹp không?"
"Đẹp." Nghê Hồng Hạnh cười, nhẹ giọng trả lời, hốc mắt bà phút chốc đỏ ửng, "Cháu gái của ta rất xinh đẹp. . . . . ."
Cháu gái của bà, bảo bối duy nhất, hôm nay kết hôn rồi.
Làm sao lại nhanh như vậy chứ?
Trong ấn tượng của Nghê Hồng Hạnh, cháu gái vẫn còn là một đứa trẻ được quấn khăn, thời điểm đi theo bố mẹ trở lại Thành Đô, bác sĩ nói Nghê Thường bị suy dinh dưỡng, lúc đó tiếng khóc của cô nhỏ như một chú mèo con. . . . . .
Rõ ràng bà chỉ mới đưa cô về nhà hôm qua.
Ngày đầu tiên cô bé mười tuổi đến nhà cổ, đêm đêm đứng trước cửa phòng rụt rè gọi bà và làm nũng, giờ đây đã kết hôn, ngủ cùng chồng. . . . . .
Nghê Thường cong môi cười, đi đến ôm lấy bà ngoại.
Nghê Hồng Hạnh thở dài ra một hơi, dùng tay vuốt lưng cháu gái. Hai bà cháu im lặng ôm nhau trong chốc lát, Nghê Thường nghiêng đầu dựa vào vai bà, đột nhiên muốn khóc . . . . .
Tiếng cười trong phòng tiệc vang lên, dàn phù rể vẫn đang náo nhiệt, chàng trai tóc vàng vẫn luôn thích tranh cãi cùng Viêm Trì lại bĩu môi:
". . . . . . có thể nói rằng ưu điểm lớn nhất của Viêm Trì là da mặt dày! Nếu không có da mặt dày thì làm sao có thể cưới được vợ chứ? Dù sao thì cô dâu cũng quá xinh đẹp, đúng không!"
"Huynh đệ, nhìn hai vợ chồng mày đôi khi tao cũng thấy xúc động. . . . . Nói thật, trước đây tao không tin vào tình yêu, cũng không muốn vướng vào hôn nhân. Nhưng bây giờ thấy hai người hạnh phúc như vậy, không chỉ có là tao mà là cả mọi người chung quanh nữa, đột nhiên lại có thêm một phần chờ mong tin tưởng vào tình yêu. Cho nên hôm nay bọn tao thật lòng chúc phúc mày, chúc mày và vợ tiếp tục hạnh phúc, nhất định phải cmn hạnh phúc cả đời đấy!"
Khách khứa cười to, ai ai cũng vỗ tay tán thưởng.
"Được rồi, đã đến lúc cháu đi vào rồi." Nghê Hồng Hạnh vỗ vỗ mu bàn tay cháu gái, sau đó gọi hai đứa trẻ cầm giỏ hoa đi đến.
Nam Nam và một cô bé nhà họ hàng chạy đến với một giỏ hoa nhỏ trên tay. Cô bé mặc váy voan màu tím nhạt ngẩng đầu cười ngọt ngào với Nghê Thường: "Thím nhỏ thật xinh đẹp!"
"Váy của thím nhỏ cũng đẹp!" Nam Nam ngồi xổm xuống, thật cẩn thận chạm vào tấm voan che đầu dài chấm đất của Nghê Thường trên sàn. Cậu bé cũng mặc cùng kiểu tây trang đen với Viêm Trì, nhìn qua trông như một ông cụ non.
Nghê Thường trìu mến hôn lên mặt hai đứa trẻ rồi đứng dậy hít một hơi dài.
Cánh cửa phòng tiệc hé mở, khách khứa lần lượt đứng dậy hướng ánh mắt mong đợi về phía cửa. Nhìn thấy những gương mặt quen thuộc qua cánh cửa, thần kinh căng thẳng của cô cũng dịu đi phần nào.
Theo nghi thức, cô dâu thường được bố dẫn vào lễ đường. Ban đầu Nghê Thường chỉ nghĩ để bà ngoại đi cùng hoặc đơn giản là tự mình đi, nhưng dù thế nào đi nữa thì phân đoạn này cũng sẽ có chút ngượng ngùng.