Chương 7: Vô đề
Tôi không biết Đường Phú Quý đã trả lời như thế nào, nhưng nhìn vào chiếc xe đang dần đi xa, tôi đau lòng một cách khó tả. Lúc đó, tôi cảm thấy như mình đã bị bỏ rơi và họ có thể sẽ không bao giờ quay lại đón tôi nữa.
Nỗi hoảng loạn lan tỏa khắp người, tôi lang thang một mình trên con phố xa lạ, như thể bị cả thế giới.
ruồng rẫy.
Tôi không biết chữ, lại càng không biết hộp đêm gì đó là gì, việc tìm ra hộp đêm đó một cách chính
xác lại càng khó hơn.
Khi tôi nghĩ rằng mình sẽ lại bị bỏ rơi lần nữa, chiếc xe của Đường Phú Quý bỗng rú ga và dừng ngay trước mặt tôi.
“Tân Sênh! Cháu đi đâu thế? Không phải chú đã bảo phải đến hộp đêm đợi chú sao? Cháu chạy lung tung đi đâu thế?”. Đường Phú Quý xuống xe và đóng cửa xe cái “rầm”, hung hăng nhìn tôi .
Ông ta dùng hết sức ném tôi vào trong xe, bộ dạng ấy của ông ta như thể sợ làm mất tôi vậy.
Tôi vô cùng cảm động, nghĩ rằng Đường Phú Quý chính là ân nhân của mình, cả đời này tôi báo đáp không hết tấm lòng của ông ấy.
Mắt tôi ngấn lệ, nhìn Đường Phú Quý với ánh mắt dựa dẫm. Dáng vẻ bất lực ấy dường như đã kéo lý.
trí của ông ta trở lại.
Đường Phú Quý trở lại ngồi vào ghế xe, hít một hơi thật sâu rồi nhắc nhở tôi lần nữa: “Sau này đừng chạy lung tung như thế nữa nhé, nhớ chưa?”.
Tôi gật đầu, mọi sự sợ hãi và tuyệt vọng trong lòng bỗng dần tan biến vì đã có Đường Phú Quý ở bên. cạnh rồi.
Trên đường đi, Đường Phú Quý không ngừng nhắc nhở tôi khi đến nơi phải ngoan ngoãn nghe lời và làm theo lời bác sĩ nói, đừng có nói gì linh tinh.
Hành vi này của ông ta khiến tôi cảm thấy khó hiểu. Rõ ràng chỉ là một cuộc kiểm tra sức khỏe, có cần phải cẩn trọng như vậy không? Với lại, bác sĩ có ăn thịt tôi đâu, làm sao tôi có thể hành động 1 cách ngông cuồng được chứ, hơn nữa ở đó thì có chuyện gì để nói linh tinh?
Mặc dù trong đầu còn vô vàn điều thắc mắc nhưng tôi vẫn luôn miệng dạ dạ vâng vâng.
Mất khoảng nửa tiếng trên đường, chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi.
Bước xuống xe, cảnh tượng trước mặt làm tôi ngạc nhiên. Phòng khám hay bệnh viện gì đó đều không thấy đâu, thay vào đó trước mắt tôi là một biệt thự ba tầng sơn màu trắng, có hàng rào sắt bên cạnh, phía trên có dòng chữ màu đen: “Trại an dưỡng Hà Thị”.
Tôi liếc nhìn Đường Phú Quý để chắc chắn rằng ông ta không đi sai đường. Đường Phú Quý không
nhiều lời, chỉ nói với tôi “Hãy nhớ những gì chú đã dặn cháu!”, nói rồi kéo tôi vào trong sân.
Người bảo vệ ở cổng dường như đã quá quen thuộc với Đường Phú Quý. Sau khi nhìn thấy ông ta, người bảo vệ chào hỏi và trực tiếp cho chúng tôi vào trong.
Mặc dù đầy những hoài nghi, nhưng vì lời cảnh cáo của Đường Phú Quý, tôi chỉ có thể chịu đựng, tự âm thầm đoán già đoán non.
Bước vào biệt thự, tôi phát hiện ra rằng đó không phải một ngôi biệt thự có kết cấu bình thường mà được chia thành nhiều phòng nhỏ.
Trên lối hành lang nhỏ hẹp, có rất nhiều cô gái được kèm bởi một người lớn ở bên cạnh, đàn ông có, phụ nữ có, đủ mọi trạng thái, có điều nhưng người này hình như đều không phải bổ hay mẹ của họ.
Khi tôi vẫn còn đang băn khoăn chưa hiểu chuyện gì thì Đường Phú Quý đã lôi tôi vào một căn
phòng.
Một người phụ nữ trang điểm đậm vừa hút thuốc vừa nhìn tôi. Dập điếu thuốc, bà ta hỏi Đường Phú Quý: “Hàng này nhặt từ đâu về? Nhìn cũng ổn đấy!”.
Đường Phú Quý nhếch mép cười nhìn tôi, tiếp lời: “Cô không cần quan tâm chuyện này, nhanh bàn chuyện chính đi, chút nữa tôi còn có việc phải đi”.
Người phụ kia không biết sao “Hừ” một tiếng rồi lôi tôi vào giữa căn phòng.
Trong lúc tôi đang nghĩ rút cục đây là chuyện gì, chưa kịp mở lời đã bị người phụ nữa kia bắt ngồi xuống một chiếc đệm lớn trên sàn, sau đó tách hai chân tôi ra, bắt tôi phải giọng chân ra hết cỡ.
Tôi chưa từng làm động tác này trước đây. Đột nhiên bị ấn xuống, tôi nghiến chặt răng vì đau, nhưng | lại không dám khóc hay hét lên.
Người phụ nữ đó thấy biểu hiện của tôi liền hiểu ra điều gì đó và nâng người tôi lên. Khi tôi vẫn đang ngây thơ nghĩ rằng chắc bà ta sắp buông tôi ra thì lại bị tiếp tục ấn xuống.
Bà ta liếc nhìn Đường Phú Quý và tỏ ra phấn khích: “Trăm năm mới gặp được hạt giống tốt như thế này, quả là món hàng hiếm đấy..”.
Ngày hôm đó, bằng cách nào tôi đã qua khỏi, tôi thực sự không thể nhớ nổi nữa rồi. Nhưng màn kịch. mà Đường Phú Quý đã diễn khiến tôi nhớ rất rõ.
Có một câu nói “Sau cơn mưa trời lại sáng”, bây giờ nghĩ lại quả thực vẫn thấy rất đúng. Sau khi kiểm tra sức khỏe xong, Đường Phú Quý tốt hơn với tôi, trừ việc cứ vài ngày lại phải dìu ông ta khi đi về thì ông ta không bao giờ đánh bay mắng tôi.
Một buổi chiều nọ, tôi ngồi cạnh bệ cửa sổ và nhìn những học sinh đi học ngang qua, Đường Phú Quý đang nghỉ ở nhà, không biết từ khi nào đã xuất hiện phía sau tôi và nhẹ nhàng hỏi: “Tân Sênh, cháu có muốn đi học không?”, vừa nói vừa chỉ vào đám học sinh ngoài kia như sợ tôi không hiểu.
Đối với một đứa như tôi, được đi học là một giấc mơ cực kỳ xa vời mà có lẽ tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến. Không chần chừ, tôi vội gật đầu đồng ý, nhưng tôi không ngờ rằng đây mới chỉ là sự khởi nguồn của mọi chuyện sau này.