25.
[Tác phẩm trưng bày: Con Trai Có Hiếu]
[Giới thiệu về tác phẩm trưng bày: Bệnh liệt giường không có con trai có hiếu, không ai có hiếu bằng ba đứa con trai. Con trai Nước, con trai Dây Thừng, không ai vui được như con trai Thuốc.]
Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý từ trước nhưng khi bước vào căn phòng triển lãm, sau khi nhẹ nhàng đóng cửa phòng lại thì cảnh tượng hiện ra trước mắt vẫn khiến tôi mắt chữ A mồm chữ O, ngây ngẩn đứng ở trước cửa.
Ánh đèn đường ảm đạm chiếu sáng cả căn phòng trống.
Căn phòng rất lớn, phải lớn gấp mười lần so với căn phòng [Ba Không Lấy] trước kia, bên trong được đặt đầy ghế gỗ, dây thừng, đá mài, và còn có rất nhiều dụng cụ khác mà nhà nông hay dùng nữa.
Mà trừ những thứ này ra thì trong căn phòng này còn có nhiều người hơn nữa.
Nhìn thoáng qua thì có thể thấy rất nhiều người già, ấp đầy mọi ngóc ngách trong phòng.
Bọn họ có người đứng.
Có người thì ngồi.
Cũng có người ngồi xổm.
Thậm chí có người còn nằm.
Bọn họ mặc những bộ quần áo khác nhau, trên mặt mang theo những biểu cảm khác nhau, có người cười, có người khóc, người thì đang giơ quốc, người thì đang cầm bát cơm, cuộc sống dường như bị đóng băng dưới ánh đèn vàng ảm đạm vào ngay lúc này vậy.
Và điều qu.ỷ dị hơn nữa là, phần giới thiệu tác phẩm được trưng bày lần này không được viết trên tấm biển mà dần dần, từ từ vang lên bên tai tôi.
Ban đầu là giọng trẻ con non nớt, ngay sau đó lại trở thành giọng nói của người phụ nữ già nua, kế đó là giọng nói thô kệch của đàn ông, giọng nói trầm thấp của người già… Họ cùng nhau cất giọng hát trầm lắng làm cho cả căn phòng này vang vọng, giống như thể vô số x.ác ch.ết đang cùng nhau hát lên một bài ca dao cổ xưa. Bọn họ vừa hát, vừa giống như đang cười khúc khích vui vẻ vậy.
26.
Bệnh liệt giường không có con trai có hiếu…
Không ai có hiếu bằng ba đứa con trai
Con trai Nước… con trai Dây Thừng
Không ai vui được như con trai Thuốc…”
Ngay lúc đó, tôi bỗng hiểu ra cái gọi là Con Trai Có Hiếu là đang chỉ cái gì rồi.
Khi tôi đưa mắt nhìn về phía phòng phát sóng trực tiếp thì phát hiện ra khu vực bình luận yên tĩnh hơn rất nhiều, chỉ còn lại mấy người không hiểu chuyện gì đang hỏi thứ đó rốt cuộc có ý là gì.
Trên ngọn đèn đường cao, có một sợi dây thừng thô to đang treo ở đó.
Trên bàn ăn ở cạnh cửa có đặt một bát cháo thuốc.
Mà ở chiếc giếng cạn trong góc, dây thừng đã mục nát từ lâu, nhưng miệng giếng thì vừa vặn có thể cho một người nhảy vào.
—— Ba người con trai có hiếu còn thân thiết hơn cả con trai ruột cứ ngoan ngoãn ngồi xổm trước mặt tôi như vậy.
Tay của tôi vô ý lướt qua lịch sử bình luận của phòng phát sóng trực tiếp, thì phát hiện ra anh trai đã tặng Đề Đốc cho tôi, nói rằng anh ta nhớ ông cậu rồi chỉ để lại một dấu “.” sau khi tôi bước vào phòng, rồi kế đó không gửi thêm một chữ nào nữa.
Tôi không biết ông cậu của anh ta đã xảy ra chuyện gì, nhưng có lẽ tôi có thể đoán được.
Phải làm sao để thoát khỏi căn phòng triển lãm này đây, không cần bình luận nhắc nhở thì tôi cũng đã biết rồi.
Ánh mắt của tôi quét qua từng người già trong căn phòng.
Có người trong số họ mặc đồ mới, vác túi lương thực, cuộc sống đủ đầy, rõ ràng là bọn họ không cần con trai có hiếu;
Có người lại đang đặt cháu lên trên cổ, tay đang cầm mứt quả được xiên thành xâu, có người thì dắt tay cháu, nắm tay bạn đời của mình, bọn họ hiển nhiên cũng có con trai và con gái, bọn họ cũng đang hưởng lạc, đương nhiên là họ cũng chẳng cần con trai có hiếu;
Còn có người đeo kính, đang đọc sách hay xem báo dưới ánh đèn, bọn họ mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn, dáng vẻ nghiêm chỉnh như những cán bộ kỳ cựu, bọn họ đương nhiên cũng đã được lo liệu đầy đủ cho từ lâu rồi, không cần ba “con trai” phải đến tận hiếu.
……
27.
Vậy thì, những người cần đến những người cần đến con trai có hiếu kia là người già như thế nào đây?
Tôi bước qua những bức tượng sống động như thật này, đi tới chỗ góc giường, đỡ một ông già với chi chít những nếp nhăn trên khuôn mặt và đôi mắt mang theo vẻ đau khổ cùng hoang mang trên giường lên.
Dù biết đây chỉ là giả nhưng khi đối mặt với đôi mắt của ông ta, tôi vẫn cảm giác dường như có một cái búa sắt đậ.p mạnh vào lồng ngực mình đau đớn đến mức không thở được.
Ánh mắt như vậy, sự tuyệt vọng và u tối như vậy, đằng sau một bức tượng giả người như vậy phải chăng là biết bao nhiêu sự thật không rõ ràng, không ai nhìn thấy, không ai nhớ đến và bị ch.ôn v.ùi?
Nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác.
Tôi chỉ là một người đến xem triển lãm thôi, tôi liên tục nói với mình như vậy.
Cho nên tôi đỡ ông ấy dậy.
Cơ thể của bức tượng nhẹ bẫng, giống như thể không có chút trọng lượng vậy, tôi cứ vậy dìu ông ta đi tới bên cạnh đèn đường.
Sợi dây thừng đung đưa, không hề khó khăn gì để tròng sợi dây thừng lên cổ của ông già.
Tôi buông tay ra, ngơ ngác ngẩng đầu lên.
Ngay khoảnh khắc tôi buông tay ra, cơ thể của ông già liền bị treo lên dây thừng, sợi dây siết chặt lấy ông ta mà sắc mặt của ông già cũng thay đổi.
Tôi cứ hoảng hốt đứng nhìn như vậy, dưới ánh đèn vàng ảm đạm, sắc mặt của ông già bỗng chốc trở nên tái mét, mà tôi lại rõ ràng nhìn thấy trên khuôn mặt t.ím t.ái đó, khóe môi ông già đang nhếch lên một nụ cười nhẹ.
Tôi quay đầu lại theo hướng ánh mắt của ông già, nhìn theo hướng ông ta nhìn, ở phía trước đèn đường là một đôi vợ chồng già đang tản bộ cùng với cháu trai và cháu gái với khuôn mặt còn đượm ý cười và niềm hạnh phúc về cuộc sống viên mãn.
Ngay giây phút ấy, khuôn mặt của ông già bị treo lên cột đèn đường dường như cũng nở ra một nụ cười ấm áp y hệt như vậy.
28.
Như thể cuối cùng thì ông ta cũng tìm thấy người con trai có hiếu thân thiết nhất, đối tốt với mình nhất và mãi mãi sẽ không bỏ rơi ông ta.
Tôi không nhịn được mà lại ngẩng đầu lên lần nữa.
Chính vào lúc này, tôi đã quên mất rằng bản thân mình đang ở trong phòng triển lãm như thế nào, cũng quên mất phòng phát sóng trực tiếp và màn hình bình luận, tôi ngơ ngẩn đi tới lão già ăn mày thứ hai đang nằm co quắp ở trong góc như thể bị cái gì đó khống chế vậy, tôi ôm lấy ông ta, sau đó nhẹ nhàng đặt ông ta vào trong giếng.
“Tõm” một tiếng, tiếng nước bắn lên nặng nề truyền tới.
Tôi quay người lại, phát hiện những người xung quanh đã quay đầu lại, nhìn chằm chằm về phía tôi từ bao giờ rồi.
Nhưng trong ánh mắt của bọn họ, không hề có sự că.m gh.ét, cũng không hề có sự s.ợ h.ãi, ngược lại trong ánh mắt của bọn họ còn mang theo chút ân cần và khích lệ, như thể tôi chính là một người tốt bụng giúp hai ông già nọ tìm được chốn về thật sự của họ vậy.
Mà ông già thứ ba đang nằm trên giường được tôi đút cho cháo thuốc.
Giống như một loại nghi lễ kỳ diệu nào đó, sau khi ba ông già được con trai có hiếu bế lên, những người già còn lại trong căn phòng đột nhiên lần lượt mềm nhũn ngã xuống đất, như thể bị rút cạn mọi tinh thần và sức lực nên họ không thể chống đỡ được cơ thể làm bằng giấy hư hư ảo ảo của mình.
Ánh đèn nhòa dần đi, tôi nghe thấy tiếng cánh cửa ở đằng sau lưng mình “răng rắc” một tiếng liền mở ra.
Mà điều đặc biệt là lần này, trước mặt tôi, cũng là hướng đối diện với cửa căn phòng, bỗng nhiên cũng truyền tới một tiếng “răng rắc”.
Không ngờ căn phòng triển lãm này lại có hai cánh cửa.
Trên cánh cửa phía đối diện, lúc này đột nhiên có hai tấm biển nhỏ bằng gỗ được treo lên dây thừng rơi xuống.
“Khởi động: Phòng triển lãm đặc biệt”
“Khách du lịch có vào hay không?”
“Đây chính là chỉ dẫn tiếp theo mà những chữ nhỏ màu đỏ trước kia bảo tôi làm theo sao?
Tôi không hề do dự, sải bước đi tới cánh cửa kia, đẩy cửa ra rồi bước một bước lớn vào bên trong.
Kế đó, giây tiếp theo, tôi phát hiện ra dưới trên mình là không gian trống rỗng.
Tôi nặng nề rơi xuống.
Khoảnh khắc cuối cùng lúc rơi xuống, tôi hoảng hốt quay phắt đầu lại, nhưng không ngờ thứ tôi nhìn thấy lại chính là hai tấm biển ở đằng sau lưng, hai câu trên đó lần lượt được viết bằng mực đen và mặc đỏ.
Câu được viết bằng mực đen là:
[Tác phẩm trưng bày: M.ộ Chum]
Còn một câu khác được viết bằng mực đỏ trên tấm biển còn lại chính là hàng chữ xiêu xiêu vẹo vẹo giống như trước kia tôi từng thấy:
[—— Hi hi, bắt được cậu rồi.]
Xem thêm...