• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Chương 78

Đâu phải Lâm Du không biết gì. Một trong các nguyên nhân Văn Chu Nghiêu quyết định đến Đôn Châu ngay từ đầu là nơi đó nguy hiểm hơn các địa điểm khác được nhà họ Văn sắp xếp sẵn, anh nói chỉ cần hai năm thôi. Hiện tại trong thư có nói ngày về được đẩy lên sớm, cũng nghĩa là phía sau công trạng nhất định anh đã trải qua vô vàn nguy hiểm tiềm tàng.

Nhưng Lâm Du thậm chí còn không thể hồi âm thư anh.

Từ khi nhận được thư cậu cứ như người mất hồn.

Buổi tối cả nhà đều giải quyết xong công việc cùng ngồi trong sân tán gẫu.

Đây là sinh hoạt gia đình luôn diễn ra đúng giờ suốt nửa năm nay.

Là người khởi xướng, Dương Hoài Ngọc hy vọng phương thức này sẽ giúp thay đổi bầu không khí u ám trong nhà. Lâm Du luôn là người hưởng ứng đầu tiên, mấy tháng nay cậu cực kỳ chịu hợp tác.


Cả kẻ gây tội là cậu cũng hợp tác rồi, những người khác không có lý do gì để từ chối. Thế là khi thời tiết nóng dần lên, người ở Kiến Kinh không thích ra ngoài nhiều thì trong sân nhà họ Lâm ngược lại cứ về chiều là náo nhiệt hẳn.

Dương Hoài Ngọc và Từ Tuệ đang may đế giày trong hành lang. Cũng chẳng biết tại sao năm nay hoạt động này lại thịnh hành thế nữa, các cô các bà trong xóm rảnh rỗi lại tụ tập làm với nhau, vừa làm vừa tán chuyện này nọ trong nhà ngoài phố.

Tới nay mỗi người trong nhà đều có ít nhất hai đôi rồi.

Lâm Bách Tòng và chú hai Lâm Trường Xuân mặc áo cộc tay ngồi trên bậc thang đá, cúi đầu nghiên cứu một mảnh sứ vỡ mà chú ba gửi về gần đây, nghe nói từ thời Hán Đường.

Cô út đi hẹn hò chưa về.

Lâm Du bị anh em Lâm Thước lôi ra bàn đá đánh bài.


"Tới em kìa." Lâm Hạo giục, "Lâm Du em sao thế? Cả tối cứ đờ người ra."

Lâm Du hoàn hồn lại đánh đại một cây, "đại" một cách lộ liễu.

Lâm Thước kế bên ngồi vắt chéo chân, liếc cậu rồi nói: "Em giỏi nhỉ."

"Sao hả?" Lâm Du hỏi bằng giọng thờ ơ.

Lâm Thước liếc xéo cậu, hạ giọng nói nhỏ: "Em sợ cả nhà không biết em bị một bức thư tình của anh cả câu mất hồn đấy à? Sống có tiền đồ chút được không?"

Lâm Du: "Anh ngậm miệng lại đi, thật là."

Phía Lâm Bách Tòng nghiên cứu cả buổi cũng chẳng ra được gì, thôi chả thà đứng lên ra sau lưng mấy thằng nhóc con xem chúng nó đánh bài.

Lâm Du đang không muốn đánh nữa, liền quay đầu lại hỏi: "Bố, chú hai, hai người chơi không?"

Lâm Bách Tòng đưa tay đè vai Lâm Du xuống, ý bảo cậu không cần đứng lên.

Chú hai cũng nói: "Mấy đứa chơi đi, khó khăn lắm mới có thời gian nhàn rỗi."


Lâm Du quay lại xòe tay với bố già: "Vậy bố cho con tiền tiêu vặt đi, tối nay con thua hết tiền rồi."

"Thua hết mà còn mặt mũi xin tiền nữa hả." Lâm Bách Tòng tát đầu Lâm Du.

Nhưng vẫn móc túi lấy tiền tiêu vặt ra dúi cho cậu thật.

Cho xong còn đứng nhích nhích ra xa, thỏ thẻ: "Đừng nói với mẹ nha."

Lâm Du gân cổ gào lên: "Mẹ! Bố con giấu quỹ đen nè!"

"Con mấy tuổi rồi hả." Lâm Bách Tòng trừng cậu, "Còn mách lẻo nữa."

Sau lưng là tiếng gầm giả vờ của Dương Hoài Ngọc, đối diện là Lâm Thước đâm thọt: "Ai chẳng biết từ nhỏ Lâm Du đã là con mách lẻo thành tinh."

Lâm Du lườm, "Thù dai không phải đàn ông đâu nha."

Bao nhiêu tuổi rồi còn lôi chuyện hồi nhỏ ra nói hoài.

Chia bài vòng mới, Lâm Du làm cái, ngón tay thon thon thoăn thoắt trên bộ bài, cúi đầu chăm chú nhìn bài, lại thình lình nghe Lâm Bách Tòng hỏi một câu như vô tình nhắc: "Anh con gửi thư nói gì đấy?"
Tay Lâm Du khựng lại, quay mặt nhìn bố mình.

Thời khắc nhìn vào ánh mắt Lâm Bách Tòng, không có chỉ trích và đề phòng như dự liệu, càng giống một lời hỏi han thông thường, lời hỏi han giống mỗi lần anh cậu gửi thư về nhà trong những năm mà chuyện của hai người còn chưa bị phát hiện.

Giờ phút này Lâm Du hiểu rõ, mức độ mong nhớ Văn Chu Nghiêu của mọi người còn lại trong nhà cũng không khác chi cậu.

Cậu cụp mắt, bình tĩnh nói: "Không có gì nhiều, phía anh ấy không tiện liên lạc, lại rất bận, chỉ nói anh không có chuyện gì cả dặn cả nhà yên tâm, cũng bảo con hỏi thăm sức khỏe mọi người."

Lâm Bách Tòng gật đầu, không nói gì nữa.

Lâm Du im lặng tầm vài giây rồi nói tiếp: "Bố, thời gian anh về được đẩy lên sớm, nhưng chưa xác định cụ thể."

Vốn dĩ mọi người xung quanh đã đang nhìn hai bố con.
Giờ Lâm Du có thể cảm nhận được bầu không khí lặng ngắt sau lưng. Cậu cũng không nói gì nữa. Khung cảnh như một trận giằng co trong im lặng.

Cuối cùng không biết bao lâu sau, Lâm Du nghe Lâm Bách Tòng đáp một câu: "Biết rồi."

Thời khắc ấy không hiểu sao cậu lại thở phào.

Sự dao động của bố mình khó nhận ra đến thế, nhưng Lâm Du vẫn cảm nhận được sự thỏa hiệp và nhân nhượng của bố với con trai. Có lúc cậu cũng tự hỏi mình phải chăng bản thân quá nóng vội, dù sao thì với đời cha chú chuyện này thật sự có hơi tàn nhẫn.

Nhưng Lâm Du vẫn ích kỷ một lần.

Ít nhất, cậu không muốn khi anh mình thật sự trở về lại phải đối diện với tình trạng như khi anh rời đi lần nữa.

Đêm hè rất ngắn, đôi câu chuyện phiếm theo gió bay đi chẳng còn chi.

Rồi bốn mùa luân chuyển, chẳng đếm được đã qua bao nhiêu ngày đêm.
Những ký ức của hơn một năm Văn Chu Nghiêu rời đi trong Lâm Du chỉ còn lại nhiều lắm là chút chuyện sinh hoạt linh tinh thường ngày, cân não với đối thủ, tranh luận với đối tác, thi thoảng có rảnh hẹn nhóm Lý Tùy Thanh ra ngoài gϊếŧ thời gian cũng hết một ngày.

Trong nhà không còn đặc biệt kiêng nhắc đến Văn Chu Nghiêu nữa.

Đôi khi Lâm Bách Tòng cũng hỏi thăm, gần đây anh con có gửi thư về không?

Không có, tròn một năm sáu tháng lẻ hai mươi tám ngày, ngoài phong thư đôi dòng nhờ đồng đội mang về ấy, Lâm Du không còn nhận được câu chữ nào nữa.

Nhiều lúc Lâm Du cũng cảm thấy thời gian sao mà trôi lâu quá, như dài đằng đẵng như xa vời vợi.

Người nhắn trong thư sẽ về sớm ấy như cũng đã thành một giấc mộng mang tên nhớ mong thành bệnh trong cậu.

Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, năm nay Kiến Kinh lạnh sớm hơn mọi khi.
Sáng dậy sớm chạy xe đạp đi, ngọn cỏ trong luống hoa ven đường điểm trắng sắc sương. Lâm Du đeo đôi bao tay mà cầm vào tay nắm xe cũng thấy lạnh thấu xương.

Thật ra gần một năm gần đây cậu dồn hết thời gian cho hạng mục khắc kiến trúc cung đình cổ. Mờ sáng mỗi ngày tự đạp xe đi, hoàng hôn về nhà.

Nhưng hôm nay không phải vì lý do đó, cuối tháng trước công trình chính thức hoàn thành rồi.

Hôm nay phía Viện Bảo tàng Nghệ thuật mời cậu đến cắt băng.

Đường Thịnh Trường cách Viện Bảo Tàng không xa, đạp xe chỉ mất hơn hai mươi phút.

Lúc Lâm Du tới trước cửa nhảy xuống xe vừa lúc gặp Phó viện trưởng. Vị này đã ngoài năm mươi, trông già hơn Lâm Bách Tòng một chút. Nhưng trong một năm vừa qua Lâm Du thường liên hệ với ông, biết ông là người thừa khôn khéo, cũng rất thân thiện.
Vừa thấy Lâm Du từ xa là Phó viện trưởng đã cười tít mắt gọi: "Tiểu Lâm à, đến sớm thế cháu?"

"Phó viện trưởng Hứa, chào buổi sáng." Lâm Du vừa tháo bao tay nhét vào túi áo khoác vừa quay sang chào hỏi.

Đối phương xuống khỏi xe hơi, nhìn chiếc xe đạp Lâm Du đang đẩy, vừa sóng vai đi vào với cậu vừa nói: "Bác nhớ cháu có xe mà nhỉ? Trời lạnh thế sao còn chạy xe đạp đến vậy? Gió thổi không lạnh à?"

"Chủ yếu là không xa lắm." Lâm Du cười, "Hơn nữa cháu còn trẻ mà, phải khiêm tốn chút chứ."

"Oắt con." Ông bác cười mắng, "Làm ăn lớn thế có thấy cháu khiêm tốn đâu."

Phó viện trưởng Hứa rất thích Lâm Du, cảm thấy cậu còn nhỏ mà tính đã chững chạc, đối nhân xử thế chân thành không lươn lẹo, cộng thêm tay nghề điêu khắc sóng sau xô sóng trước lại pha trộn kỹ thuật của nhiều hệ phái, tiền đồ rộng mở thấy rõ.
Cho nên bác Hứa giới thiệu thêm cho Lâm Du rất nhiều đơn hàng, nhưng đa phần Lâm Du từ chối cả.

Hiện tại thật ra việc khắc gỗ của cậu đã không còn cần số lượng, trên cơ sở bảo đảm mức căn bản, cậu nhận đơn rất chọn lọc. Mặt khác cũng là vì còn việc của Ý Linh Lung nữa, thời gian dư của cậu thật sự không nhiều. Đối phương cũng không cưỡng cầu.

Một già một trẻ cùng bước vào trong tiếng trò chuyện rôm rả.

Lâm Du liếc mắt nhìn hai bên, cứ thấy có gì đó không đúng lắm. Mãi đến khi thấy hai hàng vệ sĩ đứng ở trong lẫn ngoài cổng, cuối cùng cậu cũng phát hiện ra điểm nào khiến mình thấy không đúng.

"Bày binh bố trận hoành tráng quá bác nhỉ." Lâm Du vẫn đùa được.

Phó viện trưởng Hứa cười nhìn cậu rồi nói: "Chuyến hôm nay cháu đến tuyệt đối đáng giá."
"Tại sao ạ?" Lâm Du tò mò.

Đối phương làm mặt thần bí tiết lộ cho cậu: "Cháu biết hiện vật chủ chốt được khánh thành hôm nay là gì không?" Không kịp chờ cậu hỏi viện phó đã tự không kềm nổi rồi nói luôn: "Đỉnh vuông hình thần thú, cháu biết bốn món cuối cùng chưa tìm về đủ mà đúng không, giờ ở cả bên trong rồi, đầy đủ!"

Nói rồi còn vỗ tay, khoe với cậu trong hưng phấn.

Lâm Du nghe nói vậy thật sự phải ngạc nhiên, vì trong nhà có chú ba lăn lộn với ngành này từ nhỏ, Lâm Du khó mà không biết.

"Không phải bảo rất nhiều năm rồi vẫn chưa tìm được sao ạ?" Lâm Du hỏi.

Viện phó Hứa cũng không giấu cậu, kể luôn: "Tìm về từ nước ngoài, nói tới đây cũng có liên quan chút tới cháu đấy."

Lâm Du: "..."

Viện phó Hứa liếc nhìn cậu, "Mối liên hệ của nhà họ Lâm cháu với họ Văn ở Tây Xuyên đâu phải bí mật gì. Lần này ba trong số bốn chiếc đỉnh được nhà họ Văn tập hợp không ít chuyên gia lớn bỏ tiền bỏ sức mang về, rồi tặng lại miễn phí. Bên bác gửi không biết bao nhiêu thư từ giấy tờ lên, bên trên mới chấp thuận cho Bảo tàng Kiến Kinh bọn bác làm địa điểm lưu giữ sau cùng của hiện vật."
Đến đây Lâm Du lại thấy bình thản.

Khi đã đến được vị trí của ông cụ Văn ngày nay, cuối cùng bỏ công sức vào những công trình thế này là chuyện cực kỳ dễ hiểu.

Chỉ có thể nói là quá sức trùng hợp mà thôi.

Hơn một năm nay Lâm Du thăm hỏi ông cụ đầy đủ không thiếu dịp nào, thái độ của ông cụ với cậu cũng hệt như trước, chỉ là không còn nhắc đến chuyện liên quan đến anh cậu nữa thôi.

Anh cậu đã công khai với nhà họ Văn từ lâu, Lâm Du không muốn cho những kẻ có nuôi ý định thêm đề tài để nói.

Lâm Du theo viện phó Hứa vào trong.

Rất đông người tới tới lui lui, có người quen người lạ.

Lâm Du đã quen với những sự kiện thế này rồi, dù sao cũng từng tham dự nhiều.

Sau nghi thức cắt băng ngắn gọn, chẳng mấy đã đến tiết mục chính.

Trên bục trưng bày cách đó mười mấy mét có mấy hiện vật được phủ vải đỏ. Thanh niên trẻ tuổi dẫn chương trình úp mở cho người có mặt hồi hộp tò mò. Lâm Du thì biết trước rồi nên thấy không còn gì ly kỳ.
Cậu nghiêng mặt về phía sân khấu, đang nói chuyện với một người từng hợp tác ngồi đối diện.

Bên tai là tiếng người dẫn chương trình: "Các vị có mặt tại đây ngày hôm hẳn đề là người trong ngành hoặc có đam mê tìm hiểu. Chúng tôi không để quý vị chờ lâu nữa, ngay sau đây sẽ công bố hiện vật được giữ lại sau cùng, cũng là hiện vật có giá trị nhất của Bảo tàng cho đến nay."

Khi tất cả mọi người cùng ngước cổ trông chờ, một người bước lên từ cánh gà tới nói nhỏ gì đó vào tai người dẫn chương trình.

Sau đó người dẫn chương trình nhanh chóng trở lại, ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi mới lên tiếng: "Xin phép báo với mọi người một tin tốt, ngay vừa rồi chúng tôi nhận được tin, một đại diện của bên quyên tặng giấu mặt đã đến Kiến Kinh, vừa đáp máy bay nửa tiếng trước."
Bên dưới bắt đầu có tiếng xì xào.

Lâm Du thì chợt nhớ ra, bên quyên tặng là nhà họ Văn mà?

Như một dự cảm, mi mắt cậu giật nhẹ.

Rồi hướng mắt về phương hướng khởi nguồn tiếng xôn xao, ngơ ngẩn nhìn theo bóng dáng ấy bước ra từ cánh gà, lên sân khấu.

Anh cứ thế mà xuất hiện, không một lời báo trước.

Làm Lâm Du choáng váng mặt mày.

Cậu nhớ đến câu viện trưởng Phó hỏi mình trước khi vào cổng, cháu biết hiện vật chủ chốt của hôm nay là gì không?

Lâm Du nhìn đăm đăm người vừa xuất hiện, thầm nghĩ, khốn khϊếp!

Mẹ kiếp thật nhân vật chủ chốt hôm nay là Văn Chu Nghiêu.

Là người cậu một lòng mong nhớ từ rất lâu, chỉ cần xuất hiện là lại như có thể lấy cả mạng cậu đi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK