Quan tòa Dee nhắm hướng đi theo đường tắt đến trang trại nhà Fan Choong. Ngài nhớ lại lời kể của Kim Sang đi theo con đường này lầy lội là đúng hoàn toàn. Trời khô ráo lớp bùn đọng lại nhiều luống đất gồ ghề, ngựa phải mon men đi theo từng hàng một.
Lúc đi ngang qua chỗ bụi cây dâu, người chỉ huy lính hầu cho ngựa phóng xuống ruộng phi nhanh tới trước quan tòa. Chỉ tay về phía ngôi nhà trên gò đất cao gã trịnh trọng thưa, “thưa ngài đó là nhà của họ Fan”.
Vẻ gắt gỏng nhìn về phía gã, ngài cất tiếng nghiêm nghị “Này chỉ huy, ta không muốn nhìn thấy người ưỡn ngực giẫm đạp ruộng lúa xanh tốt của dân làng. Ta chịu khó theo dõi trên bản đồ tìm ra ngay nhà của họ Fan”.
Người chỉ huy vẻ ngượng nghịu chờ cho ba đệ tử quan tòa Dee qua hết một lượt, gã nói nhỏ với người lính hầu cao tuổi nhất. “Quan này hách gớm, lại còn hai tay đệ tử khoác láo. Mới hôm qua đây bọn chúng còn gọi ta ra diễn tập mấy bài thao diễn quân sự” – người chỉ huy thở ra một hơi. “Còn ta, không có ai thân thích để lại cho một mảnh vườn”.
Vừa đến đầu đường nơi có dựng một mái nhà tranh nho nhỏ, quan tòa Dee dừng ngựa. Đứng từ đây nhìn theo con lối mòn ngoằn ngoèo hướng tới nông trại phía trước, quan tòa lệnh cho người chỉ huy lính hầu dừng lại chờ. Ngài xuống ngựa rồi cùng với ba đệ tử đi bộ vào trang trại.
Đi ngang qua lều tranh, Ma Joong dừng lại lấy chân đá bật cánh cửa, nhìn vào bên trong thấy củi chất đầy dưới sàn.
“Biết đâu chừng!” – gã nhắc nhở rồi đưa tay khép cửa lại.
Ngay lúc đó quan tòa gạt gã qua một bên, ngài vừa nhìn thấy một vật gì đó trắng nằm khuất trong mấy nhánh củi khô. Ngài đưa tay gỡ lấy đưa cho mọi người xem. Một chiếc khăn tay thêu của một người phụ nữ, vẫn còn thoang thoảng mùi hương.
“Những người miền quê không ai dùng loại khăn tay này”, - quan tòa vừa nói vừa cất vào trong tay áo.
Bốn thầy trò lui ra đi về phía trang trại. Trên đồng ruộng một cô gái quê mặc đồ xanh đầu quấn khăn vải màu lom khom làm cỏ lúa. Nhác thấy người lạ cô gái ngẩng đầu đứng ngay dậy há hốc mồm nhìn đoàn người đi ngang qua.
Nhà trại chủ xây thấp có hai gian, phía trên vách trổ cửa vòm, bên dưới treo túi đồ nghề nhà nông. Kho lúa ở đàng xa ngăn cách một hàng giậu cao. Một lão nông dân đứng ngoài ngõ mặc chiếc áo xanh vá chùm vá đụp đang mài giũa liềm. Quan tòa Dee bước thẳng tới trước mặt lão, ngài cất tiếng như ra lệnh: “Ta là quan tòa huyện Peng-lai, mở cửa ngay!”
Vẻ mặt khắc khổ, lão giương đôi mắt nhỏ xíu khắp một lượt vị quan tòa và ba đệ tử đứng kế bên. Lão chỉ gập người một cách vụng về rồi hướng dẫn khách bước vào bên trong. Vách tường quét vôi từng mảng, giữa nhà đặt một chiếc bàn bằng gỗ tạp, vài chiếc ghế chân thấp chân cao. Đứng tựa cạnh bàn, quan tòa Dee gọi người nông dân xưng tên tuổi kể cả những người đang có mặt tại đó.
Lão nông dân gắt giọng nói, “Tôi là Pei Chiu, làm công cho thầy Fan Choong đang phục vụ bên pháp đình. Vợ tôi mất đã hai năm nay, sống với con gái Soo-niang nó giúp tôi việc cấy cày và lo nấu ăn”.
“Ta thấy thửa ruộng đây chỉ đủ cho một người sống,” – quan tòa nói.
“Giá mà có chút đỉnh tiền,” – Pei Chiu nói lầm bầm trong miệng. “Tôi thuê người giúp một tay, nhưng chẳng mấy khi, bởi ông chủ Fan khó lắm”.
Lão đảo mắt dưới hàng chân mày rậm rạp vẻ hồ nghi nhìn quan tòa. Ngài nghĩ lão nông dân đen đúi lưng khòm vai u thịt bắp này có vẻ khó thương. Ngài nói “Lão kể cho ta nghe về chuyện gia chủ trở về thăm nhà”.
Lão Pei Chiu đưa tay kéo cổ áo đã sờn bạc màu.
“Thầy mới về đây bữa mười bốn,” – lão đáp giọng cộc lốc. “Tôi và con gái vừa ăn cơm trưa xong, tôi mới xin thầy tiền mua thêm lúa giống. Thầy bảo không được, thầy sai lão Woo ra chỗ lẫm thóc xem. Lão về báo lại thóc đầy nửa bồ. Nghe vậy thầy cười, rồi hai thầy trò cưỡi ngựa theo hướng Tây ra đường cái quan. Chuyện này tôi có kể cho chỉ huy lính hầu nghe rồi”.
Chợt lão nhìn xuống đât.
Quan tòa Dee lặng lẽ nhìn theo lão, chợt ngài quát. “Này Pei Chiu! Lão hãy nói cho ta nghe ở đây đã có việc gì vây?”
Lão nông dân sửng sốt nhìn ngài, bất ngờ lão phóng ngay ra cửa. Ma Joong lao theo nắm cổ áo kéo lão trở lại, gã ép lão quỳ xuống trước mặt quan tòa.
“Tôi không làm chuyện đó”.
“Ta đã biết rõ chuyện ở đây rồi.” – quan tòa Dee quát. “Lão chớ có hỗn xược với ta”.
“Để tôi kể đầu đuôi cho ngài nghe” – Pei Chiu khẽ kêu lên vẻ oan ức.
“Ngươi hãy nói ra ngay”. – Quan tòa gắt.
Pei Chiu nhíu mày nghĩ ngợi, lão thở hắt ra một hơi rồi kể lể.
“Ngay bữa đó lão Woo có dắt theo ba con ngựa để trước sân, lão báo lại hai vợ chồng gia chủ về nghỉ đêm ở nông trại. Tôi không hay gia chủ đã có vợ, vì lão không nói trước. Tôi gọi con gái Soo-niang làm gà đãi khách, tôi dặn con gái dọn phòng cho ông bà chủ nghỉ. Sau đó tôi dắt ngựa vô chuồng và cho ăn cỏ.
Lúc quay trở lại thấy gia chủ ngồi bên chiếc bàn này, trước mặt là cái túi bạc đựng trong mảnh vải đỏ, tôi biết ngay thầy về thu tiền thuê đất. Tôi không còn tiền, vì lỡ mua lúa giống. Thầy chửi, sai lão Woo đến kho thóc xem còn bao nào không. Xong rồi thầy sai tôi ra ngoài ruộng chỉ cho lão Woo xem.
Trở về nhà vừa sẩm tối, thầy đang ở bên trong buồng ngủ. Tôi với lão Woo ra đứng ngoài kho lúa ăn cháo bột. Lão Woo mới nói tôi phải trả năm mươi tiền thì lão sẽ thưa lại với chủ tôi là tôi biết chăm lo ruộng nương. Nhận tiền xong lão Woo vào ngủ trong kho thóc. Ngồi bên ngoài tôi lo nghĩ lấy đâu ra trả tiền thuê. Đợi con gái Soo-niang rửa chén bát xong tôi bảo nó ngủ trên gác. Tôi đến nằm gần bên lão Woo, được một giấc tôi trở mình lại nghĩ đến tiền bạc. Chợt nhìn lại không thấy lão Woo đâu”.
“Ở trên gác chứ đâu” – Ma Joong cười khà nói chêm vào.
“Ta không muốn nghe chuyện bá láp, câm mồm ngay, để cho lão ấy kể” – quan tòa quát Ma Joong.
Lão nông dân không để ý chuyện ấy, nghĩ ngợi một lúc lão lại kể.
“Tôi liền chạy ra ngoài, không thấy ngựa đâu, bên trong buồng ngủ của thầy để sáng. Tôi nghĩ bụng ngài còn thức, phải đi báo cho ngài biết. Tôi bước tới gõ cửa, không ai trả lời. Tôi đi vòng quanh thấy cửa sổ vẫn còn mở, hai vợ chồng còn ngủ trên giường. Tôi nghĩ chủ nhà chong đèn thì hao phí, tôi định đến để tắt đèn. Vừa bước chân lại gần tôi mới nhìn thấy hai vợ chồng máu me đầy mình. Tôi vội leo qua cửa sổ, nhảy vào trong đi tìm túi tiền. Tôi nhìn thấy cái liềm dưới đất dính đầy máu. Tôi hiểu ngay tên đầy tớ xảo quyệt đã giết chết cả hai. Hắn bỏ trốn mang theo túi tiền và ba con ngựa”.
Chiao Tai định mở miệng nói, quan tòa nhất quyết không cho.
“Tôi biết là mọi người sẽ nghi cho tôi” – Pei Chiu nói nhỏ. “Tôi sợ nếu tôi không chịu được nhục hình mà nhận tội, thì người ta mang tôi ra chém đầu, khi ấy con gái tôi không còn nơi nương tựa. Nghĩ đến đó, tôi vội chạy qua nhà kho kéo xe đẩy ra tới bên cửa sổ, rồi kéo xác ra. Tôi lôi cả hai qua cửa sổ cho xuống xe, rồi đẩy đi ra ngoài tới chỗ bụi dâu, quăng dưới gốc cây xong trở vào nhà kho ngủ tiếp. Tôi định bụng sáng sớm hôm sau mang theo cuốc xẻng ra chôn cất đàng hoàng. Nhưng vừa đến nơi mới hay xác chết biến đi đâu mất”.
“Ngươi muốn nói thế nào?” – quan tòa Dee quát. “Biến đi đâu là sao?”
Pei Chiu gật đầu tỏ vẻ chân thành.
“Tôi cũng không biết nữa có lẽ ai đó đã tìm thấy xác chết rồi đi báo cho lính hầu. Tôi quay về nhà ngay, lấy chiếc áo của thầy gói cái liềm, xong nhặt lấy chiếc áo của phu nhân lau giường chiếu, và cửa sổ. Còn vết máu đọng trên chiếc chiếu thì không thể lau sạch, tôi cuộn gói các thứ vào trong chiếu. Xong mới kéo ra nhà kho giấu dưới đống cỏ khô. Tôi trở về gọi con gái Soo-niang thức dậy và nói với nó là hai vị khách đã về lại thị trấn lúc sáng sớm. Tôi xin cam đoan đó là sự thật, mong ngài đừng đánh đập tôi. Tôi thề với ngài là tôi không làm chuyện đó”.
Lão cúi rạp mình đâp đầu xuống đất như người mất trí.
Quan tòa đưa tay vuốt râu, ngài quay về phía lão nông mói nói “Ngươi đứng dậy và chỉ đường cho ta ra đến đó”.
Lão Pei Chiu vội vã đứng dây, Chiao Tai ghé vô tai nói nhỏ vẻ thích thú cho quan tòa nghe.
“Chúng tôi vừa nhìn thấy gã Woo trên đường về đây thưa ngài”.
Quan tòa Dee sai lão nông dân mô tả lại hình dạng mấy con ngựa của hai vợ chồng. Lão Pei nhớ lại lúc đó Fan cưỡi con ngựa xám, bà phu nhân cưỡi ngựa có đốm. Quan tòa nghe xong gật đầu ra lệnh lão Pei Chiu đi tới trước.
Đi được một quãng thì ra đến nơi. Lão Pei Chiu chỉ tay vào chỗ bụi rậm. “Đây là nơi tôi quăng xác xuống.”
Ma Joong cúi xuống nhặt mấy chiếc lá khô đưa cho quan tòa xem. “Dấu vết đen đủi này có thể là dấu máu khô,” – gã nói.
“Các người hãy lục soát xung quanh bụi cây,” – quan tòa Dee ra lệnh. “Lão già quỷ quyệt này chỉ có nói phét”.
Lão Pei Chiu tính lặp lại, quan tòa phớt lờ không nghe. Vừa vuốt râu vừa nghĩ ngợi, ngài quay qua phía lão Hoong nói. “Này lão Hoong, ta cho là việc này không đơn giản đâu. Người lạ mặt ta nhìn thấy trên đường về đây không có vẻ gì là một kẻ giết người tàn nhẫn đến nỗi cắt cổ lấy hết tiền và số ngựa bỏ trốn. Ta nhìn thấy gã như người đang trong cơn hoảng loạn”.
Một lát sau Ma Joong và Chiao Tai trở lại. Ma Joong có vẻ thích thú giơ cao chiếc xẻng cũ kỹ nói. “Ngay chỗ này nhìn thấy một khoảng đất trống, hình như là dấu đất vừa mới chôn cất, nằm khuất dưới tàn cây”.
Ma Joong đưa tay gạt phăng bụi cây đi tới, Chiao Tai tay dắt lão nông dân theo sau, nhìn lão như người mất hồn.
Ngay giữa khoảnh đất trống còn thấy dấu đất bị xới.
“Làm ngay đi chứ!” – quan tòa nhìn lão Pei, quát.
Lão nông dân phun nước bọt vô tay cầm xẻng dọn sạch lớp đất trên mặt. Một mảnh vải trắng lộ ra, Chiao Tai cùng Ma Joong kéo xác người đàn ông ra khỏi đống đất, đặt xuống lớp lá khô. Nhìn kỹ xác chết một người già đầu cạo trọc lóc, chỉ mặc một lớp áo mỏng bên trong.
“Đây là xác một nhà tu hành” – lão thừa phát lại Hoong thốt lên.
“Cứ làm cho xong việc” – quan tòa gắt gỏng ra lệnh cho lão nông dân.
Chợt lão Pei Chiu buông chiếc xẻng xuống đất, lão há hốc mồm nhìn xác của gia chủ.
Ma Joong và Chiao Tai xúm lại kéo xác ra khỏi miệng hố. Thao tác phải thật khéo léo, cái đầu gần lìa khỏi xác. Trên vùng ngực máu đóng thành một cục to. Nhìn xác chết bắp thịt cuồn cuộn Ma Joong khen thầm: “kể ra cũng là một người khỏe mạnh”.
“Bới đất ra tìm một cái xác nữa!” – quan tòa lại quát lão Pei Chiu.
Lão cầm xẻng đào tiếp tục, không thấy xác nào nữa, lão luống cuống nhìn quan tòa.
“Mi làm gì với xác người đàn bà, quân súc sinh?” – quan tòa Dee lại quát.
“Dạ bẩm quan tôi không biết” – lão nông dân khóc thét. “Tôi chỉ kéo xác gia chủ và phu nhân quăng vào bụi cây, chứ tôi chưa chôn. Tôi xin thề là tôi chưa thấy gã đầu trọc này.”
“Có việc gì thế này?” – Một giọng nói từ phía sau lưng ngài quan tòa vọng tới.
Ngoảnh lại qucn tòa nhìn thấy một gã to béo mặc chiếc áo dài thêu kim tuyến màu tím. Râu mép để dài, tóc mai hai bên bay phất phơ và một bộ râu quai nón dài ngang tới ngực xoắn lại như ba lọn tóc. Đầu đội mũ cao vải lược của người có học vị tiến sĩ. Gã liếc nhìn quan tòa xong rồi trịnh trọng cúi đầu chào. Gã nói: “Kẻ hèn này là Tsao Ho-sien, tôi đoán chừng ngài là quan tòa mới về nhậm chức.” Quan tòa Dee gật, gã nói tiếp. “Đang trên đường đi tôi vừa gặp một nông dân cho hay bên pháp đình của người đến thăm hỏi nhà Fan Choong. Tôi liền ghé xem có thể giúp ngài được không?” Gã định bước tới quan tòa nhanh trí bước tới chặn ngang. Giọng gắt gỏng ngài nói. “Ta đến đây điều tra một vụ án, phiền ông chờ trên đường xong việc ta sẽ ra đó”.
Tiến sĩ Tsao cúi đầu chào, vừa lúc đó lão Hoong mới nói “Thưa ngài, không thấy có dấu vết xâm phạm đến thân xác nhà sư. Tôi cho là ông ta chết bình thường”.
“Được rồi chiều nay tại phiên tòa ta sẽ nói rõ hơn” – quan tòa đáp. Quay qua lão nông dân ngài hòi. “Này người nói cho ta nghe mặt mũi phu nhân Fan như thế nào?
“Bẩm quan tôi không rõ!” – lão Pei Chiu kêu rêu. “Khi bà đến đây tôi không nhìn thấy mặt, đến lúc tìm thấy xác chết máu me lấm đầy mặt”.
Quan tòa Dee nhún vai. “Này Ma Joong đi gọi lính hầu đến đây, để Chiao Tai ở lại canh chừng xác chết với lão già này. Gom nhặt nhánh cây bỏ lại đây, bằng mọi cách đưa xác chết về bên pháp đình. Bắt giam lão Pei Chiu này ngay. Về đến nơi nhà kho nhớ sai lão Pei chỉ nơi cất giấu chiếc chiếu và quần áo của nạn nhân. Rồi ta sẽ đi sau cùng với lão Hoong đến trang trại thẩm vấn đứa con gái còn ở đó.
Quan tòa bước nhanh vượt qua Tiến sĩ Tsao đang cầm chiếc gậy gạt bụi cây bước tới trước. Bên kia đường, người hầu đứng chờ tay giữ dây cương canh chừng con lừa.
“Này tiến sĩ Tsao, ta có việc phải trở lại trang trại”. – Quan tòa Dee vừa nói. “Lúc nào qua đây ta sẽ ghé vô thăm”.
Ông tiến sĩ cúi đầu chào, ba chòm râu đong đưa như cờ bay trước gió. Ông ngồi chễm chệ trên lưng con lừa tay giật dây cương đi nước kiệu, người hầu chạy theo sau.
“Ta chưa bao giờ được nhìn thấy một bộ râu đẹp lạ thường như vậy” – nhìn qua lão Hoong ngài nói.
Vừa trở lại nhà lão Pei, ngài Dee sai lão Hoong gọi người con ở ngoài đồng ruộng về. Còn ngài đi thẳng vào buồng ngủ.
Bên trong có một chiếc giường rộng rãi chỉ còn lại bộ khung gỗ tạp, hai chiếc ghế đẩu với một bàn trang điểm. Một bên góc cửa ra vào kê chiếc bàn nhỏ trên đặt cây đèn dầu. Đang chăm chú nhìn xuống giường, chợt ngài để ý thấy dấu răng cưa trên đầu giường. Dấu mới đây thôi, mảnh vụn còn vương lại đó. Ngài lắc đầu chưa rõ thực hư ra sao, ngài bước tới chỗ cửa, quan sát thấy then cài bị bẻ gãy. Vừa định quay đi chợt ngài đảo mắt nhìn thấy cuộn giấy dưới sàn nhà ngay bên dưới cửa sổ. Ngài nhặt lấy mở ra, bên trong bọc một chiếc lược ngà phụ nữ thường dùng, trang trí ba mảnh gương màu. Ngài gói lại cẩn thận rồi đút vào tay áo. Ngài nghĩ ngợi, liệu phải có hai người đàn bà trong vụ này không? Chiếc khăn tay ngài nhặt được bên trong túp lều gần ven đường là của một phu nhân; còn chiếc lược loại rẻ tiền này là món trang sức của người nông dân. Ngài thở hắt ra một hơi dài rồi bước qua gian buồng bên cạnh nơi lão Hoong và người con gái lão Pei đang chờ.
Đến nơi quan tòa nhìn thấy người con gái có vẻ khiếp sợ, nàng không dám ngước nhìn ngài. Giọng nhỏ nhẹ ngài nói “Này, Soo-niang cha ngươi kể lại cho ta nghe ngày hôm kia người làm món thịt gà kho cho gia chủ mang đi đường phải không?”
Cô gái e thẹn nhìn ngài, chợt nàng nhếch mép cười rất khẽ. Ngài quan tòa lại nói:
“Ta biết món ăn đồng quê ngon hơn ở chốn thành thị. Ta đoán chừng phu nhân cũng thích món ăn đó?”
Vẻ mặt nàng Soo-niang sa sầm, nàng nhún vai nói: “Phu nhân có vẻ kiêu hãnh, con nhìn thấy phu nhân ngồi trên chiếc ghế đẩu bên trong buồng ngủ, bà không thèm ngó lại lúc con bước vô chào hỏi”.
“Nhưng phu nhân có nói với mi một vài câu lúc trở lại dọn dẹp đĩa trên bàn kia mà?” – quan tòa hỏi dồn.
“Lúc đó phu nhân đã trở vô giường ngủ.” – Cô gái nhanh miệng đáp.
Quan tòa Dee vừa nghĩ ngợi vừa ruốt râu, rồi ngài lại hỏi: “Thôi thế này, mi có quen biết với người đàn bà tên là Koo. Ta muốn nói người con gái của ngài Tsao đó, nó vừa mới làm đám cưới ở trên huyện.”
“Bẩm quan con có nhìn thấy một đôi lần, mọi người ai cũng khen. Thiên hạ khen bà rất dễ thương, khác với mấy cô ở phố huyện”.
“Được rồi,” – quan tòa Dee nói, “bây giờ mi chỉ đường cho ta qua nhà ngài Tsao. Ta sai lính hầu dắt ngựa vào đây, xong rồi mi theo ta về trên huyện, cha mi cũng đi nữa”.