Cố Yến Thanh nhận được thông báo của đài truyền hình đi phỏng vấn một nhân vật quan trọng của ngành kinh tế, phải đi công tác vài ngày ở phía nam.
Tối hôm trước, anh quay về nhà một chuyến. Hơn mười giờ mà trong phòng vẫn bật đèn sáng trưng, ba mẹ Cố Yến Thanh đều sắp xếp thời gian làm việc khá nghiêm ngặt, nên cũng không đi ngủ quá sớm.
Sau khi vào cửa, cô giúp việc pha cho anh một ly trà bưng tới rồi hỏi: “Yến Thanh, buổi tối cháu có muốn ăn khuya không? Để cô đi nấu một ít.”
Cố Yến Thanh nói: “Không cần đâu ạ, cô cứ ngủ đi, cháu về lấy ít đồ rồi lại đi, ngày mai cháu đi công tác.”
Cô giúp việc cười gật đầu, dọn dẹp phòng khách xong thì đi về phòng
Cố Yến Thanh không đi vào phòng mình ngay, ba anh Cố Hoài Hà đang ngồi đọc sách cạnh sô pha, trên đùi đắp chăn, nhìn kỹ thì chân phải của ông ấy đã bị cắt bỏ, dưới thảm kia là một khoảng trống không.
Cố Hoài Hà xuất thân từ phóng viên, xưa kia vào những năm 1990 ông ấy là phóng viên thường trú tại nước J của đài truyền hình thành phố B, cũng là phóng viên chiến trường, sau năm 2000 bởi vì trải qua lần bị thương nặng nên về nước, hiện tại là tổng biên tập của một hãng thông tấn nào đó.
Cố Yến Thanh ngồi xuống sô pha một lát, Cố Hoài Hà hỏi vài câu ước lệ về tình hình công việc gần đây của anh, Cố Yến Thanh lơ đễnh trả lời vài câu. Cố Hoài Hà không phải là người ba nghiêm khắc theo đúng nghĩa hà khắc, cũng không phải là người bảo thủ, ông ấy có suy nghĩ của mình trong nhiều việc khác nhau nên không đặt ra nhiều yêu cầu với con trai, hai ba con giống cộng sự hoặc bạn bè hơn.
Cuộc trò chuyện kết thúc, ông ấy tháo kính trên sống mũi xuống, nói với vẻ hơi bất lực: “Mấy năm nay phía bắc nước J vẫn xung đột liên miên, tuần trước lại xảy ra sự kiện đổ máu, có ba người bị đánh chết trong cuộc xung đột.”
Cố Yến Thanh khẽ thở dài nhưng không tiếp lời.
Cố Hoài Hà nói: “Quân đội chính phủ và các tổ chức đối lập đang tranh cãi không ngừng về danh tính của ba người đàn ông này. Con nghĩ sao?”
Cố Yến Thanh im lặng một lát mới nói: “Con không biết, dạo này con không theo dõi tin tức bên đó.”
Cố Hoài Hà không khỏi tiếc nuối: “Chỉ khi đích thân đến hiện trường mới biết được chân tướng tin tức ra sao.”
Cố Yến Thanh: “...” Bây giờ anh không muốn thảo luận những chuyện này.
Cố Hoài Hà còn nói: “Nếu ảnh con chụp không đạt chất lượng, đó là vì khoảng cách con tiếp cận chưa đủ gần.”
Thật ra, đây là câu nói của một phóng viên người Mỹ - Robert Capa, sau cùng, người phóng viên ấy cũng đã hy sinh trên chiến trường.
Cố Yến Thanh còn chưa kịp hiểu lời Cố Hoài Hà nói thì Triệu Mai đã bước ra khỏi phòng, có vẻ bà ấy nghe không nổi nữa, lớn tiếng ngắt lời: “Chúng ta đều biết tình hình quốc gia đó rối ren bất ổn, bao trùm trong khói lửa chiến tranh nhưng mà có liên quan gì đến chúng ta đâu?”
Cố Hoài Hà: “…”
Triệu Mai càng nói càng bực, bà ấy bước lên nói tiếp: “Ông muốn người ta làm thế nào đây? Luvevaland chấm co. Về nước ngay lập tức sao?” Một loạt câu hỏi liên tiếp khiến người khác không kịp trả lời, bà ấy cảm giác cổ họng của mình như sắp mở to vì tâm trạng kích động.
Cố Hoài Hà vội nói: “Được rồi, được rồi, không nói nữa, chủ đề dừng tại đây.”
“Đáng ra là vậy. Tôi biết ông ở bên đó ngần ấy năm, ông còn bận lòng với tình hình bên đó, nhưng mà...”
Đến lúc hai người làm hoà như mọi ngày thì con trai đã lặng lẽ rời đi.
Cố Yến Thanh trở lại phòng, thở hắt một hơi dài, anh hơi mệt mỏi, hoặc cũng có thể nói là căng thẳng. Cảm giác đau đớn lan tỏa trong cơ thể, pháo đạn phóng tới bên chân, nỗi sợ hãi khi quả bom bay ngang qua đầu, giờ đây nhớ lại, cảm giác trong anh vẫn rõ ràng như thế.
Nhưng anh là người rất cố chấp, trong xương tủy vẫn luôn giữ vững thứ gọi là “bản lĩnh của người đàn ông” dù cho đó là nỗi đau thể xác hay tinh thần, anh sẽ chẳng nói gì cả. Dù có bao nhiêu chuyện ập đến thì anh cũng cười trừ cho qua, coi như không có việc gì.
Dĩ nhiên, “bản lĩnh của người đàn ông” trong nhận thức của anh là biển rộng mênh mông, đôi vai sắt gánh vác đạo đức và chính nghĩa, trách nhiệm, cũng như là nghĩa vụ, lâm vào cảnh gian nguy vẫn giữ cái đầu lạnh. Trước giờ anh không phải là người đàn ông chèn ép phụ nữ từ góc độ của những kẻ hưởng lợi, cản trở sự tiến bộ của phụ nữ, hay lăng nhục, thậm chí là gào thét vào mặt phái nữ rằng họ vô dụng.
Phụ nữ ở chỗ anh chỉ có sự tôn trọng được che chở, còn có cả tán thưởng.
…
Diệp Hiệu nghĩ, cô nên đưa ra một quyết định cho tâm ý của bản thân.
Cô không vội, có điều trước đó cô cần xác thực một số chuyện với Cố Yến Thanh.
Nhưng chẳng mấy chốc, cô đã bị vài chuyện vả vào mặt.
Tối chủ nhật, cô vẫn đi dạy kèm cho Trình Hạ như thường lệ, còn hơn nửa năm nữa Trình Hạ sẽ thi tuyển vào cấp ba, có thể thấy chiến thắng đã nằm trong tầm mắt.
Gần bảy giờ, trong nhà chỉ có một mình Trình Hàn, anh ấy vừa rời giường ăn cơm xong.
Diệp Hiệu đẩy cửa phòng sách ra: “Trình Hạ không ở nhà ạ?”
Trình Hàn nói: “Hôm nay cuối tuần, con bé đi ăn cơm với Yến Thanh rồi, hay em chờ một lát nhé.”
“Vâng.” Diệp Hiệu gật đầu đáp, chuyện này đã xảy ra không chỉ một lần, mặc dù Trình Hạ kiêng nể cô trong chuyện học tập, nơm nớp sợ cô nhưng hình như cô bé này không có khái niệm thời gian.
Đáng nói là cô bé còn lấy Cố Yến Thanh làm bia đỡ đạn.
Trình Hàn chuẩn bị đến bệnh viện trực ban, lúc đi tới cửa ra vào thay giày, anh ấy quay đầu lại, ngập ngừng cất tiếng: “Diệp Hiệu, có chút chuyện này anh định nói với em.”
“Sao ạ?” Diệp Hiệu đi tới, lắng tai lên nghe.
Trình Hàn nói: “Hôm qua mẹ anh ra ngoài rồi, tâm trạng Tiểu Hạ không tốt, hở chút là nóng giận, em đừng để ý làm gì.”
Diệp Hiệu cười cười: “Dạ.”
Trình Hàn ngẫm lại cũng cảm thấy mình đúng là lo thái quá: “Hẳn là con bé cũng không dám nổi nóng với anh, cùng lắm là cãi nhau ì xèo với chúng ta thôi, dù gì cũng phiền em chăm nom con bé nhiều hơn.”
Trình Chi Hòe cũng từng nói với cô những lời này, có điều, bây giờ Diệp Hiệu còn chưa biết Trình Hạ không có mẹ bầu bạn, Luvevaland chấm co, cô bé có chướng ngại gì về mặt tình cảm. Có lẽ cô phải tìm cơ hội nói chuyện với Trình Hạ một lát.
Sau khi Trình Hàn rời đi, Diệp Hiệu ngồi đợi trong phòng khách chừng mười lăm phút thì Trình Hạ mới ung dung bước vào cửa.
Trên mặt cô bé chẳng có cảm xúc gì ngoài nặn ra một tia xin lỗi và một câu giải thích: “Em ra ngoài ăn cơm với anh Yến Thanh, bị tắc đường một xíu.”
Diệp Hiệu nói: “Không sao, em thu dọn xong rồi đây làm bài tập đi.”
Trong lòng Trình Hạ còn ôm một cái hộp, Diệp Hiệu thấy rất quen: “Đó là cái gì vậy?”
Trình Hạ nói: “Em mang ra từ xe anh Yến Thanh đó, không biết anh ấy lấy đâu ra một hộp trái cây chín rữa nữa, đã hỏng hết rồi, bảo em cầm xuống mang đi vứt, không phải dưới lầu có phân loại thùng rác à? Đúng là làm khó em, em đành mang lên nhà trước rồi phân loại sau.”
Diệp Hiệu: “…”
Trình Hạ: “Chị, chị giúp em với, mấy thứ là là rác gì vậy.”
Diệp Hiệu đi tới, ngồi xổm xuống giúp Trình Hạ mở hộp ra, quả nhiên kiwi chín nhừ nên đã rữa ra, nằm bẹp trong hộp, còn tiết ra nước quả không rõ màu sắc.
“Phải chia ra, trái cây là rác ướt, xốp bong bóng là rác khô, thùng giấy là rác có thể thu hồi.” Diệp Hiệu coi như không có gì phổ cập khoa học cho cô bé, Trình Hạ lấy ra ba túi rác, nghe theo sắp xếp của Diệp Hiệu, lấy từng quả kiwi nằm trong giấy bong bóng chống xốc ra.
Cô giúp việc đứng bên cạnh cười nói: “Chuyện phân loại rác này đúng là làm khó người ta, tôi cũng không biết vứt rác kiểu gì.”
Diệp Hiệu không cười, mà giờ cô cũng không trưng ra nổi bất kỳ biểu cảm nào. Luvevaland chấm co. Chỉ đờ đẫn làm những việc này, trong đầu lại nhớ đến dáng vẻ cẩn thận từng li từng tí của ba mẹ khi bọc trái cây cho cô, thậm chí họ tưởng tượng đến cảnh mình tặng những thứ này cho bạn bè, đối phương sẽ thân thiện và quan tâm cô hơn. Còn nữa, trước khi đưa những quả kiwi này cho Cố Yến Thanh, cô đã có lòng lựa quả bị nứt ra.
Thứ cô cho rằng quý giá cũng sẽ không vì gắn mác “đặc sản quê hương” mà nâng giá trị.
Không thể phủ nhận, giờ khắc này, Diệp Hiệu cảm giác được lòng tự trọng của mình đã bị tổn thương.
Thứ bị tổn thương còn có sự rung động của cô trong những ngày qua. Ngay lúc này đây, những tò mò, dò xét, hèn mọn, thiện chí… Cô dành cho anh đều đã tan biến không còn sót lại chút gì.
Đó cũng là điều được giới trẻ đúc kết trong hai chữ, thấm thía sâu sắc: Cúi đầu.
…
Trình Hạ xuống dưới lầu vứt rác xong, Diệp Hiệu đã ngồi thẳng lưng trước bàn học, mở bài thi của cô bé ra: “Bài kiểm tra tuần lần này của em lại bị trừ điểm phần thơ cổ, có một chữ viết sai rồi, một bài đọc trước đó cũng bị trừ nhiều điểm, vì sao vậy?”
Trình Hạ cúi đầu, có vẻ rất áy náy: “Em không biết.”
Diệp Hiệu nói: “Không phải chị hung dữ với em nhưng chúng ta phải giải quyết vấn đề.”
Trình Hạ không nói lời nào.
Diệp Hiệu nói: “Còn môn vật lý, là môn mà em khá ‘giỏi’, câu hỏi lớn cuối cùng cùng em tính toán sai.”
Trình Hạ vẫn không nói lời nào, nắm hai tay, mắt liếc ngang liếc dọc.
Diệp Hiệu nhẹ nhàng hít sâu một hơi: “Em có suy nghĩ gì, có thể nói cho chị biết không? Chị cảm giác em đang lơ mơ không chú tâm. Là vì mẹ em không ở nhà, hay là vì ở trường có người ảnh hưởng tới tinh thần của em.”
“Em không có tâm trạng.” Cuối cùng Trình Hạ cũng lên tiếng, dường như nói ra tâm sự là chuyện rất gian nan với cô bé: “Chỉ là em cảm thấy thật nhàm chán, quá nhạt nhẽo.”
Diệp Hiệu: “…”
Tối nay Trình Hạ không muốn nói, Diệp Hiệu cũng không ép buộc, lặng lẽ sửa chữa bài thi với cô bé xong, cô nhìn Trình Hạ thu dọn bài vở để mai đi học.
Hai người ra khỏi phòng sách, Diệp Hiệu dặn dò Trình Hạ đi tắm rồi ngủ sớm.
Không biết Cố Yến Thanh đến từ lúc nào, anh ngồi trên sô pha xem tivi, tiếng tivi vẫn mở rất nhỏ.
Diệp Hiệu nhìn anh, cô vẫn giữ sắc mặt bình tĩnh đi thay giày, chẳng nói chẳng rằng.
Tất nhiên Cố Yên Thanh đã nhận ra mình bị người ta phớt lờ, anh ngây người một lúc, sau đó bật cười. Luvevaland chấm co. Thấy Diệp Hiệu thay giày xong, anh tắt tivi rồi đi tới: “Đã lâu không gặp, Diệp Hiệu.”
Diệp Hiệu bỏ qua những câu hàn huyên, cô hỏi thẳng: “Đàn anh có chuyện gì sao?”
Cố Yến Thanh nói: “Chúng ta cùng xuống nhé, đúng lúc tôi cũng phải đi.”
Diệp Hiệu gật đầu thật khẽ, hai người cùng bước vào thang máy, mùi hương dễ chịu trên người anh lượn lờ quanh chóp mũi cô. Vẻ mặt anh vẫn ấm áp và dễ gần như thế.
Dưới lầu gió to, Diệp Hiệu mặc một chiếc váy dài, gió thổi làn váy bay phấp phới.
Cố Yến Thanh kéo cổ tay cô: “Tôi đi công tác ở phía nam có đi ngang qua thành phố S, bạn bè địa phương tặng tôi ít đồ, toàn là đồ con nít thích, tôi tặng cho cô được không?”
Diệp Hiệu nhíu mày, không có ý định di chuyển, cô biết có lẽ quà tặng chỉ là một cái cớ, anh muốn mượn cơ hội này đưa cô về.
Câu tiếp theo của Cố Yến Thanh đúng y chang như cô nghĩ: “Vào xe tôi nói nhé, đúng lúc đưa cô về luôn.”
Diệp Hiệu lắc cổ tay, anh chỉ nắm hờ nên dễ giãy tay ra.
Cô nói: “Đàn anh, tôi không phải trẻ con, cũng không cần lấy đồ chơi ra dỗ dành.”
“Xin lỗi, tôi còn có việc đi trước.”