Mặc dù xấu hổ đến đỏ mặt nhưng tôi vẫn theo ý mẹ, nhỏ nhẹ cầu xin bác cả bác gái.
Nhưng mà tại sao lần nào cũng là tôi phải chịu đựng sự xấu hổ và tủi nhục này?
Em trai có được ăn cơm hay không, liên quan gì đến tôi.
Tôi mím chặt môi không nói gì, mẹ vặn tay tôi: "Nói đi, con mau nói đi."
Anh Gia Võ kéo tôi dậy, che chở tôi phía sau: "Bác vặn em ấy làm gì, tay em ấy vẫn chưa lành, bác không thấy à?"
Mẹ biết tôi bị thương vì bảo vệ túi xách của bác gái, liên tục lẩm bẩm.
Bác cả không chịu nổi, cuối cùng "cho" mẹ một trăm năm mươi đồng.
Khi chị gái đi, chị ấy gọi tôi ra một bên mắng: "Em suýt mất mạng vì bảo vệ tiền lương của họ. Nếu họ thực sự thương em thì ít nhất họ cũng phải chia cho em một nửa tiền lương, chứ không phải chỉ đưa em một trăm năm mươi đồng để đuổi em đi."
Chị gái chua ngoa nói: "Mới ở thành phố mấy ngày mà đã quay ra bênh vực người khác rồi, em tưởng mình thành người thành phố rồi à?"
Tất nhiên tôi biết mình không phải.
Trong người tôi chảy dòng m.á.u giống như chị ấy, dòng m.á.u từ ba mẹ.
Máu của người ba nóng nảy, lười biếng, vô dụng, của người mẹ ngu ngốc, tính toán và nhu nhược hèn nhát.
Làm sao tôi xứng đáng làm con gái của bác cả và bác gái?
Mẹ thấy mắt tôi đỏ hoe, lại ôm tôi vào lòng, nghẹn ngào nói: "Là mẹ vô dụng, mẹ không có tiền."
"Nếu mẹ có tiền nộp phạt, mẹ nỡ lòng nào đưa con cho người khác nuôi."
"Mẹ cũng bất đắc dĩ, con đừng trách mẹ."
"Ở nhà bác cả phải ngoan, phải nhớ rằng con là do mẹ đẻ ra, mẹ mới là người thân nhất của con."
Tôi còn nhỏ, thực sự không hiểu nổi.
Tình thân trên đời này, cuối cùng là bị ràng buộc bởi huyết thống, hay là gắn kết bởi tình yêu.
Nhưng mùa hè năm đó, tôi sống rất hạnh phúc.
Nóng thì có thể bật quạt, khát thì có thể ăn dưa hấu.
Anh Gia Văn nói anh không thích ăn ruột dưa hấu, sẽ để tôi cắn miếng ngọt nhất ở giữa dưa hấu mà không cần nhả hạt.
Anh Gia Võ sẽ từ tiệm trò chơi gắp búp bê công chúa cho tôi.
Nhưng tôi thường xuyên gặp ác mộng.
Tôi mơ thấy mình bị mắc kẹt trong ruộng lúa sâu, con rắn nước không độc đó quấn chặt lấy chân tôi, không cho tôi trốn thoát.
Kỳ nghỉ hè sắp kết thúc, hôm đó bác cả nói với bác gái trong bữa tối: "Nhị Muội đã hơn sáu tuổi rồi, hết kỳ nghỉ hè nên cho con bé đi học, em thấy thế nào?"
Thực ra năm ngoái tôi đã phải học lớp mẫu giáo rồi.
Nhưng vì không có hộ khẩu, lại phải đóng tiền nên ba mẹ cứ trì hoãn mãi.
Bác gái trợn mắt chế nhạo: "Ồ, lúc trước khi đưa người ta về thì không xin phép tôi, giờ lại giả vờ ra vẻ."
"Cho con bé đi học hay không chẳng phải do anh sao? Người làm chủ gia đình quyết định sao?"
Đi học phải có tên chính thức.
Bác cả lật đi lật lại Kinh Thi mấy đêm, cuối cùng đặt cho tôi cái tên Văn Nhân, Hồ Văn Nhân.
Ông đắc ý nói: "Điều này ngụ ý rằng con có tài văn chương xuất chúng, thông minh lanh lợi, phẩm hạnh cao đẹp."
Anh Gia Võ dựa vào cửa, chua ngoa nói: "Đặt tên cho Nhị Muội mà kỳ công vậy, sao tên của con và anh trai lại qua loa thế!"
Bác gái tát vào đầu anh ấy: "Tên của các con là do mẹ đặt, văn võ song toàn, qua loa ở chỗ nào? Con không vừa ý với cái tên này à?"
Bác gái đánh cho anh Gia Võ chạy loạn khắp nơi. Anh ấy lập tức nhận lỗi: "Mẹ! Con sai rồi."
"Con rất vừa ý với cái tên này!"