Quan tảo hữu Ký châu là Xích Hậu vội vàng cấp báo Tô Hộ, Tô Hộ đã có lòng phản, tất nhiên sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh, hỏi: "là đạo chư hầu nào lĩnh binh?"
Xích Hậu đáp: "chủ soái là thái sư Văn Trọng".
Tô Hộ biến sắc, cúi đầu trầm ngâm không nói, lúc lâu sau mới cất tiếng: "không ngờ Thiên tử đã phái Văn thái sư tới đây!"
Chúng tướng vừa nghe thấy tên Văn Trọng, nhất thời kinh hãi, trầm mặc một phen, chỉ có trưởng tử Tô Hộ là Tô Toàn Trung bước ra nói: "Tục ngữ có câu, binh lai tướng đáng, thủy lai thổ yểm, Văn thái sư tuy uy danh hiển hách, nhưng dù sao là tam triều nguyên lão, tuổi đã cao rồi, sức lực còn được bao nhiêu? Phụ thân vẫn còn tráng niên, dưới tay đều là tinh binh, một tên Văn Trọng có gì đáng sợ!"
"Ngươi sao khinh địch như vậy?", Tô Hộ giận quát: "Ngươi còn nhỏ không hiểu gì cả, tự phụ anh dũng, đâu biết chỗ lợi hại của Văn thái sư! Vị thái sư này võ nghệ cao cường, tinh thông binh pháp mưu lược, còn là môn hạ Triệt giáo, thâm hiểu đạo thuật, từ xưa tới nay đều được ba đời quân vương trọng dụng, chinh chiến nhiều năm, uy danh lừng lẫy. Hôm nay chúng ta tọa trấn ở Ký châu, tuy là dĩ dật đãi lao, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận, nếu có nửa phần sơ hở, ắt sẽ bị họa diệt môn".
Tô Toàn Trung bị phụ thân trách phạt, không dám cãi lại, cúi đầu lui xuống. Mọi người đang lúc lo lắng, bỗng lính hầu vào báo: "quan vận lương là Trịnh Luân vừa tới, đang ở ngoài trướng chờ lệnh".
Tô Hộ sai người đưa Trịnh Luân vào trướng, than nói: "nếu không có kế lui địch, lương thảo này đến cũng là vô ích".
Trịnh Luân giao phó việc lương thảo xong, cất giọng hỏi: "mạt tướng trộm nghe quân hầu phản Thương, trong lòng lo lắng, ngay đêm đốc lương trở lại, không biết quân hầu thắng bại thế nào?"
Trịnh Luân này võ nghệ xuất chúng, rất có tài năng, lại cũng biết dị thuật cho nên thường bị Tô Hộ e ngại không trọng dụng, chỉ cho phụ trách vận lương, không được nắm quân quyền.
Giờ đại quân Văn thái sư đã tới sát biên cảnh, Tô Hộ có ý lợi dụng Trịnh Luân ra ngăn chặn một trận, ánh mắt chuyển một vòng, mặt lộ vẻ ưu tư: "Thiên tử trầm mê, nghe lời sàm ngôn của Phí Trọng, tự tung tự tác, phản lại tổ huấn Thành Thang, tự tiện động tới căn cơ của chư hầu, khiến trời, người căm giận. Ta nhất thời nóng giận, thốt một câu "thề không phục Thương", nên giờ thiên tử sai Văn thái sư dẫn 10 vạn đại quân tới thảo phạt Ký châu, ý đồ chấn nhiếp tứ phương. Văn Trọng kia là đại thần triều Thương, uy danh hiển hách, chúng tướng dưới tay không ai là đối thủ, cuối cùng chắc chỉ có đường bại vong mà thôi. Tuy thiên hạ có 800 chư hầu, song Tô Hộ ta không có chỗ nào dung thân! Không bằng tự giết thê nhi, sau đó tự vẫn chứ không muốn rơi vào tay địch, tránh để hậu thế chê cười. Các tướng có thể thu thập hành trang, rời đi nơi khác, Tô Hộ ta xin đưa tiền bạc tống tiễn, tuyệt không ngăn trở".
Tô Hộ nói xong, ôm mặt khóc ròng, ánh mắt lại ráo hoảnh nhìn phản ứng của Trịnh Luân. Trịnh Luân vốn tính tình cương liệt, nghe xong hét lớn: "quân hầu hôm nay là say rượu hay bị mê hoặc gì mà lại nói ra lời khó nghe như vậy? chớ nói là Văn thái sư, cho dù là Tây Bá Hầu Cơ Xương, Đông Lỗ Khương Hoàn Sở, Nam Bá Hầu Ngạc Sùng Vũ hay cả 800 chư hầu đến tấn công Ký châu, Trịnh Luân tôi cũng không coi vào đâu, sao ngài lại tự ti như vậy? Mạt tướng từ nhỏ được đại ân của quân hầu, từ Côn Lôn học nghệ trở về lại được ngài thu nạp, giờ mạt tướng nguyện ra sức khuyển mã, trợ quân hầu cự địch".
Tô Hộ cố ý nhíu mày, quay qua chư tướng nói: "Trịnh tướng quân đốc lương mỏi mệt, chẳng lẽ đã trúng tà khí gì? Sao lại đảm ngôn như vậy, không nói 800 chư hầu thiên hạ, riêng Văn thái sư này đã là cao nhân Triệt giáo, đạo thuật chân truyền, thần quỷ đều sợ hãi, người mang hùng tài đại lược, sức địch muôn người, ngươi có tài năng gì mà dám coi thường địch nhân như vậy?"
Trịnh Luân quả nhiên không chịu được khích bác, tay chạm đốc kiếm nói lớn: "Quân hầu tại thượng, nếu mạt tướng không bắt được Văn Trọng về đây, xin đem cái đầu này về tạ tội!"
Tô Hộ thấy Trịnh Luân đang muốn xông ra ngoài nghênh địch, vội vã cản lại: "chậm đã! Tướng quân có quyết tâm này, ta hết sức cảm tạ, nhưng địch quân thế đang hung mãnh, khó lòng ngăn nổi. Ta đã sớm định kế, lúc đó sẽ nhờ tướng quân đại phát thần uy".
Tô Toàn Trung nhịn không được, hỏi: "không biết phụ thân có diệu kế gì?"
Tô Hộ trừng mắt nhìn Tô Toàn Trung, tựa hồ bực tức nhi tử nóng nẩy như vậy, thấy ánh mắt chờ đợi của chư tướng, liền thuận thế bày ra vẻ đã có diệu kế, nói: "địch quân từ xa mà tới, tất sẽ cắm trại nghỉ ngơi, là lúc mệt mỏi nhất, quân ta dĩ dật đãi lao, chờ thời cơ bất ngờ công kích".
Phó tướng Triệu Bính cất lời khen: "kế này của quân hầu thật diệu !!!, có thể sai một đạo quân thừa cơ chúng không phòng bị, bí mật tới cướp trại, người ngậm dao, ngựa tháo móng, đánh cho Văn Trọng kia tan tành manh giáp, cho hắn biết sự lợi hại của binh tướng Ký châu ta!"
Tô Hộ gật đầu nói: "lời này chính hợp ý ta! Triệu Bính, lệnh ngươi dẫn 3000 tinh binh đi cướp trại; Tô Toàn Trung dẫn 2000 binh mã mai phục, chờ Triệu Bính cướp trại, từ đằng sau trại địch lẻn vào, đốt sạch lương thảo đối phương; Trịnh Luân dẫn 3000 binh mã bổn bộ truy sát kẻ bỏ chạy, còn phải tiếp ứng hai đạo nhân mã. Kế này nếu thành, Ký châu sẽ được bảo toàn"
Ba tướng lĩnh mệnh, lui xuống chuẩn bị.
Đêm đó, Triệu Binh dẫn nhân mã bí mật chạy tới ngoài thành, từng bước tiến tới doanh trại quân Thương. Tô Toàn Trung cũng dẫn binh mã đi trước, Trịnh Luân dẫn ba ngàn binh bổn bộ tiếp ứng phía sau.
Đến đầu canh một, Triệu Bính nhận được lửa hiệu, tức thì cao giọng hô một tiếng, ba ngàn kị binh tinh nhuệ xông tới trại địch. Bạn đang đọc truyện được lấy tại TruyệnFULL.vn chấm cơm.
Ba ngàn tinh kỵ xông vào trong trại, mới phát hiện cả doanh trại không một bóng người, Triệu Bính biết đã trúng kế, đang muốn rút lui, bống nghe tiếng hét "giết" vang lên từ bốn phía, nháy mắt đã bị vô số binh mã bao vậy, từ trong phi ra một vị nữ tướng. Nữ tướng này thân hình thon thả, đầu đội ngân quan, tay cầm song đao, rất là duyên dáng.
"Ta là tướng chinh thảo phản nghịch Cao Lan Anh!", nữ tướng hướng Triệu Bính hét lớn: "loại tiểu tốt như ngươi cũng dám tới cướp trại, không biết trò trẻ con này sớm đã bị thái sư khám phá, còn không mau thúc thủ chịu trói!"
Triệu Bính biết hôm nay khó sống, nghiến răng một chập, cũng không đáp lời, rút ra đại đao xông tới Cao Lan Anh. Cao Lan Anh không kinh không vội, tránh người thoát khỏi một đao liều mệnh của hắn, giơ đơn đao lên đỡ, tại lúc hai con ngựa lướt qua nhau, thân hình khẽ lắc, một đao còn lại mềm mại xiên lên, thuận thế chém vào cán đao trên tay đối thủ, tức thì năm ngón tay cầm đao của Triệu Bính bị chém đứt. Triệu Bính đau xé người, đang muốn quay ngựa bỏ chạy, bị Cao Lan Anh đuổi kịp, đâm thêm một đao chết tốt. Không bao lâu, ba ngàn binh mã cùng đi đã bị giết sạch.
Tô Toàn Trung dẫn binh ở sau trại cũng gặp phải mai phục, hai tướng lĩnh binh là Cát Lập - đệ tử Văn thái sư và Dư Khánh. Điều hai người kinh ngạc là, Tô Toàn Trung không hề sợ hãi bỏ chạy, mà xông tới nghênh đỡ. Thì ra, Tô Toàn Trung vốn tự phụ võ nghệ cao cường, nghe phụ thân nói Văn thái sư lợi hại đã sớm thấy khó chịu, giờ tuy trúng mai phục song không hề sợ hãi, có lòng muốn dựa vào một thân võ nghệ giết địch lập uy.
Tô Toàn Trung vung Ngân tiêm kích trong tay lên, tận lực sử ra một thân võ nghệ hàng ngày. Cát Lập tuy được Văn Trọng truyền thụ, nhưng sở học cũng là lấy binh pháp làm chủ, phương diện võ nghệ không giỏi lắm, bị Tô Toàn Trung áp sát tới toát mồ hôi. Dư Khánh thấy tình thế không ổn, hươ trường thương xông tới lấy hai đánh một. Tô Toàn Trung gắng phấn chấn tinh thần, trường kích trong tay như cuồng phong bạo vũ, đầy trời đều là bóng kích, hoàn toàn áp chế Cát Lập và Dư Khánh.
Tô Toàn Trung vờ lộ ra sơ hở, hướng Cát Lập đâm bừa một kích, sau đó rất nhanh chuyển hướng đâm tới Dư Khánh. Dư Khánh tránh không kịp, bị đâm trúng chân, rời ngựa ngã xuống. Tô Toàn Trung đang muốn giết chết Dư Khánh thì bị Cát Lập liều mạng ngăn trở. Dư Khánh vội vàng đứng dậy, hướng lên trời thi pháp, dùng thổ độn đào tẩu.
Tô Toàn Trung sử kỳ chiêu đẩy lui Cát Lập, dẫn binh định đột phá trùng vậy, bỗng nhiên thấy phía trước có một người một ngựa nhanh như một cơn gió nhẹ nhắm chính mình xông tới, không khỏi kinh hãi. Tướng đến mặc giáp đen, cầm trường đao, tướng mạo uy vũ, ngồi trên một con hắc mã, phần đầu hắc mã còn có một cái bướu thịt nhỏ kỳ quái.
"Ta là tướng tiên phong chinh thảo Trương Khuê, Tô Toàn Trung còn không xuống ngựa đầu hàng!"
"Loại vô danh tiểu tốt, chịu chết đi!", Tô Toàn Trung đánh bại Cát Lập và Dư Khánh xong, đâu coi Trương Khuê ra gì, thúc ngựa đánh tới Trương Khuê. Đâu ngờ con ngựa của Trương Khuê tốc độ nhanh quá sức, nháy mắt đã tới trước mặt Tô Toàn Trung, trường đao chém ngang một phát, chém rụng lông vũ trên đầu Tô Toàn Trung. Tô Toàn Trung tức thì sợ tới rụng người, đâu còn dám coi thường, vội thi triển sở học, cùng Trương Khuê kịch liệt giao chiến.
Tô Toàn Trung biết quân mình bị bao vây, không có lòng muốn chiến, kích pháp dần loạn, hắn định làm một quả "hồi mã thương", song e sợ tốc độ của hắc mã không dám thi triển.
Cũng may Trịnh Luân ở bên ngoài đã kịp thời chạy đến tiếp ứng. Song phương hỗn chiến một trận, quân Ký châu vừa đánh vừa lui, cuối cùng bại trận chạy vào trong thành. Tô Hộ biết cướp trại thất bại, lại tổn thất Triệu Bính, trong lòng tự trách không thôi.
Mà trong chủ trại quân Thương, Văn Trọng khen ngợi Trương Khuê và Cao Lan Anh không tiếc lời: "hiền phu phụ quả nhiên tài giỏi! không ngờ một cái huyện Dẫn Trì nhỏ bé lại có người tài như vậy, nếu không phải Bệ hạ tuệ nhãn tinh anh, ta còn suýt bỏ qua hai vị danh tướng!".
Trương Khuê và Cao Lan Anh khiêm tốn vài câu, trong lòng thầm cảm kích ân tri ngộ của Thiên tử. Trương Khuê và Cao Lan Anh là nhân tài Trương Tử Tinh đặc ý khai quật. Hai vợ chồng này tuy chức quan không cao, nhưng bản lĩnh hết sức cao cường. Tại lúc Khương Tử Nha đánh thắng năm ải, thế như chẻ tre, không ngờ bị hai vợ chồng ở huyện Dẫn Trì ngăn trở, còn tổn thất toàn bộ Ngũ Nhạc Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ…, ngay vợ chồng Đặng Thiền Ngọc cũng bị đôi vợ chồng này giết chết. Sau nhờ Dương Tiễn dùng phép biến hóa giết con thú cưỡi Độc giác ô yên, lại thi độc kế chém đầu mẫu thân Trương Khuê (Oh Dương Tiễn, fuck you!), khiến Trương Khuê tâm thần đại loạn, cuối cùng cùng vợ Cao Lan Anh bị Dương Tiễn, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử, Na Tra mấy người hợp lực giết chết, thực lực thế nào không cần nói nữa.
Lần này Trương Tử Tinh sai hai người hiệp trợ Văn Trọng chinh phạt Tô Hộ, ngoài nghĩ tới tính trọng yếu của việc dẹp loạn, còn là tạo điều kiện cho hai người đề bạt sau này. Người xưa đối ân tri ngộ và đề bạt rất coi trọng, hơn nữa còn là tự thân thiên tử đãi ngộ, mẫu thân Trương Khuê còn được phong làm phu nhân tiết hạnh, được vào Triều Ca hưởng phúc, khiến cho vợ chồng Trương Khuê hạ quyết tâm thề chết báo ơn thiên tử.
"Hôm nay tuy thắng một trận, song thực lực Ký châu chưa tổn hại bao nhiêu, hiền phu phụ hãy nghỉ ngơi sớm, ngày mai tiêu diệt nghịch tặc còn muốn nhờ tài năng hai người".
Trương Khuê biết rõ uy danh và đạo thuật của Văn thái sư, hành lễ nói: "Mạt tướng có chút tài mọn mà thôi, sao dám trước mặt bực cao nhân như thái sư bêu xấu! Thái sư chỉ cần sai bảo, vợ chồng mạt tướng tất cúc cung tận tụy, báo đáp long ân của thiên tử".
Văn Trọng tán thưởng gật đầu nói: "Quân ta tướng sĩ một lòng, ngày đại phá Ký châu tất không bao lâu."