Vì sao tên một Hòa thượng lại năm lần bảy lượt được nhắc đến trong lịch sử? Chỉ có thể là vì vị hòa thượng này có tầm ảnh hưởng rát lớn với Đại Tự lúc bấy giờ. Rất có khả năng có liên quan đến Ngột Cốt, liên quan đến trận pháp của đại mộ Túc Cảnh Mặc.
Là những điều mà Túc Cảnh Mặc chưa từng nói qua với cậu.
Đàm Trình vẫn luôn có một hoang mang, là nguyên nhân gì dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của một đoạn lịch sử sông dài? Không chỉ không có ghi chép nào của quốc nội, ngay cả ghi chép của nước ngoài cũng chưa từng nhắc tới sự tồn tại của triều đại này. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho cũng chẳng thể che giấu một phần lịch sử, vậy phải là tình huống như thế nào mới có thể khiến cho một triều đại biến mất không còn một vết tích như chưa từng tồn tại.
Đàm Trình đã từng nghĩ ra vô số khả năng, hy vọng tìm ra một cách giải thích hợp lý đúng khoa học, nhưng những khả năng đó đều lần lượt bị bác bỏ.
Ngay cả giả thiết cực đoan nhất là đã từng xuất hiện động đất hay núi lửa hủy diệt thế gian, thì Ngụy Tấn Nam Bắc triều và Đường triều tiếp tục sau đó thì nên giải thích thế nào? Hơn nữa nếu thực sự có thiên tai hủy diệt như vậy, sao vẫn còn loài người đứng đây.
Trong số các giả thiết, Đàm Trình cũng cảm thấy khả năng về biến dạng không-thời gian là tương đối đáng tin cậy, giống như vấn đề các nhà khoa học phải giải quyết để khám phá vũ trụ, là thời gian có chấm dứt hay không, thời gian có quay ngược lại hay không? Sở dĩ mọi người luôn cho rằng thời gian không thể quay ngược, là vì những chuyện đã xảy ra vẫn ở trong trí nhớ mỗi người, nếu thời gian đảo ngược, sao những ký ức đó vẫn còn.
Từng có một lần Đàm Trình cho rằng có lẽ thời không của toàn bộ vũ trụ bị biến dạng, thời gian cũng vậy, nê mới dẫn đến một triều đại biến mất trong tầm mắt của con người
Nhưng mà nếu dựa theo lý thuyết này, không gian bị bóp méo và thời gian được tái khởi động, vậy tại sao những dấu vết về Đại Tự vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như những mộ thất này …
Hoàn toàn không khoa học khi nói rằng có một đoạn lịch sử biến mất. Nhưng nó lại thật sự đã xảy ra.
Đàm Trình đột nhiên nhớ tới lúc còn học đại học khoa chính quy, trong môn Lịch sử khảo cổ học Trung Quốc, bạn đầu cậu muốn đăng ký vào lớp các giáo sư giảng viên nổi tiếng, nhưng mà lớp chật ních, cậu bị đá xuống, cuối cùng chỉ có thể đăng ký vào lớp của một giáo viên tên chẳng bao giờ được nghe nói đến. Giáo viên đó lúc đó cũng đã 60 mấy, tuổi như vậy vốn dĩ nên là tiến sĩ phó giáo sư rồi, nhưng ông ấy vẫn là giáo viên biên chế bình thường.
Nói thật thì Đàm Trình lúc đó không thích vị giáo viên này chút nào, quan niệm rằng ông ấy chỉ có học thuật bình thường nên mới mãi chỉ làm giáo viên, thứ hai, là giáo viên này giảng bài chẳng sinh động gì cả, nói chuyện rất mông lung, làm người nghe giảng như lọt vào trong sương mù, không biết đâu mà lần.
Nhưng mà giờ nhìn lại, bốn năm sinh viên đại học, ba năm nghiên cứu sinh, những năm lên lớp cậu ghét nhất tiết của giáo viên này, mà nhớ nhất cũng là những lời vị giáo viên này nói khi kết thúc môn học. Cuối kỳ giáo viên này không nhắc lại những trọng điểm trong đề thi cuối kỳ, mà chỉ dặn dò những sinh viên nhập môn ngành khảo cổ.
Giáo viên đó nói với lớp, lịch sử nếu đã qua đi, thì cũng không thể biết chắc chắn đã từng xảy ra chuyện gì, ngay cả khi chúng ta miệt mài tìm hiểu sâu hơn, thu được thông tin từ các ngôi mộ, trong các cuốn sách, hay cả trong ngôn ngữ, thì vẫn luôn luôn có sự khác biệt với thực tế xảy ra. Thế gian lớn như vậy, thời gian dài như vậy, người viết lịch sử có thể biết được bao nhiêu trong đó? Không có kinh nghiệm bản thân, dù là các nhà sử học cũng không được lên tiếng…… Phiên bản được viết bởi các sử quan chỉ được viết khi được sự đồng ý của Hoàng đế, là thứ đã không thực tế ngay từ đầu …
Lịch sử giống như một đường dài thẳng tắp, các ghi chép lịch sử chỉ là những vết đánh dấu trên đoạn đường dài, nó có vẻ mạch lạc, nhưng lại chứa đầy những kẽ hở … Và có quá nhiều bí ẩn được cất giấu trong những kẽ hở đó. Các cậu nghĩ những lịch sử các cậu biết là toàn bộ sự thật sao? Hay đã có những sai lầm lớn trong hàng ngàn năm dài đó.
Ngay lúc đó Đàm Trình và mười mấy người khác trong lớp học nhỏ bé cũng cảm thấy thật vớ vẩn, còn đứng lên cãi lại giáo viên, nhưng cãi đến lúc ra về cũng không thể thắng được.
Đàm Trình lần đó cũng là lần đầu tiên phát hiện vị giáo viên này rất có tài hùng biện.
Mà những gì khi đó cho là lố bịch, giờ nhìn lại, lại làm Đàm Trình cảm thấy như được truyền cảm hứng. Vị giáo viên già này không hề thiếu kiến thức, mà là ông ấy đã biết quá nhiều.
Sự tồn tại của Đại Tự chẳng phải là chứng minh cho những gì vị giáo viên ấy nói sao?
Lịch sử là một đường dài thẳng tắp, Đại Tự vốn cũng đã từng ở trên đường dài ấy, nhưng lại bị xóa bỏ đi một cách thô bạo.
Không khoa học…… Nhưng mà sự việc bây giờ cũng không con có thể dựa vào khoa học được nữa.
Nội sự tồn tại Túc Cảnh Mặc đã lật đổ tất cả thế giới quan khoa học rồi. Nếu như vậy, đổi cách nhìn, có thể tìm ra một cách lý giải khác.
Nếu trên đời này có quỷ hồn, vậy có phải cũng có thần tiên? Giống như là khối xương thần thú kia.
Đàm Trình học khảo cổ, so với những hiểu biết hiện giờ của cậu về Đại Tự đã biến mất và sự phát triển của các triều đại khác có trong sách vở như triều Tần Hán Đường Tống, tất cả đều giống như nhau. Triều đại mới lập nên trong chiến loạn, thịnh thế rồi đến xuống dốc tiêu vong, đây là điều tất yếu, và Đại Tự cũng không có gì khác biệt.
Nhưng tại sao chỉ có Đại Tự là biến mất? Đại Tự khác gì so với các triều đại này?
Học lịch sử nhiều năm, Đàm Trình cũng chưa bao giờ nghe nói qua Ngột cốt, nhưng nó lại được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử của Đại Tự, nếu tìm sự khác biệt giữa Đại Tự và những triều đại còn lại, cũng chỉ có Đào Ngột cốt kia.
Như vậy, thì có thể nào vì Đại Tự có Ngột cốt nên phải biến mất, còn những triều đại không có thứ này lại tiếp tục vững bước trên lịch sử sông dài, để lại những dấu ấn nồng đậm vàng son đến hôm nay.
Đàm Trình nhắm nghiền mắt, cậu không biết liệu có thần tiên hay không, và liệu những vị thần tiên này có thực sự có khả năng xóa bỏ một giai đoạn lịch sử hay không, nhưng cậu có thể khẳng định sự hiện diện của ngột cốt trên đời không phải là một chuyện gì tốt lành, tỷ như cái công dụng nghịch thiên của nó là trường sinh bất lão kia, chắc chắn sẽ dẫn đến đại loạn. Bởi vì hầu hết tất cả mọi người trên thế giới này muốn cuộc sống vĩnh cửu để hưởng dụng lâu dài quyền lợi của mình.
Đàm Trình nghĩ nếu cậu là một thần tiên quản lý Thiên Đạo luân hồi trên nhân gian, thì chuyện đoạn lịch sử của Đại Tự vẫn còn lưu lại không phải chuyện tốt……
Giả thiết suy đoán của cậu là chính xác, và bây giờ đoạn lịch sử lại muốn xuất hiện trở lại trên thế gian, Đàm Trình không nghĩ “người” đằng sau sẽ cho phép điều đó. Có lẽ ngay từ lúc Đại mộ được mở ra, ngay từ lúc cậu phát hiện ra triều đại Đại Tự, “người” đó đã bắt đầu hành động.
Tuy Đại Mộ ở Bình Dao đã sụp, Đàm Trình vẫn còn nghĩ sẽ vẫn còn sót lại nhiều thứ trong một thất, nhưng giờ ngẫm lại có lẽ chuyện Đại Mộ kia sụp đổ vốn đã là kết cục định sẵn, và những thứ có thể chứng Đại Tự tồn tại cũng đã bị phá hủy……
Đàm Trình không dám nghĩ, với tư cách là người từng trải qua giai đoạn lịch sử đó, sự hiện diện của Túc Cảnh Mặc sẽ kích động đến những ‘người’ đó như thế nào, và họ sẽ làm gì Túc Cảnh Mặc …….
Nhưng dù không dám nghĩ, nhưng cậu phải nghĩ. Cậu bực bội vò tóc bước nhanh vào cổng trường, nhưng khi cậu chuẩn bị đến phòng nghiên cứu trong trường, Đàm Trình lại dừng bước.
Buổi chiều có rất nhiều sinh viên trong trường, nhưng chỉ có những sinh viên khoa nghiên cứu khảo cổ học mới có thể đến tòa nhà dành riêng cho khoa khảo cổ học, thế mà chẳng hiểu sao đột nhiên khu vực này tầng tầng lớp lớp người đứng đen đặc, la hét ồn ào đến Đàm Trình phải đau cả đầu.
Trước đám đông là một bảng thông báo. Đàm Trình không nhìn rõ trên đó ghi gì mà lại thu hút nhiều người đến thế. Vốn định băng qua đám đông đến phòng nghiên cứu, nhưng khi cái tên Lý Quốc Hiền lọt vào tai cậu, Đàm Trình không thể không quay đầu, vạch đám đông đi đến.
Đàm Trình cao, đứng sau đám đông và đeo kính, cậu cũng có thể nhìn thấy những gì được viết trên tấm áp phích lớn dán trên bảng thông báo đó, và vừa nhìn thấy Đàm Trình ngay lập tức choáng váng.
Nhắc tới Lý Quốc Hiền, giảng viên nổi tiếng nhất trong trường, mỗi lần xuất hiện mấy poster như thế này, thì không phải quảng bá cho tọa đàm của ông ta thì cũng là thông báo cho các sinh viên Lý Quốc Hiền lại đạt được một giải thưởng quốc gia lớn nào đó, nhưng lần này trên poster chỉ có một hình ảnh rất lớn, là hình Lý Quốc Hiền và một nữ sinh viên, mà tay của ông ta lại đặt trên mông nữ sinh viên đó, dưới hình ảnh đề chữ: Dâm ô nữ sinh viên
Nhưng cũng chưa dừng lại ở đó, một poster khác dán kế bên, vạch trần chuyện Lý Quốc Hiền lợi dụng nghiên cứu sinh viết luận văn rồi đề tên của mình đi dự thi các giải thưởng, có thời gian, có cụ thể luận văn nào kèm bản gốc của nghiên cứu sinh đối chiếu…..
Và trong poster thứ ba, chỉ viết vỏn vẹn hai chữ ‘còn tiếp’…
—