Chuyện cưới hỏi xưa nay vốn được xem là hỉ sự ở đời, mang ý nghĩa đánh dấu cho sự trọn vẹn trong tình yêu nhằm thông báo trước tổ tiên, gia đình và mọi người một mối quan hệ bền chặt. Tục lệ cưới cũng tuỳ theo vùng miền, phong tục và cũng khác nhau giữa các dân tộc, tôn giáo.
Ở Trung Quốc từ ngàn xưa, cưới hỏi cũng có nhiều biến tướng kì lạ và không kém phần ma quái : Có một điển tích ghi lại về Tào Xung, con trai Tào Tháo không may chết sớm. Tào Tháo đau khổ, day dứt vì chưa cưới được vợ cho con khi còn sống nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để làm lễ cưới với Tào Xung. Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức "đám cưới ma" như thật, sau đó hợp táng cho "đôi mới cưới"(sưu tầm).
Và đó là câu chuyện đầu tiên được ghi nhận cho cái gọi là Minh hôn (Âm Hôn) theo cách gọi dân gian.
Âm hôn hay Minh hôn được hiểu nôm na là lễ cưới của 2 người đã mất hoặc giữa người sống và người đã chết.
Người Trung Quốc quan niệm rằng việc trong nhà có người mất, đặc biệt là con cháu khi chưa trọn vẹn về tình duyên sẽ gây ra một số hệ luỵ. Nhà nào thương con cháu thì cho rằng qua bên thế giới bên kia họ sẽ cần có người bầu bạn chăm sóc, số khác sợ rằng đứa con đã mất sẽ vì cô đơn mà bắt người trong gia đình. Chính vì thế người ta sẽ tổ chức Minh hôn (Âm hôn) cho người đã mất.
- Với nữ giới:
TH1: Gia đình cô gái tìm một người nam tương tự cũng vừa mất, hợp tuổi mạng để làm lễ m hôn ( kết duyên 2 người âm). Trong lễ 2 bên gia đình sẽ dùng hình nhân giấy để thay thế. Sau đó cô gái sẽ được thờ chung chồng đánh dấu một kết thúc viên mãn.
TH2: Nếu ko tìm thấy người chết, gia đình cô gái sẽ "mượn duyên" từ người sống, đó là những chàng trai độc thân, gia đình nghèo khó và rất cần tiền. Họ chấp nhận kết hôn cùng cô gái đã mất và gia đình sẽ phải hương hỏa cho cô gái như dâu con trong nhà.
- Với Nam giới : người TQ quan niệm họ sẽ vì cô độc mà bắt hồn người thân, quấy phá trong gia đình. Nên phải tìm duyên âm cho con trai đã mất "yên bề gia thất". Số khác là vì sợ ảnh hưởng phong thuỷ mồ mả đời sau không sung túc. Việc cưới cũng sẽ có 2 trường hợp với người sống và người chết như trên.
Cô gái đã mất sẽ được thờ tự chung với chồng, nếu còn sống phải chăm sóc bố mẹ chồng như bình thường.
Không ít trường hợp biến tướng do mê tín còn táng chung người sống với người chết rất man rợ.
Ngày nay, tục Minh hôn được xem là hủ tục bởi nó được lợi dụng vào các mục đích xấu và dần mai một trong đại chúng . Nhưng đâu đó vẫn còn một số câu chuyện truyền miệng có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á, nhiều nhân chứng kể lại rằng nửa đêm, họ nghe thấy tiếng kèn trống inh ỏi ma mị, trông ra họ thấy một đám rước dâu toàn đồ đỏ kiểu cổ phong, với cờ lộng tùy tùng là vàng mã, hình nhân giấy cứ lướt đi trên mặt đất, lúc ẩn hiện…
Ở Việt Nam rất hiếm chuyện về Âm hôn do ông bà ta đã chắt lọc văn hoá riêng. Đâu đó có thể lầm tưởng sang việc cắt Duyên m, đó là khi có chuyện người dương bị người âm bám theo, thầy pháp sẽ lập đàn giải vong dùng thuật che mắt để hiến một hình nhân thế mạng cho người sống không bị theo ám.
Chuyện về Duyên âm, MQDGK sẽ sớm gửi đến bạn trong những đêm trăng tiếp theo.
——
Hoạ sĩ: Duy Văn
Tranh vẽ về âm Hôn( xuất phát từ những tộc người Hoa di cư xuống phía Nam), đoàn người giấy rước dâu mang trang phục cổ phongXem thêm...
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK